Áp dụng nguyên lý và quan điểm - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên tắc tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, củacác quy luật tự nhiên và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT
HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN VÀ CÁC QUAN ĐIỂM: QUAN
ĐIỂM TOÀN DIỆN, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH
SỬ - CỤ THỂ VÀO VIỆC KINH DOANH 1 CỬA HÀNG QUẦN ÁO. Bài làm I.
Nguyên tắc tôn trọng khách quan
1. Nguyên tắc tôn trọng khách quan là gì?
Nguyên tắc tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của
các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế
khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Tôn trọng quy luật, nhận thức
và hành động theo quy luật.
2. Thế nào là tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan?
Mỗi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như chính sự tồn tại của nó, không
bị những yếu tố chủ quan chi phối để nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen cho
sự vật, cần phải có phương pháp nhận thức khoa học và tuân thủ theo các nguyên
tắc phương pháp luận trong triết học để luôn tôn trọng điều kiện khách quan.
Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều
kiện khách quan, quy luật khách quan để đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả và không
bị các yếu tố khách quan cản trở.
Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy
luật khách quan để lựa chọn phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện
khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó theo
đúng ý thức của mỗi người.
Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân cho phù hợp khi điều kiện khách
quan có sự biến đổi để phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng tạo
trong mọi điều kiện khách quan
3. Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan vào kinh doanh cửa hàng quần áo
Đề ra phương hướng tiếp thị, tìm hiểu về xu hướng trên thị trường để tìm ra mẫu
mã, màu sắc quần áo đẹp, thu hút với nhóm độ tuổi chúng ta hướng vào.
Luôn nhìn nhận những khuyết điểm của mình từ thực tế khách quan để chỉnh
sửa, điều chỉnh lại phương hướng cho các kế hoạch marketing của mình.
Nhìn nhận các vấn đề xã hội hiện tại như vấn đề mặt bằng, nơi bán, xem thứ
mình đang bán, mẫu quần áo mình đang bán có phù hợp với nơi đó hay không? Ví
dụ bạn có kế hoạch bán quần áo tại Phố cổ Hội An, bạn phải nhìn và nhận ra rằng
bạn không thể bán những đồ streetwear hay những món đồ mang tính tương lai
hoặc đồ thiết kế quá đắt đỏ như một show diễn thời trang được, mà bạn chỉ nên bán
đồ liên quan tới văn hóa nơi đây, về vẻ đẹp cổ xưa như quần áo bà ba, quần áo có
hoa văn thời xưa, điều này sẽ khiến cửa hàng của bạn hút khách hơn.
Trước khi tiến hành mở một thương hiệu, ta phải nhìn nhận thực tế rằng ta đã đủ
năng lực hay chưa qua các khảo sát, hỏi han bạn bè, chứ không thể chủ quan rằng
ta có thể làm được mọi thứ thành công ngay từ ban đầu. II.
Phát huy tính năng động chủ quan
1. Phát huy tính năng động chủ quan là gì?
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn nên con
người cần phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người trong việc
vật chất hóa tính tích cực năng động sáng tạo ấy.
Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức
muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là
phải được con người thực hiện trong thực tiễn.
Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan,
biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, có phương pháp để tổ chức hành động.
2. Vận dụng nguyên tắc phát huy tính năng động chủ quan vào kinh
doanh cửa hàng quần áo
Đề cao vai trò, trách nhiệm cốt lõi của con người trong việc kinh doanh và phát
triển thương hiệu; con người, đặc biệt là lãnh đạo/những người đi đầu cần có thái
độ tự tin, dám nghĩ dám làm, sự nhiệt tình cống hiến… tránh sự thụ động, ỷ lại,
bảo thủ, trì trệ -> chủ động khảo sát thị trường, địa điểm, khách hàng, linh hoạt
trong từng hoàn cảnh, hiểu thấu rõ ràng hiện thực khách quan… để nắm bắt thị
hiếu, xây dựng chiến lược phát triển cũng như các phương án dự phòng nếu thất
bại (lỗ vốn, khủng hoảng nhân sự…)
Tư duy đổi mới, sáng tạo, dám thay đổi dựa trên lý thuyết sẵn có để phù hợp với
xu hướng cũng như tạo sự đột phá.
