Bài 2 chuẩn độ dung dich - Môn Hóa lý | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
BÀI PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH HÓA HỌC
BÀI 2 : CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
I. Dụng cụ và hóa chất : Hóa chất Dụng cụ HCl 1 M Nước cất Erlen 250 ml 3 cái NaOH loãng Mẫu nước cần phân Becher 250 ml 1 cái tích Heliantin loãng EDTA 0,01 N Becher 100 ml 3 cái Phenolphtalein DD đệm amoniac Pipet 10 ml 1 cái KMnO4 0,1 N Dung dịch NaOH 1M Pipet 25 ml 1 cái FeSO4 0,1 N Eriocrom Black T Buret 25 ml 1 cái DD K2Cr2O7 Murexit Ống đong 50 ml 1 cái H2SO4 đặc Ống đong 10 ml 1 cái Ống nghiệm lớn 2 cái Giá để ống nghiệm 1 cái
Phểu thủy tinh loại nhỏ 1 cái Quả bóp cao su 1 cái II. Nội dung : 1.
Chuẩn độ acid - bazo: xác định nồng độ dd NaOH bằng dd HCl
a/ Các bước tiến hành
Chuẩn bị buret:
- Dùng bình tia cho nước cất vào buret và rửa buret.
- Đổ HCl 0,1N ra becher 100ml và tráng qua buret 2 lần.
- Cho đầy dd HCl 0,1N vào buret, điều chỉnh về vạch 0.
Chuẩn bị ống nghiệm so màu:
- Ống 1: 10ml nước cất + 2 giọt heliantin -> dung dịch màu vàng.
- Ống 2: 10ml dd HCl 0,1N + 2 giọt heliantin -> dung dịch màu hồng đỏ.
Chuẩn bị erlen: Dùng ống đong 10ml đong chính xác 10ml NaOH cần chuẩn
độ, cho dd vào erlen, cho thêm 2 giọt heliantin vào erlen.
Tiến hành chuẩn độ
- Mở khóa cho buret nhỏ từng giọt xuống erlen cho đến khi 1 giọt dd HCl 0,1N làm đổi
màu nhanh dung dịch trong erlen sang màu trung gian của ống nghiệm 1 và 2.
- Đọc kết quả thể tích của dd HCl đã phản ứng.
- Lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần. b/ Kết quả NaOH + HCl→ NaCl + H2O
OH- + H+ → H2O V1=9,8 ml. V2=10 ml. V3=9,9 ml. → VTB=9,9 ml
Ta có: Đương lượng gam của NaOH và HCl trong phản ứng trong erlen là bằng nhau
→ Vdd NaOH.CN(NaOH)/1000 = Vdd HCl.CN(HCl)/1000
→ CN(NaOH) = Vdd HCl.CN(HCl)/Vdd NaOH = 9,9.0,1/10 = 0,099 N
Vậy: CN(dd NaOH) =0,099 N. 2.
Chuẩn độ oxy hóa khử: Xác định nồng độ đương lượng dung dịch K2Cr2O7. a/ Nội dung
1. Cho vào erlen 250ml lần lượt các dung dịch sau đây:
- 50ml nước cất (ống đong).
- 3ml H2SO4 đặc (ống đong).
- 10ml K2Cr2O7 chuẩn độ (pipet). - 20ml FeSO4 0,1N (pipet).
2. Lắc đều dung dịch (ta có dung dịch màu xanh lá cây).
3. Rửa sạch buret bằng nước cất, dung dịch KMnO4 0,1N.
4. Rót dung dịch KMnO4 0,1N vào buret cho đầy rồi điều chỉnh về vạch 0.
5. Mở khóa cho dung dịch trên buret chảy từ từ vào erlen, vừa cho vừa lắc đến khi chỉ
một giọt KMnO4 0,1N làm dung dịch chuyển màu (từ xanh lá sang màu tím nhạt
bền trong 30 giây) thì dừng lại. Đọc thể tích trên buret, lặp lại thí nghiệm trên thêm
3 lần để lấy kết quả trung bình. b/ Kết quả V1=9,9 ml. V2=10 ml. V3=10 ml. → VTB=9,967 ml
= (0,1 x 20 – 0,1 x 9,967) / 10 = 0,10033 N
CM(K2Cr2O7) = CK2Cr2O7/số e trao đổi = 0,10033/ 6 = 0,01672 mol/l