BÀI 1. ĐỊNH VỊ BẢN THÂN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÕI | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về định vị bản thân và phát triển năng lực lõi, nhấn mạnh tầm quan trọng của những khía cạnh này trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Việc hiểu rõ giá trị bản thân và liên tục phát triển năng lực sẽ mở ra nhiều cơ hội trong tương lai.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THUẬT CÔNG NGHIỆP GIÁO DỤC NOVA
TÀI LIỆU ĐỀ CƯƠNG ĐÀO TẠO
BÀI 1. ĐỊNH VỊ BẢN THÂN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÕI
I. Nhận thức năng lực bản thân
Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ là
biết và hiểu.
Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, và thái độ được phản ánh trong thói quen suy
nghĩ và hành động của mỗi người. Thói quen tư duy và hành động được duy trì liên tục
giúp một người trở nên có năng lực. Những điều này luôn có mối quan hệ song hành,
mật thiết, không tách rời.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính riêng biệt của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của
một việc nhất định, đảm bảo cho việc đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết
quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời
năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm).
Hình 1 - 1. Mô hình cấu trúc năng lực lOMoAR cPSD| 40190299
Chỉ khi một người có một năng lực nào đó, tương ứng với một công việc, hoạt động
nào đó, thì người đó mới được công nhận là có năng lực, được phép giải quyết công việc đó.
Ngược lại, một người muốn giải quyết được công việc, muốn được người khác thừa
nhận là có năng lực giải quyết công việc đó thì họ phải làm, phải thể hiện, phải minh
chứng là mình có đủ năng lực để thực thi công việc đó.
1. Đặc điểm của năng lực
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, năng lực không phải chỉ là một
thuộc tính, đặc điểm nào đó của cá nhân mà nó bao gồm những thuộc tính tâm lý và sinh
lý. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm lý và sinh lý mà chỉ
bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động, một tình
huống nhất định nào đó và làm cho hoạt động đạt được kết quả. Tổ hợp các thuộc tính
không phải là sự cộng gộp đơn thuần các thuộc tính đó mà là sự tương tác lẫn nhau giữa
các thuộc tính làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng
lực vẫn còn tiềm ẩn. Năng lực chỉ có tính thực hiện khi cá nhân hoạt động và phát triển
trong chính hoạt động đó.
Kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá năng lực của cá nhân làm
ra nó. Tuy nhiên, năng lực con người không phải sinh ra đã có, nó không có sẵn mà được
hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp.
2. Phân loại năng lực
Có nhiều cách phân loại năng lực. Dựa trên mức độ chuyên biệt của năng lực, phân
thành hai loại như sau:
Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, chẳng
hạn, những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…) là
điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có hiệu quả.
Năng lực đặc thù (năng lực chuyên biệt, chuyên môn): là sự thể hiện độc đáo các
phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt
động chuyên biệt với kết quả cao. Hai loại năng lực này bổ trợ cho nhau.
3. Thành phần và cấu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng.
Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác
nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành lOMoAR cPSD| 40190299
phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
Hình 1 - 2. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo
UNESCO (Nguồn: tusach.thuvienkhoahoc.com)
Năng lực chuyên môn (Professional competency): là khả năng thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có
phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung
– chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.
Năng lực phương pháp (Methodical competency): là khả năng đối với những hành động
có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực
phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung
tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ
và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề.
Năng lực xã hội (Social competency): là khả năng đạt được mục đích trong những
tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự
phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
Năng lực cá thể (Individual competency): là khả năng xác định, đánh giá được những cơ lOMoAR cPSD| 40190299
hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi
phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và
liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.Mô hình cấu trúc năng lực trên đây
có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi
lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của
Giáo viên bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực
chuẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.
4. Phương pháp nhận thức năng lực bản thân
Để làm tốt một công việc, phải hiểu năng lực của bản thân của mình có phù hợp với
công việc đó không. Hoặc hiểu về năng lực bản thân, để tìm công việc phù hợp. Hoặc với
những công việc yêu thích, thì phải hiểu rõ yêu cầu năng lực gì, bản thân đã đáp ứng
được chưa, cần phải rèn luyện thế nào để nâng cao năng lực bản thân. Để hoàn thành
công việc đạt kết quả tốt.
Để thành công trong mọi lĩnh vực, mỗi người đều phải xác định, phải biết mình có gì,
cần gì và phát triển theo hướng nào là tốt nhất. Đây chính là những yếu tố quan trọng để
một người cần phải nhận ra để thấu hiểu chính bản thân mình. Năng lực là yếu tố quan
trọng giúp một người nhận ra được sở trường của bản thân mình để lựa chọn hướng phát
triển hiệu quả, phù hợp. Để có thể đánh giá một cách chính xác về năng lực bản thân hay
người khác, cần phải dựa trên 3 thành tố rất quan trọng là: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ.
