-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 2: Khái quát về hoạt động du lịch - lý thuyết môn nhập môn du lịch | trường Đại học Huế
Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch.Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch nói chung.Quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam.Thống kê và xu hướng của ngành du lịch. Xác định nguồn du khách quốc tế và nội địa, số liệu thống kê và dự báo về lượng khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch ra nước ngoài của Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Nhập môn du lịch 13 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Bài 2: Khái quát về hoạt động du lịch - lý thuyết môn nhập môn du lịch | trường Đại học Huế
Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch.Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch nói chung.Quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam.Thống kê và xu hướng của ngành du lịch. Xác định nguồn du khách quốc tế và nội địa, số liệu thống kê và dự báo về lượng khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch ra nước ngoài của Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn du lịch 13 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 47704698 BÀI 2
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch nói chung -
Giai đoạn thứ nhất: Du lịch giai đoạn trước thời kỳ tư bản chủ nghĩa (trước những
năm 40 của thế kỷ XVII). -
Hoạt động giao lưu kinh tế và văn hoá phát triển mạnh thông qua việc các thương
nhângiao lưu buôn bán thường xuyên và rộng rãi trong các khu vực gắn liền với các
nền văn minh cổ đại như Trung Hoa, Án Độ, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập... Đồng thời
các tầng lớp nhân dân vào thời kỳ này luôn có nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và tham quan. -
Vào cuối thế kỷ I, đầu thế kỷ II, nhiều dân tộc ở Châu Á cổ đại như người Nhật Bản,
Trung Hoa, Ấn Độ... đã biêt sử dụng nước khoáng đê chữa bệnh -
Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhiều loại hình du lịch xuất hiện như du lịch nghỉ ngơi
giảitrí, du lịch tôn giáo, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh... đặc biệt là loại hình du
lịch thể thao. Thế vận hội đầu tiên được tổ chức tại đây -
Trong thời kỳ đế quốc La Mã cổ đại, hệ thống giao thông được quan tâm phát triển
mạnhmẽ, góp phần vào việc phát triển các hoạt động du lịch với nhiều mục đích như
nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển, văn hoá... -
Thời kỳ cuối chế độ phong kiến, phương thức sán xuất phong kiến dần bị thay thế
bằng phương thức sản xuất tư bản, những điều kiện cho việc phát triển du lịch được
mở rộng, đặc biệt ở một số quốc gia Châu Âu có nền kinh tế phát triển mạnh như Pháp, Đức và Anh. -
Giai đoạn thứ hai: Du lịch giai đoạn cận đại (từ những năm 40 của thế kỷ XVII đến
trước Chiến tranh thế giới thứ nhất).
Nền kinh tế thế giới thời kỳ này có một bước phát triển vượt bậc nhờ sự bùng nổ của
cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát minh đầu máy hơi nước, nhờ đó các phương
tiện giao thông phát triển hơn đã tạo tiền đề cho du lịch tăng trưởng mạnh. -
Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ
nghĩa tư bản bước vào giai đoạn tạm thời ổn định, hoạt động du lịch được đẩy mạnh. - Giai
đoạn thứ tư: Du lịch giai đoạn hiện đại (sau Chiến tranh thế giới thứ hai).
