Ảnh hưởng của quê hương và gia đình đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng của quê hương và gia đình đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Môn: Tư tưởng hồ chí minh(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|208 990 13 Bài thuyết trình - semina
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội) lOMoARcPSD|208 990 13
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ***
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: “Ảnh hưởng của quê hương và gia đình đối
với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”
NHÓM 01 – K68-LKDC Thành viên:
1. Trần Thị Hồng Hạnh (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Phùng Phương Anh
3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4. Nguyễn Thị Thanh Huyền
5. Nguyễn Thu Hằng
6. Khổng Thị Giang
7. Đinh Thị Hương Giang
8. Lương Thị Diệu Đào Năm học: 2023-2024 1 lOMoARcPSD|208 990 13 MỤC LỤC Trang
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN…………………........ 3
II. ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH………………………………………………………………….. 3
1. Xuất thân của người trong gia đình …………………………………………........ 3
2. Ảnh hưởng gia đình……………………………………………………………….. 4
III. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH………………………………………………....................... 7
1. Nghệ An – Vùng quê đã đi qua rất nhiều chặng đường lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc…………………………….. 7
2. Con người xứ Nghệ - Quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc 9 10
3. Xứ Nghệ với những truyền thống văn hóa dân gian phong phú
IV. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… 10
1. Ảnh hưởng quê hương…………………………………………………………….. 10
2. Ảnh hưởng gia đình……………………………………………………………….. 10
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………….. 11 12
Bảng đánh giá thành viên nhóm…………………………………………………………… 2 lOMoARcPSD|208 990 13
Khái niệm ảnh hưởng: tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có
những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những quan
điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp của nhân dân ta giành thắng lợi”1
- Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có:
1. Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
3. Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
4. Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
5. Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
7. Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
8. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạnh cho đời sau.
9. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là lãnh đạo, vừa là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Xuất thân của người trong gia đình -
Bác sinh ra trong một gia đình Nho giáo yêu nước.
Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc (1863 -
1929), con của Nguyễn Sinh Nhậm và Hà Thị Huy một người nổi
tiếng trong vùng về tinh thần ham học. Sau đó, cụ Hoàng Xuân
Đường nhận thấy Sắc thông minh, ham học nên đã tạo điều kiện
cho ăn học rồi chọn làm con rể. Nguyễn Sinh Sắc ra công học tập,
đậu Cử nhân khoa thi Giáp Ngọ (1894), năm Tân Sửu (1901),
trong kỳ thi Hội cụ đỗ Phó bảng. Tháng 5/1906, cụ Sắc được bổ
làm Thừa biện bộ Lễ của triều đình nhà Nguyễn. Ngày 1/7/1909
nhậm chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình
Định), nhưng vì xử kiện công minh nên bị xử phạt: “Tòng công
giáng chức tứ cấp, ly” (giáng bốn cấp - từ Tri huyện làm dân
thường - buộc phải đi xa). Sau đó ông đi vào miền Nam và sống
một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp
(nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời. 1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,2011, tr88.
Thân mẫu Bác Hồ là Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Bà là con
nhà nho Hoàng Xuân Đường và Nguyễn Thị Kép. Bà Loan là một
hình mẫu cho hình ảnh người phụ nữ Việt cần cù lao động, đảm
đang, làm nghề nông và dệt vải, hết lòng thương yêu, chăm sóc 3 lOMoARcPSD|208 990 13
chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên
ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và
cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm
1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước
đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901.
Chị cả của Bác Hồ là Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), có biệt
danh là Bạch Liên. Bà đã hoạt động tích cực trong tổ chức chống
Pháp của Đội Quyên, Đội Phấn. Cuối năm 1910, bà bị Pháp bắt
và được tha vào đầu năm 1911. Do tiếp tục hoạt động yêu nước,
năm 1918, bà lại bị bắt giam, chịu án khổ sai 9 năm ở Quảng
Ngãi. Năm 1922, bà bị đưa về Huế an trí. Năm 1940, bà về sống
ở xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, Nghệ An; Năm 1945 về xã Kim Liên.
