BA320 C4 Thuong mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
BA320 C4 Thuong mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Lý thuyết: 4 tiết; Thảo luận: 2 tiết)
4.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (international trade/ International Commerce) là việc trao
đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân
theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các
nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất
hiện từ lâu trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ phách),
tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây.
Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới 3 góc độ.
Góc độ thứ nhất: nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra
những quy luật, xu hướng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc
vào lợi ích của từng quốc gia.
Góc độ thứ hai: đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt
động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới
Góc độ thứ ba: gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục
đích thu lợi cao nhất cho công ty
4.1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế
- Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ.
- Các bên tham gia thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia, có
thể là chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
- Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ
nghiên cứu có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường
của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.
- Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán là đồng
tiền có khả năng chuyển đổi. 1
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
4.1.3. Nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia
đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:
a. Xuất và nhập khẩu hàng hóa:
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (visible exports and imports) là khái niệm
thường dùng trong cán cân thanh toán (còn gọi là cán cân hữu hình) để chỉ việc xuất nhập
khẩu hàng hóa, bao gồm cả nguyên liệu và thành phẩm, bao gồm nguyên vật liệu, máy móc,
thiết bị, lương thực, thực phẩm, các loại hàng hóa tiêu dùng…được ghi chép và tổng hợp
khi chúng vượt qua biên giới của một nước. Giá trị của đại lượng này (xuất khẩu trừ nhập
khẩu) còn được gọi là cán cân hữu hình, để phân biệt với các cán cân dịch vụ (cán cân vô hình).
- Xuất-nhập khẩu hàng hóa vô hình (invisible export and imports) là khái niệm để chỉ
các loại dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch không thể phát hiện và ghi chép khi
chúng được chuyển qua biên giới. Xuất nhập khẩu vô hình cùng với xuất nhập khẩu hữu
hình tạo thành cán cân thương mại của một nước với nước ngoài trong cán cân thanh toán.
Nó bao gồm các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, các
bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dáng
công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu…
Xuất - nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất - nhập khẩu ủy thác.
b. Gia công quốc tế (International processing): ❖ Khái niệm:
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên
nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên
đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
❖ Bản chất gia công quốc tế :
Gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ. Một bên chấp nhận thuê
bên kia gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công. Bên nhận gia công
thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập.
Do đó, xét về khía cạnh quốc tế hóa thì gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao
động tại chỗ. Phần lớn các công ty kinh doanh ở các quốc gia phát triển đều thiếu lao động 2
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
phổ thông nên chi phí lao động rất cao. Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu
công nghệ,thiếu thị trường thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước
ngoài, nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước
ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp (trong ngoại
thương gọi là hình thức xuất khẩu FOB). Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp
nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước
ngoài, nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương. ❖ Đặc điểm
Đặc điểm của gia công quốc tế là hoạt động sản xuất gia công gắn liền với hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu. Bên đặt gia công quốc tế chuyển giao nguyên vật liệu để bên nhận
gia công chế tạo thành thành phẩm và xuất trả lại cho bên đặt gia công. Chuỗi hoạt động
đó liên quan đến các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu nên có sự liên kết chặt chẽ giữa sản
xuất gia công và ngoại thương.
Mặt khác, hàng hóa được gia công thường là những mặt hàng thông thường có hàm
lượng lao động kết tinh trong giá trị lớn do đó không đòi hỏi nhiều chất xám. Từ đặc điểm
đó dẫn đến hoạt động gia công quốc tế thường diễn ra theo một chiều. Phần lớn các nước
phát triển là các nước đi đặt gia công và các nước kém phát triển là các nước nhận gia công.
❖ Các hình thức gia công quốc tế
Xét về hình thức thanh - Hình thức gia công khoán: có nghĩa là bên đặt gia công khoán toán phí gia công
cho bên nhận gia công một khoản phí nhất định để bên nhận
gia công tự quản lí và hạch toán chi trong phạm vi đó.
- Hình thức thực thanh thực chi: bên đặt gia công chỉ thanh
toán những chi phí thực tế do bên nhận gia công chi ra. Chi phí
gia công trong hình thức này được tính như là chi phí lương của lao động.
