Bài Báo Cáo Bảo Tàng Dinh Độc Lập - Lịch Sử Đảng | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa Dinh Độc Lập, trong đó bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập qua từng giai đoạn lịch sử. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
32 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài Báo Cáo Bảo Tàng Dinh Độc Lập - Lịch Sử Đảng | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa Dinh Độc Lập, trong đó bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập qua từng giai đoạn lịch sử. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

78 39 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|47206521
lOMoARcPSD|47206521
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG
--- ---
Đề tài: “ “Dinh Độc Lập từ góc nhìn văn hóa”
Giáo viên hướng dẫn: GVC. TS. Nguyễn Thị Mộng
Tuyền Sinh viên thực hiện:
Lưu Kim Quyền
Phan Lê Tố Trân
Nguyễn Thế Bảo
Trần Thị Lệ Vi
Đỗ Thị Thu Hà
Phan Thị Cẩm My
Lớp: EC2003
TP.HCM, 26 tháng 07 năm 2022
lOMoARcPSD|47206521
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GVC. TS. Nguyễn Thị
Mộng Tuyền. Cảm ơn đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu về bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một môn học
hết sức quan trọng và sẽ làm tiền đề cho các môn học sau này.
Trong quá trình học tập, mặc rất cố gắng, nhưng do thời gian hạn nên
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được những ý kiến đóng góp của Cô và
những ai quan tâm đến đề tài. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của đã giúp nhóm chúng em hoàn
thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
lOMoARcPSD|47206521
Mục lục
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................4
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu..........................................................4
2.1 Mục đích nghiên cứu:.......................................................................4
2.2 Đối tượng nghiên cứu:......................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG.........................................................................5
1.Giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập............................................................5
1.1 Lịch sử hình thành............................................................................5
1.2 Vị trí và quy mô................................................................................8
1.3 Kiến trúc Dinh Độc Lập.................................................................10
1.4 Một số hình ảnh về Dinh Độc Lập................................................15
1.5 Mối liên hệ giữa hồ con rùa và Dinh Độc Lập.............................19
2.Công tác quản lý và bảo tồn Dinh Độc Lập...........................................20
2.1 Công tác quản lý Dinh Độc Lập....................................................20
2.2 Công tác bảo tồn và phát huy Dinh Độc Lập...............................22
3. Liên hệ trách nhiệm cá nhân..................................................................28
Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................29
3
lOMoARcPSD|47206521
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với việc tìm hiểu và khám phá về các giá trị văn hóa di sản là một phần
không thể thiếu trong mỗi người chúng ta. Do đó nhóm chúng em đã đến
Dinh Độc Lập, nơi từng chính thủ của chính quyền Sài Gòn, di tích
chiến thắng của quân dân Việt Nam để tìm hiểu thêm về cội nguồn lịch
sử và các chiến thắng vang dội của cha ông ta ngày xưa.
Với sự thích thú tìm tòi về văn hóa, nên chúng em đã quyết định
chọn đề tài “Dinh Độc Lập từ góc nhìn văn hóa” để làm báo cáo.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Xác định giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập.
- Phân tích vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập trong đời sống văn hóa đô thị.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa
Dinh Độc Lập, trong đó bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất tinh thần.
Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập qua từng giai đoạn lịch sử.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: được giới hạn trong phạm vi Dinh Độc Lập.
Về thời gian: tìm hiểu Dinh Độc Lập kể từ khi hình thành cho đến nay.
Về chủ thể: nghiên cứu bản thân Dinh Độc Lập và mối quan hệ giữa
Dinh Độc Lập với người sử dụng Dinh Độc Lập qua các thời kỳ khác
nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu
4
lOMoARcPSD|47206521
Phương pháp hệ thống để làm nổi bật các yếu tố văn hóa của Dinh Độc
Lập. Phương pháp khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu các hoạt động của Dinh
Độc Lập với cách một trung tâm văn hóa. Qua đó đánh giá mức độ ảnh
hưởng đưa ra những giải pháp thích hợp cho công tác bảo tồn, phát huy
giá trị Dinh Độc Lập.
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG
1.Giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập
1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam
Kỳ ( Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Tiên ).
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm
thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc đặt tên Dinh
Norodom. Công trình được khởi công ngày 23/02/1868 hoàn tất vào năm
1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam Lagrandière đặt
viên đá đầu tiên. Từ năm 1871 đến năm 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.
Từ năm 1887-1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này
làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Đông Dương.
