


Preview text:
Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?
Trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta có rất nhiều các phương thức đánh giặc độc đáo, một trong
những phương thức đó đó chính là đánh ba mũi giáp công ba vùng chiến lược.
1. Âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 đế quốc Mỹ đã từng bước thay thế vị trí của thực dân Pháp ở miền Nam.
Mỹ đã tạo điều kiện cho Ngô Đình Diệm bày trò bầu cử Quốc hội ở miền Nam và nước ta, chế độ Việt Nam
Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Đây là một bộ máy chính trị phản động hoàn toàn phụ thuộc
vào Mỹ nhằm ứng dụng chiêu bài thực dân mới của Mỹ vào miền Nam. Sau khi được Mỹ dựng lên chính
quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ, phản bội lại những nguyện vọng của nhân dân ta
là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và cải thiện đời sống, chúng tăng cường đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam.
Ở Mỹ Tho và Gò Công, Mỹ Diệm đã xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, hình thành các tổ chức phản
động lập khu trú mật bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ. Chúng tiến hành chiến dịch tố cộng, diệt cộng, mở
các cuộc hành quân càn quét, thảm sát những người có công trong kháng chiến chống Pháp và thân nhân
những gia đình có người. Bắt tập kết cấp lại ruộng đất của nông dân tiến hành đàn áp các giáo phái, phân
biệt đối xử với tư sản, trí thức.
2. Ba vùng chiến lược là gì?
Ba vùng địa lý có những ý chiến lược đối với cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ bao gồm: vùng rừng núi từ Tây Quảng Trị -Thừa Thiên Huế -Tây Nguyên đến miền Đông Nam
Bộ, vùng nông thôn Đồng Bằng Trung Bộ, Nam Bộ, vùng đô thị các thành phố thị xã. Tùy theo đặc điểm
từng vùng mà kết hợp các phương thức đấu tranh vũ trang và chính trị khác.
Đánh địch trên ba vùng chiến lược là một sáng tạo của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng lãnh đạo toàn
dân đứng lên lật đổ ách thống trị của Chủ Nghĩa Thực dân, đế quốc giành lại nền độc lập, tự do cho dân
tộc. Trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm chỉ đạo của cuộc vận động Cách mạng và khởi nghĩa
giành chính quyền trong tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và chín năm kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược được áp dụng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng ta đã đề ra phương châm
đánh địch trên cả ba vùng chiến lược với những hình thức thích hợp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam là một trong những chiến trường chính trực tiếp. Chiến
trường này được chia thành nhiều chiến trường trên các vùng chiến lược rừng núi, nông thôn, đồng bằng
và thành thị. Mỗi vùng trên là một đơn vị hoàn chỉnh bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang ba thứ
quân có thể phát triển mọi phương thức tác chiến để tiến công địch trong đó:
Vùng rừng núi nước ta chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồi núi nhiều, không cao nhưng kín đáo, nhiều dốc rất
hiểm trở. Với địa hình như thế từ xa xưa trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước tổ tiên ta đã từng coi đây là
một vùng quan Hà Bách nhị do thiên ý thiết. Đảng ta coi đây là một vùng căn bản có vị trí đặc biệt quan
trọng đủ điều kiện có thể tiêu diệt lớn quân chủ lực của địch đồng thời là nơi phát triển lực lượng xây dựng
và mở rộng căn cứ địa của ta.
Vùng nông thôn nước ta tuy hẹp hơn so với vùng đồi núi nhưng lại là kho người, kho của của cả nước trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nông thôn Miền Nam là chỗ mạnh của ta đồng thời cũng là chỗ
mạnh của địch khi làm chủ được vùng nông thôn Đồng Bằng thì vùng rừng núi sẽ không bị cô lập và ta có
thể huy động được sức người sức của để phát triển lực lượng của ta ở vùng đồng bằng và rừng núi. Làm
chủ được vùng nông thôn rộng lớn ta tiến sát vào các đường chiến lược quan trọng, các thị xã thị trấn các
căn cứ lớn của địch nhờ đó tạo được lợi thế cùng với vùng đồi núi hàng ngày cổ vũ và hỗ trợ cho phong
trào đô thị và khi có cơ hội thì tiến hành vào những vị trí yết hầu và đầu não của địch.