VD: “Để không ai có thể thay thế, bạn phải luôn luôn khác biệt”. – Coco Chanel
Sự lan rộng và tàn phá của đại dịch Covid-19 khiến cho việc buôn bán truyền
thống (tại cửa hàng) gặp nhiều khó khăn và gần như tê liệt. Khi đó ta cần có sự
nhạy bén, thích nghi nhanh chóng khi thúc đẩy nền tảng bán hàng online trên
Shopee, Lazada, Sendo… với các chiến dịch kích thích nhu cầu như ưu đãi, tích điểm, sale theo đợt…
Vào thời điểm chuyển mùa (xuân sang hè), ta có thể giảm giá mạnh để thanh lý
quần áo mùa đông và chuẩn bị cho thời trang hè.
Tinh thần cầu thị tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng để nâng cao chất lượng.
Bản thân người làm cần có trình độ chuyên môn và kĩ năng mềm sâu rộng, bài
bản về một hoặc nhiều lĩnh vực phục vụ cho việc kinh doanh như thiết kế, truyền
thông, kế toán kiểm toán, luật kinh doanh,… để mọi việc diễn ra thuận lợi và phục
vụ cho sự phát triển lâu dài. Sự trau dồi kiến thức phải luôn được thực hiện xuyên
suốt con đường sự nghiệp, đòi hỏi con người cần có tinh thần cầu tiến, ham học
hỏi, khiêm tốn, cập nhật theo thời cuộc.
VD: trong thời kỳ truyền thông, quảng cáo chiếm ưu thế, ta không chỉ đầu tư
vào chất lượng hay trông chờ “hữu xạ tự nhiên hương” mà cần cả khâu
quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, ứng dụng tiến bộ trong công
nghệ, nhấn mạnh sự độc đáo, mới lạ,…
Coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, cần có nhân cách đúng
đắn, vững vàng, thái độ trong sáng, trung thực, chống lại cám dỗ, tinh thần biết tôn
trọng, lắng nghe và thấu hiểu, giải quyết khôn khéo các quan hệ lợi ích, sự đoàn
kết đồng lòng không vụ lợi, tránh ảnh hưởng lợi ích tập thể.
Thương hiệu nếu muốn phát triển bền vững và xây dựng hình ảnh đẹp với khách
hàng cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng con người, trách nhiệm với
thương hiệu và cộng đồng, không bất chấp lợi nhuận để làm những việc trái đạo
đức như bóc lột nhân công, lừa đảo khách hàng, sản xuất mặt hàng kém chất lượng
ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, trốn thuế, làm hại đến môi trường,…
VD: Đại diện thương hiệu quyên góp cho cộng đồng trong thời điểm khó
khăn như ủng hộ miền Trung bão lũ, quỹ vắc xin phòng Covid-19,… Hoặc
có thể đóng gói sản phẩm trong các bao bì tái chế được, ưu đãi cho khách
hàng mang túi riêng đến gói sản phẩm tránh lãng phí. III.
Quan điểm toàn diện
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau. Còn mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng
để chỉ các mối liên hệ xảy ra một cách phổ biến ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng, ở
mọi lĩnh vực của thế giới: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến là phép biện chứng duy vật khẳng định một sự vật, hiện tượng
luôn nào trong các mối quan hệ đa dạng, phổ biến.
2. Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong
phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin. Quan điểm toàn diện gồm bốn ý chính:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh.
Thứ tư, tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc xem xét dàn trải, dễ
rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.
Tóm lại, quan điểm toàn diện cho rằng: Muốn hiểu được sự vật cần phải nhìn
bao quát và nghiên cứu các mặt, các mối liên hệ của sự vật đó, rút ra được điểm
mạnh và điểm yếu, không đánh tráo tính logic của các mối liên hệ, không lắp ghép
vô nguyên tắc các mối liên hệ không phù hợp.
3. Vận dụng quan điểm toàn diện vào kinh doanh một cửa hàng quần áo
Kinh doanh một cửa hàng quần áo không phải là việc cứ bắt tay vào là làm ngay
được. Nó cần một quá trình nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng thì mới có thể kinh
doanh thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong
việc kinh doanh cửa hàng là rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn bộ những điều
cần lưu ý và đặc biệt để tâm. Từ đó rút ra một phương pháp kinh doanh hợp lý và lâu dài.