Xét về quyền chuyển - Hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm: sẽ
giao sở hữu nguyên vật không có sự chuyển giao về quyền sở hữu nguyên vật liệu.
liệu và thành phẩm
- Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm: có sự chuyển
giao về sở hữu nguyên vật liệu trong giai đoạn gia công. Hình
thức này thường áp dụng khi bên nhận gia công có trình độ 3
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
quản lí cao và hệ thống hạch toán giá thành và chi phí chính xác.
Căn cứ vào chủ thể - Gia công hai bên: là hình thức gia công có một bên đặt hàng tham gia với một bên gia công
- Gia công nhiều bên: là hình thức gia công mà có một bên đặt
hàng nhưng nhiều bên gia công. Hình thức gia công quốc tế
này khác với hình thức gia công mà một bên nhận gia công cho nhiều bên tham gia.
❖ Ưu, nhược điểm của giao dịch gia công xuất khẩu Ưu điểm Nhược điểm
- Gia công quốc tế đóng vai trò rất lớn trong - Bên nhận gia công thường là bên yếu kém
việc luân chuyển hàng hóa vô hình.
về nhiều mặt như vốn, công nghệ, kĩ
- Thúc đẩy việc chuyên môn hóa lao động năng,... nên nhận được thù lao rẻ mạt. Do
trên phạm vi toàn cầu, giúp cho việc phân đó, khó có loại hình gia công trường tồn
công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ cho các bên tham gia.
- Có tác dụng lớn trong việc giúp các doanh - Mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng
nghiệp nhận gia công tiếp thu nhiều kinh lao động quốc tế. Thông thường, bên đặt
nghiệm quốc tế và người lao động được tiếp gia công luôn luôn muốn khai thác triệt để
cận với nhiều trang thiết bị và công nghệ lao động nên áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến hơn.
quản lí công nghiệp mạnh hay giảm thiểu
các chế độ đãi ngộ trong khi lao động ở bên
- Đây là hình thức được áp dụng tất yếu nhận gia công chưa quen với cường độ và
trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc phong cách làm việc mới. Đây là nguyên
tế và phát triển lực lượng lao động bản địa nhân đổ vỡ của không ít các quan hệ kinh
thành lực lượng lao động quốc tế hùng hậu. tế bạn hàng.
c. Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.
❖ Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export ) 4
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế ❖ Khái niệm
Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo qui định của pháp
luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính
hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. (Theo Luật Thương mại năm 2005)
❖ Qui định về hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa
➢ Điều kiện 1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ
kinh doanh tạm Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán nhập tái xuất
chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái
xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu,
cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
hàng hóa thuộc diện quản lí bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tá ixuất phải đáp ứng các
điều kiện đã được qui định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề
kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tá ixuất chỉ phải làm thủ
tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không
thuộc qui định của pháp luật.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được lưu lại lãnh
thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được làm thủ tục
hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 5
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tá ixuất trong nội
địa phải thực hiện theo qui định về quản lí nhập khẩu hàng hóa của pháp luật.
➢ Thủ tục tạm a) Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập tái xuất đối với hàng
nhập tái xuất
hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa
thuộc diện quản lí bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch
nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan
hải quan đối với hàng hóa không thuộc qui định tại điểm a khoản này.
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của
thương nhân với bên đối tác và đăng kí với cơ quan hải quan nơi
làm thủ tục tạm nhập.
