Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích qu dụng quan an điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE
---------------------------- BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ BÀI:
Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu
trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay. Họ và tên : Phạm Ngân Giang Mã sinh viên : 11221816 Lớp tín chỉ : TTLL1101 Giảng viên : T.S Nguyễn Chí Thiện lOMoAR cPSD| 45568214
HÀ NỘI - 2023 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG CHÍNH .............................................................................................. 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 2
1.1 Quan điểm của Mác - Lênin về những đặc điểm của nền kinh tế trong thời
............................................................................................................................ 2
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .......................................................................... 2
1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .................................................................. 3
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ................................................................................. 3
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .................................................................... 4
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế............................... 5
1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế................................... 7
1.2.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu vùng kinh tế ..................................... 8
II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC ...... 9
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY ........................................ 9
2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng chính sách phát
triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam ........................................................ 9
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế ........................................................................................... 12
2.2.1 Cải thiện hạ tầng kinh tế: .................................................................... 12
2.2.2 Phát triển công nghiệp ........................................................................ 13
2.2.3 Hợp tác hóa và hợp tác xã trong nông nghiệp: .................................. 14
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 17 lOMoAR cPSD| 45568214 A. MỞ ĐẦU
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển. Tất nhiên, đối
với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận
lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa có nền kinh tế lạc hậu. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải
biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng, đây là một thời kỳ lâu dài và gian khổ, vì một chế độ này biến thành một
chế độ khác là cuộc đấu tranh gay ro và kịch liệt, giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới.
Đồng thời, Bác cho rằng những bước đi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần “bước
ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh” nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ… đi bước nào
vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. Tựu chung lại, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện trên tất các các lĩnh vực, nhằm biến một cái cũ thành cái
mới tiến bộ hơn. Để thực hiện thành công thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội phải giải
quyết những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị… Trong đó trọng tâm là những nhiệm vụ về
kinh tế, nhiệm vụ này được Lênin phân tích rất rõ trong chính sách kinh tế mới. Chính vì
vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài về “quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng quan điểm nêu
trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay”.
Thông qua đó, hi vọng bản thân và các bạn sinh viên sẽ tiếp thu được những thông tin vô
cùng quý báu để có cái nhìn toàn diện về đặc điểm kinh tế trong một giai đoạn quan trọng
của đất nước để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế, đồng thời hiểu được
tình hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay. 1 lOMoAR cPSD| 45568214 B. NỘI DUNG CHÍNH I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quan điểm của Mác - Lênin về những đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen gọi giai đoạn trung gian chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này
sang hình thái kinh tế - xã hội khác là thời kỳ quá độ. C.Mác đã khẳng định giữa xã hội tư
bản chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản là một thời kỳ chuyển hóa cách mạng từ xã hội nọ
thành xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy sẽ là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà
nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời có quá trình phát triển qua các giai đoạn từ
thấp đến cao: giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản; giai đoạn cao hơn của chủ nghĩa cộng
sản. Thời kỳ Mác và Ăngghen trong bối cảnh của thế kỷ XIX ở phương Tây vấn đề kinh tế
của thời kỳ quá độ chưa đặt ra nên các ông chỉ mới đề cập đến nội dung chính trị.