Cụ thể hơn, khi áp dụng quan điểm toàn diện, ta sẽ đặt cửa hàng kinh doanh
quần áo của mình vào những mối liên hệ khác nhau: xu hướng thị trường, phong
cách chủ đạo, đối tượng khách hàng, nguồn cung sản phẩm, vị trí tọa lạc, nguồn
chi phí,… Mỗi yếu tố đóng một vai trò riêng trong quá trình hình thành và vận
hành cửa hàng. Ví dụ như có một nguồn chi phí đầy đủ sẽ giúp cho cửa hàng kinh
doanh dễ dàng và thuận lợi hơn ở những bước đầu tiên. Thậm chí ta nên có thêm
một khoảng chi phí dự phòng để dự trù vào những trường hợp, tình huống bất ngờ
xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn sắp ra mắt hoặc ngay trong giai đoạn
đang kinh doanh. Hoặc một ví dụ khác là nguồn cung sản phẩm, nếu nguồn cung
không ổn định, chất lượng nguồn cung không tốt, cửa hàng sẽ phải đối mặt với
những khó khăn như thiếu hụt sản phẩm, mất lòng tin ở khách hàng, việc kinh
doanh bị trì trệ, dẫn đến doanh thu giảm sút, không khả quan. Bên cạnh đó, giữa
những yếu tố trên cũng có những mối liên hệ gắn kết với nhau. Để làm rõ điểm này
ta sẽ lấy ví dụ là mối tương quan giữa xu hướng thị trường và phong cách chủ đạo.
Nếu như phong cách cửa hàng hướng đến không phù hợp với xu hướng thị trường
tại thời điểm bắt đầu kinh doanh thì các mặt hàng sẽ rất khó bán, rất khó tiêu thụ,
thậm chí là bị tẩy chay. Phong cách chủ đạo cần được rút ra sau một quá trình
nghiên cứu xu hướng thị trường, phải đi kịp theo thời đại, đi theo mong muốn của
người tiêu dụng. Ngoài ra còn có rất nhiều mối liên hệ khác tồn tại bên trong việc
kinh doanh, ví dụ như mối liên hệ giữa vị trí của cửa hàng, cách bày trí ngoại thất
và khả năng tiếp cận của khách hàng. Nếu như cửa hàng nằm trong một con ngõ
nhỏ, với biển hiệu nhỏ và không có những chi tiết thu hút ánh nhìn, có thể khách
hàng sẽ không bao giờ biết được đó là một cửa hàng quần áo. Để khách hàng dễ
dàng tiếp cận hơn, người chủ cần đầu tư vào một mặt bằng ở nơi có đông dân cư, ở
các mặt phố lớn, khu phố sầm uất, nơi thường xuyên qua lại của đối tượng tiêu
dùng mà khách hàng hướng đến. Bên cạnh đó cửa hàng cần một vẻ ngoài bắt mắt
với biển hiệu to, những chi tiết trang trí thu hút ánh nhìn, như vậy sẽ dễ dàng để lại
ấn tượng trong lòng người tiêu dùng hơn.
Không chỉ quan tâm đến những yếu tố tác động lẫn nhau bên trong mà còn phải
xem xét, so sánh tổng thể cửa hàng của mình so với những cửa hàng khác trên thị
trường. Cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh trong phạm vi khu vực kinh doanh
của mình, xem họ đang kinh doanh mô hình thời trang nào, đối tượng là ai, phong
cách như thế nào. Phải nắm được sức cạnh tranh và cách làm việc của họ, từ đó
tính toán chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp thị cho cửa hàng sao cho hiệu quả
nhất. Ví dụ như ở cùng một con đường nhưng lại có rất nhiều cửa hàng quần áo đi
theo phong cách nữ tính, ngọt ngào thì ta nên suy xét xem cửa hàng của bản thân
nên đi theo phong cách nào để có thể trở nên nổi bật hơn ở con đường ấy, có thể là
phong cách cá tính, đường phố,… Hoặc nếu kinh doanh cùng một phong cách, ta
có thể nghiên cứu các mặt hàng, mẫu mã, thiết kế của những cửa hàng khác và
tránh việc thiết kế trùng. Thay vào đó ta sẽ phát triển những bản thiết kế riêng của
cửa hàng, đem lại tính độc quyền, sáng tạo, tính đặc trưng của riêng mình.
Ngoài ra, việc kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Hiện nay dịch
COVID-19 đang hoành hành, diễn ra rất phức tạp trên phạm vi cả nước. Vì vậy
việc kinh doanh đã bị hạn chế phần nào khi mọi người đều phải tuân thủ theo các
quy định giãn cách xã hội. Ta không thể kinh doanh offline, điều đó đã một phần
làm giảm doanh thu của cửa hàng. Tuy nhiên, thời đại 4.0 hiện nay đã tạo cơ hội
cho các chủ cửa hàng có thể kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử như
Shopee, Lazada, Sendo,… Tùy thuộc vào tình hình của ngoại cảnh, môi trường
xung quanh, chủ cửa hàng cần phải thích ứng và thay đổi linh hoạt cách kinh
doanh của mình để đảm bảo doanh thu. IV.