Kiến thức: cần phải biết được mình giỏi về kiến thức gì, kiến thức chuyên môn, kiến
thức xã hội trong những lĩnh vực nào. Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu
thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng
(application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực
đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp
nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này
càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.
Thái độ: thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng
lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định giá trị (valuing), giá trị ưu
tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng
như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc.
Kỹ năng: là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông
thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn lOMoAR cPSD| 40190299
mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng
(chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên).
Để có thể nhận biết được năng lực của bản thân thì cần phải hiểu rõ được sở thích,
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Sở thích hay còn gọi là thú vui, là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói
quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn.
Khi việc làm, trùng với sở thích của bản thân, thì ta sẽ luôn có một tinh thần thích thú,
làm việc cảm thấy thoải mái, không mệt mỏi. Luôn hăng say và tập trung cao độ cho
công việc, tìm tòi, khám phá với sự yêu thích, vui vẻ. Và như vậy, khi việc làm trùng với
sở thích, thì càng ngày, năng lực bản thân càng được nâng cao, hiệu quả.
Khi biết rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình, ta cũng sẽ dễ dàng có những lựa
chọn lĩnh vực học tập, làm việc để phát huy điểm mạnh, và biết cách khắc phục những
điểm yếu để dần nâng cao năng lực bản thân. Thấu hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân, cũng giúp ta tự tin hơn. Thành công hơn trong cuộc sống bắt đầu từ việc thấu
hiểu bản thân mình muốn gì, điểm mạnh, điểm yếu là gì. II.
Định vị bản thân
“Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành con người như vậy”
1. Định vị bản thân là gì?
“Đừng theo đuổi mục tiêu của người khác, hãy theo đuổi mục tiêu của chính mình. Khi
nghĩ về tương lai, đừng chỉ nghĩ về công việc bạn sẽ làm có tên là gì, hãy nghĩ xem bạn đang theo
đuổi giá trị gì, điều gì khiến bạn vui, điều gì bạn có thể làm để đóng góp cho xã hội”
Định vị bản thân là kỹ năng xác định giá trị bản thân thông qua việc thấu hiểu
những điểm mạnh và điểm yếu, đặc điểm tính cách và các mối quan hệ xung quanh của
bản thân để có thể làm chủ cuộc sống của mình và đạt được thành công trong cuộc sống.
2. Tại sao cần định vị bản thân?
“Một trong những điều khích lệ nhất mà bạn có thể làm là tự xác định chính mình,
biết mình là ai, tin vào cái gì và muốn đi tới đâu.”
Định vị bản thân là một năng lực quan trọng giúp cho con người có thể xác định chính xác điểm
mạnh, điểm yếu, nắm rõ năng lực cốt lõi của bản thân, khẳng định giá trị bản thân, giúp con
người hình thành, xây dựng và kiên trì theo đuổi đam mê, ước mơ và hoài bão. Một trong những
phẩm chất quan trọng của các nhà lãnh đạo và những người thành công trong mọi lĩnh vực là
luôn xác định rõ giá trị bản thân. Họ biết mình là ai, tin vào điều gì và đại diện cho điều lOMoAR cPSD| 40190299
gì. Khi biết rõ giá trị bản thân, họ sẽ hiểu được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, sẽ dễ
dàng có những lựa chọn phù hợp để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu để dần
nâng cao năng lực, giá trị của bản thân. Thấu hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân cũng giúp họ tự tin hơn, thành công hơn trong cuộc sống. Trái lại, những người
không hiểu rõ giá trị bản thân, dù cố gắng xoay sở, bận rộn với công việc của mình
nhưng lại thường không đạt được kết quả như mong đợi.
3. Nhu cầu xủa xã hội đối với ngành nghề đang theo học
3.1.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Việt Nam có khoảng 683.000 doanh nghiệp đang hoạt động
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ 2017 đến 2021 138,139 131,275 134,941 126,859 116,800 103,100 84,200 72,442 60,553 63,525 39,421 44,100 43,100 34,010 26,448 16,314 16,840 17,500 16,700 12,113 2017 2018 2019 2020 2021 Thành lập
Quay lại hoạt động
Tạm ngừng hoạt động Giải thể
Riêng năm 2022, tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có:
• 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
• Gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
• 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; gần 24,1 nghìn
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể
• 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
• Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại
hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lOMoAR cPSD| 40190299
3.2.Tình hình thành lập doanh nghiệp mới
Tình hình thành lập doanh nghiệp mới
(Từ năm 2017 đến năm 2021) 25,000,000 22,356,000 20,000,000 17,302,000 16,111,000 15,000,000 14,781,000 12,959,000 10,000,000 5,000,000 126,859 131,275 138,139 134,941 116,800 - 2017 2018 2019 2020 2021
Doanh nghiệp thành lập mới (doanh nghiệp)
Số vốn (tỷ đồng)
3.3.Nhu cầu tuyển dụng theo các nhóm ngành nghề lOMoAR cPSD| 40190299
3.4.Thu nhập bình quân của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường
3.5.Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ nhân sự năm 2021
Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ nhân sự năm 2021 8% 17% 3% 72%