V.I.Lênin đã kế thừa, phát huy tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời Lênin cụ thể
hóa việc phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành ba giai đoạn: Giai đoạn
thấp của chủ nghĩa cộng sản gọi là chủ nghĩa xã hội; Giai đoạn cao được gọi là chủ nghĩa
cộng sản hay xã hội cộng sản; Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là
tất yếu và lâu dài. V.I.Lênin phân tích đặc điểm kinh tế của các quốc gia quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, từ đó cho rằng có nhiều kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu “quá độ”
của các nước đã qua chủ nghĩa tư bản và “quá độ” của những nước “bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa” đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông chỉ rõ đặc điểm kinh tế nổi bật nhất
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất (những yếu tố của
xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống
nhất vừa đấu tranh với nhau). Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của 2 lOMoAR cPSD| 45568214
nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư
liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng
với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động
tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo. Không phải chỉ đề ra những
quan điểm lý luận, mà V.I.Lênin còn là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, vận
dụng các luận điểm lý luận đó vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau nội
chiến. Từ mùa xuân năm 1921, nước Nga chuyển sang giai đoạn mới của cách mạng, thì
Chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp nữa, mà còn trở thành lực cản đối với
sự phát triển vì đã làm triệt tiêu động lực của những người sản xuất, Lênin cùng với Đảng
Bôn-sê-vích Nga đưa ra và thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) để thay thế Chính sách
cộng sản thời chiến. Chính sách kinh tế mới với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có nội
dung cơ bản là sử dụng sức mạnh kinh tế của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; sử dụng các hình thức kinh tế quá độ
như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công, khuyến
khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân, phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, chấn chỉnh lại
các doanh nghiệp nhà nước, chuyển mạnh sang hạch toán kinh tế... Và V.I.Lênin cũng chủ
trương đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật,
vốn và kinh nghiệm quản lý.
(QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN
KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM
- Khoa Lý Luận Cơ Sở, n.d.)
1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
rằng đây là thời kỳ biến xã hội cũ thành xã hội mới – một xã hội hoàn toàn chưa có trong
lịch sử dân tộc. Đặc điểm lớn nhất ở thời kỳ quá độ ở Việt Nam là “từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư 3 lOMoAR cPSD| 45568214
bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng
bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây
dựng các mầm mống cho chủ nghĩa xã hội phát triển. Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ
về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây
dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của
chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, ... tiến dần
lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên
tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và
xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Những nội dung
tư tưởng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh không chỉ là sự tiếp thu,
kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ, mà
còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới; qua đó, tiếp tục khẳng định và
làm sáng rõ bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác Lê-nin
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
“ Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của Các Mác - Ăngghen,
Lênin về những vấn đề kinh tế - chính trị trong thời kỳ quá độ lê CNXH, trong đó Hồ Chí
Minh rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế của nước nhà trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Từ quan điểm của Lênin về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phải phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,
Người đã chỉ ra những thành phần kinh tế trong vùng tự do trước năm 1954 ở nước ta bao
gồm: Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; kinh tế quốc doanh; các hợp tác xã; kinh tế
cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản quốc gia.
Khi miền bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những
hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế cụ thể tương ứng: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập
thể và sở hữu tư nhân; tương ứng với ba loại hình sử hữu đó là năm thành phần kinh tế:
Kinh tế quốc doanh; các hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản
tư nhân; tư bản nhà nước. Trong các thành phần kinh tế nêu trên thì thành phần kinh tế quốc
doanh là thành phần kinh tế lãnh đạo, phát triển mau hơn cả.” 4 lOMoAR cPSD| 45568214
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế
“Khi nghiên cứu Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin để vận dụng vào hoàn cảnh cụ
thể của Việt Nam, ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ,
ở vùng tự do của ta, còn tồn tại 6 thành phần kinh tế. Trong tác phẩm “Thường thức chính
trị” viết năm 1953, Hồ Chí Minh đã nêu rõ bản chất của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa
và đã cụ thể hóa các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa
tô; kinh tế quốc doanh; các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, kinh tế cá nhân của
nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản của tư nhân; kinh tế tư bản quốc gia. Sự tồn
tại của nền kinh tế nhiều thành phần là đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thì có sự tồn
tại của thành phần là kinh tế phong kiến. Đây là thành phần kinh tế mang tính đặc thù vì nó
phản ánh trình độ phát triển kinh tế thấp với chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất và trong
hoàn cảnh đặc thù yêu cầu phải tiếp tục kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
dân tộc, cách mạng dân chủ. Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của từng
thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước nhà.
