-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về pháp quyền nhân nghĩa. Ý nghĩa của quan điểm này trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay | Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về pháp quyền nhân nghĩa. Ý nghĩa của quan điểm này trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay | Tư tưởng Hồ Chí Minh được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
35 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về pháp quyền nhân nghĩa. Ý nghĩa của
quan điểm này trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
❖ Quan điểm Hồ Chí Minh về pháp quyền nhân nghĩa.
Nhân là nói về con người, nghĩa là nói về lẽ phải. “Nhà nước Pháp quyền nhân
nghĩa” tức là trước hết Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con
người, chăm lo đến lợi ích của mọi người. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo các lý thuyết
hiện đại về quyền con người, Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người một cách toàn diện.
Người đề cập đến các quyền tự nhiên của con người, trong đó quyền cao nhất là quyền
được sống; đồng thời cũng đề cập đến cả các quyền trong xã hội như là Quyền chính trị -
dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Người chú trọng quyền của công
dân nói chung, đồng thời cũng chú trọng đến quyền của những nhóm người cụ thể như
phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, v.v.. Sự nghiệp cách mạng chân chính cần đấu
tranh cho quyền con người, vì thế, mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi người có
được cuộc sống hạnh phúc, tự do xứng với phẩm giá con người, được hưởng dụng các
quyền con người một cách đầy đủ nhất đã hòa quyện một cách hữu cơ và trở thành mục
tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam ngay
từ khi ra đời và luôn nhất quán quan điểm kiên quyết đấu tranh cho quyền con người.
Hiến pháp của đất nước đã ghi nhận một cách toàn diện quyền con người ở Việt Nam. Đó
là nền tảng pháp lý để bảo vệ và thực thi các quyền con người đó một cách triệt để.
Một nhà nước pháp quyền nhân nghĩa còn đó là một nhà nước pháp luật có tính
nhân văn, khuyến thiện. Ngay khi thành lập, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã lập tức tuyên bố xoá bỏ mọi luật pháp hà khắc của chính quyền thực dân
phản động. Tính nhân văn của hệ thống luật pháp thể hiện ở việc ghi nhận đầy đủ và bảo
vệ quyền con người; ở tính nghiêm minh nhưng khách quan và công bằng, tuyệt đối
chống đối xử với con người một cách dã man. Ngay cả đối với những kẻ phản bội Tổ
quốc, Hồ Chí Minh tuyên bố rõ: “Chính phủ Việt Nam sẽ tha thứ hay trừng trị họ theo
luật pháp tuỳ theo thái độ của họ hiện nay và về sau. Nhưng sẽ không có ai bị tàn sát” .
Đặc biệt, hệ thống luật pháp đó có tính khuyến thiện, bảo vệ cái đúng, cái tốt, lấy mục
đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh con người làm căn bản. Với Hồ Chí Minh, việc xây
dựng và thi hành pháp luật phải dựa trên nền tảng đạo đức của xã hội và các giá trị đạo
đức thấm sâu vào trong mọi quy định của pháp luật. Nói cách khác, pháp luật trong Nhà
nước pháp quyền nhân nghĩa phải là pháp luật vì con người.
Ví dụ: người vi phạm luật phải đi tù, pháp luật của nước ta có tính nhân văn như là
những phụ nữ đang mang thai thì sẽ được hoãn thi hành án, những phụ nữ nuôi con nhỉ
dưới 36 tháng cũng được hoãn thi hành án từ đó đảm bảo được tính nhân văn của pháp
luật, trẻ vị thành niên vi phạm hình phạt cao nhất sẽ là phạt bao nhiêu năm tù chứ không
phải lĩnh án tù chung thân hoặc là tử hình. Như bác Hồ đã nói: Pháp luật sẽ tùy theo thái
độ và cách mà những người đã phản quốc thì chúng ta có thể giáo dục những kẻ phản
quốc và dùng pháp luật để chừng trị họ, nhưng ta tuyệt đối không tàn sát (dùng những
biện pháp dã man để có thể tàn sát họ) đảm bảo được tính nhân văn của pháp luật.
Tính khuyến thiên, khuyến khích những phần thiện ở trong mỗi con người. Trong
một lần trả lời các nhà báo, có một nhà báo hỏi chủ tịch HCM: Trên đời này người yêu
nhất là điều gì? và Người trả lời đó là “Điều thiện”. Câu hỏi thứ hai nhà báo hỏi Bác:
Người ghét nhất là điều gì? Và Bác trả lời đó là “Điều ác”. Và câu hỏi cuối nhà báo hỏi
Chủ tịch HCM: Trên đời này người sợ nhất là điều gì? Và Bác cười tươi và trả lời là,
“một người trên đời này yêu điều thiện, cổ xúy cho điều thiện, chăm lo làm điều điều
thiện và một người trên đời ghét điều ác, luôn luôn tình cách để chống lại cái ác, tẩy trừ
cái ác thì đó là người đầu đội trời chân đạp đất. Vì vậy trên đời này tôi không sợ bất cứ điều gì cả”.
