-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 8.Buổi 2 Bài giảng PowerPoint | môn Ngữ văn 10 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.
Giáo án Ngữ Văn 10 102 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Bài 8.Buổi 2 Bài giảng PowerPoint | môn Ngữ văn 10 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 10 102 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
ÔN TẬP
THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN
Đề số 01: Đọc văn bản sau:
Việt Nam đối mặt với dân số già
Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số
từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số
già từ 2026 - 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 - 19,9%.
Anh Trần Văn Quỳnh (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lệ Thu (33 tuổi) cùng
các con đi Thảo cầm viên Sài Gòn chiều 24-12 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, VN chưa giàu nhưng dân
số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 - 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn
dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 - 29,9%. VN cũng
được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số
già" vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản
và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm... Dân số già nhanh
Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số - kế
hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24-12, ông Nguyễn Doãn Tú,
tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một
trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh
thay thế. "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất
sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay" - ông Tú chia sẻ.
Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có.
"Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường
mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con.
Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng
mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học" - ông Tú bình luận.
Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có
mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng
có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở
mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.
"Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã
xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng
già với tốc độ nhanh hơn" - ông Tú khuyến cáo.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, vụ trưởng Vụ Cơ cấu và
quy mô dân số (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của
người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự
hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.
Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm
2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm
xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ
tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già
tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng
theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số - KHHGĐ
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thông tin chính trong văn bản:
A. Dân số Việt Nam đang già đi
B. Dân số Việt Nam ngày càng đông
C. Tuổi thọ của người dân Việt Nam ngày càng cao
D. Tỉ xuất sinh ở Việt Nam ngày càng giảm
Câu 2. Thông tin trong văn bản trên thuộc loại?
A. Thông tin khoa học, chính trị, văn hóa
B. Thông tin chính trị, thời sự, nghệ thuật
C. Thông tin thời sự, văn hóa, đời sống
D. Thông tin khoa học, chính trị, thời sự
Câu 3. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên:
A. Logo tuyên truyền dân số và biểu đồ dân số
B. Ảnh một gia đình thông thường ở Việt Nam và các biểu đồ dân số Việt Nam
C. Ảnh cổ động kế hoạch hóa gia đình và biểu đồ phân bố dân cư
D. Tranh cổ động tăng dân số và biểu đồ lứa tuổi
Câu 4. Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên:
A. Cung cấp thông tin cụ thể, chính xác và tăng tính hấp dẫn, trực quan của thông tin
B. Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin và tăng tính tượng hình cho ngôn ngữ
C. Cung cấp hình minh họa sinh động và tăng tính biểu cảm chongôn ngữ
D. Trình bày thông tin một cách hệ thống và tăng tính thuyết phục cho văn bản
Câu 5. Việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số có tác dụng gì?
A. Tạo sự hấp dẫn, sinh động cho văn bản
B. Nhấn mạnh những con số đáng lo ngại
C. Tăng tính cảnh báo về nguy cơ dân số già
D. Tăng tính thuyết phục, gợi cảm cho văn bản
Câu 6. Đặc điểm nào của ngôn ngữ khiến ta nhận ra văn bản trên là một bản tin?
A. Tính cập nhật, chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, đơn giản
B. Gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn
C. Sâu sắc, triết lí, thâm trầm, suy tư
D. Giàu tính thuyết phục, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực
Câu 7. Mạch triển khai thông tin trong văn bản:
A. Đoạn Sapo nêu tác hại của tình trạng dân số già ở Việt Nam -> Nêu giải
pháp tăng tỉ suất sinh-> Nêu lí do tỉ suất sinh giảm -> Phán đoán tình hình
kinh tế - xã hội khi dân số già
B. Đoạn Sapo nêu thực trạng dân số già ở Việt Nam -> Nêu giải pháp tăng tỉ
suất sinh-> Nêu lí do tỉ suất sinh giảm -> Tác hại khi dân số già
C. Đoạn Sapo nêu tiến trình dân số già ở Việt Nam -> Nêu thực trạng dân số
già ở Việt -> Nam Nêu giải pháp tăng tỉ suất sinh-> Nêu lí do tỉ suất sinh
giảm -> Tác hại khi dân số già
D. Đoạn Sapo phán đoán tình hình kinh tế - xã hội khi dân số già ->Nêu thực
trạng dân số già ở Việt Nam -> Nêu giải pháp tăng tỉ suất sinh-> Nêu lí do tỉ
suất sinh giảm -> Tác hại khi dân số già
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Tại sao đoạn sapo: “Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào
năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ
trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 - 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở
lên chiếm từ 10 - 19,9%” chỉ nói tới năm 2011 (đã qua) và khoảng
năm 2026 – 2054 (chưa tới) mà không nói tới thời gian thực tại? Gợi ý:
Giúp người đọc hình dung ra tiến trình dân số già để từ đó gợi mở cho phần
sau bắt vào thực tại => Tạo sự thú vị, bất ngờ
Câu 9. Quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản trên là gì? Gợi ý:
Gióng lên tiếng chuông cảnh báo về thực trạng dân số già đi của nước ta
Câu 10. Nêu một số tác hại khi dân số già?
