An ninh là gì? Quốc phòng an ninh là gì? Vị trí, vai trò quốc
phòng an ninh
1. An ninh là gì?
An ninh trạng thái yên bình của hội, của đất nước sự phát triển bền vững của hệ thống
chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh trên tất cả
các mặt như chính trị, hội, văn hoá, giáo dục,.... trong đó đặc biệt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
an ninh biên giới,..... Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được xác định là những tội nghiêm
trọng nhất của nhóm tội này và có khung hình phạt cao nhất. An ninh quốc gia là sự tồn tại, phát
triển ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất
khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. An ninh quốc gia gồm các lĩnh
vực khác nhau từ văn hoá, chính trị, giáo dục đào tạo, kinh tế, quân sự ngoại giao,.....
Nhìn chung, an ninh quốc gia vấn đề sống còn của mỗi đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia
phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động xâm phạm đến an ninh
quốc gia và loại bỏ nguy cơ đối với an ninh của quốc gia, dân tộc.
Lực lượng an ninh là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và
hoạt động xâm phạm tới an ninh quốc gia, chế độ hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước
và bảo vệ công dân, các lực lượng vũ trang.
Nhiệm vụ an ninh là nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, cấp có thẩm quyền giao để bảo vệ độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, bảo vĐảng, Nhà nước, Nhân dân chế độ xã hội chủ
nghĩa, giữ gìn an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
Mục đích xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh hiện nay: tạo ra sức mạnh tổng hợp của
đất nước cả về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn a, xã hội, khoa học-công nghệ để giữ
vững hòa bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh
xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Đồng thời, tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo
vệ Đảng, nhà nước, nhân dân chế độ hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh tưởng văn hóa - hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình phát
triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
2. Quốc phòng, an ninh là gì?
Theo Điều 2 Luật Quốc Phòng 2018 quy định về quốc phòng như sau:
"1. Quốc phòng công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức
mạnh quân sự đặc trưng, lực lượng trang nhân dân làm nòng cốt."
Quốc phòng là việc xây dựng và thực thi những biện pháp tự vệ của một quốc gia dân tộc để đối
phó, ngăn ngừa các nguy xâm lăng từ bên ngoài vào. Cơ quan đầu não của nhà nước chuyên về
các hoạt động quân sự là Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người nắm giữ vị trí cao
nhất. Quốc phòng hoạt động bảo vệ an ninh và tồn vong của một quốc gia dân tộc. Quốc phòng
được xem như quyền bản hợp pháp của một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không
công nhận phi công và biện minh phòng thủ, mặc dù nó được chấp thuận khi một quốc gia bị xâm
lược từ bên ngoài, họ quyền tự vệ tập thể, như một cuộc phản kích quân sự. Quốc phòng toàn
dân là nền quốc phòng có tinh thần " vì dân, do dân, của dân " phát triển theo hướng toàn dân, toàn
diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường ngày càng hiện đại, phối hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, do nhân dân
làm chủ, góp phần giữ vững hoà bình, thống nhất đất nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khủng
bố bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, bảo vvững chắc tổ quốc Việt Nam.
Ðối với nước ta, quốc phòng là công cuộc giữ nước của quốc gia độc lập có chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ, là hoạt động của cả nước, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt nhằm giữ vững hòa bình,
răn đe, ngăn chặn đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù, đồng thời sẵn sàng đánh thắng
chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy . thế, xây dựng và đấu tranh quốc phòng luôn
thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp-nhân dân-dân tộc; mang đậm dấu ấn của cuộc
đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới; phong phú về nội dung, linh hoạt, sáng tạo
về hình thức và phương pháp; tập trung, thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Quốc
phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Ðảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây
dựng nền quốc phòng của đất nước. Xác định đúng vị trí, vai trò quốc phòng phản ánh tầm nhìn
chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, đồng thời chỉ
rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế...
