Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING BÀI TẬP LỚN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong việc phát triển cơ cấu nền kinh tế ở nước ta hiện nay?
Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Thu Giang MSV:
Lớp tín chỉ: LLTT1101(122)_26 Giảng viên: TS. Nguyễn Chí Thiện HÀ NỘI - 2022 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45568214
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
B. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 1
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ TRONG THỜI KÌ QUÁ . 1
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ................................................................. 1
1. Lý luận của V.I.Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở Liên 2
Xô ......................................................................................................................................... 2
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam ........................................................................................................................... 3
II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÊU TRÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ...... 13
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ....... 13
C. PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 15 lOMoAR cPSD| 45568214
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Suốt
cả cuộc đời, Người phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân
dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một tài
sản tinh thần vô giá. Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng kinh tế là mẫu mực của
sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quy
luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Những tư tưởng đó đã
chỉ đạo cho Đảng ta hoạch định đường lối, chính sách kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn của cách mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công. Ngày
nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã để lại cho chúng
ta nhiều di sản quý giá, có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh cả nước đang tập trung mọi nguồn
lực để phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã chứng minh tính
đúng đắn và tất yếu qua thực tế. Tuy nhiên trong thực tế, có quan niệm cho rằng Hồ Chí
Minh không phải là nhà kinh tế, nên "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" không có gì để
nói nhiều; hay có quan niệm cho rằng: kinh tế nước ta hiện nay đang đổi mới theo nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ nói nhiều về mô
hình xã hội chủ nghĩa kiểu trước đây... và một số ngộ nhận, sai lầm khác nữa. Từ lý do trên,
chúng ta thấy rằng cần phải tập trung nhiều h ơn nữa trí lực và sức lực để nghiên cứu một
cách toàn diện h ơn, sâu sắc hơn tư tưởng kinh tế của Người để làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận đặt ra, lý giải những quan niệm ch ưa đúng, hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn tư
tưởng của Người vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Vì vậy, trong bài tiểu luận này
sẽ cùng tìm hiểu và phân tích đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu nền kinh tế ở nước ta hiện nay.”
B. PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ TRONG THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Hồ Chí Minh không định nghĩa về chủ nghĩa xã hội. Với cách diễn đạt dung dị, dễ
hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau
bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một lĩnh vực nào đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v.) của
chủ nghĩa xã hội. Theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết 1 lOMoAR cPSD| 45568214
nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.
Cơ cấu các thành phần của một nền kinh tế phụ thuộc vào sự tồn tại của các hình
thức sở hữu, các kiểu quan hệ sản xuất, vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
sản xuất hàng hoá thời kỳ quá độ. Như Lênin đã chỉ rõ: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ,
xét về toàn bộ, nó là nền kinh tế quá độ, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, do đó sự tồn
tại của các thành phần kinh tế khác nhau là một tất yếu khách quan. Mỗi thành phần kinh
tế còn phát huy tác dụng tích cực, có đóng góp vào quốc kế dân sinh thì không thể dùng
mệnh lệnh hành chính mà xoá bỏ ngay một lúc được.
1. Lý luận của V.I.Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở
Liên Xô
Sinh thời, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa
xã hội trước hết là sản phẩm khách quan của chủ nghĩa tư bản và điều đó tất yếu đòi hỏi
những người cộng sản, nhân dân lao động cùng với nhà nước kiểu mới của mình phải biết
tiếp thu, kế thừa tất cả các giá trị tiến bộ được tạo ra bởi chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của V.I.Lênin về một kết cấu kinh tế quá độ với sự đan
xen giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các giai cấp vô sản, tư sản và tiểu tư
sản thực chất đã được nêu ra từ năm 1918.
Tháng 2 năm 1921, tại Hội nghị lần thứ XI, Đảng Cộng sản Nga đã nhất trí thông
qua chính sách kinh tế mới. Đảng đã quyết định áp dụng ở nước Nga Xô viết những biện
pháp khẩn cấp, kiên quyết nhằm cải thiện tình cảnh của nông dân và phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn.