HS trình bày một số tác hại theo hiểu biết cá nhân, chẳng hạn:
- Thiếu lao động trong tương lai cũng như nhu cầu an sinh xã hội ngày
càng tăng ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi.
- Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng thì nhu cầu về các dịch vụ xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu của họ cũng tăng theo,…
Đề số 02: Đọc văn bản sau:
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên
học ngôn ngữ của chúng ZKNIGHT DESIGN TOM
Cây cối giao tiếp với nhau ở trên và dưới lòng đất, bằng âm thanh, mùi
hương, tín hiệu và những rung cảm. Tự nhiên, chúng kết nối với nhau thành
những mạng lưới, và kết nối cả với mọi thứ tồn tại trên đời này, bao gồm cả chính bản thân bạn.
Các nhà sinh vật học, sinh thái học, tự nhiên học và người làm lâm nghiệp
ngày càng tin rằng cây cối có thể giao tiếp. Và nếu vậy, con người cũng có
thể học được thứ ngôn ngữ của loài cây, và tìm cách nói chuyện được với chúng. […]
Waorani, một bộ tộc da đỏ hiếm hoi còn sót lại cũng đang nói một thứ
ngôn ngữ phản ánh mối liên hệ giữa cây cối và các dạng sống khác. […]
Tin rằng cây cối cũng như mọi sinh vật sống khác đều có mối liên hệ mật
thiết với nhau, người Waorani chẳng bất ngờ và ngạc nhiên với khái niệm
cho rằng: Một cái cây có thể hét lên khi bị đốn hạ, hoặc khi con người
làm hại tới cây cối, chính họ cũng sẽ bị ảnh hưởng và phải trả giá. […]
Trong suốt lịch sử văn học và âm nhạc, Haskell chỉ ra rằng chúng ta đã
luôn có các bài hát nói về cây cối, trong đó mô tả những cây thông thì
thầm, tiếng cành lá, tiếng xì xào, ngân nga của những khu rừng.
Về cơ bản, những người nghệ sĩ luôn biết cây cối có thể trò chuyện,
ngay cả khi họ không nói rõ ràng rằng cây cối cũng có thứ "ngôn ngữ" của riêng chúng.
Ngôn ngữ của cây là một khái niệm hoàn toàn rõ ràng đối với nhà sinh
thái học Suzanne Simard, người đã dành 30 năm trong sự nghiệp của
mình để nghiên cứu rừng. Vào tháng 6 năm 2016, cô đã có một bài
thuyết trình trong một sự kiện Ted Talk với tiêu đề: "Cây cối nói chuyện
với nhau như thế nào?". […]
"Tôi muốn thay đổi cách bạn nghĩ về rừng. Bạn thấy đấy, bên dưới đất ngầm
có cả một thế giới khác, một thế giới của những con đường sinh học vô tận
kết nối cây cối và cho phép chúng giao tiếp, cho phép khu rừng hành xử như
thể nó là một sinh vật duy nhất. Nó có thể khiến bạn hình dung về một thực
thể có trí thông minh", cô nói.
Nhiều nhà khoa học cho rằng cây trao đổi hóa chất với nấm và gửi hạt giống
- về cơ bản là một gói dữ liệu chứa thông tin - cho gió, chim, dơi và những
khách ghé thăm khác để vận chuyển chúng đi khắp thế giới. Nhưng về phần
Simard, cô chỉ tập trung nghiên cứu các kết nối của cây dưới đất ngầm. […]
"Mọi sinh vật sống đều cần có dưỡng chất", Wohlleben nói. "Lời giải thích
duy nhất là nó đã nhận được sự hỗ trợ từ những cây lân cận, thông qua bộ
rễ trao đổi dung dịch đường. Là một người làm lâm nghiệp, tôi đã học được
rằng cây cối là những đối thủ cạnh tranh với nhau, để lấy ánh sáng, lấy
không gian sống, nhưng rồi ở đó tôi đã chứng kiến điều [ngược lại]. Cây cối
rất quan tâm đến việc giữ cho mọi thành viên của cộng đồng mình tồn tại".
Wohlleben tin rằng cây cối cũng giống như con người, chúng có cuộc sống
gia đình bên cạnh mối quan hệ với các loài khác. Phát hiện này đã truyền
cảm hứng cho ông viết cuốn sách The Hidden Life of Plants.
Hầu hết các nhà khoa học – và cả cây cối - sẽ đồng ý rằng hoạt động bảo
tồn là chiếc chìa khóa quan trọng vào lúc này. Haskell tin rằng tất cả chúng
ta sẽ tự nhiên ưu tiên các chính sách thân thiện với môi trường, nếu chúng ta
nhận thức được cây cối chính là bậc thầy của sự kết nối và giao tiếp, chúng
đang quản lý các mạng lưới sự sống phức tạp mà chúng ta cũng là một mắt xích trong đó.
Ông gọi cây cối là những "nhà triết học của hệ sinh thái", những trí tuệ thầm
lặng đã đứng đó đối thoại trong suốt hàng ngàn năm. Chúng ta nên lắng nghe
cây cối, Haskell nói, bởi chúng biết những gì chúng đang nói. "Bởi vì cây cối
không di động, để phát triển mạnh chúng cần phải biết mình là ai và đang
đứng ở đâu trên Trái Đất, nhận thức này phải tốt hơn bất kỳ loài động vật đang lang thang nào". Tham khảo Qz
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì?
A. Tiếng nói của cỏ cây
B. Lời tâm sự của cỏ cây với loài người
C. Tiếng thở than của cây cỏ
D. Ý nghĩa sự tồn tại của cỏ cây trên trái đất
Câu 2. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Những bức ảnh biểu thị mối quan hệ của cây cối với cây cối,
giữa cây cối với các loài khác và những caption chú thích tiếng
nói của cỏ cây thể hiện qua những bức ảnh đó
B. Những sơ đồ biểu thị mối quan hệ của cây cối với cây cối
C. Những bức ảnh minh họa cho những nghiên cứu của các nhà khoa học về cây cối
D. Những biểu đồ về sự phân bố các loài cây
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong
đoạn văn: “Trong suốt lịch sử văn học và âm nhạc, Haskell chỉ ra
rằng chúng ta đã luôn có các bài hát nói về cây cối, trong đó mô tả
những cây thông thì thầm, tiếng cành lá, tiếng xì xào, ngân nga của những khu rừng.”? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hầu
hết các nhà khoa học – và cả cây cối - sẽ đồng ý rằng hoạt động
bảo tồn là chiếc chìa khóa quan trọng” là gì? A. Liệt kê, ẩn dụ B. Nhân hóa, điệp C. So sánh, nhân hóa D. Ẩn dụ, nói quá
Câu 5. Nhờ đâu mà tác giả có thể khẳng định: “Cây có tiếng
nói đặc biệt của riêng giống loài mình”?