Quan điểm phát triển
1. Nguyên lý về sự phát triển
Một trong những nguyên lí của phép biện chứng duy vật là nguyên lí về sự phát
triển. Phát triển là một phạm trù của triết học dùng để khái quát quá trình vận động
đi lên từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn. Đó là sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật. Nó diễn ra
quanh co phức tạp, là một quá trình liên tục giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật.
Trong thế giới vật chất, phát triển có 2 chiều hướng: một là sự vật đi theo hướng
tích cực, và ngược lại, sự vật đi theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, vận động theo
khuynh hướng đi lên mới là cốt lõi của sự phát triển. Suy cho cùng, đó là 2 hướng
cơ bản trong nguyên lí về sự phát triển. Chẳng hạn, sự phát triển của con người ban
đầu có nguồn gốc từ loài vượn cổ qua hàng thế kỉ phát triển hoàn thiện thành con
người bây giờ. Hay là thực trạng gia tăng dân số như hiện nay khi mà tỉ lệ sinh cao
hơn rất nhiều so với tỉ lệ tử. Đó là 2 ví dụ điển hình cho chúng ta thấy rõ hơn về
nguyên lí của sự phát triển
2. Quan điểm phát triển là gì?
Để áp dụng tốt quan điểm phát triển cần phải tuân thủ các quy tắc:
Thứ nhất, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát riển xu hướng biến đổi của
nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh
hướng phát triển của nó trong tương lai. Nếu trong kinh doanh đôi khi chúng ta có
thể gặp phải những tình trạng khủng hoảng nhất thời, tuy nhiên chỉ cần tìm ra
những phương pháp hợp lí, ta có thể cải thiện tình hình dù ít hay nhiều, thậm chí là
phát triển hơn trong tương lai.
Thứ hai, phát triển là quá trình rải qua nhiều giai đoạn với đặc điểm, tính chất,
hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp. Như
trong lĩnh vực sản xuất điện tử như điện thoại, đây là dòng sản phẩm đã trải qua
hàng loạt quá trình cải tiến để phù hợp cho từng thời điểm. Nếu điện thoại là một
cải tiến của bộ đàm chỉ để phục vụ nghe gọi thì ngày nay điện thoại thông minh là
sản phẩm tích hợp nhiều chức năng phục vụ một loạt các nhu cầu của con người.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Cụ thể là trong một cơ
quan, nếu một người bị phản bác hoặc bị lơ đi ý kiến hay phù hợp cho hướng phát
triển của công ti chỉ vì chức vụ thấp hoặc mới vào nghề. Các lãnh đạo cần tạo điều
kiện và ủng hộ vì lợi ích của tập thể.
Thứ tư, trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa các yếu tố
tích cực từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới. Chẳng hạn khi
sản xuất một mặt hàng người sản xuất cần tìm hiểu và phân tích đánh giá của
khách hàng và chọn lọc ra những ưu điểm để phát huy xong cần loại bỏ những
nhược điểm hoặc cải tiến lại chúng.
3. Vận dụng quan điểm phát triển vào kinh doanh một cửa hàng quần áo
Nắm rõ toàn bộ nội dung trong quy luật phát triển sẽ mang lại những tri thức giá
trị trong cuộc sống, mà ở đây xét về lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là kinh doanh về nhu cầu ăn mặc.
Việc phát triển một sự vật phải có sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất. Trong kinh doanh cũng vậy. Khi mà người ta đòi hỏi việc ăn mặc phải vừa
hợp xu hướng, giá cả hợp lí và còn yêu cầu cao về chất lượng.
Xây dựng thương hiệu thu hút là điều kiện đầu tiên làm nên sự thành công trong
nền công nghiệp thời trang. Nếu đã hiểu được tính chất phổ biến trong quy luật
phát triển ta sẽ biết được rằng, một thương hiệu mới mẻ ban đầu không thể gây
dựng được niềm tin đối với khách hàng, nhưng nhờ vào chất lượng và độ thu hút
của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu thì thương hiệu đó sẽ sớm trở nên
phổ biến với người mua hàng.