3. Vị trí, vai trò quốc phòng, an ninh:
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi
đánh bại mọi âm mưu hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ
quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi
trọng quốc phòng an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”. Vị trí, vai trò nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của lĩnh vực quốc phòng có nguồn gốc từ mối quan hệ biện chứng giữa
quốc phòng, an ninh đối ngoại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; giữa hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa. Nếu
quốc phòng được giữ vững tăng cường, tất yếu sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập, giữ gìn
môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, chủ động hội nhập kinh tế và mở
rộng quan hệ đối ngoại... tạo nền tảng vững chắc thực hiện khát vọng của nhân dân, sự lựa chọn
đúng đắn của Ðảng ta vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về mục
tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng trong thời kỳ mới, Văn kiện Ðại hội XI của Ðảng tiếp tục bổ sung,
phát triển, làm rõ hơn nội hàm của nó phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, giai đoạn cách mạng mới.
Bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, quốc phòng cũng phải hướng đích bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không đbị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Nhiệm
vụ cần thực hiện của An ninh quốc phòng như sau:
Xây dựng nền an ninh nhân dân quốc phòng toàn dân chính quy, toàn diện, vững chắc
không có bất kì một thế lực nào có thể đánh bại;
Bảo vệ vững chắc: toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, độc lập, văn hoá dân tộc, quốc phòng nội bộ,
an ninh chính trị ổn định hội. Cùng với đó duy trì, thiết lập môi trường riêng cho
Đảng, chính quyền và người dân có điều kiện tốt để hoạt động. Ổn định tư tưởng, đập tan các âm
mưu, hoạt động phá hoại;
Duy trì, thiết lập môi trường trật tự, kỷ cương cho toàn dân làm theo.
4. Đặc trưng Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân:
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tư vệ chính đáng.
Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất khi so sánh tiềm lực quốc phòng an ninh của những
quốc gia độc lập chủ quyền phát triển theo con đường hội chủ nghĩa với các nước láng
giềng.
Chúng ta y dựng nền quốc phòng, an ninh đất nước hùng mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong,
giặc ngoài, giữ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do chính nhân dân làm chủ.
Đặc trưng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng, an ninh nước ta là thể hiện bản lĩnh, kinh
nghiệm của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Cho phép chúng ta huy động mọi người, mọi phương tiện, mọi nguồn lực để tham gia xây dựng
nền quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng và khả năng của nhân dân, là đặc
trưng trong đường lối của Đảng, luật pháp của nhà nước.
Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức năng tổng hợp từ nhiều nhân tố tao nên.
Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nước ta tạo nên từ rất nhiều nguồn lực về chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quân sự, kỹ thuật. .. cả ở trong nước, ngoài nước, của dân
tộc nhất thời đại, trong đó các yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng đóng vai trò quan
trọng.
Là tiền đề, nền tảng và là phương tiện giúp nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dưng toàn diên và từng bước đương đai.
Việc tạo ra sức mạnh quốc phòng, an ninh không chỉ là sức mạnh quân sự, an ninh mà còn phải
huy động được sức mạnh của toàn dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, xã hội, đối
ngoại, khoa học.
Phải kết hợp hữu cơ giữa quốc phòng, an ninh với mọi mặt hoạt động của xã hội và kết hợp chặt
chẽ giữa quốc phòng, an ninh với công tác đối ngoạị.
Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh mạnh cần gắn với phát triển nền quốc phòng, an ninh
hiện đại là một tất yếu khách quan.
Xây dưng quân đội nhân dân và công an nhân dân từng bước hiện đại hoá.
Kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có kiến thức với vũ khí trang bị kỹ thuật
hiên đại.
Phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị đầy đủ cho các lực lượng vũ trang nhân
dân.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng an ninh.
Nền quốc phòng toàn dân gắn liền với an ninh nhân dân.
Nền quốc phòng nền an ninh nhân dân của chúng ta đều được xây dựng không chỉ nhằm tự
vệ, mà còn phải chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giữa nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân chỉ khác nhau cách thức bố trí lực
lượng và hoạt động cụ thể, theo nhiệm vụ đã được giao mà thôi.
Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng an ninh nhân dân được quán triệt và tiến hành đồng bộ,
toàn diện từ trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đầu tư, phát triển của cả nước cũng như các
vùng, miền, địa phương, mọi ngành, mọi lĩnh vực.