A. Nhận thức của bộ tộc Waorani, các nghệ sĩ và nghiên cứu của
nhà sinh thái học về cây cối
B. Nhận thức của loài người về thế giới cỏ cây
C. Những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học về cây cối
D. Những bài học mà người xưa để lại
Câu 6. Mạch triển khai thông tin trong văn bản là:
A. (1) Bảo tồn các giống loài cây cỏ -> (2) Vì cây có tiếng nói đặc biệt của riêng giống
loài mình -> (3)Tiếng nói của cây trong tâm thức bộ tộc Waorani -> (4)Tiếng nói của cây
trong tâm hồn nhạc sĩ -> (5)Tiếng nói của cây trong nghiên cứu của nhà sinh thái học ->
(6)Hiểu tiếng nói của cây giúp con người có được nhiều lợi ích về nông nghiệp
B. (1)Cây có tiếng nói đặc biệt của riêng giống loài mình -> (2)Tiếng nói của cây trong
tâm thức bộ tộc Waorani -> (3)Tiếng nói của cây trong tâm hồn nhạc sĩ -> (4)Tiếng nói
của cây trong nghiên cứu của nhà sinh thái học -> (5)Hiểu tiếng nói của cây giúp con
người có được nhiều lợi ích về nông nghiệp -> (6)Bảo tồn các giống loài cây cỏ
C. (1) Tiếng nói của cây trong tâm thức bộ tộc Waorani -> (2) Tiếng nói của cây trong tâm
hồn nhạc sĩ -> (3) Tiếng nói của cây trong nghiên cứu của nhà sinh thái học ->(4) Cây có
tiếng nói đặc biệt của riêng giống loài mình -> (5)Hiểu tiếng nói của cây giúp con người
có được nhiều lợi ích về nông nghiệp -> (6)Bảo tồn các giống loài cây cỏ
D. (1)Cây có tiếng nói đặc biệt của riêng giống loài mình -> -> (2)Hiểu tiếng nói của cây
giúp con người có được nhiều lợi ích về nông nghiệp -> (3)Bảo tồn các giống loài cây cỏ -
> (4)Tiếng nói của cây trong tâm thức bộ tộc Waorani -> (5)Tiếng nói của cây trong tâm
hồn nhạc sĩ -> (6)Tiếng nói của cây trong nghiên cứu của nhà sinh thái học
Câu 7. Việc trích dẫn lời nói của một số nhà nghiên cứu có tác dụng gì?
A. Tăng sức thuyết phục cho luận điểm: cây cối có tiếng nói riêng
B. Khiến cây cối như được thổi vào linh hồn
C. Tăng sức hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm cho văn bản
D. Nhằm nhấn mạnh luận điểm : Cây cối là giống loài đặc biệt quan trọng trên trái đất
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu trong đoạn văn: “Cây
cối cũng giống như con người, chúng có cuộc sống gia đình...” Gợi ý:
- Phép nhân hóa: cây cối như con người, có gia đình - Tác dụng:
+ Thổi linh hồn vào cây cối khiến chúng trở lên sống động
+ Nhấn mạnh: Cây cối có tiếng nói riêng, chúng hiểu nhau, gắn kết yêu thương lẫn nhau
+ Tạo sự hấp dẫn, sinh động, gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn
Câu 9. Nhận xét về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản. Gợi ý: - Giản dị gần gũi - Giàu tính biểu cảm
- Nhưng cũng mang tính khoa học, chính xác cao
Câu 10. Những thông điệp nào gợi ra từ văn bản? Gợi ý:
- Yêu thương cỏ cây, lắng nghe tiếng nói của cỏ cây
- Sống thật sâu để cảm hiểu được những điều không được thể hiện bằng lời
- Vạn vật trên dương gian đều có cuộc sống riêng, có thế giới tâm hồn
riêng, chúng đều cần được yêu thương và trân trọng
ĐỌC HIỂU MỞ RỘNG (TỰ LUẬN)
Đề số 01: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên
10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng
trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300 000 loài thực vật và hơn 1 000 000
loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách
sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điều đó không
ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử
tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.
(Ngọc Phú, Các loài chung sống với nhau như thế nào?, theo Báo điện tử Đất
Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 3. Tác giả đoạn trích muốn nói gì qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa
chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này.”?
Câu 4. Nếu bỏ đi các số liệu cụ thể, tính thuyết phục của thông tin được nêu
trong đoạn trích sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Câu 5. Cụm từ “cư dân của hành tinh” không chỉ nói riêng về con người.
Cách dùng cụm từ này trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 6. Giữa số lượng loài sinh vật tồn tại trên thực tế với số lượng loài đã
được con người nhận biết có một khoảng cách rất xa. Việc nhận thức sâu sắc
về vần đề này có ý nghĩa gì đối với con người nói chung, đối với anh/chị nói riêng? Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: nói về sự phong phú của các loài
sinh vật tổn tại trên Trái Đất.
Câu 3: Qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một
danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tỉnh này.”, tác giả muốn nói đến:
- Hiểu biết còn hạn chế của con người về những loài sinh vật sống trên Trái Đất.