V.I.Lênin đã rút ra kết luận là: Trong điều kiện thực tế của nước Nga, giai cấp vô sản
đã giảm nhiều sau hai cuộc chiến tranh lại vừa mới giành chính quyền về tay, họ không có
kinh nghiệm quản lý và do vậy, không có khả năng khẳng định sở hữu xã hội đối với tất cả
các tư liệu sản xuất của xã hội. Đế phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện mới hình
thành, cần phải kiên quyết duy trì nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó có nghĩa là, ngoài
phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa mới chỉ phôi thai và về nguyên tắc, được công nhận
là có vai trò chủ đạo, cần phải cho phép tồn tại những phương thức sản xuất khác và hơn
nữa cần phải phát triển ở mức độ nhất định một số thành phần kinh tế khác. Trong khi vận
dụng chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin đã dùng từ “quá độ” để chỉ số trong nền kinh tế của
nước Nga khi đó “có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”
Nền kinh tế nhiều thành phần là nét đặc trưng của thời kỳ quá độ. Cùng với đó, Lê
nin cũng đưa ra quan điểm của mình về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Đầu thế kv XX, ở nước Nga khi đó có những thành phần kinh tế sau đây:
“1. Kinh tế nông dân đều gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; 2 lOMoAR cPSD| 45568214
2. Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì);
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5. Chủ nghĩa xã hội.”
Những thành phần kinh tế trên phản ánh đúng thực tiễn kinh tế của nước Nga Xô
Viết thời đó và được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao phù hợp với quá trình lịch sử tự
nhiên của sự phát triển lực lượng sản xuất.
V.I. Lênin coi chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự chuẩn bị điều kiện vật chất đầy đủ
cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát
tiểu tư hữu. Trong nhà nước tư bản, chủ nghĩa tư bản nhà nước được nhà nước kiểm soát
một cách có lợi cho giai cấp tư sản; còn trong nhà nước vô sản, chủ nghĩa tư bản nhà nước
được kiểm soát và điều tiết để làm lợi cho giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tạo lập
cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa xã hội. Theo V.I Lênin, trong giai đoạn đầu thời kỳ quá độ,
thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa mới chỉ là mầm mống, mầm mống mới nhú lên. Điều
quan trọng nhất là phải vun bón chu đáo những mầm mống đó để nó lớn dần lên và sẽ tiến
tới giữ địa vị thống tộ nền kinh tế quốc dân.
Với V.I..Lênin, chính sách kinh tế mới là sự kết hợp nhiều hình thức sở hữu khác
nhau và do vậy, trong nó có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quan hệ sản xuất khác
nhau. Đường lối phát triển này là sự củng cố từ từ nhằm tăng cường phương thức sản xuất
xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp và nông nghiệp để nó đủ khả năng phục hồi kinh tế đất
nước và sau đó, phát triển nhanh lực lượng sản xuất ở nước Nga Xô Viết. Rất tiếc rằng, mấy
năm sau khi V.I.Lênin qua đời, chính sách kinh tế mới đã sớm bị dừng lại, không được tiếp
tục hoàn chỉnh, bổ sung trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam a) Tổng quan
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời
kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH. Ở Việt Nam là
hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này
chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các
tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống
cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu.
Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và
lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”. Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hội
hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt 3 lOMoAR cPSD| 45568214
để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm... biến nước
ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”. Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ
nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hôi.̣ Nếu nhân
dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn. b) Nhiệm vụ
Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải
tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn
dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trong đó,
“nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,
có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất toàn diện.
Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt, tăng năng suất lao
động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ
chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Theo Người,
quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy
để phát triển sản xuất.
c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều luận điểm, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt, có tính nguyên
tắc về phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội:
Xuất phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: “…nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng
vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có
văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải 4 lOMoAR cPSD| 45568214
cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý:
Người khẳng định: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông
nghiệp… hai chân không đều nhau, không thể bước mạnh được”. Nông nghiệp phải phát
triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu … Công
nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước
hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh
nông nghiệp và cung cấp dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Cho nên
công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân
đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện
liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, sung sướng cho nhân dân.
- Tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa:
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thực
sự của nhân dân ta. Trong bài Con đường phía trước (ngày 20-1-1960), Người viết: “Đời
sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách
thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm
tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những
việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy,
ra gang, thép, than, dầu … Đó là con đường phải đi của chúng ta: Con đường công nghiệp hóa nước nhà”.
- Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã
hộitrong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.
Người chỉ ra rằng, ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn các hình thức sở hữu chính: “Sở
hữu của nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân
dân lao động. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư
bản”. Tương ứng với chế độ sở hữu là thành phần kinh tế. Hồ Chí Minh xác định: “Trong
chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau … Trong năm loại ấy, kinh tế quốc
doanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo
hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”. 5 lOMoAR cPSD| 45568214
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra
chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt:
Một là, công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo
của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải
ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải
trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ.
Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ
cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp
với lợi ích của đại đa số nhân dân.
Hai là, chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn
cấm họ bóc lột nhân dân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng
thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu
quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên.
Ba là, công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng
khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương
thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông.
Bốn là, lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai thác lâm thổ sản để bán cho các nước
bạn và dể mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho
ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta.
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây
dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải
của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”, “Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác
nào gió vào nhà trống”. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sản xuất và tiết kiệm
gắn với nhau như một phương châm. Phải luôn thực hành trong một nền kinh tế nghèo nàn
lạc hậu lại phải chịu nhiều bom đạn chiến tranh, chịu nhiều thiên tai bất thường. Phát triển
sản xuất để tăng sản phẩm xã hội và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hai mặt biện
chứng trong các chặng đường phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Đồng thời, Người căn dặn trong phát triển kinh tế phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu là
những “giặc nội xâm”, đồng minh với giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ba
căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. 6 lOMoAR cPSD| 45568214
Loại kẻ thù này “khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các
tổ chức của ta, đề làm hỏng công việc của ta”. Dù có cố ý hay không, tham ô, lãng phí, quan
liêu “cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”. “Nó làm hỏng tinh thần trong
sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm,
liêm, chính. Nó “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và
của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”.
d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng:
Con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có thể khác với Liên Xô. Người viết: “Có nước
thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế
độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Đông Âu, Trung
Quốc, Việt Nam ta…”(1). Theo cách hiểu của chúng tôi, “chế độ dân chủ mới“ có thể là
giai đoạn lịch sử tương ứng với khái niệm “thơi kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” mà ta
đang dùng hiện nay. Đáng tiếc là, trong khi còn chưa hội đủ những điều kiện cần thiết, nhất
là về phương diện sức sản xuất của xã hội, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam…
đã nôn nóng, vội vã kết thúc sớm thời kỳ “dân chủ mới“ để nhanh chóng trở thành những
nước xã hội chủ nghĩa hoàn thiện và phát triển.
Để đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta cần phải trải qua giai đoạn dân chủ mới, bởi vì
“… đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Chính điểm xuất phát thấp này đã qui định tính chất phức tạp của kết cấu kinh tế – xã hội
và sự tồn tại đồng thời của các thành phần kinh tế khác nhau. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận
và chỉ ra các loại hình kinh tế, các hình thức sở hữu khác biệt, nhưng được cố kết lại thành
một chỉnh thể kinh tế – xã hội quá độ trong quá trình vận động. Đặc biệt, khi sự tồn tại của
các thành phần kinh tế khác nhau vẫn còn là một tất yếu khách quan và có vai trò nhất định
đối với sự phát triển của nền kinh tế thì cần phải tiếp tục sử dụng, phát triển chúng theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau: A
- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân). B
- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C
- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp
tácxã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội). D - Tư bản của tư nhân. 7 lOMoAR cPSD| 45568214 E
- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh).
Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả, cho nên kinh tế ta
sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”.
Đi vào chi tiết, Hồ Chủ tịch nhận định trong năm loại thành phần kinh tế này thì
Kinh tế quốc doanh là kinh tế nắm vai trò lãnh đạo và phát triển nhanh chóng, đóng góp
cho sự phát triển kinh tế nước nhà theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng tư
bản theo lối mòn. Người cũng cho rằng ở đó, Nhà nước nắm vai trò là xương sống, điều tiết
nền kinh tế đi theo đúng hướng. Đối với việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa các hình
thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế, phương châm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là : “phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa
xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa.” Điều đặc biệt ở đây xét trên tình huống
sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau vẫn còn là một tất yêu khách quan với vai
trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế, Bác Hồ đã phân tích rõ tính chất của
từng thành phần kinh tế để có thể sử dụng chúng hợp lý , phát triển chúng theo hướng định
hướng xã hội chủ nghĩa. -
Kinh tế địa chủ phong kiến thì bóc lột địa tô, là thành phần kinh tế mang
hơihướng chủ nghĩa phong kiến bóc lốt kiểu cũ, lạc hậu và tàn bạo, gây nên sự đi lùi trong
công cuộc phát triển nền kinh tế cho nên cần phải loại bỏ. -
Kinh tế quốc doanh thì mang tính chất chủ nghĩa xã hội. Ở đây, tài sản của
các xínghiệp là tài sản chung của nhân dân, của Nhà nước chứ không có dấu hiệu của tư
hữu, chiếm làm của riêng. Trong các xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư
và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Như vậy, mỗi ngành nghề,
mỗi cá thể đều là chủ nhân, mang tính chất công bằng và đều có quyền tham gia đóng góp
ý kiến, quản lý và xây dựng môi trường xí nghiệp làm việc hiệu quả. -
Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa chủ nghĩa xã
hội.Nhân dân góp chung để mua những vật liệu, công cụ, những vật dụng vần thiết, hoặc
bán những sản phẩm mà mình sản xuất,.. Các hội đổi công ở nông thôn cũng được coi là một loại hợp tác xã. -
Kinh tế cá nhân của nông dân, thủ công nghệ thì họ thường tự tung hoạt
độngtrao đổi buôn bán những sản phẩm mình sản xuất được. Xét trên thực tế, đây là một
thứ kinh tế lạc hậu, cần được can thiệp, hướng dẫn để phát triển. Đối với người làm nghề
thủ công, lao động riêng lẻ khác thì Nhà nước cần có những chính sách bảo hộ quyền sở
hữu về tư liệu sản xuất cho họ, hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cải thiện phương thức làm
ăn để đạt được lợi nhuận cao hơn, khuyến khích họ tổ chức các hợp tác xã sản xuất theo 8 lOMoAR cPSD| 45568214
phương thức tự nguyện. Đúc kết lại, Người nhận định rằng với cá thể tiểu chủ thợ thủ công
thì cần tận dụng sức lao động nhàn rỗi của họ và đưa vào các hợp tác xã lành nghề. -
Kinh tế tư bản của tư nhân là kinh tế dựa trên tư bản chủ nghĩa, tức mang
bảnchất của tư bản chủ nghĩa. Họ bóc lột công nhân tạo ra lợi nhuận, nhưng đồng thời họ
cũng góp phần mình trong quá trình xây dựng kinh tế. Như vậy có thể thấy Bác có quan
điểm khách quan với kinh tế tư bản tư nhân trong nước vì Người đã thấu tỏ đặc điểm khác
biệt của giai cấp tư sản Việt Nam so với các nước khác. Đó chính là giai cấp này có xu
hướng hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước cho nên “nếu mình thuyết phục khéo,
lành đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội.” Đối với thành phần tư bản công
thương, Nhà nước không được xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của
họ mà phải ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm tạo lợi nhuận cho quốc kế dân sinh, phù
hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Chính phủ cần tận dụng khoa học công nghệ,
những phát triển sáng tạo của họ để làm giàu cho nền kinh tế chung, đồng thời khuyến
khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội theo hình thức công tư hợp doanh kết hợp
các hình thức cải tạo khác. -
