


Preview text:
ÂM TIẾT 1. ÂM TIẾT LÀ GÌ?
- Khái niệm: + Là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói mang những sự kiện ngôn điệu như
thanh điệu, trọng âm.Nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.
- Tùy theo quan niệm khác nhau mà âm tiết được định nghĩa theo nhiều học thuyết khác nhau:
+ Theo học thuyết chức năng
+ Theo học thuyết độ vang
+ Theo học thuyết về độ căng cơ (quan điểm sinh lí học)
2. CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ÂM TIẾT TRONG NGÔN NGỮ HỌC
A. Quan điểm nghiên cứu âm tiết theo thời cổ đại
- Ở thời cổ đại, các nhà nghiên cứu đã từng có những cuộc tranh luận kéo dài về vấn đề: ngôn
ngữ do con người tạo ra hay do tự nhiên (thượng đế) tạo ra, nhưng không nêu ra giả thuyết cụ thể.
- Các nhà ngôn ngữ học thời cổ đại đã quan niệm âm tiết gắn liền với nguyên âm. Ở đâu có
nguyên âm ở đó có âm tiết. Hầu hết trong các ngôn ngữ trên thế giới hiện tượng này khá phổ
biến nhưng không phải là không có ngoại lệ.
-Theo quan điểm nghiên cứu này khi xuất hiện nguyên âm đôi và nguyên âm 3 việc xác định
ranh giới âm tiết sẽ không dễ dàng.
B. Quan điểm nghiên cứu âm tiết theo chức năng
- Âm tiết là 1 khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với
những âm khác bao quanh đó là phụ âm.
- Với tiếng việt và nhiều ngôn ngữ cách định nghĩa là phù hợp nhưng trong 1 số ngôn ngữ thì không phù hợp.
=> Quan niệm này “nguyên âm” và “phụ âm” sẽ được hiểu khác nhau trong từng ngôn ngữ
và “âm tiết” cũng thế vì mỗi ngôn ngữ có quy tắc tập hợp âm khác nhau tạo thành âm tiết.
C. Quan điểm nghiên cứu âm tiết theo độ vang
- Âm tiết gồm những âm tập hợp xung quanh 1 âm có độ vang lớn nhất
- Theo học thuyết này các âm được xếp theo độ vang từ thấp đến cao :
+ Phụ âm vô thanh, tắc hữu thanh, âm xát, âm mũi, âm bên rung
=> Sau này các nhà ngữ âm học chứng minh lí thuyết này hoàn toàn thất bại trong một số trường hợp
D. Quan điểm nghiên cứu học thuyết về độ căng cơ ( sinh lí học)
- Âm tiết tương ứng với sự luân phiên căng lên trùng xuống của cơ thịt bộ máy phát âm.
- Theo học thuyết này cấu âm căng dần ở đầu âm tiết và giảm dần từ giữa âm tiết tức đỉnh của nó.
+ Đỉnh âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức cao nhất để bắt đầu giảm xuống dần.
+ Ranh giới của âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức thấp nhất và sau đó lên để cấu tạo âm tiết tiếp theo.
3. ĐẶC ĐIỂM LOẠI ÌNH CỦA ÂM TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT A. Tính đơn lập
- Trong lời nói, mỗi âm tiết tiếng việt được phát âm một cách rõ ràng, tách bạch từng khúc
đoạn riêng biệt. => Vạch ranh giới âm tiết tiếng việt cũng trở nên dễ dàng.
- Âm tiết tiếng việt không có hiện tượng nối âm, nối từ.
- Khác với ngôn ngữ châu âu, âm tiết nào của tiếng việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
B.Khả năng biểu hiện ý nghĩa
- Ở tiếng việt đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như một từ.
- Âm tiết không chỉ là một đơn vị nghữ âm đơn thuần mà còn là 1 đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu.
C. Có một cấu trúc chặt chẽ
- Thanh điệu: Các âm tiết mang 6 thanh: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
- Âm đầu: Dùng để mở đầu âm tiết.
- Có 2 loại: +âm đầu có tác dụng khu biệt với âm tiết: toán-hoán
+ âm tắc thanh hầu : anh,em,ơi...
- Âm đệm: Đứng sau âm đầu. Tác dụng làm biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu. VD: toán-tán
- Âm chính: Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết. VD: túy-túi
- Âm cuối: Có chức năng kết thúc âm tiết nhiều cách khác nhau. Làm tác động âm sắc của âm tiết. VD: bàn-bài D. Phân loại:
- Dựa vào cách kết thúc âm tiết chia làm 2 loại: Mở và khép. Trong mỗi loại được chia làm 2
loại nhỏ hơn. => Có 4 loại âm tiết
+ Âm tiết nửa khép kết thúc bằng 1 phụ âm vang.
+ Âm tiết khép kết thúc bằng 1 phụ âm không vang.
+ Âm tiết nửa mở kết thúc 1 bán nguyên âm.
+ Âm tiết mở kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
Bài báo cáo có tham khảo thêm tài liệu:
1.Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết với Dẫn luận ngôn ngữ học. 2.Webside: ngonngu.net 3.Webside: ngonnguhoc.org