“Thời điểm nước ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước tiền tư bản (Trung Quốc, Việt Nam)
phải “kinh qua chế độ dân chủ mới”. Trong chế độ dân chủ mới có 5 loại kinh tế khác nhau:
“A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân). B - Các
hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C - Kinh tế của cá
nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã
hội). D - Tư bản của tư nhân. E - Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản
tư nhân để kinh doanh). Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn
cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ
nghĩa tư bản”. Thực chất, đó là quan điểm về nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, trong đó, Nhà nước cần quan tâm đến sự phát triển của các thành phần
kinh tế ở các mức độ phù hợp.”
“Kinh tế quốc doanh (hay kinh tế nhà nước) là thành phần kinh tế có tính chất xã hội chủ
nghĩa, thể hiện ở chế độ sở hữu toàn dân: tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân
dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, 5 lOMoAR cPSD| 45568214
“xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân.
Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân”. Kinh tế quốc doanh
có vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển
ưu tiên nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế hợp tác xã (bao gồm các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, các hội đổi
công ở nông thôn) là thành phần kinh tế có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa, được hình thành
từ hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Bởi vì, trong thành phần kinh tế này,
“nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng, hoặc để bán những thứ mình sản
xuất không phải kinh qua các người con buôn, không bị họ bóc lột”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc thông qua hình thức tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là
sự thống nhất với quan điểm của V.I.Lênin về tổ chức hợp tác xã: đảm bảo tính dân chủ, tự
nguyện, bình đẳng, chú trọng lợi ích của hội viên và phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đó là
“kinh tế lạc hậu” bởi nó mang tính tự cung tự cấp, tự túc, ít trao đổi mua bán. Đối với thành
phần kinh tế này: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng
dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.
“Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mang tính bóc lột. Họ bóc lột công nhân,
nhưng đồng thời họ cũng góp phần quan trọng vào xây dựng kinh tế. Do đó, Nhà nước thừa
nhận quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ nhưng phải hướng dẫn họ
hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước.
Người nhấn mạnh: “Nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ
nghĩa xã hội”. Đồng thời, những hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế chính đáng có lợi cho
Việt Nam của kiều bào cũng được Nhà nước giúp đỡ và bảo hộ.”
“Kinh tế tư bản quốc gia (hay kinh tế tư bản của Nhà nước) là thành phần kinh tế hỗn hợp.
Nhà nước và tư nhân hùn vốn để kinh doanh, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản, tư bản
của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội. Nhà nước thực hiện việc lãnh đạo hoạt động của thành
phần kinh tế này theo kế hoạch thống nhất. Để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 6 lOMoAR cPSD| 45568214
phát triển kinh tế, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư sản công thương cải tạo
theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.”
1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế
Ngay từ khi bắt đầu phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh đã rất coi trọng ngành nông nghiệp
nước ta. Theo quan điểm của Người, nông nghiệp phải là nền tảng, là trụ cột chính, bởi
nông nghiệp là nguồn sống - lương thực, thực phẩm của con người, là cơ sở của các ngành
kinh tế khác.“Ngoài ra, đất nước tôi sinh ra là một nước nhiệt đới cận xích đạo, lấy nông
nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo, nền nông nghiệp trồng lúa nước có lịch sử lâu đời và
xuyên suốt quá trình dựng nước, nông dân chiếm đại đa số, vì vậy lợi ích của phát triển
nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta lúc bấy giờ, không chỉ đảm
bảo lương thực, thực phẩm để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo việc làm
cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và quan trọng hơn, nó sẽ trở thành
bước khởi đầu cơ sở phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đồng thời là cơ sở cho sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nước.”
Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta lúc bấy giờ, không chỉ đảm
bảo lương thực, thực phẩm để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo việc làm
cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội mà quan trọng hơn, nó sẽ trở thành
bước khởi đầu cơ sở phát triển nông nghiệp. các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đồng thời
là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để
cung cấp đủ lương thực, nguyên liệu...“Công nghiệp phải phát triển mạnh mẽ để cung cấp
cho người dân những mặt hàng tiêu dùng cần thiết, trước hết là nông dân: Cung cấp máy
bơm, phân bón, thuốc trừ sâu... để thúc đẩy nông nghiệp và cung cấp máy cày, máy bừa cho
hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp và nông nghiệp phải giúp nhau cùng phát triển, như
hai chân đi trên mặt đất thì tiến bộ mới nhanh, mục tiêu mới đạt được. Như vậy, thực hiện
liên minh công nông, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.”
Cuối cùng, theo Hồ Chí Minh, mấu chốt thúc đẩy quan hệ công - nông không phải ở chỗ xa
xôi, mà ở thương nghiệp. Người giải thích vai trò của thương nghiệp như sau: “Trong nền
kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng là nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ba 7 lOMoAR cPSD| 45568214
mặt này có quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp cái khâu giữa công nghiệp và nông
nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân thương nghiệp lại đưa
nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu không thương nghiệp bị đứt thì không
liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được liên minh công nông, công
tác không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sẽ bị rời rạc”.
1.2.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu vùng kinh tế
Khi đưa ra quan điểm của mình về cơ cấu vùng kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra
phương hướng là cơ cấu vùng kinh tế trọng điểm sao cho phù hợp với nông thôn, thành thị
và hải đảo để từ đó rút ngắn khoảng cách thu nhập, văn minh và nhận thức giữa các vùng.
Tiếp nữa, Người khẳng định phải xây dựng nền kinh tế tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác
quốc tế. Bác cho rằng độc lập là phải độc lập toàn diện triệt để, một quốc gia dân tộc độc
lập là một quốc gia dân tộc độc lập về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa tư
tưởng. Mà quan trọng nhất với Người đó chính là độc lập và chính trị và kinh tế, tức là
không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia dân tộc nào khác như một số nước trung đông. Chúng
ta độc lập toàn diện, độc lập về mọi mặt nhưng không có nghĩa là đóng cửa khép kín mà
vẫn có sự giao thương với các nước khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của khoa học kĩ thuật đối với sự phát triển
của nền kinh tế nước nhà. Người cho rằng chúng ta không có lợi thế về khoa học và công
nghệ thì nay cần phải học hỏi các nước đi trước, tìm tòi, tiếp thu khoa học và công nghệ,
vốn của nước họ, nhất là kinh nghiệm quản lý và sản xuất hàng hóa. Từ đó vận dụng vào
nước ta sao cho phù hợp với địa lý, phong tục, tập quán và đặc điểm nền kinh tế của đất
nước. Học tập không được quên tinh hoa của nước nhà, phải biết giữ gìn, tôn trọng độc lập
chủ quyền, nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến nền độc lập của nước nhà và không
can thiệp vào độc lập, chủ quyền của quốc gia khác. Ngoài ra, nhà nước phải làm tốt công
tác quản lý kinh tế, tức là quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đưa ra những nguyên tắc
trong quá trình quản lý cho hợp lý, đảm bảo lợi ích chung của các thành phần kinh tế, công
bằng với từng vùng kinh tế, ngành kinh tế, cải thiện những mâu thuẫn trong nền kinh tế
nước nhà. Người cũng khẳng định cần chống tiêu cực trong hoạt động quản lý, phải xử phạt
nghiêm khắc những đối tượng có hành vi tham nhũng, bè phái, đặc biệt là Đảng viên thì
càng phải có những biện pháp xử lý phù hợp. Tiếp đó, việc kế hoạch hóa trong phát triển 8 lOMoAR cPSD| 45568214
kinh tế cần phù hợp với từng giai đoạn. Việc quản lý kinh tế được Bác chú tâm rất kỹ. Theo
Người, việc quan tâm tới cán bộ quản lý kinh tế cũng rất quan trọng. Mà quan tâm ở đây là
chú tâm tới chất lượng của đội ngũ quản lý, đội ngũ cần có chuyên môn quản lý, kinh
nghiệm quản lý đúng ngành phù hợp với vùng kinh tế, đồng thời phải có những phẩm chất
cần có của công dân Việt Nam yêu nước. Chỉ như thế thì vấn đề phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm mới có thể đi đếnthành công.
II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
nghiên cứu, lý giải, làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn vấn đề về thành phần kinh tế và
khẳng định, đặc điểm có tính quy luật của thời kỳ quá độ lên CNXH là tồn tại lâu dài nhiều
thành phần kinh tế dựa trên nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Nền kinh tế nhiều thành phần
là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH. Tùy vào từng giai đoạn phát triển kinh tế của
đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn từng thành phần kinh tế cho phù hợp, nhưng
quan điểm nhất quán trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến nay, Đảng ta khẳng định phải phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần, dựa trên nhiều hình thức sở hữu. (Quan Điểm Của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh về Những Thành Phần Kinh Tế Trong Thời Kỳ
Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội và Sự Vận Dụng Sáng Tạo Của Đảng Ta, n.d.)
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã hoạch định và thực hiện
chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác sức mạnh toàn dân trong các thành
phần kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác
định: Xuất phát từ sự đánh giá những tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan trọng trong
Nhân dân, cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, chúng ta chủ 9 lOMoAR cPSD| 45568214
trương: “đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn
tích lũy tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và
cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác nhau”, đồng thời chỉ ra rằng ở nước ta có các
thành phần kinh tế là: Kinh tế XHCN; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông
dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh
tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác”.
Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) tiếp tục chủ trương phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VII nêu rõ: “Trong nền
kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại sở hữu
cơ bản, sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa
dạng: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then
chốt; kinh tế tập thể, với hình thức phổ biến là hợp tác xã, phát triển rộng rãi và đa dạng
trong các ngành, nghề với quy mô và mức độ tập thể hóa khác nhau, trên cơ sở tự nguyện
góp vốn, góp sức của những người lao động. Kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển.
Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động. Kinh
tế gia đình không phải là một thành phần kinh tế độc lập nhưng được khuyến khích phát triển mạnh”.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) xác định nền kinh tế nước ta gồm các thành
phần: kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ;
kinh tế tư bản tư nhân. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 2001) chỉ rõ: “Đảng
và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, với các thành phần: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể;
kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là sự bổ sung mới, thể
hiện rõ tầm quan trọng của sự thu hút các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển kinh tế Việt
Nam. Đây là sự vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc "lưu thông
trong - ngoài". Tiếp đó, trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), Nghị quyết
Đại hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) chỉ ra các thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà
nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư bản nhà 10 lOMoAR cPSD| 45568214
nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; và khẳng định: “Các thành phần kinh tế hoạt động
theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh”. Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, song Đảng cũng chỉ rõ “Kinh
tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Quan điểm
này thể hiện sự đổi mới, kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tư duy kinh tế
của Đảng ta, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân trong chiến
lược phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Đại hội XI, Đại hội XII và Đại hội XIII của Đảng đều thống nhất hoạch định phương hướng
phát triển nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đó là: kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng ta đã có những khái quát mới về
lý luận: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế
tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng làm rõ hơn vị trí, vai trò và chính sách phát triển đối với các thành
phần kinh tế. Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng,
quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí
đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Tóm lại, kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất
nhỏ đi lên CNXH và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế bảo đảm cho mọi người được tự
do làm ăn theo pháp luật. Chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh
tế nhiều thành phần của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế là sự vận dụng
sáng tạo và phát triển những quan điểm đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần quan trọng trong việc huy động sức mạnh của các
thành phần kinh tế vào chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.(Quan Điểm Của Hồ Chí Minh về Thành Phần Kinh Tế và Sự Vận Dụng Của Đảng Ta, n.d.) 11 lOMoAR cPSD| 45568214
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trong việc phát
