Bài 1 - Lịch sử thế giới│Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài 1 - Lịch sử thế giới│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Preview text:
Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại
BÀI 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu (Thời sơ – trung kì trung đại)
Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu gồm những giai cấp đặc trưng nào?
Trả lời:
Xã hội phong kiến châu Âu gồm 2 giai cấp chính, bao gồm: Lãnh chúa và nông nô.
- Lãnh chúa là các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man và quan lại người Giéc – man được ban nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.
- Nông nô là những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa
Câu 2: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Tác động của những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
Trả lời:
- Khi tràn vào lãnh thổ của của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã:
+ Tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc người Ăng-glô Xắc - xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau trở thành những lãnh chúa có nhiều quyền thế trong xã hội.
+ Ban cấp ruộng đất và phong các tước vị cao, thấp khác nhau cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
- Những việc làm trên của người Giéc-man đã có tác động tới xã hội phương Tây trong đó có:
+ Bộ máy nhà nước cũ theo chế độ chiếm hữu nô lệ của đế quốc Rô – ma hoàn toàn sụp đổ.
+ Xuất hiện các tầng lớp mới trong xã hội đó là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành ở châu Âu. Dẫn tới hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Âu.
Câu 3: Lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến được mô tả như thế nào?
Trả lời:
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn của quý tộc chiếm đoạt được bị họ biết thành khu đất riêng của mình.
- Ở trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường rào bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ, nhà kho và chuồng trại. Phần đất đai ở xung quanh lâu đài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy... lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.
Lãnh địa phong kiến
Câu 4: Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa như thế nào?
Trả lời:
- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa có mọi quyền hành trong lãnh địa đó, vì thế lãnh chúa ở trong lãnh địa còn được ví như là những ông vua con. Cuộc sống của lãnh chúa phong kiến: trong các lãnh địa, lãnh chúa phong kiến sống nhàn rỗi, xa hoa. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ, con em quý tộc chỉ
học quân sự như: phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao… Thời bình, quanh năm, họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ.
Câu 5: Cuộc sống của nông nô trong lãnh địa như thế nào?
Trả lời:
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Nếu bỏ trốn sẽ bị trừng phạt nặng rất nặng. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô lao dịch. Họ được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc. Sau khi thu hoạch tự đem bán sản phẩm và đem tiền nộp cho các lãnh chúa. Ngoài ra, nông nô còn phải làm nhiều công việc khác như phu phen tạp dịch để xây dựng lâu đài, thành quách, đường xá… Nông nô cũng phải nộp nhiều thứ phụ thu khác như thuế qua cầu, thuế đường, thuế chợ, thuế cối xay, thuế lò nướng bánh…
Nông nô trong các lò rèn
Nông nô lao động
Câu 6: Đặc trưng nổi bật của các lãnh địa phong kiến là gì?
Trả lời:
- Mỗi lãnh địa không chỉ là một đơn vị độc lập về kinh tế mà còn là một đơn vị độc lập về chính trị. Mỗi lãnh địa có quyền lập pháp và quyền hành pháp riêng, có quân đội riêng, chế độ thuế khóa riêng. Mỗi lãnh chúa phong kiến được coi như một ông vua trong lãnh địa của mình. Vì thế trong giai đoạn đầu, chế độ phong kiến châu Âu mang tính chất là chế độ phong kiến phân quyền. Nhà vua thực chất của là một đại lãnh chúa phong kiến.
- Nền kinh tế trong các lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, tức là tự sản xuất, tự tiêu dùng, không trao đổi với bên ngoài, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp nhưng kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
- Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra. Họ chỉ phải mua muối và sắt là hai thứ mà họ chưa tự làm ra được, ngoài ra không có sự mua bán, trao đổi gì với bên ngoài. Mỗi người nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công nào đó.
Câu 7: Các thành thị trung đại ra đời như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với với sự phát triển của xã hội phong kiến châu Âu?
Trả lời:
- Từ cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
- Sự ra đời của các thành thị trung đại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội phong kiến châu Âu, trong đó có:
+ Thành thị ra đời đã giúp hàng hóa lưu thông, trao đổi buôn bán mở rộng tạo tiền để cho sự ra đời của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sau này.
+ Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa phong kiến
+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc giam dân tộc ở châu Âu.
Cảnh sinh hoạt trong thành thị trung đại
Câu 8: Cư dân trong thành thị trung đại là những ai? Cuộc sống của họ như thế nào?
Trả lời:
- Trong thành thị trung đại cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.
- Các xưởng sản xuất cùng một mặt hàng liên kết với nhau thành phường hội. Trong mỗi xưởng thủ công, chủ xưởng là thợ cả, giúp việc thợ cả có một số thợ bạn và người học việc. Thương nhân mở quầy bán hàng ở nhà, mang ra chợ hoặc đi trao đổi mua bán với nhau. Các thợ thủ công và thương nhân lập ra các phường hội, các thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển làm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
Câu 9: Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại?
Trả lời:
Thành thị trung đại ra đời là do có sự xuất hiện của các thợ thủ công và thương nhân và cuối thế kỉ XI. Trước kia họ là nông nô trong các lãnh địa phong kiến đã bỏ tiền ra chuộc thân phận nông nô hoặc bỏ trốn khỏi các lãnh địa. Họ đều là người tự do và xây dựng các xưởng sản xuất và tham gia mua bán trao đổi. Từ đây, thành thị bắt đầu xuất hiện trở lại và được gọi là “Thành thị Trung đại”.
Câu 10: Trước sự bóc lột của lãnh chúa, nông nô có thái độ như thế nào?
Trả lời:
- Trước sự bóc lột của lãnh chúa, nông nô đã nhiều lần nổi dạy chống lại các lãnh chúa:
Ngay từ thời sơ kì trung đại (thế kỉ VI – XI), nông nô đã luôn luôn đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến bằng nhiều hình thức như lao động dối trá trên ruộng đất thái ấp của lãnh chúa, đốt cháy kho tàng của các lãnh chúa, trốn tránh vào rừng từng người riêng lẻ hay cả làng, tiến đến hình thức quyết liệt nhất là khởi nghĩa vũ trang. Ví dụ như: cuộc khởi nghĩa nông dân lớn như phong trào Stenlinga, của nông dân Sắc-xen (Đức từ năm 841 – 842), của nông dân ở công quốc Nóoc-măng- đi (vương quốc Pháp) năm 997… Mặc dù không thành công nhưng những cuộc khởi nghĩa đã làm hoảng sợ những tên lãnh chúa phong kiến tham lam, tàn bạo và có tác dụng làm hạn chế mức độ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
Câu 11: Nền kinh tế trong các thành thị trung đại có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
Trả lời:
Nền kinh tế trong các thành thị trung đại khác với nền kinh tế trong các lãnh địa đó là hình thức sản xuất, tính chất, vai trò đối với sự phát triển của xã hội.
Thành thị trung đại
Lãnh địa phong kiến
| - Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp. |
đổi với bên ngoài, mang tính chất tự cung tự cấp. Thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp. | - Hàng hóa lưu thông, trao đổi buôn bán mở rộng, mang tính chất mở. Thủ công nghiệp gắn với thương nghiệp. |
- Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến. | - Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |