Bài 1 đường hấp thụ - Môn sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

Môn:
Trường:

Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu

Thông tin:
5 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài 1 đường hấp thụ - Môn sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

71 36 lượt tải Tải xuống
BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu kiến thức:
- Trình bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô,
tiêm bắp và đường uống.
- Trình bày sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và các đường hấp thu
2. Mục tiêu kỹ năng:
- Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm
dưới da và đường uống trên chuột nhắt trắng.
- Xác định các giai đoạn tác dụng của thuốc ngủ
II. ĐẠI CƯƠNG:
- Những phương thức đưa thuốc vào cơ thể được gọi là đường hấp thu.
- Có nhiều phương cách cho thuốc vào cơ thể. Ở bài này ta khảo sát 4 đường
hấp thu là: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp và đường uống (ngoài
ra còn có đặt dưới lưỡi, đặt trực tràng, tiêm tại chỗ, tiêm dưới da,…):
+ Tiêm tĩnh mạch (IV, F=1): thuốc được đưa thẳng vào máu và chịu hiệu ứng vượt qua
lần đầu ở phổi.
+ Tiêm phúc mô (IP, F<1): thuốc được đưa vào phúc mạc nơi có cấu tạo bởi các biểu
mô mỏng và có hệ thống mạch máu lớn nên có thể hấp thu thuốc tốt. Thuốc chịu hiệu
ứng vượt qua lần đầu ở gan và phổi.
+ Tiêm bắp (IM, F<<1): thuốc đưa đưa vào bắp cơ nơi có hệ thống mao mạch là chủ
yếu, kèm theo là độ nhớt gian bào lớn khiến cho thuốc khó khuếch tán hơn vào máu so
với khi tiêm phúc mô. Thuốc chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu ở gan và phổi.
+ Đường uống (PO, F<<<1): thuốc được đưa vào ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) và hấp thu
qua lớp niêm mạc tại đó vào máu, sự hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thức ăn, acid
dịch vị, sự di chuyển của thuốc trong ống tiêu hóa… Thuốc chịu hiệu ứng vuợt qua lần
đầu ở gan và phổi.
- Mỗi đường hấp thu đều có ưu và nhược điểm riêng, hoạt tính dược lực phụ
thuộc các yêu tố như: liều dùng, đường hấp thu và được đánh giá qua 3
thông số:
+ Tốc độ tác dụng (thời gian tiềm phục)
1. Thời gian tiềm phục là gì?: là thời gian từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ
thể đến khi thuốc bắt đầu có hiệu lực (tức hiệu ứng dược lý đầu tiên) =>
Đánh giá mức độ tác dụng nhanh của các đường đưa vào cơ thể (nào hỏi
hả ghi – tức hỏi là gì thì giải thích, hỏi ý nghĩa thì nêu ra)
+ Cường độ tác dụng tối đa
2. Cường độ tác dụng tối đa là gì: là phản ứng tối đa xảy ra sau khi dùng
thuốc => Đánh giá được mức độ hiệu ứng dược lý cao nhất (nào hỏi hả
ghi)
+ Thời gian tác dụng
3. Thời gian tác dụng là gì?: là thời gian tính từ lúc thuốc bắt đầu có tác
dụng đến khi thuốc không còn hiệu lực nữa => Đánh giá được thời gian tác
dụng, thời gian bán hủy, thời gian phóng thích kéo dài (nào hỏi hả ghi)
III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Phenobarbital gắn vào receptor GABA => làm tăng tác dụng của GABA
A
bằng cách kéo dài thời gian mở kênh Cl .
-
IV. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM:
- Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của phenobarbital.
- Đánh giá hoạt tính dược lực của phenobarbital dựa vào 3 thông số: thời
gian tiềm phục, cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng.
V. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:
- Đánh dấu chuột (1,2,3,4), cân chuột.
- Quan sát cử động bình thường và đếm nhịp thở của chuột (bình thường
140-170 lần/phút).
- Đưa dung dịch phenobarbital 2% liều 70mg/kg (tính liều cho mỗi chuột)
vào cơ thể chuột qua các đường: IV, IP, IM, PO.
Cách tính liều như trên cho chuột 22,15g (Cần nắm)
Bước 1: 70mg --------------------1000g (1kg)
1,575mg ----------------22,15g
Bước 2: 100ml -------------------2000mg (2g do dung dịch 2%)
0,078ml ---------------- 1,575mg
- Quan sát từng giai đoạn của mỗi chuột, ghi nhận nhịp thở mỗi chuột từng
giai đoạn (Trình bày tác dụng của phenobarbital qua từng giai đoạn)
4. Các giai đoạn tác dụng của thuốc phenobarbital?
+ Giai đoạn kích thích:
Thất điều: di chuyển lảo đảo như người say.