Điều quyết định khách hàng có đồng hành lâu dài với bạn không phụ thuộc vào
chất lượng của sản phẩm mà bạn cung cấp đến tận tay họ. Áp dụng được quy luật
phát triển, trong quá trình tạo ra quần áo có nhiều ưu điểm và nhược điểm. Đòi hỏi
người sản xuất cần loại bỏ những nhược điểm tồn tại trong sản phẩm của họ, chọn
lọc được những ưu điểm và phát huy nó một cách phù hợp cho các thời điểm trong
tương lai. Chẳng hạn một công ty chuyên sản xuất quần áo vào mùa hè được phản
ánh là mát mẻ khi mặc vào nhưng khả năng thấm hút lại kém. Để cải thiện vấn đề
này, nhà sản xuất cần giữ lại ưu điểm nhưng phải loại bỏ nhược điểm trên. Thay vì
loại bỏ hoàn toàn thì ta dựa trên nhược điểm đó mà cải tiến theo cách trái ngược lại
phù hợp với yêu cầu khách hàng hơn.
Điều cần thiết hơn bao giờ hết chính là “thời trang phải song hành với xu thế
thời đại”. Một lối kinh doanh thông minh là phải nắm bắt được tâm lý của khách
hàng. Vận dụng tính đa dạng, phong phú, nhà sản xuất phải luôn thay đổi, tân trang
thiết kế quần áo sao cho phù hợp với thời đại và thị hiếu khách hàng. Như ta có thể
thấy rõ, trong thập niên 90, “quần jean ống loe” chính là xu hướng thời trang lúc
bấy giờ, nó được ưa chuộng nhất bởi các khách hàng. Một thời gian sau nó trở nên
lỗi thời và nhường chỗ cho “quần jean bó” bởi sự lăng xê của nghệ sĩ nổi tiếng
theo xu hướng hiện đại. Nhưng nó sớm bị gạt sang một bên khi mọi người chạy
theo sự phá cách của tư tưởng thời trang hiện đại.
Ngoài những yếu tố trên thì chiến lược quảng cáo, tiếp thị và giá cả hợp lí sẽ
khiến doanh nghiệp dễ dàng phát triển được một cách ổn định, bền vững và lâu dài
trong công nghiệp kinh doanh quần áo. Áp dụng quy luật phát triển cùng với lối
kinh doanh sáng tạo sẽ tạo nên sự thành công khác biệt. V.
Quan điểm lịch sử - cụ thể
1. Quan điểm lịch sử - cụ thể là gì?
Quan điểm lịch sử cụ thể là khi nghiên cứu và xem xét sự vật hiện tượng hay sự
việc chúng ta quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình
thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau.
Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
2. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không
gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có
tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải
phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới
đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện
cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
3. Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào kinh doanh cửa hàng quần áo
Phải tìm hiểu loại vải mình chọn xem có phù hợp với điều kiện thời tiết Việt
Nam hay không, nguồn hàng mình lấy có uy tín hay không, giá cả có phải chăng,
màu sắc, kiểu dáng có phù hợp với đối tượng khách hàng mình đang hướng đến.
Khi gần đến những ngày lễ như Tết, Giáng sinh hoặc mùa hè thì nên bán những
quần áo phù hợp trong những ngày đó để tăng doanh số.
Cần tìm hiểu kĩ địa điểm mình chọn để làm cửa hàng. Phải xem vốn mình đang
ở mức nào, sau đó lựa chọn nơi có thể giúp mình buôn bán đắt nhưng vẫn phù hợp
với ngân sách của mình. Hoặc nếu tiền thuê mặt bằng có quá cao thì mình cần
thương lượng lại với chủ thuê.
Bên cạnh đó, ta cần phải để ý đến thời điểm muốn mở cửa hàng kinh doanh.
Như năm vừa qua, đất nước ta phải ngưng mọi hoạt động kinh doanh do dịch
COVID-19. Vì sự lây lan và bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh, nên ít nhiều việc
mở một cửa hàng quần áo cũng sẽ bị ảnh hưởng: người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng
tâm lí, e ngại dịch bệnh nên chỉ đặt hàng quần áo online, nếu có thêm nhiều sản
phẩm hàng hóa cho cửa hàng thì công tác vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn vì
dịch bệnh, bị hoãn hoặc không thể đưa đến nơi. Điều đó dẫn đến nếu cửa hàng
được mở, doanh thu sẽ âm và lỗ vốn nếu đầu tư nhiều và không phù hợp với tình
hình dịch bệnh hiện tại. Nếu cửa hàng được mở, sẽ không tồn tại được lâu ở thời
điểm hiện tại. Cứ kéo dài thời gian thì cửa hàng sẽ âm vốn vì dịch bệnh. Biện pháp
lúc này là khi dịch bệnh đã ổn định có thể bắt đầu mở cửa và quảng bá sản phẩm.