- Còn rất nhiều loài chưa được con người nhận biết, nghiên cứu và đặt tên. Câu 4:
- Đoạn trích đã đưa ra các số liệu cụ thể về tổng số loài sinh vật trên
thực tế và số loài đã được con người nhận biết.
- Nếu thiếu đi các số liệu ấy, thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ
giảm bớt tính thuyết phục, khó giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc
về sự phong phú của các loài cũng như những nỗ lực và cả những điều
con người chưa làm được trong việc lập hồ sơ về đời sống muôn loài trên Trái Đất. Câu 5:
- Trong đoạn trích, cụm từ cư dân của hành tinh không chỉ nói riêng về con
người mà dùng để chỉ chung tất cả các loài động thực vật sống trên Trái Đất.
- Nó thể hiện cái nhìn thấu đáo, khoa học về mối quan hệ gắn bó, tác động,
phụ thuộc lẫn nhau giữa các loài. Như vậy, loài nào cũng có quyền sống -
điều không thể bị tước đoạt vì bất cứ lí do gì. Muôn vật đều được hành tinh
nuôi dưỡng, che chở, tất cả đều góp phần làm cho sự sống trênTrái Đất trở nên đa dạng. Câu 6:
HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Có thể nêu:
- Việc nhận thức sâu sắc về khoảng cách lớn giữa số lượng loài sinh vật
tồn tại trên thực tế với số lượng loài đã được con người nhận biết thực
sự rất có ý nghĩa. Rõ ràng, điều đã biết còn quá ít ỏi so với điều chưa
biết. Thực tế này thúc đẩy con người phải không ngừng khám phá thế
giới, khám phá chính cái nôi đã nuôi dưỡng mình, mong tìm được cách
ứng xử thích hợp với những gì đã tồn tại và diễn ra trên Trái Đất.
- Đối với từng cá nhân cụ thể, việc nhận thức đúng thực tế đó cũng kích
thích những nhu cầu tìm hiểu về những người bạn thiên nhiên đáng quý của mình. Đề số 02:
Bà Sarah Gilbert - "bộ óc" đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca Thứ Năm, 26/08/2021 - 19:45
(Dân trí) - Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca/Oxford trở thành phao
cứu sinh cho hàng triệu người nhờ tính hiệu quả, dễ bảo quản và giá rẻ.
Điều này có được là nhờ vào bà Sarah Gilbert - "mẹ đẻ" của vắc xin này.
Bà Gilbert là giáo sư chuyên ngành vắc xin tại Viện Nghiên cứu Jenner
của Đại học Oxford, một trong những trung tâm nghiên cứu y khoa hàng đầu
thế giới. Tại Oxford, bà thiết lập một nhóm nghiên cứu riêng với tham vọng
tạo ra một loại vắc xin có thể chống được nhiều chủng loại cúm khác nhau.
Năm 2014, bà dẫn đầu việc thử nghiệm vắc xin Ebola. Khi Hội chứng hô hấp
Trung Đông (MERS) xuất hiện, bà đã sang tận Ả rập Xê út với hy vọng phát
triển được một loại vắc xin dành cho chủng virus corona này.
Nhưng khi vắc xin MERS chỉ mới thử nghiệm lần thứ hai thì đại dịch
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào đầu năm 2020. Bà nhanh chóng
nhận ra mình có thể phát triển vắc xin Covid-19 tương tự cách đã làm với
MERS. Theo BBC, chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung
Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert
đã thiết kế xong vắc xin Covid-19.
Nhưng kinh phí đâu ra để thử nghiệm lâm sàng, một việc vô cùng tốn
kém và mất thời gian? Đây là vấn đề hóc búa được đặt ra. Bà Gilbert đã
tích cực thuyết phục các đề tài khác trợ giúp kinh phí, kêu gọi chính phủ
tài trợ và cả nhóm đã vui mừng trước tin chính phủ Anh hỗ trợ kinh phí
22 triệu bảng Anh thử nghiệm và sản xuất vắc xin.
Bà Gilbert sau đó chạy đua với thời gian trong bối cảnh số ca tử vong
trên toàn cầu tăng nhanh vì Covid-19. Bà làm việc có khi từ 4 giờ sáng
đến tận tối muộn. Đầu tháng 4/2020, lô vắc xin đầu tiên được sản xuất để
chuẩn bị cho việc thử nghiệm. Bà Gilbert mô tả rằng quá trình này là một
loạt những bước nhỏ liên tiếp nhau, chứ không phải là một khoảnh khắc
phát hiện bùng nổ nào đó.