5. Bồi dưỡng kiến thức quc phòng và an ninh
Bao gồm những quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng trong
quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - hội; người quản doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; nhân tiêu biểu, người có uy
tín trong cộng đồng dân cư; thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
và an ninh; chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho những đối tượng trong các quan, tổ
chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - hội: Việc bồi dưỡng cho những đối
tượng y không chỉ nhằm mục tiêu giáo dục quốc phòng an ninh đơn thuần, mà còn giúp nâng
cao khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh theo địa bàn, lĩnh vực được giao
quản lý. Luật quy định bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh nhiệm vụ bắt buộc đối với
cán bộ, công chức, viên chức quản lý, không thực hiện chung trong phạm vi cả nước. Đối tượng
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là cán bộ, công chức; viên chức quản lý, đại biểu dân
cử, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) ; ấp, làng, bản (sau đây gọi là thôn) ; trưởng các đoàn thể
ở thôn; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức
vụ lãnh đạo, chỉ huy và yêu cầu nhiệm vụ (Điều 14) .
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối với người quản doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập vị trí quan trọng của đời sống kinh tế hội, nhân tố góp phần chuyển dịch
các cơ cấu của hệ thống kinh tế quốc dân, tham gia cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Việc trang
bị kiến thức quốc phòng an ninh đối với người quản những đơn vị, tổ chức như vậy cần
thiết. Do đó nên Luật quy định người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (kể cả doanh
nghiệp quy vừa trở lên, doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh, doanh
nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài
công lập được tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. Nội dung bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng an ninh cho các đối tượng y tập trung vào chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng an ninh. Những quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho
người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không áp
dụng đối với người nước ngoài.
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho nhân tiêu biểu, người uy tín trong
cộng đồng dân cư: Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồngn cư thuộc đối tượng bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc,
nhà hoạt động chính trị, văn hoá, thể thao, nghệ thuật. Luật giao cho U ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cùng cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
cho cá nhân tiêu biểu, người uy tín trong cộng đồng dân cư. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
chương trình khung của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, tình hình
quốc phòng an ninh của địa phương để phê duyệt thực hiện kế hoạch, nội dung bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng an ninh gắn với nhân tiêu biểu, người uy tín trong cộng đồng dân
cư (Điều 16).
- Thẩm quyền triệu tập, quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ
trong quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - hội; người quản lý
doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; cá nhân tiêu biểu, người
uy tín trong cộng đồng dân do Chính phủ ban hành (Điều 17) . Luật Giáo dục quốc phòng
an ninh cũng quy định nghĩa vụ, quyền lợi của tất cả các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh (Điều 18) .

Preview text:

An ninh là gì? Quốc phòng an ninh là gì? Vị trí, vai trò quốc phòng an ninh 1. An ninh là gì?
An ninh là trạng thái yên bình của xã hội, của đất nước và sự phát triển bền vững của hệ thống
chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh trên tất cả
các mặt như chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục,.... trong đó đặc biệt có bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
an ninh biên giới,..... Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được xác định là những tội nghiêm
trọng nhất của nhóm tội này và có khung hình phạt cao nhất. An ninh quốc gia là sự tồn tại, phát
triển ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất
khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. An ninh quốc gia gồm các lĩnh
vực khác nhau từ văn hoá, chính trị, giáo dục – đào tạo, kinh tế, quân sự – ngoại giao,.....
Nhìn chung, an ninh quốc gia là vấn đề sống còn của mỗi đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia là
phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động xâm phạm đến an ninh
quốc gia và loại bỏ nguy cơ đối với an ninh của quốc gia, dân tộc.
Lực lượng an ninh là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và
hoạt động xâm phạm tới an ninh quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước
và bảo vệ công dân, các lực lượng vũ trang.
Nhiệm vụ an ninh là nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, cấp có thẩm quyền giao để bảo vệ độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa, giữ gìn an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
Mục đích xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh hiện nay: tạo ra sức mạnh tổng hợp của
đất nước cả về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ để giữ
vững hòa bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh
xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Đồng thời, tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo
vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa - xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình phát
triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
2. Quốc phòng, an ninh là gì?
Theo Điều 2 Luật Quốc Phòng 2018 quy định về quốc phòng như sau:
"1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức
mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt."