NS có kinh nghiệm Giám đốc
Quản lý cấp trung Sinh viên mới ra trường
4. Làm thế nào để định vị bản thân chính xác?
Mọi hành động và hành vi biểu hiện ra bên ngoài đều được điều khiển và xác định
bởi những giá trị bên trong. Do vậy, càng xác định rõ giá trị của bản thân bao nhiêu thì
hành động bên ngoài sẽ càng chính xác và hiệu quả bấy nhiêu. Vậy làm cách nào để có
thể định vị bản thân một cách chính xác nhất?
Một là, thấu hiểu chính bản thân mình. Thấu hiểu bản thân là kỹ năng xác định
những điểm mạnh và điểm yếu, đặc điểm tính cách và các mối quan hệ xung quanh. Khi
bạn thấu hiểu được rõ ràng về bản thân mình thì mới có thể làm chủ cuộc sống của
mình và đạt được thành công hơn trong cuộc sống. lOMoAR cPSD| 40190299
Trước mỗi lựa chọn, sự thấu hiểu bản thân càng đóng vai trò quan trọng giúp mỗi
người đưa ra được lựa chọn đúng đắn. Ví dụ như khi lựa chọn ngành nghề, vị trí làm
việc nào đó trong doanh nghiệp, nếu như bạn có sự thấu hiểu rõ ràng về điểm mạnh -
điểm yếu, đặc điểm tính cách, sở trường, sở thích, thì việc lựa chọn nghề nghiệp, môi
trường doanh nghiệp phù hợp với năng lực sẽ trở nên thuận lợi và chính xác hơn. Trong
tâm thức bạn luôn cần biết mình muốn gì, mình có thể làm gì, điều gì khiến cho mình
cảm thấy tốt lên và điều gì khiến mình trở nên tệ hơn. Chỉ khi thấu hiểu được bản thân
thì bạn mới định vị được bản thân chính xác nhất.
Hai là, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Trong tâm thức của con người thường
tồn tại những nỗi sợ hãi liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Nỗi sợ
hãi của con người thường được sinh ra bởi sự hơn thua, sự so đo giữa “được và mất”,
bởi sự mâu thuẫn giữa “cần và muốn”. Cứ như vậy, tâm thức của những người sợ hãi
luôn chìm trong sự lo lắng, khép kín trái tim, khoanh rộng vùng an toàn và làm hạn chế
tầm nhìn của họ. Dẫn đến những quyết định sai lầm hoặc đánh mất đi giá trị vốn có của
bản thân mình. Trong khi đó, chỉ khi bạn biết yêu thương bản thân, trân quý bản thân
thì bạn mới có thể kiến tạo nên giá trị của bản thân mình.
Ba là, tôn trọng cảm xúc bản thân. Trong cuộc sống, đôi khi con người cảm thấy
chán nản, mệt mỏi với chính cuộc đời của mình, từ đó cảm thấy bản thân tồi tệ và đáng
ghét. Đó chính là khi con người không biết tôn trọng cảm xúc của bản thân. Cảm xúc
tiêu cực và cảm xúc tích cực về bản thân là hai thứ cảm xúc đối lập luôn luôn tồn tại
trong cuộc sống của mỗi người. Bởi thế, không có cách nào để triệt tiêu hoàn toàn cảm
xúc tiêu cực. “Nhân vô thập toàn” – con người không ai hoàn hảo, cũng không có ai có
thể vui vẻ, an nhiên suốt cuộc đời. Mỗi người sẽ đều có những hỷ - nộ - ái - ố, chúng ta
không thể ngăn được nó đến, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn “đón nhận” nó bằng
tâm thái như thế nào. Cảm xúc tiêu cực cũng đáng được tôn trọng vì không phải con
người khi chứa đựng cảm xúc tiêu cực thì sẽ làm mất đi giá trị của bản thân.