Kinh tế tư bản Nhà nước là sự kết hợp giữa Nhà nước và tư bản, Nhà nước
hùnvốn với tư nhân để kinh doanh, và do Nhà nước lãnh đạo. Điểm khác biệt của kinh tế
tư bản tư nhân và Nhà nước chính là tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản còn tư bản Nhà
nước là chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, cơ cấu thành phần kinh tế trong chế độ dân chủ mới ở Miền Bắc Việt Nam
sau năm 1954 so với cơ cấu kinh tế Việt Nam trong vùng tự do 1945-1954 ở những điểm
thống nhất và có những điểm thay đổi sau: -
Điểm thống nhất: Trong nền kinh quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì đặc điểm
kinhtế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam là sự tồn tại
khách quan của các thành phần kinh tế. Và tồn tại các thành phần kinh tế phổ biến: Kinh tế
quốc doanh; Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; Tư bản của tư nhân. Thành
phần kinh tế quá độ: Các hợp tác xã; Tư bản của Nhà nước. - Điểm thay đổi
Một là, khác với thời kháng chiến, trong chế độ dân chủ mới không còn thành phần
kinh tế phong kiến. Cải cách ruộng đất đã triệt tiêu chế độ sở hữu phong kiến về ruộng
đất. Người nông dân đã trở thành người cày có rộng, chủ sở hữu ruộng đất. Điều này một
lần nữa khẳng định lại nhận định của Hồ Chí Minh: “làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[3]. Muốn đi tới chủ nghĩa cộng sản thì dân
tộc phải độc lập và dân cày ruộng phải có ruộng.
Hai là, các thành phần kinh tế thay đổi về vị trí và vai trò trong nền kinh tế. Kinh tế
quốc doanh là hình thức sở hữu toàn dân, lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, cần phải ưu tiên 9 lOMoAR cPSD| 45568214
phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho CNXH và thúc đẩy
việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Như vậy, vị trí, vai trò của thành phần kinh tế quốc doanh đã
có bước phát triển mới, từ chỗ có tính chất chủ nghĩa xã hội đã trở thành thành phần kinh
tế thực sự đại diện cho chủ nghĩa xã hội có vai trò “lãnh đạo” trong nền kinh tế và đảm bảo
định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế. "Kinh tế quốc doanh là công. Nó là
nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển
nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó".
Đối với thành phần kinh tế quá độ kinh tế hợp tác xã; tư bản của Nhà nước trở nên
phố biến, vững chắc và phạm vi mở rộng hơn. Kinh tế hợp tác xã, Người khẳng định, kinh
tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt
khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu
chính thúc đẩy công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Kinh nghiệm qua chứng tỏ
rằng hợp tác hóa nông nghiệp ở nước ta, cần phải trải qua hình thức tổ đổi công và hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp. Đó là việc rất cần thiết. Chúng ta phát triển từng bước vững chắc
tổ đổi công và hợp tác xã thì hợp tác hóa nông nghiệp nhất định thành công. Tư bản của
Nhà nước, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước
không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng
dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của
Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội
bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác”. Kinh tế tư bản Nhà
nước, được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ các nhà tư bản đi theo chủ nghĩa xã hội và
hướng dẫn hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Đây là thành phần kinh tế quá
độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhằm hướng thành phần kinh tế
này quay trở lại phục vụ chủ nghĩa xã hội. Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ.
Hồ Chí Minh cho rằng, “Đối với người làm thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến
cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. “Đẩy
mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ
thủ công, những người lao động riêng lẻ khác và đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh,
đồng thời nó mở mang và tăng cường lực lượng của thành phần kinh tế quốc doanh, thúc
đẩy việc phát triển kinh tế theo chủ nghĩa xã hội”.