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã xem đây là một cuộc chạy đua với virus,
không phải cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác… Là người
đã phát minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi
nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không
muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi
người có thể sản xuất vắc xin", báo The Star dẫn lời bà Gilbert.
Theo mong muốn của bà Gilbert, AstraZeneca cam kết không thu lợi
nhuận từ vắc xin Covid-19 trong đại dịch. Và giá vắc xin này vẫn sẽ được
giữ nguyên với các nước đang phát triển, kể cả khi đại dịch kết thúc.
Năm 2020, bà Gilbert là một trong số các nữ nhà khoa học được hãng
truyền thông BBC vinh danh trong danh sách 100 Phụ nữ Tiêu biểu của
năm trên toàn cầu vì những đóng góp không mệt mỏi cho cuộc chiến
chống đại dịch Covid-19. (Theo dantri.com.vn)
Câu 1. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin chính nào? Căn cứ để xác
định thông tin đó là gì?
Câu 2. Từ "mẹ đẻ" trong sa-pô của văn bản có nghĩa là gì?
Câu 3. Tìm những chi tiết cho thấy bà Gilbert đã chạy đua với thời gian để tạo ra vacxin AstraZeneca.
Câu 4. Nêu tác dụng của hình ảnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 5. Câu nói sau của bà Gilbert cho thấy bà là người như thế nào?
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã xem đây là một cuộc chạy đua với virus, không
phải cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác… Là người đã phát
minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không muốn độc quyền
sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vắc xin”.
Câu 6. Từ văn bản đọc hiểu, hãy rút ra thông điệp ý nghĩa từ việc làm của bà
Sarah Gilbert, trả lời từ 5 – 7 dòng. Gợi ý:
Câu 1:Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về bà Sarah Gilbert -
"bộ óc" đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Thông tin đó được đề
cập trong nhan đề của văn bản
Câu 2: Từ "mẹ đẻ" trong sa-pô của văn bản có nghĩa là: người đã cho ra
đời/ đã tạo ra/ phát minh ra vắc xin AstraZeneca.
Câu 3: Những chi tiết cho thấy bà Gilbert đã chạy đua với thời gian để tạo ra vacxin AstraZeneca:
- Ngay khi đại dịch Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào đầu năm 2020,
bà Gilbert đã nhanh chóng nhận ra mình có thể phát triển vắc xin Covid-
19 tương tự cách đã làm với MERS – vắc xin chống Hội chứng hô hấp
Trung Đông (MERS) mà bà đang nghiên cứu trước đó.
- Chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc
di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vắc xin Covid-19.
- Nhanh chóng, tích cực thuyết phục các đề tài khác trợ giúp kinh phí, kêu gọi chính phủ tài trợ.
- Bà làm việc có khi từ 4 giờ sáng đến tận tối muộn.
Câu 4: Tác dụng của hình ảnh được sử dụng trong văn bản: Làm cho bài
viết thêm sinh động, hấp dẫn; minh hoạ cho nội dung thông tin của văn
bản, giúp người đọc dễ tiếp thu thông tin hơn.
Câu 5: Câu nói của bà Gilbert cho thấy bà là người có trái tim nhân hậu,
có tấm lòng cao cả, quảng đại. Bà đã đặt sức khoẻ của nhân loại lên trên
tất cả, trên cả vật chất, lợi nhuận. Bà chạy đua với thời gian sáng chế ra
vắc xin để cứu sống cả thế giới. Bà đã hiến tặng sáng chế của mình cho
cộng đồng mà không màng tới lợi nhuận, điều đó càng khiến cả nhân loại
cảm phục và ngưỡng mộ bà.
Câu 6: HS có thể nêu thông điệp về lối sống vì người khác, biết chia sẻ
yêu thương, hi sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng. Lí giải thông điệp.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31
- Slide 32
- Slide 33
- Slide 34
- Slide 35
- Slide 36
- Slide 37
- Slide 38
- Slide 39
- Slide 40
- Slide 41
- Slide 42
- Slide 43
- Slide 44
- Slide 45
- Slide 46
- Slide 47
- Slide 48
- Slide 49
- Slide 50
- Slide 51