Bốn là, ngừng lệ thuộc giá trị bản thân vào người khác
“Giá trị bản thân bạn không do người khác quyết định”
Sự đánh giá của người khác tác động không nhỏ đến cách con người nhìn nhận về bản
thân, bao gồm cả việc xác định giá trị bản thân của mỗi người. Tuy nhiên, điều chúng ta cần
nhận thức rõ ràng đó là: Giá trị bản thân mình không phải do người khác xác định, mà do quá
trình nhìn nhận và xây dựng nhân hiệu của mỗi người. Lắng nghe ý kiến nhận xét của người
khác về bản thân là điều tốt, ý kiến đó có thể chỉ ra những mặt hạn chế mà chúng ta cần sửa lOMoAR cPSD| 40190299
đổi để hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, ở một giới hạn nhất định, nếu như nhận xét
đánh giá của người khác quyết định hoàn toàn đến cách nhìn nhận giá trị của bạn thì đó là
một điều đáng lo ngại.Trong tâm lý học có khái niệm Gaslighting nói về hình thức lạm dụng
tâm lý để thao túng tinh thần người khác, khiến cho nạn nhân có cái nhìn nhận sai lệch về giá
trị bản thân của chính mình. Bởi thế, mỗi người cần phải tách ly và ngừng phụ thuộc bản
thân vào người khác để có được sự đánh giá chính xác nhất về giá trị bản thân. Để định vị
bản thân không còn mơ hồ. Hiện nay, trên thế giới có nhiều công cụ hỗ trợ định vị bản thân
hiệu quả. Mỗi công cụ đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng đều hướng đến một mục
tiêu chung giúp người dùng có thể xác định năng lực bản thân đang đạt đến trình độ nào và
có thể phát triển để nâng cao năng lực hay không. Trong phạm vi cuốn sách này, tác giả sẽ
giới thiệu đến bạn đọc một số công cụ tiêu biểu phổ biến với nhiều người áp dụng:
(1) Phân tích SWOT về bản thân
SWOT là tập hợp viết tắt bốn chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths
(Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Phân tích SWOT là công cụ được áp dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh, giúp xác định
những yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực để đạt được mục tiêu đề ra. Qua các đặc điểm của
mô hình SWOT, mỗi người có thể nắm rõ các điểm mạnh, điểm yếu có ảnh hưởng như thế nào
tới mình từ đó đưa ra hướng phát triển tốt nhất cho bản thân. Vào những năm 1960 -
1970, Viện Nghiên cứu Stanford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại
hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn – đây là một tạp chí kinh
doanh đa quốc gia, được phát hành và sở hữu bởi Time Inc, New York, nhằm mục đích tìm ra
nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu
gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và
Birger Lie đã đưa ra “Mô hình phân tích SWOT” nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế
hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực
hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.Công trình nghiên cứu này
được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu
thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu
này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Nhóm nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu
đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ
thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai.
Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory),và những điều “tốt” trong
tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” lOMoAR cPSD| 40190299
(Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được
gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W
và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
Hình 1.2. Mô hình SWOT lOMoAR cPSD| 40190299
Thực hành mô hình SWOT như thế nào?
Mô hình SWOT được trình bày ở dạng ma trận SWOT chia thành 4 nhánh. Mỗi
nhánh tương ứng với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Để phân tích SWOT
của bản thân cần thực hiện theo 7 bước sau:
Bước 1: Lập một bảng gồm 4 ô, tương ứng với 4 yếu tố của mô hình SWOT
Bước 2: Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng,
càng rõ ràng càng tốt. Cần sắp xếp các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Một
số câu hỏi cần trả lời trong khi phân tích SWOT:
Strengths - Điểm mạnh:
+ Bản thân có những thế mạnh gì?
+ Những đặc điểm nổi bật của bản thân so với người khác là gì?
+ Những gì chỉ có ở bản thân mình mà nhiều người khác không có?
+ Những nhận xét của người cùng ngành về điểm mạnh của bản thân như thế nào?
+ Nhân tố nào giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?
Khi phân tích điểm mạnh của bản thân, nên đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau kể
cả từ người khác để có được đánh giá khách quan nhất.
Weaknesses - Điểm yếu:
Cũng giống như điểm mạnh, khi tìm kiếm những điểm yếu, bản thân cũng cần
phải nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau. Điểm yếu chính là những vấn đề còn
hiện hữu trong con người, cản trở con người phát triển. Cần xác định chính xác những
điểm yếu để tìm ra giải pháp đẩy lùi nó. Xác định điểm yếu của bản thân thông qua mô
hình SWOT bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
+ Nhân tố nào tác động làm cho bản thân bị kìm hãm phát triển?
+ Đâu là yếu tố cản trở thành công tìm đến bản thân mình?
+ Đối thủ cạnh tranh của bạn đang thực hiện tốt hơn mình ở điểm nào?
+ Bản thân đang “sợ phải đối mặt” với vấn đề gì?
Opportunities - Cơ hội:
Cơ hội phát triển bản thân là những nhân tố tác động bên ngoài có tính tích cực.
Nắm bắt cơ hội là điều kiện tốt để hoàn thành mục tiêu tốt nhất. Cơ hội của mỗi người
khi phân tích mô hình SWOT bao gồm: lOMoAR cPSD| 40190299
+ Những xu hướng phát triển của thị trường hiện nay là gì?