Hoạt động du lịch trong giai đoạn này cũng không được chú trọng. Nhưng cùng với sự
phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tò những năm 50 của thế kỷ XX, du
lịch đã hồi phục trở lại và phát triển mạnh mẽ. -
Đến giữa thế kỷ XIX. Thomas Cook đã to chức một chuyến đi cho 570 người đi tham
dự Hội nghị về cấm rượu ở Loughborough từ Leicester bằng tàu hoả (hai chiều với
khoảng cách 12 dặm/1 chiều) vào ngày 5/7/1841. -
Thomas Cook thành lập công ty lữ hành nội địa mang tên "Thomas Cook & Sons
Nhiều thành tựu đáng ghi nhận của ông được ngành Du lịch ứng dụng và phát huy rất hiệu quả bao gồm: -
Liên kết với các đối tác kinh doanh như các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, các
khách sạn, các nhà cung cấp dịch vụ khác để tổ chức các chuyến đi thành công. -
Phát hành vé trọn gói như chương trình du lịch trọn gói ngày nay, bao gồm các dịch
vụ cơ bản theo một lịch trình định trước để bán cho khách hàng. 1 lO M oARcPSD| 47704698 -
Phát hành phiếu thanh toán Cook như một dạng séc du lịch, có thể sử dụng đế thanh
toán một số dịch vụ cơ bản như dịch vụ lưu trú tại nhiều điểm du lịch trên thế giới,
theo những tuyến tuỳ chọn và có thể thay đổi phiếu. -
Mở chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, thành lập ngân hàng riêng và phát triển nhiều
hình thức thanh toán tiện dụng cho khách hàng và chủ động về phương tiện vận chuyển.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam -
Từ năm 1960, Công ty du lịch Việt Nam được thành lập đánh dấu sự hình thành của ngành Du lịch Việt Nam. -
Năm 1986, việc cho phép người nước ngoài đến Việt Nam bằng thị thực du lịch đã
mở ra một thời kỳ mới trong phát triển du lịch quốc tế nhận khách đến Việt Nam. -
Năm 1997, Pháp lệnh du lịch được ban hành khởi đầu tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch. – -
Năm 2005, Luật Du lịch và nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện được ban hành, -
Bảng 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam. (phần phụ lục)
Bảng 1.2a Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000-2006 Bảng 1.2.b. Tổng thu từ
khách du lịch giai đoạn 2007-2013.
2.2 Thống kê và xu hướng của ngành du lịch
2.1.2 Xác định nguồn du khách quốc tế và nội địa, số liệu thống kê và dự báo về lượng
khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch ra nước ngoài của Việt Nam -
Trong thực tế, về xu hướng phát triển du lịch trên thế giới hiện nay, có nhiều cách
tiếp cận.Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ tiếp cận theo các khía cạnh quan điểm phát
triển, thị trường và nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, xu hướng phát triển du lịch trên thế
giới được xem xét theo ba nhóm cơ bản, gồm:
Thứ nhất: Nhóm xu hướng biến đối về quan điểm phát triển du lịch và loại hình du lịch -
Quan điểm về phát triển du lịch bền vững hình thành và trở thành phổ biến -
Xu hướng phát triển các loại hình mới thân thiện với môi trường và tự nhiên
Thứ hai. Nhóm xu hướng phát triển thị trường và sản phẩm -
Xu hướng tăng trưởng của thị trường khách du lịch thế giới -
Sự tương đồng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch -
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, e-market trong du lịch -
Gia tăng liên kết, hợp tác quốc tế trong phát triển du lịchThứ ba. Xu hướng tiêu
dùng của khách du lịch: -
Khách du lịch quan tâm tới môi trường trong quá trình đi du lịch -
Thay đổi lựa chọn điểm đến -
Tính mềm dẻo trong lựa chọn dịch vụ và cá nhân hóa trong việc đi du lịch -
Xu hướng cắt giảm trong quá trình đi du lịch
* Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của du lịch thế giới
Thứ nhất. Tác động của xu thể toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Thứ hai. Tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế
Thứ ba. Vấn đề an toàn và an ninh dành cho khách du lịch
Thứ tư. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thứ năm. Phát triển kinh tế
* Xu hướng và các yếu tố tác động đến phát triển của du lịch Việt Nam
- Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam 2 lO M oARcPSD| 47704698
Các xu hướng phát triển du lịch của ngành Du lịch Việt Nam thể hiện ở những nội dung sau:
- Tăng cường liên kết quốc tế trong phát triển du lịch
- Phát triển các loại hình du lịch theo quan điểm phát triển bền vững
- Đa dạng hóa chủ thể tham gia kinh doanh du lịch
- Gia tăng nhu cầu du lịch nước ngoài của người Việt Nam.