triển nền kinh tế nước ta hiện nay có thể thấy qua 3 ví dụ sau:
2.2.1 Cải thiện hạ tầng kinh tế:
Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng vật chất có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa,
hành khách… thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước” là
đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt
phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước. Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đặt nặng vấn đề đầu tư cho hạ tầng kinh tế và phát triển công nghiệp, như đầu
tư vào giao thông, viễn thông, đường sắt, hàng không,… Cụ thể hóa các quan điểm, định
hướng chỉ đạo của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg và
điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải của năm chuyên ngành: đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải. Trong đó, quy hoạch các công trình giao
thông hiện đại, kết nối đồng bộ gồm: 1- Mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia để kết nối
với các trung tâm kinh tế trọng điểm Bắc - Nam, các cửa khẩu, các cảng hàng không, các
cảng biển quốc tế, các tuyến đường vành đai đô thị có nhu cầu vận tải lớn, với tổng chiều
dài 6.411km; 2- Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và hệ thống đường sắt đô thị tại Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; 3- Các cảng biển cửa ngõ quốc tế tại khu vực Bắc - Trung -
Nam (cảng Lạch Huyện, cảng Vân Phong và cảng Cái Mép - Thị Vải); 4- Quy hoạch mạng
đường bay theo mô hình nan quạt với tần suất khai thác cao, với 2 đầu cuối hiện đại tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 5- Quản lý giao thông đô thị khoa học, sử dụng công nghệ
hiện đại thông qua hệ thống camera, giao thông thông minh (ITS).(Phát Triển Kết Cấu Hạ
Tầng Giao Thông “Đi Trước Một Bước” Theo Hướng Đồng Bộ, Hiện Đại - Media Story -
Tạp Chí Cộng Sản, n.d.) 12 lOMoAR cPSD| 45568214
2.2.2 Phát triển công nghiệp
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách
kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa. Qua các Đại hội IX, X, XI, mục tiêu đến năm 2022 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định xuyên suốt, trong đó phát triển công
nghiệp là để tạo nền tảng thực hiện mục tiêu đó. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, cụ thể: “Đến năm 2025: Là nước đang phát
triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến
năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”
Trong thời kỳ đổi mới, các khu công nghiệp đã được thành lập ở các tỉnh, thành phố, chủ
yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm
năng phát triển kinh tế của các vùng. Tính hết năm 2021, có 397 khu công nghiệp được
thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122.900 ha. Đã có 291 khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 71%, xấp xỉ so với cuối năm 2020. Các khu công
nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt
Nam, thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khơi dậy và
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong
tổng vốn đầu tư xã hội; gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc
tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách và tạo việc
làm. Cùng với đó, sự phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới đất nước đã thu hút lượng
vốn đầu tư nước ngoài lớn, đến từ nhiều công ty, tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới.
Tính lũy kế đến cuối năm 2018, cả nước có hơn 27.353 dự án FDI còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký đạt 340 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt khoảng 191,4
tỷ USD, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Đây là nguồn
“ngoại lực” quan trọng của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới: Thực Trạng và Một Số Giải Pháp, n.d.) 13 lOMoAR cPSD| 45568214
2.2.3 Hợp tác hóa và hợp tác xã trong nông nghiệp:
Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nông dân
ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông
nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”. Theo Người, đưa nông dân vào làm ăn tập
thể dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là con đường, phương thức rất quan
trọng giúp nông nghiệp phát triển. Học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc
đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển hợp tác xã
nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, “Về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” (Nghị quyết số 13NQ/TW) và Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 7 khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (Nghị quyết số 26- NQ/TW).
Theo Báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tính đến năm 2021, cả nước có 17.507
hợp tác xã nông nghiệp (chiếm 65,27% tổng số hợp tác xã), tăng 63,91% so với năm 2013;
hoạt động với hai mô hình chủ yếu là hợp tác xã kinh doanh tổng hợp (chiếm khoảng 70%)
và hợp tác xã chuyên ngành (chiếm khoảng 30%); cung ứng ít nhất là 3 dịch vụ (vật tư, tưới
tiêu, khuyến nông) và nhiều nhất là 16 dịch vụ (giống, vật tư, tưới tiêu, khai thác hạ tầng,
làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến...); có hơn 40% số hợp tác xã thực hiện liên kết đầu
vào, đầu ra bằng các hợp đồng liên kết ổn định; tổng số vốn hoạt động, giá trị tài sản đạt
15.914 tỷ đồng; doanh thu bình quân 2,1 tỷ đồng/HTX; lãi bình quân 208 triệu đồng/HTX;
thu nhập bình quân lao động đạt 4,25 triệu đồng/người/tháng; tăng 2,22 lần so với năm
2013(3).(Định Hướng Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Việt Nam Trong Bối Cảnh
Mới - Tạp Chí Cộng Sản, n.d.)