Vùng đô thị miền Nam trong chiến tranh giải phóng chính là trung tâm chính trị và kinh tế của địch, là nơi có
những cơ quan đầu não của chúng, là nơi để tập trung nhiều phương tiện thống trị và lực lượng đàn áp
mạnh. Căn cứ xuất phát để đánh phá cách mạng đối với ta vùng đô thị là nơi quần chúng nhất là giai cấp
công nhân tập trung đông đáo, khi có điều kiện thời cơ quần chúng ở đô thị có khả năng nổi dậy đấu tranh
phối hợp với lực lượng từ ngoài tiến vào đánh đổ chính quyền của địch.
3. Ba mũi giáp công là gì?
Trong thời kỳ chiến tranh, Đảng ta còn kết hợp vận dụng ba mũi gia công trên cả ba vùng chiến lược. Có
nghĩa là ba mũi giáp công bao gồm quân sự, chính trị, binh địch vận để tấn công. Ba vùng chiến lược là
rừng núi. nông thôn. đô thị. Đường lối chiến tranh chủ đạo của Việt Nam dân chủ cộng hòa là chiến tranh
nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm, gốc rễ. Sức mạnh của cách mạng trong tình hình chiến tranh với
Pháp sau đó là Mỹ luôn tồn tại chính phủ và lực lượng quân đội người Việt căn với họ cuộc chiến không chỉ
trên phương diện quân sự mà phải dựa trên cả phương diện tâm lý, chính vì vậy mà cần phải đánh địch
trên cả ba mặt trận là quân sự chính trị và dân vận.
Có thể nói công tác chính trị bình định đã làm mục rỗng lực lượng địch từ bên trong, góp phần tạo điều kiện
cho quân đội ta dễ dàng tiến công đánh lùi kẻ thù một cách nhanh chóng. Đó là một mặt trận có tiếng súng
và không có tiếng súng được tiến hành trong lòng địch đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta.
4. Hai chân ba mũi ba vùng là gì?
Hai mũi ba vùng là nghệ thuật quân sự tấn công địch bằng hai lực lượng chính trị và vũ trang. Ba mũi giáp
công quân sự, chính trị và binh vận. Ba vùng chiến lược nông thôn, rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô
thị. Việc thực hiện nghệ thuật quân sự hai chân ba mũi và ba vùng phải được vận dụng linh hoạt, phụ thuộc
vào tình hình chiến sự địa hình của địa phương cũng như chỉ đạo của Đảng bộ chính trị và quân ủy trung ương.
5. Ý nghĩa của ba mũi giáp công ba vùng chiến lược
Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là nghệ thuật quân sự độc đáo và hiệu quả với phương châm đánh
địch bằng hai chân ba mũi giáp trên ba vùng chiến lược, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Đảng và nhà
nước ta trong việc vận dụng những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật đại diện cho sự
sáng tạo nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh.
Chiến tranh Việt Nam cuối cùng là một cuộc chiến tranh trên thực tế tại quân sự so với của cả hai phe. Các
hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam đã thành công vượt ngoài phạm vi lãnh thổ của mình những phong
trào phản đối chiến tranh lan rộng không chỉ tại Pháp và Mỹ mà còn cả với nhân dân yêu chuộng hòa bình,
góp phần trong việc tác động đến chính sách của chính phủ Mỹ và dẫn đến chấm dứt chiến tranh.
Mỗi vùng chiến lược và mỗi mũi giáp công đều có một vị trí quan trọng riêng. Giữa chúng luôn có mối quan
hệ mật thiết tác động lẫn nhau trong chiến tranh giải phóng trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc hiện nay. Vì thế trong nhận thức tư tưởng cũng như trong quá trình xây dựng không được coi nhẹ
tuyệt đối hóa tầm quan trọng của bất cứ vùng nào. Từ đó có giải pháp đồng bộ, phối hợp giữa mỗi vùng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.