2.1.2 Xác định số lượng khách thống kê phân theo phương tiện và phân theo thị trường.
Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện và phân theo thị
trường được thực hiện từ nguồn thông tin chính thống trên mục số liệu thống kê của website
Tổng cục Du lịch Việt Nam: https://vietnamtourism.gov.vn/
2.1.3 Cập nhật các sự kiện sắp diễn ra và phân tích các sự kiện trong quá khứ Thường
xuyên cập nhật các sự kiện sắp diễn ra và phân tích các sự kiện trong quá khứ ở phạm vi trong
nước, trong khu vực hoặc trên thế giới đều có ý nghĩa quan trọng đối với nhân viên trong
ngành công nghiệp du lịch, các thông tin cập nhật có thể góp phần nâng cao hiệu quả công
việc, tang mức độ hài lòng của khách hàng. Nguồn thông tin cập nhật phải chính xác, kịp
thời. Một số nguồn thông tin chính thống từ tạp chí, internet có thể tham khảo:
- Tạp chí Du lịch Việt Nam - Tổng cục DL VN
- Các Tổ chức DL như Hiệp hội DL Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Lữ hành,…
2.1.4 Cập nhật các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện tại và tiềm năng
Tuỳ phạm vi và tính chất công việc nhân viên trong ngành công nghiệp du lịch cần cập nhật
chính xác các sản phẩm du lịch hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp hoặc địa phương để
phục vụ tốt công tác chuyên môn.
2.1.5. Cập nhật các bản báo cáo, ấn phẩm và các thông tin liên quan đến ngành du lịch
Các bản báo cáo như báo cáo kinh doanh, tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành và các thông tin
liên quan đến ngành công nghiệp du lịch là cần thiết và hữu ích cho việc cập nhật thông tin
tổng thể cũng như chuyên sâu về nghề nghiệp, mang lại các cơ hội việc làm tốt cho người lao
động trong ngành du lịch.
Với thời đai công nghệ phát triển như hiện nay, việc cập nhật thông tin vô cùng thuận tiện và
dễ dàng, vấn đề là người lao động nhận thức đúng tầm quan trọng của việc cần cập nhật thông
tin và duy trì thói quen quan tâm, cập nhật một cách thường xuyên.
2.4. Một số tổ chức du lịch trên thế giới:
2.4.1. Tổ chức du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) - United National World Tourist Organization:
Quá trình hình thành và phát triển:
- Tiền thân là tổ chức Liên hiệp quốc tế các tổ chức quảng bá du lịch, thành lập năm 1925 tại Hague, Hà Lan
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai được đổi tên thành Liên hiệp quốc tế các tổ chức du
lịch(IUOTO - International Union of Official Travel Organizations) chuyển tới Giơnevơ, là
tổ chức chuyên môn phi chính phủ
- Được thành lập ngày 2/1/1975 và ngày 27/9 là ngày Du lịch thế giới.
-Sử dụng 5 ngôn ngữ (Pháp, Anh, TBN, Ả Rập và Nga). Trụ sở chính tại Madrid (TBN)
Tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của UNWTO: 3 lO M oARcPSD| 47704698
- Thông qua thúc đẩy phát triển du lịch, mang lại cơ hội du lịch cho toàn thể nhân dân thếgiới
phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững; góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng cường
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia vì hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn
nhau, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.
Các mặt hoạt động chính:
- Xây dựng các kế hoạch quy hoạch tổng thể (Master Plan) cho các quốc gia đang phát triển-
Tổ chức hội thảo quốc tế với các chủ đề du lịch, ra các tuyên bố về du lịch.
- Trợ giúp các quốc gia thành viên về chuyên gia, tài chính. - Thống kê du lịch - Xuất bản ấn phẩm
2.4.2. Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC - The World Travel & Tourism Council)
- Thành lập năm 1990, có trụ sở chính tại Brussels (Bỉ) và các văn phòng hoạt động tạiCanada,
Anh và Mỹ. Là tổ chức du lịch phi chính phủ.
- Mục tiêu: Chứng minh cho các Chính phủ thấy được sự đóng góp to lớn của du lịch đốivới
phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia và cả thế giới, đẩy mạnh sự phát triển của thị trường
du lịch cho phù hợp với môi trường và loại bỏ những trở ngại đối với sự phát triển của ngành du lịch.