Năm thành phần kinh tế nêu trên tồn tại khách quan trong suốt thời kỳ quá độ. Do
đó, chúng ta cần phải sử dụng chúng một cách triệt để nhằm phát triển nền sản xuất của xã
hội, mà không sợ khuynh hướng phát triển tự phát theo chủ nghĩa tư bản của các thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần có những ưu tiên đúng mức đối với thành phần
kinh tế quốc doanh để nó phát triển và trở thành thành phần kinh tế chủ đạo, đủ sức hướng
dẫn các thành phần kinh tế khác vận động và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế quốc doanh cũng nằm trong quá trình vận động theo các tầng nấc từ thấp đến cao, 10 lOMoAR cPSD| 45568214
tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và qui mô xã hội hóa của nền sản xuất xã hội.
Trong rất nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến
việc thành lập các tổ chức hợp tác xã từ trình độ thấp đến trình độ cao. Người coi đây là
cách thức tổ chức thích hợp với điềâu kiện một nước mà lực lượng lao động xã hội phần
lớn là nông dân và hoạt động kinh tế chủ yếâu là sản xuất nông nghiệp như nước ta. Người
đã nhấn mạnh rằng: Tất cả đường lối, phương châm chính sách của Đảng đều nhằm nâng
cao đời sống của nhân dân nói chung, của nông dân nói riêng. Muốn đạt mục đích đó thì
nhất định phải củng cố và phát triển hợp tác xã cho thật tốt, phải không ngừng nâng cao thu nhập của xã viên.
e) Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế và vùng kinh tế
Đề cập tới vấn đề kiến quốc, xây dựng nền kinh tế nước nhà, Hồ Chí Minh cũng rất
quan tâm đến một cơ cấu kinh tế hợp lý. Người đề cập tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của
nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là cơ cấu ngành. Trước hết vấn đề cơ bản mang tính sống
còn chính là phải tìm ra được cơ cấu đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là khi tại thời điểm ấy,
nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất và nền kinh tế sản xuât đã
nhỏ lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân còn đang đói khổ lầm than. Ngay từ bước
đầu phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh đã rất coi trọng ngành nông nghiệp nước ta. Theo
Người, nông nghiệp phải là gốc, là trụ cột chính bởi vì nông nghiệp bảo đảm lương thực,
thực phẩm nguồn sống của con người, là cơ sở cho các ngành kinh tế khác. Hơn nữa, vốn
dĩ ở nước ta với tiền đề địa lý là nước nhiệt đới cận xích đạo lấy nông nghiệp là ngành kinh
tế chủ yếu với bề dày lịch sử của nền nông nghiệp lúa nước trải dài suốt quá trình kiến quốc,
nông dân chiếm đại đa số trong dân cư, cho nên việc quan tâm phát triển nông nghiệp là
một vấn đề cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nước nhà. Trong “ Thư
gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Người khẳng định “Việt Nam là nước sống về nông
nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà,
Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào công nghiệp một phần lớn. Nông dân
ta làm giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh.” Quan điểm lấy nông
nghiệp là chính, là trung tâm sẽ còn lâu dài ở nước ta. Ngay trong thời kỳ kháng chiến, phát
triển kinh tế nông nghiệp cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo thắng lợi. Trong
bài viết “ Việt Bắc quyết thắng” viết năm 1949, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Mặt trận kinh tế gồm
có công nghệ, buôn bán và nông nghiệp”. Đối với Người ngành nào cũng quan trọng nhưng
trong thời điểm ấy thì quan trọng nhất vẫn là nông nghiệp vì “ có thực mới vực được đạo”.