Anh hai Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt, 1888 - 1950),
tham gia hoạt động chống Pháp trong tổ chức Đội Quyên, Đội
Phấn và bị thực dân Pháp bắt năm 1914, kết án khổ sai 3 năm,
sau tăng lên 9 năm khổ sai ở Ba Ngòi (Nha Trang, Khánh Hoà).
Năm 1920, ông bị chuyển về quản thúc tại Huế. Ở đây, ông vẫn
hoạt động yêu nước. Năm 1940, được về quê, ông vận động cải
cách hương thôn và truyền bá tư tưởng mới bị bắt giam
(27/8/1940), nhưng mãi đến (16/8/1941), Nguyễn Sinh Khiêm
mới được ra khỏi nhà tù Vinh.
2. Ảnh hưởng gia đình 2.1 Cha
*Trước hết, đó là tấm gương ý chí kiên cường, quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ để
đạt được mục tiêu.
Người ta đã nói đến ý chí của người Nghệ Tĩnh. Nguyễn Sinh Sắc là một điển hình
của ý chí đó. Ông nêu cao tấm gương hiếu học, khổ học. Quá nửa đời người, ông theo đuổi sự
nghiệp. Đó là một hạn chế của ông. Nhưng ý chí vươn lên đỉnh cao của kiến thức, nghị lực
phi thường, quyết tâm sắt đá của ông để đạt được mục tiêu đã trở thành tấm gương sáng cho
con cái noi theo. Sau này ý chí cứu dân, cứu nước sôi sục, thường trực, thiết tha, không nhụt
chí, không nản lòng của Nguyễn Ái Quốc chính là sự kế tục ý chí của thân phụ mình, có điều
ở cường độ mãnh liệt hơn, với mục tiêu cao cả hơn.
*Tấm gương ý chí gắn liền với tấm gương lao động.
Tấm gương ý chí gắn liền với tấm gương lao động. Nguyễn Sinh Sắc từ khi nhỏ đã 4 lOMoARcPSD|208 990 13
phải lao động (chăn trâu, cắt cỏ, nấu ăn...). Lúc về làm rể cụ Đường không phải ngồi không
mà học, mà vừa làm vừa học. Đỗ Phó Bảng rồi ông vẫn cuốc đất làm vườn cùng với con cái.
Đó là chỗ khác giữa Nguyễn Sinh Sắc với số lớn nhà nho đương thời. Phan Bội Châu không
biết làm lao động chân tay. Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền đều xuất thân gia đình khá
giả. Nếu không có tấm gương và sự giáo dục đó của thân phụ mình, Nguyễn Tất Thành
không thể khẳng khái, giơ hai bàn tay ra nói với bạn: “Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
*Tinh thần ham học , khổ học, ham học hỏi.
- Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung là người được cha yêu thương và đăt nhiều hy
vọng nhất. Trong những năm từ chối không ra làm quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những
nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, kết giao với những người có
lòng yêu nước, có chí cứu nước, đăc biêt là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng bài trừ phong
kiến, chống Pháp như Phan Bôi Châu, Vương Thúc Quý, Đăng Thái Thân… Và mỗi lần đi
đến đâu ông cũng thường cho Nguyễn Tất Thành đi cùng. Trong những người mà ông Sắc
thường găp gỡ có ông Phan Bôi Châu. Giống như nhiều nhà nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan
Bôi Châu cũng luôn day dứt trước tình trạng đất nước và số phân của dân tôc ̣ . Sau này, Hồ
Chí Minh đã nhắc lại: “Nhân dân Viêt ̣Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này tự hỏi
nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi sự thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, người
kia lại nghĩ là M礃̀. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho r礃̀. Sau khi xem họ làm ăn ra sao,
tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
- Viêc đầu tiên mà người cha định hướng cho con một con đường đúng đắn là đến học
môt thầy giáo có lòng yêu nước thương dân đó là thầy Vương Thúc Quý, ông là sĩ phu có tư
tưởng cấp tiến. Hơn nữa, “nhà thầy Quý là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng.
Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đăc biêt,̣ những
nhờ vậy câu thiếu niên Nguyễn Tất Thành mới dần dần hiểu được thời cuôc và sự day dứt của
các bâc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan”. Đồng thời, Nguyễn Sinh Sắc đã tạo điều kiên
cho con ông được “tham gia” vào các cuôc tiếp xúc của mình với các văn thân sĩ phu ở khắp
Trung Kỳ. Sau đó, “Tất Thành còn được ông cho theo ra Thái Bình trong dịp ông đi tìm găp
môt số sĩ phu ở đất Bắc”. Những chuyến đi đó là những cuôc trải nghiêm để Nguyễn Tất
Thành định hình con đường của riêng mình, tìm ra lý tưởng của đời mình
* Nếp sống giản dị , trong sạch , gần gũi nhân dân.
- Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho cấp tiến, có nhân cách cao thượng. Ông xem thường lễ
nghi phong kiến, khuyên răn con cái chớ học đòi phong dạng nhà quan, xem quan lại chỉ là
kẻ nô lệ nhất trong đám người nô lệ, khinh rẻ uy quyền, coi trọng đạo đức, gìn giữ nếp
sống trong sạch, giản dị, gần gũi nhân dân, thương yêu học trò... Ông cũng là người thức
thời không bảo thủ, ủng hộ chủ trương cải cách và duy tân của Phan Chu Trinh, tán thành
quan điểm của ông nghè Nguyễn Quý Song: “Muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu
Pháp phải biết tiếng Pháp”, ông cho con vào trường Pháp - Việt học tiếng Tây.
- Trong số các số sĩ phu yêu nước thời đó, họ ghét Pháp thì ghét luôn cả thành tựu văn hoá
của nó, không muốn cho con cái tìm hiểu văn hóa, theo học chữ Tây, chữ Quốc ngữ. Có thể
nói, quyết định trên của cụ Nguyễn Sinh Sắc môt phần từ sự chán ghét chốn quan trường,
chán ghét sự giả dối, đồi tru礃⌀ của những ông quan triều đình Huế. Chính tại ngôi trường này,
Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lần đầu tiên biết đến kh 礃u hiêụ :
Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Sau này Người nhắc lại: “Khi tôi đô ̣mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi
được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái… Và từ thủa ấy, tôi rất muốn quen vơi nền
văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì 礃n đằng sau những chữ ấy”. Ngoài thời gian học tâp,
Nguyễn Tất Thành thường được cha đưa đến các vùng khác trong tỉnh như làng Đồng Thái
(quê hương của Phan Đình Phùng), thăm các di tích làng Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp,… Đây là những bài học thực tế bổ ích, quan trọng, mắt thấy, tai nghe đã góp
phần hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành. 5 lOMoARcPSD|208 990 13
Giáo dục tư tưởng cứu nước, cứu dân và đăt ̣niềm tin vào con mình của cụ Nguyễn Sinh Sắc
đã tạo thành ý chí, nghị lực và đông lực cho Nguyễn Tất Thành để phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh sau này. Sau này, trên đường tiến vào phía Nam, “Nguyễn Tất Thành lên Bình Khê
(Bình Định) thăm cha. Thấy con trai đến Bình Khê, cụ Nguyễn Sinh Sắc hỏi con: - Con đến
đây làm gì? – Con đến đây tìm cha. Nghe vây ̣ , cụ Sắc trìu mến nói với con: - Nước mất không
lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?”. Nguyễn Tất Thành đã từ biêt ̣cha với niềm thôi thúc:
“Nước mất thì đi tìm hồn của nước”. Bác thầm nghĩ: cảm ơn cha đã sinh thành, nuôi dạy con
khôn lớn và hiểu điều con đang ao ước lúc này.
Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuê,̣ học vấn, mà
còn truyền lòng nhiêt ̣ huyết, chí khí mạnh mẽ và đông lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới
sự nghiêp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tôc ̣ . Tính cách, ý chí của người dân xứ
Nghê,̣ lòng yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn
Tất Thành và theo suốt cuôc đời Hồ Chí Minh sau này. Như vậy có thể nói rằng Nguyễn Sinh
Sắc chính là người thầy vĩ đại nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2 Ảnh hường từ Mẹ
Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm
tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước, thương chồng, thương con. Bà đã giáo dục
con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điêu dân ca xứ Nghê,̣ bằng tục ngữ, ca
dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống,
dạy con biết yêu lao đông, biết làm những viêc phù hợp với sức lực và lứa tuổi môt ̣ cách say
mê, chịu khó, sáng tạo. Bà đã tâp cho con những viêc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống
quen thuôc hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Lúc ra đi tìm đường cứu nước, trả lời
người bạn về viêc lấy tiền đâu để đi, Nguyễn Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “- Đây, tiền
đây. - Chúng ta sẽ làm viêc ̣ . Chúng ta sẽ làm bất cứ viêc gì để sống và để đi”. Đó chính là
đức tính quý báu được giáo dục từ những đấng sinh thành mẫu mực và hiền từ đã góp phần
quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão của Nguyễn Tất Thành. Sau này, qua
quá trình bôn ba qua khắp các đại dương, các châu lục tìm tòi, khảo nghiêm con đường cứu
nước giải phóng dân tôc ̣ , Nguyễn Tất Thành đã tự lao đông và đã làm nhiều nghề khác nhau
để sống, để học tâp và đấu tranh nhằm thực hiên ước mơ, hoài bão của mình.
Tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung như tờ giấy trắng mà Bà Loan là người đã viết những
dòng đầu tiên, định hướng nhân cách, toả sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái, tình nghĩa đồng
bào. Ngay từ tuổi ấu thơ, tấm gương của người mẹ đã đi vào tâm khảm, tạo nên bản lĩnh tự
lực cánh sinh trong mọi lúc, mọi nơi của Nguyễn Tất Thành sau này.
Chị và anh trai nhà đều là người có lòng yêu nước sâu sắc, tham gia các hoạt động
yêu nước chống thực dân và phong kiến.Những người thân trong gia đình mà Bác Hồ được
sống gần gũi - bà ngoại, cha, mẹ, chị gái, anh trai - đã có ảnh hưởng lớn đối với Người lúc
còn thơ ấu, đã góp phần sớm hình thành ở Người lòng yêu quê hương, đất nước, tình thương
người. Trong đó, cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc có ảnh hưởng lớn nhất.
Tắm gội trong cái nôi văn hóa gia đình, đặc biệt là thân phụ mẫu, đã dạy cho Nguyễn
Sinh Cung những bài học đạo đức, nhân cách đầu tiên. Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc
với trí thông minh tuyệt vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏ đã
thu nhận vào mình những tinh hoa của gia đình, những trăn trở của khổ đau, những ưu tư dào
dạt, những mơ ước khát khao, những căm uất giận hờn, những quyết tâm sắt đá của bao kiếp
sống, bao nỗi niềm của người thân, nhất là trong cuộc sống mà văn hóa gia đình mang theo…
Theo gương sáng của cha mẹ cũng là hiếu thảo. Gia đình là nguồn cội ảnh hưởng rất sâu sắc
đến Người lúc thiếu thời, góp phần to lớn hình thành động lực, tư tưởng yêu nước, thương
dân và nhân cách Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. 6 lOMoARcPSD|208 990 13
BỨC ẢNH QUÝ BÁU CỦA BÁC KHI VỀ THĂM QUÊ
III. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Quê hương có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến các Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc
biệt là tư tưởng muốn xây dựng đất nước lên Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển
cao để con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh
thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
1. Nghệ An – Vùng quê đã đi qua rất nhiều chặng đường lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc.
a. Nghệ An – mảnh đất luôn canh giữ bảo vệ chủ quyền quốc gia khỏi âm mưu
thôn tính của các nước khác, nơi để các triều đại bàn kế nước tính vận quốc giữ vững Tổ Quốc.
Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hung bạo, tung hoành vó ngựa từ Á
sang Âu, khi đó đất nước đang ở thế dầu sôi lửa bỏng, ngàn cân treo sợi tóc, vua Trần
Nhân Tông tin tưởng “chuyện cũ Cối Kê ngươi nên nhớ / Hoan Diễn kia còn chục vạn binh”.
Nơi duyệt binh, tập trung quân đội của vua Quang Trung chống Mãn Thanh và còn rất
nhiều sự kiện khác nữa. 7 lOMoARcPSD|208 990 13
Từ đó cũng đã hình thành nên một tư tưởng về xây dựng quân đội trong nhân
dân và Hồ Chí Minh phát triển và khái quát thành tư tương cốt l礃̀i xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong công cuộc dựng nước, giữ nước danh xưng Nghệ An cũng có những thay
đổi gắn liền với chính sách cai trị của các triều đại khác nhau như thời bắc thuộc hay
Pháp xâm lược. Khi Bác cất tiếng khóc chào đời khói lửa của phong trào cần vương,
bên kia sông Lam đầy rẫy những cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Ôn
Xuân. Ở ngay trước nhà Giếng Cốc thực dân Pháp ra lệnh tát hết nước để tìm vũ khí
của “Chung nghĩa hòa bình” khi chúng đàn áp cuộc khởi nghĩa của Vương Thúc Mạc.
hình ảnh quê hương, những người bạn đã phải hy sinh ngay trong làng để bảo toàn khí
tiết đã gây xúc động trong lòng cậu bé Nguyễn Tất Thành, chứng kiến cảnh khổ đau
của đồng bào sự lầm than trong xã hội người đã thấm thía được về thân phận của đồng
bào khi sưu cao thuế nặng, đi lính, đi làm phu ... Trong thời gian học tập Nguyễn Tất
Thành đã mở rộng tầm nhìn tìm thêm các nhận thức mới cảnh khốn khổ của dân
nghèo trái ngược với cuộc sống quan lại xa hoa. Và Người đã dần hình thành một tư
tưởng mình cần làm gì đã cứu dân khổ kiếp đọa đày, đưa đất nước trở lại tự do.
Nhưng những biến động này đều không làm phai mờ giá trị lịch sử văn hóa và
con người nơi đây mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng con người và đặc
biệt nhất chính là Tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Nghệ An – Vùng đất địa linh nhiều các đấng hào kiệt của đất nước, là nơi tiên
phong trong công cuộc đấu tranh, một địa phương đóng góp tích cực,to lớn trong
việc giữ gìn phất huy truyền thống yêu nước.
Xứ Nghệ đã được xem là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh
cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trên dòng chảy lịch sử
dân tộc ở thời đại cách mạng vô sản, quê hương Nghê An tự hào là mảnh đất sinh ra
nhiều những con người ưu tú để cống hiến cho đất nước: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai và đặc biệt là vị lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh với khí chất kiên trung, dũng
lược,tình nghĩa vẹn toàn, đức nhân bác ái mênh mông. Những tư tưởng yêu nước đã
được các thế hệ nối tiếp nhau xây dựng giữ gìn phát huy, tạo nên một dân tộc anh
hùng mà không bị bất cứ một thế lực nào có thể lay chuyển.
Là quê hương của nhiều chí sĩ như Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan Nguyễn
Xuân Ôn, Phan Đình Phùng và các lãnh đạo Cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị
Minh Khai, Lê Hồng Phong...
Anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) trong những năm 713-715. Đây là
cuộc khởi nghĩa quy mô toàn dân tộc huy động đến 32 châu tạo nên sức mạnh tổng
hợp giải phóng dân tộc. Mai Thúc Loan con người ưu tú xứ Nghệ, là người sớm có
tính tự tôn dân tộc long yêu nước nồng nàn không cam chịu cảnh áp bức bóc lột đã 8 lOMoARcPSD|208 990 13
đoàn kết nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp giải phóng dân tộc đem lại hạnh phúc
cho dân tộc. đây cũng làn một trong những tư tưởng cốt l礃̀i chủ tịch Hồ Chí Minh đã
rút ra được sức mạnh nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc là một thứ không thể thiếu.