Quốc phòng là việc xây dựng và thực thi những biện pháp tự vệ của một quốc gia dân tộc để đối
phó, ngăn ngừa các nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài vào. Cơ quan đầu não của nhà nước chuyên về
các hoạt động quân sự là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người nắm giữ vị trí cao
nhất. Quốc phòng là hoạt động bảo vệ an ninh và tồn vong của một quốc gia dân tộc. Quốc phòng
được xem như quyền cơ bản và hợp pháp của một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không
công nhận phi công và biện minh phòng thủ, mặc dù nó được chấp thuận khi một quốc gia bị xâm
lược từ bên ngoài, họ có quyền tự vệ tập thể, như một cuộc phản kích quân sự. Quốc phòng toàn
dân là nền quốc phòng có tinh thần " vì dân, do dân, của dân " phát triển theo hướng toàn dân, toàn
diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, phối hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, do nhân dân
làm chủ, góp phần giữ vững hoà bình, thống nhất đất nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khủng
bố và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam.
Ðối với nước ta, quốc phòng là công cuộc giữ nước của quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, là hoạt động của cả nước, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt nhằm giữ vững hòa bình,
răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù, đồng thời sẵn sàng đánh thắng
chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Vì thế, xây dựng và đấu tranh quốc phòng luôn
thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp-nhân dân-dân tộc; mang đậm dấu ấn của cuộc
đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới; phong phú về nội dung, linh hoạt, sáng tạo
về hình thức và phương pháp; tập trung, thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Quốc
phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Ðảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây
dựng nền quốc phòng của đất nước. Xác định đúng vị trí, vai trò quốc phòng phản ánh tầm nhìn
chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, đồng thời chỉ
rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế...
3. Vị trí, vai trò quốc phòng, an ninh:
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi
đánh bại mọi âm mưu hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi
trọng quốc phòng an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”. Vị trí, vai trò nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của lĩnh vực quốc phòng có nguồn gốc từ mối quan hệ biện chứng giữa
quốc phòng, an ninh đối ngoại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; giữa hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu
quốc phòng được giữ vững và tăng cường, tất yếu sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập, giữ gìn
môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, chủ động hội nhập kinh tế và mở
rộng quan hệ đối ngoại... tạo nền tảng vững chắc thực hiện khát vọng của nhân dân, sự lựa chọn
đúng đắn của Ðảng ta vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về mục
tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng trong thời kỳ mới, Văn kiện Ðại hội XI của Ðảng tiếp tục bổ sung,
phát triển, làm rõ hơn nội hàm của nó phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, giai đoạn cách mạng mới.
Bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, quốc phòng cũng phải hướng đích bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Nhiệm
vụ cần thực hiện của An ninh quốc phòng như sau:
 Xây dựng nền an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân chính quy, toàn diện, vững chắc mà
không có bất kì một thế lực nào có thể đánh bại;
 Bảo vệ vững chắc: toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, độc lập, văn hoá dân tộc, quốc phòng nội bộ,
an ninh chính trị và ổn định xã hội. Cùng với đó là duy trì, thiết lập môi trường riêng có cho
Đảng, chính quyền và người dân có điều kiện tốt để hoạt động. Ổn định tư tưởng, đập tan các âm
mưu, hoạt động phá hoại;
 Duy trì, thiết lập môi trường trật tự, kỷ cương cho toàn dân làm theo.
4. Đặc trưng Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân:
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tư vệ chính đáng.
 Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất khi so sánh tiềm lực quốc phòng an ninh của những
quốc gia có độc lập chủ quyền phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước láng giềng.
 Chúng ta xây dựng nền quốc phòng, an ninh đất nước hùng mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong,
giặc ngoài, giữ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do chính nhân dân làm chủ.
 Đặc trưng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng, an ninh nước ta là thể hiện bản lĩnh, kinh
nghiệm của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
 Cho phép chúng ta huy động mọi người, mọi phương tiện, mọi nguồn lực để tham gia xây dựng
nền quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng và khả năng của nhân dân, là đặc
trưng trong đường lối của Đảng, luật pháp của nhà nước.
Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức năng tổng hợp từ nhiều nhân tố tao nên.
 Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nước ta tạo nên từ rất nhiều nguồn lực về chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quân sự, kỹ thuật. .. cả ở trong nước, ngoài nước, của dân
tộc và nhất thời đại, trong đó các yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng.
 Là tiền đề, nền tảng và là phương tiện giúp nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dưng toàn diên và từng bước đương đai.
 Việc tạo ra sức mạnh quốc phòng, an ninh không chỉ là sức mạnh quân sự, an ninh mà còn phải
huy động được sức mạnh của toàn dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, xã hội, đối ngoại, khoa học.
 Phải kết hợp hữu cơ giữa quốc phòng, an ninh với mọi mặt hoạt động của xã hội và kết hợp chặt
chẽ giữa quốc phòng, an ninh với công tác đối ngoạị.
 Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh mạnh cần gắn với phát triển nền quốc phòng, an ninh
hiện đại là một tất yếu khách quan.
 Xây dưng quân đội nhân dân và công an nhân dân từng bước hiện đại hoá.
 Kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có kiến thức với vũ khí trang bị kỹ thuật hiên đại.
 Phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị đầy đủ cho các lực lượng vũ trang nhân dân.
 Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng an ninh.
Nền quốc phòng toàn dân gắn liền với an ninh nhân dân.
 Nền quốc phòng và nền an ninh nhân dân của chúng ta đều được xây dựng không chỉ nhằm tự
vệ, mà còn phải chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Giữa nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân chỉ khác nhau ở cách thức bố trí lực
lượng và hoạt động cụ thể, theo nhiệm vụ đã được giao mà thôi.
 Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh nhân dân được quán triệt và tiến hành đồng bộ,
toàn diện từ trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đầu tư, phát triển của cả nước cũng như các
vùng, miền, địa phương, mọi ngành, mọi lĩnh vực.
5. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Bao gồm những quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ
quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người quản lý doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; cá nhân tiêu biểu, người có uy
tín trong cộng đồng dân cư; thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
và an ninh; chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho những đối tượng trong các cơ quan, tổ
chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Việc bồi dưỡng cho những đối
tượng này không chỉ nhằm mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh đơn thuần, mà còn giúp nâng
cao khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh theo địa bàn, lĩnh vực được giao
quản lý. Luật quy định bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ bắt buộc đối với
cán bộ, công chức, viên chức quản lý, không thực hiện chung trong phạm vi cả nước. Đối tượng
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là cán bộ, công chức; viên chức quản lý, đại biểu dân
cử, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) ; ấp, làng, bản (sau đây gọi là thôn) ; trưởng các đoàn thể
ở thôn; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức
vụ lãnh đạo, chỉ huy và yêu cầu nhiệm vụ (Điều 14) .
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập:
Doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập có vị trí quan trọng của đời sống kinh tế xã hội, là nhân tố góp phần chuyển dịch
các cơ cấu của hệ thống kinh tế quốc dân, tham gia cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Việc trang
bị kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý những đơn vị, tổ chức như vậy là cần
thiết. Do đó nên Luật quy định người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (kể cả doanh
nghiệp có quy mô vừa trở lên, doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh, doanh
nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) và người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài
công lập được tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Nội dung bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng và an ninh cho các đối tượng này tập trung vào chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh. Những quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho
người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không áp
dụng đối với người nước ngoài.
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong
cộng đồng dân cư:
Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc đối tượng bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc,
nhà hoạt động chính trị, văn hoá, thể thao, nghệ thuật. Luật giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cùng cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
chương trình khung của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, tình hình
quốc phòng và an ninh của địa phương để phê duyệt và thực hiện kế hoạch, nội dung bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng và an ninh gắn với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư (Điều 16).
- Thẩm quyền triệu tập, quy định về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ
trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người quản lý
doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; cá nhân tiêu biểu, người
có uy tín trong cộng đồng dân cư do Chính phủ ban hành (Điều 17) . Luật Giáo dục quốc phòng
và an ninh cũng quy định nghĩa vụ, quyền lợi của tất cả các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh (Điều 18) .

| 1/6