Phải đảm bảo có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân thì “kháng chiến mới mau thắng
lợi, thống nhất và độc lập thành công”
Nói về quan điểm của mình về cơ cấu vùng thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra phương
hướng là cơ cấu vùng kinh tế trọng điểm sao cho phù hợp với nông thôn, thành thị và hải 11 lOMoAR cPSD| 45568214
đảo để từ đó rút ngắn khoảng cách thu nhâp, văn minh và nhận thức giữa các vùng. Tiếp
nữa, Người khẳng định phải xây dựng nền kinh tế tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc
tế. Bác cho rằng độc lập là phải độc lập toàn diện triệt để, một quốc gia dân tộc độc lập là
một quốc gia dân tộc độc lập về mọi mặt : chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa tư tưởng.
Mà quan trọng nhất với Người đó chính là độc lập và chính trị và kinh tế, tức là không lệ
thuộc vào bất kỳ quốc gia dân tộc nào khác như một số nước trung đông. Chúng ta độc lập
toàn diện, độc lập về mọi mặt nhưng không có nghĩa là đóng cửa khép kín mà vấn còn có
sự giao thương với các nước khác. Ở đây, tư duy của vị lãnh tụ vĩ đại đã vượt ra khỏi thời
đại, phá vỡ tư duy “bế quan tỏa cảng” xưa cũ bằng những dòng chữ mộc mạc, ngắn gọn mà
dễ hiểu dễ nhớ “ ta ra sức khai lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ
ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa
chế tạo được. Đó chính là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế
ta”.Người cũng quan tâm tới việc phát triển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau : “Các
bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân và trí thức, đã chung
sống với nhân dân Việt Nam. Các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Những hoạt động
chính đáng về kinh tế và văn hóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên
các bạn. Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp
đỡ và bảo hộ các bạn.” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của khoa học kĩ thuật
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Người cho rằng chúng ta không có điều kiện
thuận lợi cho khoa học kĩ thuật thì giờ cần phải học tập tiếp thu từ các nước đi trước, tìm
tòi và tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn của nước họ và đặc biệt là những kinh nghiệm
đi trước trong quản lý và sản xuất đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Từ đó ứng dụng về nước
ta sao cho phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập tục thói quen đặc điểm của nền kinh tế nước
nhà. Song song với việc học tập tiếp thu, chúng ta cũng không được quên đi những tinh hoa
của nước nhà, phải biết “hòa nhập mà không hòa tan”, cũng như giữ vững tôn trọng độc lập
chủ quyền, ngăn cấm mọi hành động ảnh hưởng đến nền độc lập của quốc gia mình và
không can thiệp tới độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc khác.
Những nhận định của Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế trong chế độ dân
chủ mới ở Miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 đã cho thấy sự vận dụng sáng tạo của Người
khi kế thừa quan điểm của V.I.Lênin vào thực tiễn đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, phù hợp với đặc thù lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội và đảm bảo tính quy luật
chung, phản ánh tính đặc thù của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ có các thành phần kinh
tế phổ biến, thành phần kinh tế quá độ đan xen. Những nhận thức đó có ý nghĩa vô cùng to
lớn về lý luận, đây là cơ sở khoa học để Hồ Chí Minh đưa ra các quyết sách đúng đắn trên
lĩnh vực kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc trước đây và trên phạm vi cả nước. 12 lOMoAR cPSD| 45568214
II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÊU TRÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế trong nền kinh tế vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu, làm sáng tỏ về
cả lý luận và thực tiễn vấn đề về các thành phần kinh tế và khẳng định, đặc điểm kinh tế cơ
bản có tính quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tồn tại khách
quan của nhiều thành phần kinh tế dựa trên nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Đây là đặc
trưng kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) xác định: “Xuất phát từ sự đánh giá
những tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức lao động,
kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, chúng ta chủ trương: đi đôi với việc phát triển
kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của Nhà nước và
tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế khác”. Đồng thời chỉ ra: Ở nước ta các thành phần kinh tế đó là: “Kinh tế xã hội
chủ nghĩa; Các thành phần kinh tế khác gồm: Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công,
nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư
nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp
doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên và các vùng núi cao khác”.