+ Nắm bắt cơ hội từ yếu tố thị trường: Chính sách, thực trạng thị trường lao động, nhu
cầu tuyển dụng, cơ hội tiếp cận, xây dựng mối quan hệ mới, môi trường xã hội khách quan,…
Bên cạnh những cơ hội từ nhân tố thị trường, chúng ta nên là người chủ động tạo ra cơ hội phát
triển cho chính bản thân mình. Xem xét những điểm yếu và điểm mạnh để tạo ra cơ hội.
Threats - Thách thức:
Chúng ta cần nhìn nhận những thách thức mà bản thân đang gặp phải để tìm
hướng đẩy lùi thách thức đó.
+ Những gì bản thân đang phải đối mặt?
+ Người khác đang làm những gì vượt trội hơn so với bản thân?
+ Vị trí ngành nghề của bạn bị thay đổi như thế nào khi xu thế thị trường biến động?
+ Bản thân có gặp phải khó khăn về vấn đề tài chính không?
Bước 3: Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê.
Bước 4: Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
Bước 5: Phân tích ý nghĩa của chúng.
Bước 6: Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ
các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
Bước 7: Định kỳ tối đa 3 tháng cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện
và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, tìm ra con đường dẫn đến thành công.
(2) Thuyết con nhím:
Thuyết con nhím (tên tiếng Anh: Hedgehog Concept) bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ
ngôn Hy Lạp giữa một con nhím với một con cáo. Cáo tuy ma mãnh, biết rất nhiều thứ, nhưng
lại hay bị phân tán. Nhím thì chậm chạp và không ồn ào như cáo, nhưng lại hiểu rõ về thế mạnh
của bản thân. Kết quả là, hết lần này đến lần khác, cáo bị nhím đánh bại. Câu chuyện ngụ ngôn
trên nhằm thể hiện một thực tế đó là, hãy tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân,
bởi điều đó sẽ giúp bản thân có nhiều khả năng chiến thắng hơn. Thuyết con nhím trở nên phổ
biến từ năm 2001, khi được Jim Collins phát triển hoàn thiện trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ
đại” – 1 trong 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo
bình chọn của Tạp chí Forbes. Thuyết con nhím dựa trên sự hội tụ của ba yếu tố, đó là: Thứ
chúng ta thích, Thứ chúng ta giỏi, và Thứ xã hội cần. Điểm giao thoa lOMoAR cPSD| 40190299
giữa ba yếu tố này sẽ là nghề nghiệp lý tưởng của bản thân. Dựa trên thuyết con nhím, có
thể xác định nghề nghiệp cho tương lai dựa trên 5 bước cơ bản sau đây:
Hình 1.3. Thuyết con Nhím
Bước 1: Khám phá “Thứ chúng ta thích”.
Đầu tiên, tìm ra niềm yêu thích, sở thích của mình. Bạn cảm thấy có hứng thú đặc
biệt với môn học gì ở trường không, có sở thích hay đam mê tìm hiểu về lĩnh vực gì, điều
gì khiến bản thân hứng thú làm quên thời gian? Ý tưởng nào có thể chợt đến khiến bạn
bật dậy giữa đêm để ghi chép lại?
Bước 2: Xác định “Thứ chúng ta giỏi”
Tìm hiểu những điểm vượt trội của bản thân, có thể dựa trên nhiều yếu tố như
điểm các môn học trên trường, cách suy nghĩ và ra quyết định hàng ngày, cách giải
quyết các công việc và vấn đề phát sinh trong cuộc sống,…Từ đó có thể chọn lọc được
những nghề nghiệp bản thân vừa thích, vừa giỏi.
Bước 3: Tìm hiểu “Thứ xã hội cần”
Cho dù có đam mê hay năng lực về lĩnh vực gì, thì lựa chọn nghề nghiệp cũng cần phù
hợp với nhu cầu của xã hội. Hay nói cách khác, ngoài việc cần xác định đam mê và năng lực
của mình, cũng nên thường xuyên cập nhật xu hướng về nhu cầu của thị trường lao động, sự
chuyển dịch mang tính vĩ mô của nền kinh tế, để có cái nhìn thực tế hơn.
Bước 4: Tìm điểm giao thoa – “Nghề nghiệp lý tưởng”
Dựa vào các kết quả có được từ 3 bước trên, sẽ lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất,
chính là công việc thỏa mãn cả 3 yếu tố: thứ chúng ta thích, thứ chúng ta giỏi và thứ xã hội lOMoAR cPSD| 40190299 cần.
Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh lại bản thân
Cuối cùng, đưa ra điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của bản thân để sẵn sàng
cho một nghề nghiệp lý tưởng. Sau khi nhận thức năng lực của bản thân, mỗi cá nhân
cần xác định thước đo riêng của mình. Từ đó, xác định và xây dựng kế hoạch cụ thể
nhằm định hướng phát triển năng lực đó trong tương lai.
(3) Test tính cách MBTI
MBTI trả lời cho câu hỏi tại sao mỗi người trên thế giới đều có cá tính khác nhau, không
ai giống ai và sự khác biệt tự nhiên của mỗi người. MBTI là cách viết ngắn gọn của Chỉ số phân
loại Myers-Briggs (Myers-Briggs Type-Indication), là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc
nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách con người nhận thức thế giới xung
quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề. Phương pháp kiểm kê tính cách này khởi nguồn từ
các lý thuyết phân loại trong cuốn Psychological Types của Carl Gustav
Jung xuất bản năm 1921 và được phát triển bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của
bà, Isabel Briggs Myers, từ khoảng Chiến tranh thế giới thứ hai. Các câu hỏi tâm lý ban
đầu đã phát triển thành Chỉ số phân loại Myers-Briggs và được công bố vào năm 1962.
Ngày nay trắc nghiệm MBTI được phát triển dựa vào nền tảng của tâm lý học vì vậy
trong công việc MBTI giúp con người hiểu biết thêm thông tin về bản thân để lựa dễ
dàng lựa chọn nghề nghiệp thích hợp.
(4) Test tính cách D.I.S.C
DISC là công cụ đánh giá cá nhân hàng đầu được sử dụng bởi hơn 1 triệu người mỗi
năm để cải thiện năng suất làm việc, phương thức làm việc nhóm cũng như là sự giao tiếp
ứng xử của mọi người... Nếu tham gia vào công cụ đánh giá cá nhân DISC, cá nhân sẽ được
yêu cầu hoàn thành một loạt câu hỏi để từ đó tạo ra một báo cáo chi tiết về cá tính và hành
vi của mình. Mô hình DISC cung cấp một ngôn ngữ chung mà mọi người có thể sử dụng để
hiểu rõ hơn về bản thân mình và điều chỉnh hành vi của mình với người khác (trong môi
trường làm việc nhóm, trong kinh doanh, trong đời sống,…) Có nhiều doanh nghiệp đã sử
dụng bài kiểm tra tính cách DISC này trong công tác phỏng vấn ứng viên và đánh giá nhân
sự. Chính vì vậy mà bài trắc nghiệm tính cách DISC dần được phổ biến trong môi trường
kinh doanh và quản lý nhân sự trong các công ty tập đoàn lớn nhỏ tại Việt Nam. lOMoAR cPSD| 40190299
Hình 1.4. Mô hình DISC
Lý thuyết DISC được phát triển bởi tiến sĩ William Moulton Marston (1982) trong
cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người thường). Các cách phân
loại tính cách theo DISC mà các đánh giá hiện nay áp dụng đều xuất phát từ nghiên cứu
của tiến sĩ Marston. Theo lý thuyết này, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều
nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance - Sự thống trị), I (Influence
- Sự ảnh hưởng), S (Steadiness - Sự kiên định), C - (Compliance - Sự tuân thủ). Cụ thể:
Nhóm D - Người thủ lĩnh: Người thuộc nhóm này sẽ có tính cách nhanh nhẹn, hoạt bát,
mạnh mẽ, tự tin, chủ động, tập trung, năng động, hướng tới kết quả công việc. Người này
thường hành động nhanh, đi nhanh, nói nhiều, nói nhanh, mặt dễ đỏ khi nói hăng, hành
động tay luôn thẳng, nhanh, thích nói về bản thân hoặc những thứ liên quan đến bản thân.
Nhóm I - Người tạo ảnh hưởng: Nhiệt tình, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã, lạc quan, thích
cái mới, sáng tạo, hướng tới con người. Người này có khả năng thuyết phục cao, thích
nói cười, hài hước, năng động, có tố chất sáng tạo, đi nhanh nhưng không thẳng, hứng
thú điều mới lạ, thích trải nghiệm điều mới.
Nhóm S - Người kiên định: Điềm đạm, từ tốn, ổn định, chín chắn, kiên định, lắng nghe có
kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người. Người này thường ít nói,
nói nhỏ, hơi ngại rủi ro, sợ đám đông, thích lắng nghe, thích tâm sự, hay quan tâm người khác.
Nhóm C - Người kỷ luật: Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng, trật tự, đúng đắn, tập
trung, công bằng, rõ ràng, thận trọng, tư duy logic, hướng tới kỹ thuật. Người này ít nói, nói
chậm, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng, chỉn chu, thích ngăn nắp, lOMoAR cPSD| 40190299
làm việc có sắp xếp, logic.