Pháp luật có tính khuyến thiện là pháp luật khuyến khích phần thiện trong mỗi con
người, Bác Hồ là người nặng về giáo dục, năng về cảm hóa con người. Khi sử dụng
pháp luật để cải tạo con người thì Bác mong muốn phải tác động lên tâm tư, tình cảm
của mỗi người để mọi người hiểu ra được khuyết điểm của mình, hiểu ra việc làm sai
trái và từ đó có thể sửa chữa được những khuyết điểm của mình. Trong quá trình cải tạo
những người vi phạm pháp luật đó, chúng ta cũng chăm lo cho họ về công ăn việc làm,
dạy cho họ công việc mới để sau này khi mà họ được ra khỏi trại giam có thể đứng
vững trên đôi chân của mình và làm những điều thiện. Trong di chúc lúc người đi xa,
người có nhắc nhở nhà nước ta phải chăm lo cho những người trước đây đã phạm phải
tội, ví dụ: Trộm cắp, điếm,… Pháp luật phải sử dụng cả giáo dục và pháp luật để giúp
họ trở thành những con người lương thiện.
❖ Ý nghĩa của quan điểm “pháp quyền nhân nghĩa” trong xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là
nguyên tắc hiến định mang tính giai cấp sâu sắc, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể
hiện ở các khía cạnh: Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, lãnh đạo Nhà nước
thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành hiến pháp, pháp luật, chính sách cụ thể
và lãnh đạo tổ chức nhân dân thực thi Hiến pháp, pháp luật, chính sách; Đảng lãnh đạo
Nhà nước tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; Đảng
lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra việc quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối
của Đảng và pháp luật của Nhà nước; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ
chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước làm tham mưu cho Đảng; phát huy
vai trò Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham
gia xây dựng, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước và bảo vệ Nhà nước.
Quan điểm “Pháp quyền chủ nghĩa” trong xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong góp phần bảo vệ kỷ cương phép nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, trấn áp mọi hành động đi ngược với lợi ích của nhân dân và bảo vệ
vững chắc thành quả cách mạng.
Ý nghĩa đầu tiên, góp phần bảo vệ kỷ cương phép nước giúp phát huy quyền dân
chủ của nhân dân, trấn áp mọi hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân,
bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Quan điểm pháp quyền nhân nghĩa thể hiện rõ ở
từng điều khoản của Hiến pháp năm 1946 với chế định tất cả quyền bính trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ đại diện thông qua
nghị viện nhân dân, Hiến pháp còn quy định cụ thể những quyền dân chủ trực tiếp, như
“Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc
gia” (Điều 21); “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra” (Điều 24); “Nghị
viện họp công khai, công chúng được vào nghe” (Điều 30)… Lần đầu tiên trong lịch sử
dân tộc Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 bảo đảm
kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện chủ quyền của nhân dân, phát huy dân chủ rộng
rãi, bảo vệ các nguyên tắc pháp quyền.
Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”. Đây là một trong những bản tuyên ngôn nhân quyền có tinh thần cách mạng,
khoa học và nhân văn cao cả; phản ánh một tầm nhìn thời đại, một tư duy sắc sảo về
quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư
trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản,
quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo… Có thể nói, quyền con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu trên các phương
diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...
Thứ ba, trấn áp mọi hành động đi ngược với lợi ích của nhân dân và bảo vệ vững
chắc thành quả cách mạng. Trong những ngày đầu cách mạng, dù vẫn phải điều hành đất
nước bằng sắc lệnh, chưa có điều kiện xây dựng các đạo luật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đề cao nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa trong quản trị nhà nước, mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm trị mọi hành vi đi ngược lại bản chất của Nhà
nước cách mạng, xâm phạm đến lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân. Ngày 23-11-1945,
Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và giao trọng trách cho những
người có uy tín, đạo đức, công tâm để nghiên cứu, xem xét, giải quyết đơn thư của nhân
dân, giám sát cơ quan chính quyền các cấp, xử lý nghiêm các sai phạm. Quốc lệnh do
Người ký ngày 26-1-1946 xác định: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì
nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”(3), quy định
rõ 10 trường hợp thưởng và 10 trường hợp phạt. Nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa đã
góp phần bảo vệ kỷ cương, phép nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, trấn áp mọi
hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.