Đại hội VII của Đảng nêu rõ: Trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh
doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại sở hữu cơ bản, sẽ hình thành nhiều thành phần
kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng: Kinh tế quốc doanh được củng cố
và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt; kinh tế tập thể, với hình thức phổ
biến là hợp tác xã, phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành, nghề với quy mô và mức
độ tập thể hóa khác nhau, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động.
Kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông
thôn. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động
trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm. Kinh tế gia đình không phải là một
thành phần kinh tế độc lập nhưng được khuyến khích phát triển mạnh. Nhà nước nhất quán
chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp
pháp, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh.
Đến Đại hội VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực hiện chủ trương, chính sách
đối với từng thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp
tác xã; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá chủ, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. 13 lOMoAR cPSD| 45568214
Đại hội IX của Đảng ta ghi rõ: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật. Đại hội cũng chỉ rõ
các thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn này gồm: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập
thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Đại hội X của Đảng khẳng định, ở Việt Nam có ba chế độ sở hữu là toàn
dân, tập thể và tư nhân, trên cơ sở đó hình thành nhiều thành phần kinh tế gồm: Kinh tế nhà
nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong quá trình phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội XI của Đảng
tiếp tục khẳng định: “Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo. Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của
nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch”.
Đại hội cũng chỉ rõ 4 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân;
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác
và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ
có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các
nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường”.
Để phát triển nhanh và bền vững đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh:
“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể,
kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển, kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”.
Kết quả của 35 năm đổi mới về kinh tế nước ta tốc độ tăng trưởng bình quân khá
cao, trong điều kiện khó khăn (thiên tai, dịch bệnh, môi trường quốc tế không thuận lợi);
Tiềm lực, quy mô của nền kinh tế được nâng lên, GDP năm 2020 đạt 343,6 tỉ USD (đứng
thứ 4 Đông Nam Á; Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng
6%/năm, năm 2020 đạt 2,91% ; Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD năm 2020.
( xếp thứ 6 ASEAN); Dự trữ ngoại hối đạt gần 100 tỷ USD; Xếp thứ 42/131 quốc gia và
nền kinh tế về chỉ số đổi mới và sáng tạo. Những kết quả nêu trên, một lần nữa khẳng định
rằng chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; đi lên chủ nghĩa xã hội 14 lOMoAR cPSD| 45568214
là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Các thành phần kinh tế
trong nền kinh tế Việt Nam đảm bảo tính quy luật chung và tính đặc thù và phù hợp với
thực tiễn đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mỗi thành phần kinh tế tồn tại
có ví trí, vai trò riêng để thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy
luật từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về
kinh tế tuân thủ theo pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Kiên định
và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên
định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
C. PHẦN KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà chính trị bàn về kinh tế, tư tưởng kinh tế của Người
cơ bản là tư tưởng kinh tế - chính trị. Trên cương vị lãnh đạo quốc gia, Hồ Chí Minh đã đưa
ra những quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển kinh tế ở một nước nông nghiệp quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về những thành phần kinh tế là một bộ phận đặc sắc trong tư tưởng kinh tế của
Người và vẫn giữ nguyên giá trị chỉ đạo đối với đất nước ta trong công cuộc đổi mới phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Việc thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và sử
dụng đúng đắn các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm giải
phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của đát nước được coi là một sự sáng tạo, một nhân
tố mới trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Ngày nay, nhìn lại những thành tựu to lớn mà
Đảng và nhân dân ta đã giành được, chúng ta luôn nhớ đến công lao to lớn của Hồ Chí
Minh và càng tin tưởng sâu sắc và thắng lợi của con đường cách mạng mà Người đã vạch ra cho dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2.
V.I.Lê nin, Toàn tập, 1980, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 15 lOMoAR cPSD| 45568214 3.
Hồ Chí Minh, Thường thức chính trị (1954), Nxb Sự thật. 4.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, H.1987, tr.56. 6.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, H.1987, tr.56-57 7.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.CTQG, H.2011, tr.101- 102. 8.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn
phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.102-103. 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia, H.2021, t.1, tr.128-129 16