Rối loạn vận động: thú di chuyển nhanh nhẹn hơn bình thường hoặc
lấy chân quẹt vào mũi, râu.
Giai đoạn kích thích xuất hiện do khi ức chế vỏ não làm tăng vận
động vùng dưới vỏ (giai đoạn kích thích) khi thuốc tác dụng dần
xuống thì vận động vùng dưới vỏ giảm xuống (giai đoạn ngủ trở về
sau)
+ Giai đoạn ngủ:
Mất phản xạ ngửi (ngủ nông): khi ta đặt nhẹ trước mũi chuột một
đầu que hay bút chì mà chuột không có phản ứng gì, tránh chạm râu
chuột.
Mất phản xạ co chân (ngủ sâu): ở vị trí nghỉ, kéo một chân chuột về
sau, sau 2-5 s mà chân không co lại.
+ Giai đoạn mê:
Mất phản xạ thăng bằng (mê nông): lật chuột nằm nghiêng hay
ngửa, sau 5s mà chuột không lật úp lại.
Mất cảm giác đau, phản xạ đau (mê sâu):
Mất cảm giác đau: dùng kim đâm nhẹ đuôi chuột, chuột không
tỉnh lại mà chỉ rung giật mạnh đuôi.
Mất phản xạ đau: dùng kim đâm nhẹ đuôi chuột, chuột không
có phản ứng gì.
+ Giai đoạn ức chế hành tủy: nhịp thở < 100 lần/phút
Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy.
Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết.
5. BIỆN LUẬN:
- Theo lý thuyết, sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và đường hấp thu
được thể hiện như sau:
+ Thời gian tiềm phục: PO>IM>IP>IV
+ Cường độ tác dụng tối đa: IV>IP>IM>PO
+ Thời gian tác dụng: IV>IP>IM>PO
- Nhưng trên thực tế, các thông số đánh giá có thể bị sai lệch do nhiều
nguyên nhân:
+ Điều kiện thí nghiệm:
Chuột không cùng giới (Chuột tiêm bắp là cái và/hoặc chuột tiêm
tĩnh mạch là đực nên sức chịu đựng khác nhau)
Chuột chênh lệch trọng lượng lớn (sai số trong cân nặng dẫn đến
tính sai liều)
Bố trí thí nghiệm không giống nhau
+ Kỹ thuật:
Cân chuột sai (chuột tiêm bắp cân nặng hơn thực khiến liều cao
hơn, chuột tiêm tĩnh mạch cân nhẹ hơn thực khiến liều thấp hơn)
Tính sai liều (Pha chế dung dịch thuốc sai nồng độ, rút thể tích
thuốc cho chuột tiêm bắp nhiều hơn cần thiết và/hoặc thể tích thuốc
cho chuột tiêm tĩnh mạch thấp hơn cần thiết)
Tiêm không đúng kỹ thuật. (Tiêm bắp vào trúng mạch máu và/hoặc
tiêm tĩnh mạch đuôi chuột bị chệch, tiêm nhiều lần có nhiều lỗ
khiến thuốc chảy ra ngoài)
Quan sát sai (Xác định sai giai đoạn)
+ Cơ địa:
Dung nhận thuốc (Chuột tiêm tĩnh mạch có cơ địa dung nhận với
thuốc nên liều thông thường chưa đủ tác động so với những con
bình thường khác)
Nhạy cảm thuốc (Chuột tiêm bắp không dung nhận với thuốc nên
liều thông thường tác động mạnh hơn so với những con bình
thường khác)
***KẾT LUẬN CUỐI BÀI VỀ ĐƯỜNG HẤP THU
Ưu – nhược điểm các đường hấp thu:
- Tiêm tĩnh mạch:
+ Ưu điểm:
Hấp thu nhanh và gần như toàn vẹn cho tác dụng nhanh🡪
Liều chính xác và kiểm soát được
Khi không thể dùng các đường tiêm khác như: dược phẩm gây đau,
hoại tử,…
+ Nhược điểm:
Khó khắc phục hậu quả khi quá liều
Gây huyết khối, nhiễm trùng…
- Tiêm phúc mô:
+ Ưu điểm: có tác dụng nhanh chóng chỉ sau tiêm tĩnh mạch
+ Nhược điểm: nguy cơ gây viêm phúc mạc, dính ruột
- Tiêm bắp:
+ Ưu điểm: tác dụng nhanh hơn đường uống, tiêm được thuốc dầu
+ Nhược điểm: có thể gây tổn thương, abces cơ
- Đường uống:
+ Ưu điểm: an toàn, tiện lợi, dễ sử dụng, ít tốn kém
+ Nhược điểm:
Một số thuốc bị men tiêu hóa phá hủy làm giảm tác dụng, làm chậm
hấp thu
Không thể dùng cho bệnh nhân hôn mê hoặc cấp cứu khẩn cấp
Không thể đoán chính xác lượng thuốc được hấp thu
| 1/5

Preview text:

BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu kiến thức:
- Trình bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô,
tiêm bắp và đường uống.