Ngày 09/03/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm
Đông Dương, Dinh Norodom nơi làm việc của chính quyền Nhật Việt
Nam. Từ tháng 09/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp
trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom trụ sở làm việc của bộ máy chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
5
lOMoARcPSD|47206521
Ngày 07/05/1945, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, sau đó buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút khỏi Việt Nam. Mỹ
tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời
bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa,
còn miền Nam chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 07/09/1954, Dinh
Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely
với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình
Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập. Ngày 26/10/1955,
Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập
chính quyền Việt Nam Cộng hòa lên làm Tổng thống. Từ đó Dinh Ðộc
Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệmlà nơi chứng kiến nhiều
biến cố chính trị. Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn
dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59, không những gây phẫn uất trong
nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn.
Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài
Gòn Nguyễn Văn Cử Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom
làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại,
Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng xây một dinh thự mới ngay trên nền đất
theo đồ án thiết kế của Kiến trúc Ngô Viết Thụ người Việt Nam đầu
tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
6
lOMoARcPSD|47206521
Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/07/1962.
Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời
chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay Bảo tàng thành phố Hồ
Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe
đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh
31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban
lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc
Lập nhưng ông ta không được sống đây một ngày nào, người thời
gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa
Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/04/1975).
Từ đó, Dinh Độc Lập quan đầu não của chính quyền Sài Gòn,
nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn
khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.
7
lOMoARcPSD|47206521
Nhưng điều phải đến đã đến. Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
10h45’ ngày 30/04/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng
thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội
hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số
hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30’ cùng ngày,
Trung úy Bùi Quang Thận Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ cờ
3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ
anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng
thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng
toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng điều
kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt
Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Nhân dân 2 miền Nam – Bắc sum họp một nhà. Tinh thần ý chí của nhân
dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã toàn thắng.
Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà
nước đặc cách công nhận Di tích lịch sử văn hóa Dinh Độc Lập (Quyết
định số 77A/VHQĐ ngày 25/06/1976).
Ngày nay, Dinh Ðộc Lập di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du
khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách
của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
1.2 Vị trí và quy mô
8
lOMoARcPSD|47206521
Hình 1. Mặt bằng tổng thể Dinh Độc Lập
Dinh có diện tích 120.000m
2
(300m x 400m), được giới hạn bởi bốn
trục đường chính đó là:
Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Dinh có 04 khu nhà:
9
lOMoARcPSD|47206521
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng 4.500m
2
, cao 26m,
nằm vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng nơi làm việc Tổng
thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân
thượng, 1 tầng nền 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng 20.000m
2
chia
làm 95 phòng. Mỗi phòng 1 chức năng riêng, kiến trúc các trang trí
phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này
tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước
1975 trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ. Sau năm 1975 nơi làm việc
của Ban giám đốc Hội trường Thống Nhất.
Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du Huyền Trân Công
Chúa trước 1975 khu nhà của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập. Sau 1975
là nơi ở của Ðại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay khu này đã được cải
tạo thành khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ.
Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa Nguyễn Thị
Minh Khai, trước 1975 khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái
máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây. Hiện đã
được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân
viên Hội trường Thống Nhất.
Ngoài các khu nhà trên, góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh
Khai còn một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một đất cao,
chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư
giãn. Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ,
những chậu cây kiểng quý và 04 sân tennis phía sau khu nhà chính.
1.3 Kiến trúc Dinh Độc Lập
Dinh Ðộc Lập một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc
Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/07/1962 khánh
thành vào ngày 31/10/1966.
10
lOMoARcPSD|47206521
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý
nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho
đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ
Phương đông tính của dân tộc. Kiến trúc Ngô Viết Thụ đã kết hợp
hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương
Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( ) có nghĩa
là tốt lành, may mắn;
Hình 2. Toàn bộ Dinh có hình chữ CÁT ( )
11
lOMoARcPSD|47206521
Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương
sự lầu hình chữ KHẨU ( ) để đề cao giáo dục tự do ngôn luận.
Hình chữ KHẨU ( ) cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ
TRUNG ( ) như nhắc nhở muốndân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch
ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối
vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( ), theo quan niệm dân chủ hữu
tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì
phải những con người hội đủ ba yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch
ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( ), trên
kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( ) tượng trưng
cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai
lầu ba kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ phía dưới mái
hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng
thịnh mãi.
12
lOMoARcPSD|47206521
Hình 3. Triết lý phong thủy áp dụng khi thiết kế Dinh Độc Lập
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang
hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng hai. Rèm hoa đá
được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không
chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường
ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại
quang minh làm gốc.
13
lOMoARcPSD|47206521
Hình 4. Dãy rèm hoa đá trắng lấy cảm hứng từ cây trúc
Sân trước của Dinh một thảm cỏ hình oval đường kính 102m.
Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách
ngay khi bước qua cổng.
