-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 22: Hệ thống truyền lực | Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 22: Hệ thống truyền lực để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương 7: Ô tô (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 22 Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 22.1 và cho biết mô men chủ động từ động cơ có
thể được truyền đến những bánh xe nào? Bài làm
Mô men chủ động từ động cơ có thể được truyền đến những bánh xe: - Hộp số - Trục các đăng - Cầu chủ động
I. Cấu tạo hệ thống truyền lực
Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 22.2 và cho biết mômen chủ động từ động cơ được
truyền đến các bánh xe sau thông qua những bộ phận nào. Tác động vào bộ phận
nào để có thể ngắt mô men chủ động truyền đến bánh xe đó? Bài làm
Mô men chủ động từ động cơ truyền đến các bánh xe thông qua các bộ phận của hệ
thống truyền lực, bao gồm: li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục.
Để ngắt mô men chủ động truyền đến bánh xe có thể tác động vào li hợp hoặc hộp số.
Câu hỏi: Hãy đọc mục 1, quan sát Hình 22.3 và cho biết:
- Nhiệm vụ và các bộ phận chính của li hợp ô tô.
- Nguyên lí nào được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số?
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép. Bài làm
- Nhiệm vụ và các bộ phận chính của li hợp ô tô: Nhiệm vụ:
+ Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.
+ Nối êm dịu dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số và đảm bảo an toàn cho
động cơ và các bộ phận khác của hệ thống truyền lực.
+ Li hợp được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
Các bộ phận chính của li hợp: trục li hợp, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép, bàn đạp điều
khiển và các bộ phận dẫn động điều khiển li hợp. Bánh đà của động cơ là chi tiết chính của li hợp.
- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chi tiết bị động được sử
dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép: lò xo ép có dạng hình nón cụt, có vai trò tạo áp
lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và bị động.
Câu hỏi: Hãy kể tên các chi tiết chính của li hợp. Chi tiết nào trực tiếp chịu lực ma sát? Bài làm
- Các chi tiết chính của li hợp: + Đĩa ma sát + Đĩa ép + Lò xo ép + Trục li hợp
- Chi tiết trực tiếp chịu lực ma sát: đĩa ma sát
Câu hỏi: Hãy cho biết:
- Chức năng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hộp số thường.
- Hộp số tự động có đặc điểm gì giống và khác hộp số điều khiển cưỡng bức. Bài làm
Chức năng của hộp số:
+ Nối hoặc ngắt (lâu dài) dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động;
+ Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động cũng
như vận tốc của bánh xe chủ động;
+ Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi. Cấu tạo của hộp số: + Trục sơ cấp + Trục trung gian + Trục thứ cấp
+ Các cặp bánh răng ăn khớp + Cần số
+ Cơ cấu điều khiển chuyển số
Nguyên lí hoạt động: Mô men từ trục sơ cấp được truyền đến trục thứ cấp qua các
cặp bánh răng ăn khớp khác nhau về kích thước (có tỉ số truyền khác nhau)
So sánh hộp số tự động và hộp số thường:
- Giống nhau: có cần số
- Khác nhau: việc chuyển số do bộ điều khiển điện tử quyết định, người lái xe dịch
chuyển cần số để xác định các chế độ hoạt động của hộp số.
Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 22.4 và so sánh tỉ số truyền của hộp số ở hai vị trí: khi
bánh răng (7) ở bên trái và khi bánh răng (7) ở giữa được nối với trục thứ cấp. Bài làm
Tỉ số truyền của hộp số nhỏ hơn khi bánh răng số 7 bên trái được nối vào với trục thứ cấp.
Câu hỏi: Hãy đọc mục 3 và cho biết chức năng của truyền lực chính và bộ vi sai.
Hãy quan sát Hình 22.6 và cho biết các chi tiết chính của truyền lực chính và bộ vi sai. Bài làm - Truyền lực chính:
Nhiệm vụ: Tiếp nhận và biến đổi (tăng giá trị), đổi phương quay (nếu cần) mô men
chủ động tù hộp số và truyền đến bộ vi sai.
Các chi tiết chính: một cặp bánh răng ăn khớp với nhau để tạo ra tỉ số truyền lực
chính (lớn hơn 1). Trong trường hợp cần tạo ra tỉ số truyền lớn hơn, truyền lực
chính có hai cặp bánh răng ăn khớp và nếu cần phải đối phương quay của mô men
chủ động một cặp bánh răng là loại bánh răng côn. - Bộ vi sai:
Nhiệm vụ: phân chia mô men chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho
phép các bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.
Các chi tiết chính: hai bánh răng bán trục đồng thời ăn khớp với các bánh răng hành
tinh quay trơn được trên trục gắn liền với bánh răng bị động của bộ truyền lực chính.
Câu hỏi: Quan sát Hình 22.6 và cho biết chi tiết nào quyết định tỉ số truyền của truyền lực chính. Bài làm
Chi tiết quyết định tỉ số truyền của bộ truyền lực chính là các cặp bánh răng (1) và (2) ăn khớp với nhau.
II. Sử dụng và bảo dưỡng
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc vận hành hệ thống truyền lực đúng hướng dẫn và
kiểm tra bảo dưỡng đúng định kì. Bài làm
Ý nghĩa của việc vận hành hệ thống truyền lực đúng hướng dẫn và kiểm tra bảo dưỡng đúng định kì:
Đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt, an toàn; Kéo dài tuổi thọ;
Hạn chế phát thải ô nhiễm và giảm chi phí sửa chữa. Vận dụng
Câu 1. Hãy cho biết vì sao phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung
gian trước khi khởi động động cơ. Bài làm
Phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động
động cơ đề xe không đột ngột khởi hành ngay khi động cơ khởi động và gây mất an toàn.
Câu 2. Khi ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), khả năng hoạt động của ô tô như thế
nào (khả năng khắc phục lực cản, khả năng phát huy tốc độ)? Bài làm
Khi ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), ô tô có khả năng khắc phục được sức cản
chuyển động lớn nhưng không phát huy (đạt) được tốc độ cao.
Câu 3. Hãy tìm hiểu và cho biết xe máy có hộp số, truyền lực chính và bộ vi sai hay
không. Hộp số trên xe máy có số lùi hay không? Bài làm
Trên xe máy cũng có hộp số nhưng không có số lùi, có bộ truyền lực chính (là bộ
truyền xích từ sau hộp số đến bánh xe chủ động) nhưng không có vi sai.