- Trình bày sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và các đường hấp thu 2. Mục tiêu kỹ năng:
- Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm
dưới da và đường uống trên chuột nhắt trắng.
- Xác định các giai đoạn tác dụng của thuốc ngủ II. ĐẠI CƯƠNG:
- Những phương thức đưa thuốc vào cơ thể được gọi là đường hấp thu.
- Có nhiều phương cách cho thuốc vào cơ thể. Ở bài này ta khảo sát 4 đường
hấp thu là: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp và đường uống (ngoài
ra còn có đặt dưới lưỡi, đặt trực tràng, tiêm tại chỗ, tiêm dưới da,…):
+ Tiêm tĩnh mạch (IV, F=1): thuốc được đưa thẳng vào máu và chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu ở phổi.
+ Tiêm phúc mô (IP, F<1): thuốc được đưa vào phúc mạc nơi có cấu tạo bởi các biểu
mô mỏng và có hệ thống mạch máu lớn nên có thể hấp thu thuốc tốt. Thuốc chịu hiệu
ứng vượt qua lần đầu ở gan và phổi.
+ Tiêm bắp (IM, F<<1): thuốc đưa đưa vào bắp cơ nơi có hệ thống mao mạch là chủ
yếu, kèm theo là độ nhớt gian bào lớn khiến cho thuốc khó khuếch tán hơn vào máu so
với khi tiêm phúc mô. Thuốc chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu ở gan và phổi.
+ Đường uống (PO, F<<<1): thuốc được đưa vào ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) và hấp thu
qua lớp niêm mạc tại đó vào máu, sự hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thức ăn, acid
dịch vị, sự di chuyển của thuốc trong ống tiêu hóa… Thuốc chịu hiệu ứng vuợt qua lần đầu ở gan và phổi.
- Mỗi đường hấp thu đều có ưu và nhược điểm riêng, hoạt tính dược lực phụ
thuộc các yêu tố như: liều dùng, đường hấp thu và được đánh giá qua 3 thông số:
+ Tốc độ tác dụng (thời gian tiềm phục)
1. Thời gian tiềm phục là gì?: là thời gian từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ
thể đến khi thuốc bắt đầu có hiệu lực (tức hiệu ứng dược lý đầu tiên) =>
Đánh giá mức độ tác dụng nhanh của các đường đưa vào cơ thể (nào hỏi
hả ghi – tức hỏi là gì thì giải thích, hỏi ý nghĩa thì nêu ra)
+ Cường độ tác dụng tối đa
2. Cường độ tác dụng tối đa là gì: là phản ứng tối đa xảy ra sau khi dùng
thuốc => Đánh giá được mức độ hiệu ứng dược lý cao nhất (nào hỏi hả ghi) + Thời gian tác dụng
3. Thời gian tác dụng là gì?: là thời gian tính từ lúc thuốc bắt đầu có tác
dụng đến khi thuốc không còn hiệu lực nữa => Đánh giá được thời gian tác
dụng, thời gian bán hủy, thời gian phóng thích kéo dài (nào hỏi hả ghi)
III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Phenobarbital gắn vào receptor GABAA => làm tăng tác dụng của GABA
bằng cách kéo dài thời gian mở kênh Cl-.
IV. NGUYÊN TẮC THÍ NGHIỆM:
- Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của phenobarbital.
- Đánh giá hoạt tính dược lực của phenobarbital dựa vào 3 thông số: thời
gian tiềm phục, cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng.
V. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:
- Đánh dấu chuột (1,2,3,4), cân chuột.
- Quan sát cử động bình thường và đếm nhịp thở của chuột (bình thường 140-170 lần/phút).
- Đưa dung dịch phenobarbital 2% liều 70mg/kg (tính liều cho mỗi chuột)
vào cơ thể chuột qua các đường: IV, IP, IM, PO.
Cách tính liều như trên cho chuột 22,15g (Cần nắm)
Bước 1: 70mg --------------------1000g (1kg)
1,575mg ----------------22,15g
Bước 2: 100ml -------------------2000mg (2g do dung dịch 2%)
0,078ml ---------------- 1,575mg
- Quan sát từng giai đoạn của mỗi chuột, ghi nhận nhịp thở mỗi chuột từng
giai đoạn (Trình bày tác dụng của phenobarbital qua từng giai đoạn)
4. Các giai đoạn tác dụng của thuốc phenobarbital? + Giai đoạn kích thích:
● Thất điều: di chuyển lảo đảo như người say.
Rối loạn vận động: thú di chuyển nhanh nhẹn hơn bình thường hoặc
lấy chân quẹt vào mũi, râu.