Đặc biệt có một con người
xuất sắc của Nghệ An mà tinh
thần, tư tưởng của ông đã trở
thành một niềm tự hào, hãnh
diện và là biểu tượng của lòng
yêu nước. Đó là sĩ phu yêu
nước Phan Bội Châu. Có thể
nói trong lịch sự cận đại Việt Nam thì Phan Bội Châu là
ngôi sao sáng nhất là người
đầu tiên chủ trương, khởi
xướng chủ nghĩa duy tân tiến
hành duy tân, tiến đến đề
xuất thành lập quốc gia theo
mô hình cộng hòa dân quốc,
coi trọng yếu tố nội lực đề cao
quyền lực nhân dân coi lợi ích nhân dân là trên hết. ông có một tư tưởng mới về giải
phóng dân tộc giải phóng con người và đã được Hồ chủ tịch kế thừa và phát triển
thêm cả giải phóng giai cấp. ông đã được Hồ Chí Minh đánh giá “ Phan Bội Châu
đấng anh hùng, vị thiên sứ dám xả thân vì độc lập tự do dân tộc được 20 triệu con
người trong vòng nô lệ tôn sùng”
2. Con người xứ Nghệ - Quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
a. Con người xứ Nghệ với những đức tính nổi bật như: cần cù lao động, chịu
thương chịu khó, cương trực, khảng khái, cần kiệm, giản dị, hiếu học, giàu lòng
nhân hậu, đoàn kết, giàu nghị lực, ý chí, dám xả thân, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương đã sớm được hun đúc trong
người thanh niên Nguyễn Tất Thành những đức tính tốt đẹp, riêng có của con người
Nghệ An. Người đã rời Tổ quốc ra đi mang trong mình một hoài bão, lý tưởng cao cả
trong tư thế của một người lao động với hai bàn tay trắng. Người đã làm lụng mọi
nghề để kiếm sống, mưu sinh và trải nghiệm bất kể sang trọng hay bình thường
Những đức tính can trường, cần cù, chịu khó của con người xứ Nghệ, cộng với
tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng, ý chí quyết tâm sắt đá thực hiện cho bằ ng
được lý tưởng cao cả của mình là tìm đường cứu nước cứu dân… đã giúp Người vượt qua tất cả.
b. Tinh thần hiếu học.
Có thể nói rằ ng, tinh thần ham học - một trong những truyền thống tốt đẹp của
quê hương, được thể hiện một cách r礃̀ nét qua cuộc đời khổ học của người cha - cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đã đi theo Bác trong suốt hành trình trở thành một người
trí thức lớn. Người đại trí thức ấy, là sự kết tinh tinh hoa của truyền thống quê hương
xứ sở, của dân tộc, kết hợp tri thức của hai nền văn minh phương Đông và phương
Tây, của truyền thống và hiện đại.
3. Xứ Nghệ với những truyền thống văn hóa dân gian phong phú. 9 lOMoARcPSD|208 990 13
Người may mắn được nuôi dưỡng từ nhỏ trong cái nôi văn hóa truyền thống
của quê hương. Người được lớn lên trong vòng tay chăm sóc của bà ngoại, của mẹ,
của dì – những người nổi tiếng với vốn văn hóa dân gian sâu sắc, thuộc nhiều thơ ca
hò vè, dì của Bác còn là “cây” hát phường vải nổi tiếng trong vùng. Từ bé, Người đã
được đi nghe các buổi hát phường vải, những câu ví lời ru của mẹ, của bà… nó đã
thấm đẫm trong tâm hồn Bác và đi theo Bác suốt cả cuộc đời. Thời gian hoạt động ở
nước ngoài Người vẫn luôn nhớ về quê hương xứ sở. Người đã nhớ sâu và nhớ rất
chính xác các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh. Sau này đồng chí Vũ Kỳ thư ký của Bác
cũng từng kể lại: “một hôm Bác nhớ tới một cái gì đó trong kỷ niệm liền hỏi ông Vũ
Kỳ: “Ở đây có ai biết hát ví, dặm, hò Huế không? Chú cho tôi nghe được không?”