d) Hàng hóa tạm nhập tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện
theo qui định về quản lí nhập khẩu hàng hóa của pháp luật. (Theo
Luật Quản lí ngoại thương năm 2017)
❖ Chuyển khẩu (Transshipment of Goods) ❖ Khái niệm
Chuyển khẩu là một hoạt động trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa được pháp luật qui định.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. (Theo Luật Thương mại năm 2005)
❖ Qui định về chuyển khẩu hàng hóa
Hình thức chuyển a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước khẩu hàng hóa
nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; 6
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
Theo quy định tại b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập
Khoản 2 Điều 30 Luật khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập Thương mại 2015
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu
vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam. (Theo Luật Quản lí ngoại thương năm 2017)
Kinh doanh chuyển 1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu khẩu hàng hóa
hàng hóa theo qui định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa
tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được
phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện
quản lí bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ
trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu
tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa
được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu,
không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy
phép kinh doanh chuyển khẩu.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc qui định, thương nhân
không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực
hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp
đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do 7
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
doanh nghiệp kí với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua
hàng có thể kí trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra
khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho
tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân
thủ các qui định về quản lí ngoại hối và hướng dẫn của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. (Theo Nghị định Số: 69/2018/NĐ- CP)
Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành xuất khẩu tạm thời hàng hóa từ
bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa
đó không qua gia công, chế biến. Như vậy, ở đây có cả hành động mua và hành động bán
nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không
có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu
bãi, bảo quản… Bởi vậy mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp và
lợi nhuận cũng không cao.
d. Xuất khẩu tại chỗ (On-spot export and import) ❖ Khái niệm
Xuất nhập khẩu tại chỗ là việc nhà xuất khẩu ở Việt Nam bán hàng cho thương nhân
nước ngoài (nhà nhập khẩu), và được nhà nhập khẩu này chỉ định giao hàng cho một đơn
vị khác trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ
Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán hàng cho Công ty Taifeng của Đài
Loan, và được chỉ định giao lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc (làm gia
công cho Taifeng) tại kho hàng ở Hải Dương. Như vậy, hàng xuất khẩu cho đối tác nước
ngoài (Đài Loan), nhưng lại giao ngay trên lãnh thổ Việt Nam (Hải Dương) theo chỉ định
của thương nhân nước ngoài. 8
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
Trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc
gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt động xuất
khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo
quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh…
❖ Các bên trong quan hệ xuất nhập khẩu tại chỗ
- Nhà xuất khẩu tại chỗ (doanh nghiệp xuất khẩu): đơn vị được thương nhân nước
ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
- Nhà nhập khẩu tại chỗ (doanh nghiệp nhập khẩu): là người mua hàng của thương
nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ
người xuất khẩu tại chỗ.
❖ Hàng hóa thuộc đối tượng xuất nhập khẩu tại chỗ
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm những đối tượng sau:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa;
phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, đáp ứng được 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, phải tuân thủ qui định về quản lí xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế
và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.
Thứ hai, phải có hợp đồng mua bán kí giữa thương nhân nước ngoài hoặc người
được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh
nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài
không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng
hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Lưu ý:
Cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được xem như hàng hóa xuất khẩu là tờ
khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.
Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp thực hiện việc mua bán hàng
hóa nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp
lưu ý về những hồ sơ thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ 9
ĐH Thăng Long – Chương 4: Thương Mại Quốc tế
4.1.4. Chức năng của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản sau:
Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi
cho nền kinh tế trong nước. Chức năng này thể hiện việc thương mại quốc tế làm lợi cho
nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng.
Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,
do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở
phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành.
Các chức năng của thương mại quốc tế có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của nó. Căn cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thành
thương mại bù đắp và thương mại thay thế.
Thương mại bù đắp diễn ra do sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên và do trình
độ phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất.
Thương mại thay thế diễn ra trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế đã đạt tới
trình độ phát triển cao, chuyên môn hóa vào những mặt hàng có ưu thế.
Thương mại bù đắp và thương mại thay thế có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung
cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
4.1.5. Mục tiêu của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện sớm nhất, hiện
nay vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế từng quốc gia và phát triển kinh tế thế giới.
Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, mục tiêu nghiên cứu thương mại quốc tế cũng khác nhau.
a. Góc độ toàn cầu
- Phân tích hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở lợi ích chung nhằm thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế thế giới.
- Tìm hiểu sự vận động có tính qui luật của mối quan hệ, từ đó xây dựng hệ thống
pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh mối quan hệ thương mại quốc tế.
- Giải quyết những mâu thuẫn và hài hòa mối quan hệ lợi ích. 10