Giai đoạn kích thích xuất hiện do khi ức chế vỏ não làm tăng vận
động vùng dưới vỏ (giai đoạn kích thích) khi thuốc tác dụng dần
xuống thì vận động vùng dưới vỏ giảm xuống (giai đoạn ngủ trở về sau)
+ Giai đoạn ngủ:
● Mất phản xạ ngửi (ngủ nông): khi ta đặt nhẹ trước mũi chuột một
đầu que hay bút chì mà chuột không có phản ứng gì, tránh chạm râu chuột.
● Mất phản xạ co chân (ngủ sâu): ở vị trí nghỉ, kéo một chân chuột về
sau, sau 2-5 s mà chân không co lại. + Giai đoạn mê:
● Mất phản xạ thăng bằng (mê nông): lật chuột nằm nghiêng hay
ngửa, sau 5s mà chuột không lật úp lại.
● Mất cảm giác đau, phản xạ đau (mê sâu):
▪ Mất cảm giác đau: dùng kim đâm nhẹ đuôi chuột, chuột không
tỉnh lại mà chỉ rung giật mạnh đuôi.
▪ Mất phản xạ đau: dùng kim đâm nhẹ đuôi chuột, chuột không có phản ứng gì.
+ Giai đoạn ức chế hành tủy: nhịp thở < 100 lần/phút
● Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy.
● Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết. 5. BIỆN LUẬN:
- Theo lý thuyết, sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và đường hấp thu
được thể hiện như sau:
+ Thời gian tiềm phục: PO>IM>IP>IV
+ Cường độ tác dụng tối đa: IV>IP>IM>PO
+ Thời gian tác dụng: IV>IP>IM>PO
- Nhưng trên thực tế, các thông số đánh giá có thể bị sai lệch do nhiều nguyên nhân:
+ Điều kiện thí nghiệm:
● Chuột không cùng giới (Chuột tiêm bắp là cái và/hoặc chuột tiêm
tĩnh mạch là đực nên sức chịu đựng khác nhau)
● Chuột chênh lệch trọng lượng lớn (sai số trong cân nặng dẫn đến tính sai liều)
● Bố trí thí nghiệm không giống nhau + Kỹ thuật:
● Cân chuột sai (chuột tiêm bắp cân nặng hơn thực khiến liều cao
hơn, chuột tiêm tĩnh mạch cân nhẹ hơn thực khiến liều thấp hơn)
● Tính sai liều (Pha chế dung dịch thuốc sai nồng độ, rút thể tích
thuốc cho chuột tiêm bắp nhiều hơn cần thiết và/hoặc thể tích thuốc
cho chuột tiêm tĩnh mạch thấp hơn cần thiết)
● Tiêm không đúng kỹ thuật. (Tiêm bắp vào trúng mạch máu và/hoặc
tiêm tĩnh mạch đuôi chuột bị chệch, tiêm nhiều lần có nhiều lỗ
khiến thuốc chảy ra ngoài)
● Quan sát sai (Xác định sai giai đoạn) + Cơ địa:
● Dung nhận thuốc (Chuột tiêm tĩnh mạch có cơ địa dung nhận với
thuốc nên liều thông thường chưa đủ tác động so với những con bình thường khác)
● Nhạy cảm thuốc (Chuột tiêm bắp không dung nhận với thuốc nên
liều thông thường tác động mạnh hơn so với những con bình thường khác)
***KẾT LUẬN CUỐI BÀI VỀ ĐƯỜNG HẤP THU
Ưu – nhược điểm các đường hấp thu: - Tiêm tĩnh mạch: + Ưu điểm:
● Hấp thu nhanh và gần như toàn vẹn 🡪 cho tác dụng nhanh
● Liều chính xác và kiểm soát được
● Khi không thể dùng các đường tiêm khác như: dược phẩm gây đau, hoại tử,… + Nhược điểm:
● Khó khắc phục hậu quả khi quá liều
● Gây huyết khối, nhiễm trùng… - Tiêm phúc mô:
+ Ưu điểm: có tác dụng nhanh chóng chỉ sau tiêm tĩnh mạch
+ Nhược điểm: nguy cơ gây viêm phúc mạc, dính ruột - Tiêm bắp:
+ Ưu điểm: tác dụng nhanh hơn đường uống, tiêm được thuốc dầu
+ Nhược điểm: có thể gây tổn thương, abces cơ - Đường uống:
+ Ưu điểm: an toàn, tiện lợi, dễ sử dụng, ít tốn kém + Nhược điểm:
● Một số thuốc bị men tiêu hóa phá hủy làm giảm tác dụng, làm chậm hấp thu
● Không thể dùng cho bệnh nhân hôn mê hoặc cấp cứu khẩn cấp
● Không thể đoán chính xác lượng thuốc được hấp thu