-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 2. Tiết 9, 10: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề | Bài giảng PowerPoint môn Ngữ văn 10 | Chân trời sáng tạo
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình
Giáo án Ngữ Văn 10 102 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Bài 2. Tiết 9, 10: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề | Bài giảng PowerPoint môn Ngữ văn 10 | Chân trời sáng tạo
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 10 102 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Hình ảnh 1 Hình ảnh 2
Câu hỏi: Những hình ảnh trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của em
về những vấn đề trên là gì? Hình ảnh 1 Hình ảnh 2
Vứt rác bừa bãi -> Tiêu Hoạt động từ thiện -> cực Tích cực
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO VIẾT
Tìm hiểu tri thức kiểu bài. Vẽ sơ đồ tư duy.
Yêu cầu đối với kiểu bài
I. Tri thức về kiểu bài 1. Kiểu bài
Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội: là kiểu văn bản
dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về
một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay
một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng
về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
I. Tri thức về kiểu bài
2. Yêu cầu đối với kiểu bài
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng
quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) của người viết; hướng
người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù
hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
I. Tri thức về kiểu bài
Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận
Sự cần thiết bàn luận của vấn đề
Giải thích vấn đề xã hội cần nghị luận
Bàn luận vấn đề xã hội cần nghị luận
Mở rộng vấn đề xã hội cần nghị luận
Liên hệ và rút ra bài học bản thân.
Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý
nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập
trường của người viết. Phân tích I I ngữ liệu tham khảo
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
Câu hỏi: Căn cứ vào
ngữ liệu trong SGK và
trả lời các câu hỏi?
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 1
Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu
bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
- Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
- Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác thực, gần gũi.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 2
Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu
trong phần thân bài là rất hợp lí, bởi:
- Nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới.
- Là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết
phục cho một bài văn nghị luận
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 3
Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng
chứng: - cách người viết sử dụng lí lẽ
và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận
điểm chính trong văn bản rất thuyết
phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
- Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng
ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó
vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 4
Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:
- “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
- “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.
- Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp
cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn
của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được
sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 5
Một số kinh nghiệm hay lưu ý trong
cách trình bày ý kiến về một vấn đề
trong đời sống từ ngữ liệu trên:
- Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
- Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
- Cần có hệ thống luận điểm, dẫn
chứng, lí lẽ thuyết phục. I I I Tạo lập văn bản
III. Tạo lập văn bản
Câu hỏi: Căn cứ vào SGK, theo em để tạo lập được một văn bản
cần có mấy bước? Đó là những bước nào?
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý 4 BƯỚC
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
III. Tạo lập văn bản
Hãy viết văn bản nghị
luận trình bày ý kiến
về một trong những vấn đề sau: Quan
niệm về lòng vị tha.
III. Tạo lập văn bản HƯỚNG DẪN
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của long vị tha trong đời sống… III. Tạo lập văn bản - Thân bài:
+ Giải thích: vị (vì); tha (người khác): sống vì người khác, không ích
kỉ, không vì riêng mình, không mưu cầu lợi ích cá nhân, là biểu hiện
cao đẹp nhất nhân hậu của con người + Bàn luận:
Biểu hiện: trong công việc ? Trong quan hệ với mọi người?
Vai trò, ý nghĩa: Bản thân? Xã hội? Dẫn chứng:…..
+ Mở rộng: trái ngược với lòng vị tha?
+ Bài học nhận thức và hành động: biết tha thứ cho người khác và cho
bản thân, lắng nghe, chia sẻ….
III. Tạo lập văn bản
- Kết bài: Khái quát lại vấn đề (sống có lòng vị
tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ
xấu, bảo vệ công lí….)
Hoạt động vận dụng
Bài tập: Em hãy chọn một vấn đề và lập dàn ý
nghị luận phân tích , đánh giá về vấn đề đó?
KÍNH CHÚC CÁC THẦY, CÔ GIÁO LUÔN MẠNH KHỎE, CÔNG TÁC TỐT!
Document Outline
- Slide 1: Khởi động
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16: III. Tạo lập văn bản
- Slide 17: III. Tạo lập văn bản
- Slide 18: III. Tạo lập văn bản
- Slide 19: III. Tạo lập văn bản
- Slide 20: III. Tạo lập văn bản
- Slide 21: Hoạt động vận dụng
- Slide 22