Bài 6 - Lịch sử thế giới│Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài 6 - Lịch sử thế giới│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Preview text:
Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Câu 1. Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?
Trả lời
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Brunây, Đông Ti-mo. Một số quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành khá sớm như Việt Nam, Lào, Campuchia…
Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Câu 2. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành như thế nào?
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Brunây, Đông Ti-mo. Một số quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành khá sớm như Việt Nam, Lào, Campuchia… Các quốc gia phong kiên Đông Nam Á được hình thành trên những điều kiện
- Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
- Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.
- Một số quốc gia hình thành sau các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh thời Bắc thuộc như Việt Nam.
Câu 3. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á có đặc điểm gì?
- Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành theo các giai đoạn.
Trong đó có giai đoạn hình thành, thịnh vượng và suy yếu. Bao gồm:
- Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến (Giai đoạn hình thành:
- Vương quốc Campuchia của người Khơme
- Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.
- Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava...
- Thế kỷ X - XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:
- Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527).
- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.
- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su - khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)
- Đây cũng là giai đoạn kinh tế - văn hóa phát triển.
- Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu.
- Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm.
Câu 4. Thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?
Trả lời
Từ thế kỉ X-XVIII các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đã đạt tới thời kì phát triển và thịnh đạt. Trong đó có:
- Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213
- 1527).
- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.
- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)
- Đây cũng là giai đoạn kinh tế - văn hóa phát triển.
Đây là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của các quốc gia vì giai đoạn này có cơ sở kinh tế vững chắc, chế độ quân chủ được củng cố và có sự hài hòa giữa các chính sách thống trị của các triều đại. Ngoài ra, giai đoạn này còn có sự giao lưu văn hóa và phát triển của các quốc gia đối với một số nền văn minh khác như Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 4. Những giống nhau về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì?
Trả lời
Những điểm giống nhau trong quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là:
- Sự hình thành: Từ đầu Công nguyên, cư dân ở đây đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt và các quốc gia đầu tiên đã xuất hiện. Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển.
- Quá trình phát triển: Khoảng nửa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển và thịnh vượng. Có sự giao lưu, buôn bán với các nước trong khu vực, tiếp nhận văn hóa ngoại lai và duy trì văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
- Quá trình suy vong. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, dần trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào phương Tây.
Câu 5. Vương quốc Chân Lạp có đặc điểm gì?
Trả lời
Vương quốc Chân Lạp có những đặc điểm sau về dân cư, sự hình thành và phát triền và đặc điểm văn hóa.
- Dân cư: Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân cổ Đông Nam Á, nhưng ban đầu họ không sống trên đất Campuchia ngày nay mà ở phía Bắc, vùng Nam cao nguyên Cò Rạt, sau mới di cư dần về phía Nam.
- Sự ra đời: Đến thế kỉ VI, khi Vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, người Khơ-me mới bắt đầu xây dựng vương quốc riêng của mình mà người Trung Hoa gọi là nước Chân Lạp.
- Sự phát triển và đặc điểm của văn hóa. Lúc đầu, người Khơ-me cũng sử dụng chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ; sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỉ VII, người Khơ -me mới sáng tạo nên chữ viết riêng của mình, chữ Khơ-me cổ.
- Những ảnh hưởng văn hóa đó của Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước người Khơ-me.
Câu 6. Vì sao thời kì Ăng-co là giai đoạn phong kiến phát triển nhất ở Campuchia?
Câu 7. Vì sao người ta lại ví Thạt Luổng như là " viên ngọc quý", là niềm tự hào của dân tộc Lào và thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn của tất cả các dân tộc Lào?
Câu 8. Văn hóa thời phong kiến ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì?
Câu 10. Văn hóa ở các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa nào?