Bốn nhóm tính cách hành vi trong DISC sẽ có những đặc trưng riêng phù hợp từng
ngành nghề khác nhau. Hiểu được tính cách của bản thân mình và lựa chọn đúng công
việc phù hợp với bản thân mình chính là bước đầu tiên để phát triển và đạt được thành
công sớm hơn. Những câu hỏi để tự vấn cá nhân:
1. Tôi đã đạt được mục tiêu mà tôi đặt ra trong năm nay chưa? (Làm việc với một
mục tiêu hàng năm rõ ràng như là một phần trong mục đích của cả cuộc đời.)
2. Tôi đã làm việc với chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình chưa, hay tôi
có thể làm tốt hơn ở một phần nào đó của công việc này không?
3. Tôi đã làm việc với số lượng nhiều nhất mà khả năng tôi có thể thực hiện hay chưa?
4. Thái độ làm việc của tôi có hòa nhã và hợp tác với mọi người trong mọi lúc không?
5. Tôi có cho phép thói quen chần chừ làm giảm năng suất làm việc của mình hay
không, và nếu có thì ở mức độ nào?
6. Tôi đã hoàn thiện nhân cách của mình chưa, và nếu có thì theo cách nào?
7. Tôi đã kiên trì theo đuổi kế hoạch đến lúc hoàn thành chưa?
8. Tôi đã quyết định một cách nhanh chóng và rõ ràng trong mọi tình huống chưa?
9. Tôi có cho phép bất cứ nỗi sợ nào trong sâu nỗi sợ căn bản làm giảm hiệu suất
làm việc của tôi hay không?
10. Tôi có quá cẩn trọng, hay quá bất cẩn không?
11. Quan hệ của tôi với đồng nghiệp có thoải mái và dễ chịu hay không? Nếu
không, thì lỗi lầm đó là hoàn toàn thuộc về tôi hay của một phần nào đó thôi?
12. Tôi có phung phí năng lượng của mình do thiếu tập trung nỗ lực hay không?
13. Tôi có sẵn sàng tiếp thu cái mới và bao dung với mọi vấn đề hay không?
14. Tôi đã làm cách nào để phát triển khả năng làm việc của bản thân?
15. Tôi có lạm dụng bất cứ thói quen cá nhân nào hay không?
16. Tôi có biểu lộ, dù công khai hay âm thầm, bất cứ dấu hiệu nào của tính tự cao tự đại hay không?
17. Thái độ và cách cư xử của tôi với đồng nghiệp có làm cho họ tôn trọng tôi hay không?
18. Những ý kiến và quyết định của tôi dựa trên sự suy đoán hay trên sự phân tích đúng lOMoAR cPSD| 40190299
đắn và có suy nghĩ?
19. Tôi có thói quen tiết kiệm thời gian, tiền bạc hay không? Và tôi có thận trọng
trong việc chi tiêu những khoản tiết kiệm đó?
20. Tôi đã dành ra bao nhiêu thời gian cho những nỗ lực vô ích mà tôi có thể dành
cho những cái khác có ích hơn?
21. Làm sao tôi có thể tái phân bổ lại thời gian và thay đổi những thói quen của
mình để có thể làm việc hiệu quả hơn trong những năm sắp tới?
22. Tôi có làm việc gì tội lỗi khiến lương tâm mình bị cắn rứt không?
23. Tôi đã làm việc nhiều hơn và tốt hơn so với những gì tôi được trả như thế nào?
24. Tôi có đối xử bất công với ai không và nếu có thì là theo cách nào?
25. Nếu tôi là người bỏ tiền ra để mua chính khả năng làm việc của mình, tôi có hài
lòng với quyết định mua đó không?
26. Tôi đã chọn đúng nghề chưa và nếu chưa thì tại sao?
27. Người đã bỏ tiền ra để có được năng lực làm việc của tôi có hài lòng với những
gì tôi đã làm không và nếu không thì tại sao
28. Hiện tôi có những phẩm chất gì trong những phẩm chất cơ bản dẫn đến thành công?
(Thực hiện sự đánh giá này một cách công bằng, thẳng thắn và nhờ ai đó đủ dũng cảm
để kiểm tra lại một cách chính xác). lOMoAR cPSD| 40190299
BÀI 2: KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CUỘC
ĐỜI 1. Khái niệm mục tiêu
Nhà triết học nổi tiếng Denis Diderot đã từng nói “Bạn sẽ không làm gì nếu bạn không có
mục đích, bạn cũng không làm gì vĩ đại nếu mục đích bạn tầm thường”. Ý nghĩa câu nói này đề
cao tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc đời của con người. Lập mục tiêu
chính là một công cụ đầy quyền năng giúp bản thân mỗi người có một cái nhìn toàn diện về
tương lai và thúc đẩy bản thân phải hiện thực hóa tầm nhìn và ước mơ của mình.