2.4.3. Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA - The Pacific Asia Travel Association)
- Là tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 1951 tại Hawai, có tên gọi ban đầu là Pacific
Area Travel Conference. Năm 1986, tại hội nghị lần thứ hai tổ chức Malaysia, đổi tên như hiện nay
- Mục đích: Đóng góp vào sự phát triển, tăng cường giá trị và chất lượng du lịch trong khuvực.
- Bao gồm các thành viên hoạt động và chịu trách nhiệm về sự phát triển ngành Du lịch vàLữ
hành của khu vực Châu Á – TBD. Nhiệm vụ chính:
- Thứ nhất: Thu thập tin tức
- Thứ hai: Thông tin liên lạc
- Thứ ba: Quản lý khủng hoảng
- Thứ tư: Tổ chức mạng lưới
- Thứ năm: Tập hợp và trao đổi kinh nghiệm
- Thứ sáu: Các nhiệm vụ khác
2.4.4. Hiệp hội du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA - ASEAN Tourism Association)
- Thành lập ngày 27/03/1971. Là hiệp hội du lịch phi lợi nhuận bao gồm các tổ chức du
lịchkhu vực công và tư của các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Trụ sở hiện nay đặt tại Kuala Lumpur
Tôn chỉ, mục đích hoạt động:
- Liên kết các hội viên vì mục đích chung, làm việc chặt chẽ trên tinh thân hợp tác, bìnhđẳng,
hỗ trợ để tăng cường và bảo vệ lợi ích của các hội viên.
- Nỗ lực đạt được chất lượng sản phẩm dịch vụ cao nhất cho khách du lịch.
- Nâng cao tính trung thực và đạo đức trong kinh doanh du lịch và phấn đấu đạt được tínhchuyên nghiệp.
- Thúc đẩy và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và các quốc gia ASEAN.
- Khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ phát triển du lịch trong khu vực ASEAN. 4 lO M oARcPSD| 47704698
- Là tiếng nói của các hội viên và đề xuất với các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức
khácnhững vấn đề liên quan đến các hội viên và ngành Du lịch trong các nước ASEAN. -
Đề xuất và đáp ứng các hỗ trợ cho các Chính phủ và các cơ quan quốc tế về những vấn đề liên quan đến du lịch.
2.4.5. Các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động du lịch
2.4.5.1. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO - United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization).
- Được thành lập ngày 16/11/1945, bao gồm 191 quốc gia thành viên và có trụ sở chính đặttại Paris, Pháp.
- Mục đích: Thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa đểđảm
bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.
2.4.5.2. Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
- Năm 1946 được thành lập tại Hội nghị Y tế thế giới ở New York, Mỹ. Tháng 4/1948
chínhthức bước vào hoạt động gồm 192 quốc gia thành viên và có trụ sở chính tại Gionevo, Thủy Sĩ.
- Nhiệm vụ: Đóng vai trò chủ yếu trong việc kiểm soát và phòng chống bệnh tật trên toàn
thế giới. Điều hòa các hoạt động y tế và chăm lo sức khỏe cho con người trên phạm vi toàn
thế giới; hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc và các Chính phủ tìm cách nâng cao sự
hiểu biết trong lĩnh vực y tế, giúp đỡ kỹ thuật cho các nước trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người.
2.5. Một số cơ quan và tổ chức Du lịch ở Việt Nam
2.5.1 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ
Vănhóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng
cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam.
- Trong lĩnh vực quản lý bao gồm 36 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có 31 nhómnhiệm
vụ quyền hạn liên quan đến du lịch và 5 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trực tiếp quản lý
nhà nước về du lịch (Từ trang 235 – 241) 2.5.2. Cơ quan du lịch quốc gia.
- Là Tổng cục du lịch được thành lập ngày 19/5/2008.
- Bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:
+ Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
+ Tổng cục Du lịch chỉ đạo và tổ chức thực hiện. (Từ trang 235 – 241)
2.5.3. Hiệp hội du lịch Việt Nam
- Là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và côngdân
Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực Du lịch.
- Tôn chỉ, mục đích: Liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các hội viên về kinh tế - kỹ thuật về kinh
doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả
năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên 5