Những thành tựu phát triển hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển cũng
như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của nông dân ở nước ta thời gian qua.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp được duy trì khá cao, giai đoạn 2008 - 2020 tăng
trưởng trung bình đạt 3,01%/năm. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thực chất và hiệu
quả hơn; hoạt động sản xuất chuyển mạnh theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập
trung, quy mô lớn, phát huy lợi thế của mỗi địa phương và vùng, miền trên cả nước, gắn
với thị trường tiêu thụ và ứng dụng khoa học - công nghệ. Phát triển công nghệ cao, công
nghệ sạch, hữu cơ ngày càng được chú trọng. Một số nông sản từng bước khẳng định vị thế
và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 14 lOMoAR cPSD| 45568214
Đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò
chủ thể của nông dân, thúc đẩy liên kết kinh tế theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế nông
thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo ra năng suất, lợi ích cao, tăng tỷ trọng hàng nông sản
chế biến xuất khẩu và đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực tăng thu nhập cho nông
dân. Đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ. Sự phát
triển đổi mới của các hợp tác xã nông nghiệp thực sự là một phương thức quan trọng để
thực hiện sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của “nông nghiệp, nông thôn và nông dân”;
tạo sự phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền
vững chung của đất nước C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin trong những điều kiện cụ thể. Hiện nay, tuy tình hình trong nước cũng như trên thế
giới đã có những thay đổi sâu sắc nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về
kinh tế của Hồ Chí Minh nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao. Khẳng định những nội dung lý
luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh không chỉ là sự tiếp thu, kế
thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, mà còn
được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
Thực tiễn hơn 30 năm làm theo chỉ thị của Đảng càng làm sáng tỏ lý luận về thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm của Hồ
Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điều này đã giúp Việt
Nam đạt được nhiều thành tựu và phát triển kinh tế vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Đó là những tiêu chí đánh giá đúng sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ của Đảng ta, đồng thời là những cơ sở, điều
kiện đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi tới thành công.
Hiểu được tầm quan trọng của tư tưởng ấy, Học sinh, sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ 15 lOMoAR cPSD| 45568214
Chí Minh, quán triệt trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ở mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế. Tiếp đó, cần tăng cường công tác
tuyên truyền, nghiên cứu cũng như vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở
nguyên tắc lịch sử cụ thể. Tiếp tục đổi mới phương thức học tập, làm việc, tư duy trong xây
dựng và phát triển kinh tế để góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, sánh vai
với cường quốc trên thế giới. 16 lOMoAR cPSD| 45568214
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh mới - Tạp chí
Cộng sản. (n.d.). Retrieved 28 April 2023, from
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825570/dinh-huong-
phattrien-hop-tac-xa-nong-nghiep-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi.aspx
2.Phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng và một số giải pháp. (n.d.).
Retrieved 28 April 2023, from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-triencong-nghiep-viet-
nam-trong-thoi-ky-doi-moi-thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-104240.htm 3.Phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông “đi trước một bước” theo hướng đồng bộ, hiện đại Media story - Tạp chí
Cộng sản. (n.d.). Retrieved 28 April 2023, from https://www.tapchicongsan.org.vn/mediastory/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phat-trien-ket-cau-ha-tang-giao-thong-ditruoc-mot-
buoc-theo-huong-dong-bo-hien-dai
4.QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH
TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM - Khoa Lý luận cơ sở. (n.d.). Retrieved 28 April 2023, from
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-tuong-ho-
chiminh/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-nhung-dac-diem-cua-nen-kinh-te-
trongthoi-ky-qua-do-len-cnxh-va-su-van-dung-cua-viet-nam.html
5.Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta. (n.d.). Retrieved 28 April 2023, from
https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-
traodoi/quan-diem-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-nhung-thanh-phan-kinh-te-trong-thoi-
kyqua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-va-su-van-dung-sang-tao-cua-dang-ta-350.html
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17