Những làn điệu dân ca quê nhà, tắm mát tuổi thơ và thấm sâu trong tâm hồn Bác, đã
trở thành nỗi nhớ thương da diết trong những năm tháng cuối đời của Người.
Dù chỉ ở Nghệ An thời thơ ấu, rồi từ đó vào Huế, và đến tuổi thanh niên Bác đi
tìm đường cứu nước, trong hành trình vạn dặm suốt 30 năm, qua các miền Á, Âu, Phi,
M礃̀ với trên 30 nước và lãnh thổ, khi trở về nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập
dân tộc, mãi đến hơn nửa thế kỉ Người mới có dịp về thăm quê, nhưng Bác vẫn giữ
giọng nói nằ ng nặng mà trầm ấm của Người dân xứ Nghệ, nhưng kí ức tuổi thơ vẫn
luôn in đậm trong tâm trí Bác. Là người Nghệ An nhưng Bác lại là người của cả nước,
Bác đi rất nhiều nơi, thế nhưng không bao giờ quên được cốt cách xứ Nghệ. Cốt cách
xứ Nghệ của Bác đã được chu 礃n bị sẵn từ cái nôi văn hóa ở quê hương xứ sở,và nhất
là ph 礃m cách của những thế hệ ông cha, những người láng giềng thân thiết, kể cả bạn
bè cùng trang lứa với Bác cũng để lại cho người những kỷ niệm rất sâu đậm.
IV. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ
1. Ảnh hưởng quê hương
- Vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước, lắm nhân tài và anh hùng yêu nước
nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
-Một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng.
2. Ảnh hưởng gia đình
-Từ cha, mẹ, anh, chị
-> Những truyền thống đáng tự hào của quê hương, những tình cảm sâu sắc của gia đình là
cái nôi hình thành và nuôi dưỡng những ph 礃m chất cao đẹp, những tư tưởng, hoài bão lớn lao
của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành để trở thành Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 10 lOMoARcPSD|208 990 13
Tài liệu tham khảo:
https://luminhkhue.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-la-gi.aspx
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh/
thuong-mai-dien-tu/tieu-luan-tu-tuong-anh-huong-cua-gia-dinh-den-tu-tuong-hcm/17891512
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nguon-goc-hinh-thanh/nguon-goc-qua-
trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-tu-tuong-ho-chi-minh-21
https://dbndnghean.vn/truyen-thong-que-huong-gia-dinh-voi-su-hinh-thanh-nhan-cach-tu-
tuong-yeu-nuoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-5253.htm?
fbclid=IwAR27D6Ze_rnWKLWb9Z8CfqaEu9EEv9D_fD7FWLFgX01MbGUivIVs0McJkw Y 11 lOMoARcPSD|208 990 13 12
Document Outline
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
- Năm học: 2023-2024
- 1. Nghệ An – Vùng quê đã đi qua rất nhiều chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc……………………………..
- 3. Xứ Nghệ với những truyền thống văn hóa dân gian phong phú
- I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
- II. ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- 2. Ảnh hưởng gia đình
- *Trước hết, đó là tấm gương ý chí kiên cường, quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được mục tiêu.
- *Tấm gương ý chí gắn liền với tấm gương lao động.
- *Tinh thần ham học , khổ học, ham học hỏi.
- * Nếp sống giản dị , trong sạch , gần gũi nhân dân.
- 2.2 Ảnh hường từ Mẹ
- b. Nghệ An – Vùng đất địa linh nhiều các đấng hào kiệt của đất nước, là nơi tiên phong trong công cuộc đấu tranh, một địa phương đóng góp tích cực,to lớn trong việc giữ gìn phất huy truyền thống yêu nước.
- 2. Con người xứ Nghệ - Quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- b. Tinh thần hiếu học.
- 3. Xứ Nghệ với những truyền thống văn hóa dân gian phong phú.
- IV. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ
- 1. Ảnh hưởng quê hương
- 2. Ảnh hưởng gia đình
- Tài liệu tham khảo:
- IV. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