Mục tiêu là ý tưởng của tương lai hoặc kết quả mong muốn của một mục đích mà
một cá nhân hoặc một nhóm người đã hình dung ra, đồng thời sẽ lập kế hoạch và cam
kết để đạt được nó. Đặt mục tiêu là quá trình quyết định về một cái gì đó mà chúng ta
muốn, lên kế hoạch để đạt được nó và hành động để đến mục tiêu đó.
Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân
trong cuộc sống, cũng như lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó.
“Bạn nghĩ mình là người như thế nào thì bạn
sẽ là người như vậy”
Brian Tracy trong cuốn Chinh phục mục tiêu đã đưa ra một nhận định rằng,
khám phá quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại chính là việc chúng ta sẽ trở thành
điều mà mình thường xuyên nghĩ đến nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là: vậy hầu hết những
nhà lãnh đạo thường xuyên nghĩ về điều gì? Đó là tương lai và đích đến mà họ đang
hướng đến, cũng như những điều mà họ có thể tiến hành để đạt được mục tiêu đó. Trái
lại với họ là những con người chỉ biết nghĩ về hiện tại, những niềm vui và những vấn đề
trước mắt. Mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn như trong ngày, trong
tuần gọi là mục tiêu ngắn hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong một thời gian dài như tháng,
quý, năm gọi là mục tiêu trung hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian nhiều
năm gọi là mục tiêu dài hạn, mục tiêu mang tính chiến lược.
Ví dụ: mục tiêu ngắn hạn: trong một tuần sẽ đọc xong cuốn sách “Ai rồi cũng qua
– để không Hối hận” của tác giả Đỗ Mạnh Hùng; mục tiêu trung hạn: học kỳ I năm học
2020 -2021 sẽ đạt 3,3 điểm tổng kết và được học bổng Giỏi; mục tiêu dài hạn: tốt nghiệp
ra trường sẽ đạt bằng Giỏi.
2. Kỹ năng đặt mục tiêu
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc lOMoAR cPSD| 40190299
sống, cũng như lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó.
Mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn như trong ngày, trong tuần gọi
là mục tiêu ngắn hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong một thời gian dài như tháng, quý,
năm gọi là mục tiêu trung hạn; mục tiêu có thể đặt ra trong khoảng thời gian nhiều năm
gọi là mục tiêu dài hạn, mục tiêu mang tính chiến lược.
Kỹ năng đặt mục tiêu giúp con người sống có mục đích, có kế hoạch. Con người sống có
mục tiêu là người biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa.
3. Căn cứ để xác định mục tiêu
Để đặt được mục tiêu đúng, hợp lý, chính xác, ta cần phải dựa vào nhiều yếu tố,
căn cứ để xác định mục tiêu, đó là: •
Những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
• Khả năng (điểm mạnh, hạn chế), ý chí quyết tâm của bản thân.
• Xác định thời gian.
• Điều kiện khách quan (thuận lợi, khó khăn) để hiện thực hóa mục tiêu.
• Những cơ hội để thực hiện mục tiêu, nếu biết chớp cơ hội có thể dễ dàng đạt mục tiêu.
• Những thách thức đòi hỏi phải vượt qua.
Trong các yếu tố trên, cần phải có sự cân nhắc rõ ràng, cụ thể. Yếu tố tiên quyết phải có để
đạt được mục tiêu, yếu tố nào có thể khắc phục để đạt mục tiêu, yếu tố nào không thể khắc
phục. Đôi khi cá nhân phải từ bỏ mục tiêu ban đầu để xác định một mục tiêu mới nếu thấy
không có khả năng thực hiện hoặc có thể thu nhỏ phạm vi để mục tiêu có tính hiện thực.
Để mục tiêu có tính hiện thực cần phải lập kế hoạch thực hiện mục tiêu, xem đâu là
mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ đó quyết tâm thực hiện kế hoạch đặt ra.
4. Tầm quan trọng của xác định mục tiêu
“Chỉ có kẻ thất bại mới lang thang vô mục đích, làm việc mà không có mục tiêu, đích
đến nào thôi, còn người thành công luôn tự đặt mục tiêu cho mình, bất kể là mục tiêu ngắn
hạn hay dài hạn” Aristotle - nhà hiền triết người Hy Lạp đã từng nói “Tất cả hành động của
con người đều có một mục đích nào đó, họ chỉ hạnh phúc khi thỏa được ước nguyện của
mình”. Thiết lập mục tiêu giúp chúng ta biết rằng những việc chúng ta làm là đúng.
Mục tiêu giúp con người xác định được tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn, từ
đó tập trung kiến thức, nỗ lực, sắp xếp thời gian và nguồn lực để khai thác tối đa năng
lực của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.