Anh hưởng của ACE tới sự hình thành và phát triển tâm lý | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Anh hưởng của ACE tới sự hình thành và phát triển tâm lý | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLH02)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Theo một thống kê của khoa lâm sàng về trẻ em và gia đình thuộc đại học Utrecht
(Hà Lan), từ 34 nghiên cứu dựa trên việc khảo sát 12,257 trẻ em và thanh thiếu
niên cho thấy phần lớn anh chị em trong gia đình có mối quan hệ gắn bó và yêu
thương nhau, chỉ một số ít cảm thấy bị đối xử lạnh nhạt hoặc xa cách với anh chị
em của mình. Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình có liên quan mật thiết
tới sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ nhỏ. Và sự xung đột giữa anh chị em đem
lại ảnh hưởng xấu ở quy mô lớn hơn so với những gia đình mà anh chị em luôn yêu
thương lẫn nhau. Quy mô ảnh hưởng dựa vào sự gắn kết về giới tính giữa các anh
chị em (thông thường các cặp anh em sẽ chịu sự tác động nhiều hơn), sự chênh
lệch tuổi tác giữa anh chị em (khoảng cách tuổi tác càng nhỏ thì sẽ dễ xảy ra những
xung đột) và dựa trên từng thời kì phát triển thì tâm lý của con người lại có một sự
phụ thuộc nhất định bởi anh chị em của mình (trẻ em sẽ chịu sự tác động nhiều hơn
so với thanh thiếu niên). Chính những số liệu trên đã cho thấy khi xem xét bệnh lý
tâm thần ta không thể bỏ qua nghiên cứu mối quan hệ giữa anh chị em trong gia
đình. Bên cạnh mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, chúng ta không thể phớt lờ tầm
quan trọng của việc anh chị em trong gia đình trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
Mối quan hệ anh chị em là một mối quan hệ vô cùng đặc biệt được hình thành nên
từ tình yêu thương, sự ấm áp và cả xung đột cạnh tranh. Có một số nguyên do để lý
giải vì sao MQH anh chị em lại rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá
nhân về mọi mặt trong đó có tâm lý. Trước hết, các thống kê gần đây chỉ ra rằng
khoảng 90% dân số có anh chị em ruột (Milevsky, 2011), vì vậy đó là một mối
quan hệ rất phổ biến. Thứ hai, mối quan hệ anh chị em là một trong những mối
quan hệ lâu dài nhất trong suốt cuộc đời của một cá nhân, bắt đầu từ khi sinh ra và
tiếp tục cho đến khi chết (Noller, 2005). Thứ ba, anh chị em dành nhiều thời gian
cho nhau, nhiều hơn bất kỳ ai khác, kể cả cha mẹ của họ (Sanders, 2004). Thứ tư,
các mối quan hệ anh chị em ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác trong gia đình,
như được chỉ ra bởi lý thuyết hệ thống gia đình (Cox & Paley, 1997) cho rằng tất
cả các cá nhân và con cháu trong gia đình ảnh hưởng lẫn nhau. Và lý do cuối cùng
tại sao việc nghiên cứu các mối quan hệ anh chị em lại quan trọng là chúng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tâm lý xã hội (Noller, 2005).
Những đứa trẻ trải qua sự xung đột mâu thuẫn với anh chị em sẽ chịu ảnh hưởng
tiêu cực lên việc hình thành và phát triển tâm lý. Chúng thường nghĩ rằng bản thân
không xứng đáng được yêu thương dẫn đến việc rối loạn lô âu hoặc trầm cảm đồng
thời không có lòng tin vào cộng đồng xã hội từ đó chúng có thể dễ phạm pháp, lạm
dụng chất kích thích. Trong khi đó những đứa trẻ có mối quan hệ hòa thuận được
sống trong tình yêu thương của anh chị em thì đa số sẽ thoải mái trong việc bộc lộ
cái tôi của mình, tự tin và cảm thấy bản thân được trân trọng.
Không những thế theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ có mối quan hệ tốt với
anh chị em thường ít gặp phải các bệnh về rối loạn sức khỏe tâm thần. Ngoài
những tác động trực tiếp, sự gắn kết của các anh chị em trong gia đình sẽ giúp
giảm bớt sự căng thẳng đối với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Đa số mối
quan hệ giữa ace trong gia đình sẽ ảnh hưởng tới nội tâm bên trong nhiều hơn so
với bên ngoài của một đứa trẻ.