Hình 5. Thảm cỏ hình oval trước Dinh
14
lOMoARcPSD|47206521
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh hồ nước hình bán
nguyệt. Trong hồ thả hoa sen hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước
yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Hình 6. Hồ nước hoa sen trước đại sảnh
Ngoài ra kiến trúc quan cảnh của Dinh Độc Lập cũng một trong
những kiến trúc để học hỏi nghiên cứu. Với diện tích rộng lên đến 12 ha
trong đó chỉ 4.500m
2
diện tích xây dựng Dinh còn lại hệ thống cây
xanh. Điều này tạo ra sự hùng vĩ cũng như vị thế về sức mạnh cho Dinh Độc
Lập. thể thấy kiến trúc cảnh quan của dinh cũng tương tự như việc sắp
xếp kiến trúc cảnh quan của Nhà Trắng, bởi đều không gian xanh rộng
bao quanh khuôn viên sử dụng chính.
15
lOMoARcPSD|47206521
Không gian kiến trúc cảnh quan của Dinh thống nhất nổi bật với hai
công viên bên ngoài hàng rào phía trước phía sau Dinh. Điều này tạo
nên một cảnh thảm thực vật xanh độc đáo cũng như môi trường thư giãn,
giải trí tổ chức các sự kiện ngoài trời. Bên cạnh đó không gian kiến trúc
cảnh quan này còn là sự kiện liên kết độc đáo với những đường nét kiến trúc
chính của dinh như việc sử dụng các đốt tre tả mành trúc của kiến trúc
truyền thống Việt vào mặt tiền của Dinh Thống Nhất. Ngoài ra với hệ thống
thảm cỏ xanh trải dài mặt tiền cổng chính cũng điểm nhấn tạo sự
chuyển tiếp cho hai công viên.
1.4 Một số hình ảnh về Dinh Độc Lập
Hình 7. Toàn cảnh Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn)
16
lOMoARcPSD|47206521
Hình 8. Toàn cảnh khuôn viên Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn)
Hình 9. Phòng khánh tiết (Nguồn: vntrip.vn)
17
lOMoARcPSD|47206521
Hình 10. Kiến trúc phòng Đại Yến trong Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn)
Hình 11. Kiến Trúc phòng Nội Các (Nguồn: nhóm tự chụp)
18
lOMoARcPSD|47206521
Hình 12. Kiến Trúc trong phòng Trình Quốc Thư (Nguồn: Nhóm tự chụp)
Hình 13. Lối đi trong hầm Dinh Độc Lập (Nguồn: Nhóm tự chụp)
19
lOMoARcPSD|47206521
1.5 Mối liên hệ giữa hồ con rùa và Dinh Độc Lập
Hồ Con Rùa nằm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tên chính
thức Công trường Quốc tế, vòng xoay giao thông nối đường Văn
Tần, Phạm Ngọc Thạch Trần Cao Vân. Hồ Con Rùa được xây dựng từ
những năm 1965 – 1967, được thiết kế theo kiểu kiến trúc hình bát giác, chia
ô bằng những bờ bao trên một hồ nước. Hồ Con Rùa được xem một công
trình văn hóa – lịch sử.
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, địa điểm Công trường Chiến trở
thành vòng xoay giao thông của đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch)
Trần Quý Cáp (nay Văn Tần - Trần Cao Vân). Thời điểm xây Hồ
Con Rùa chưa được xác định chính xác, song một số tài liệu cho được
xây năm 1965-1967. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Trong những năm 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa được chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa trùng tu và chỉnh trang. Trong đó có việc dựng thêm và điều
chỉnh năm cột tông cao dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh
hoa đón đỡ một nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay
giao thông với đường kính khoảng gần 100m, được trang trí bởi cây xanh và
hồ phun nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng
đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia
đá lớn. Do đó, mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Về mối liên hệ của Hồ Con Rùa Dinh Độc Lập, Theo lời thuật của
tác giả Huỳnh Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản
Tuổi Trẻ 1982), Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch
của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Theo một giai thoại
truyền, vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt
Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến
coi thế đất tại Dinh Độc Lập.
20
| 1/32

Preview text:

lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG --- ---
Đề tài: “ “Dinh Độc Lập từ góc nhìn văn hóa”
Giáo viên hướng dẫn: GVC. TS. Nguyễn Thị Mộng
Tuyền Sinh viên thực hiện:
Lưu Kim Quyền Phan Lê Tố Trân
Nguyễn Thế Bảo
Trần Thị Lệ Vi Đỗ Thị Thu Hà
Phan Thị Cẩm My Lớp: EC2003
TP.HCM, 26 tháng 07 năm 2022 lOMoARcPSD|47206521 LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô GVC. TS. Nguyễn Thị
Mộng Tuyền. Cảm ơn Cô vì Cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu về bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một môn học
hết sức quan trọng và sẽ làm tiền đề cho các môn học sau này.
Trong quá trình học tập, mặc dù rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn nên
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được những ý kiến đóng góp của Cô và
những ai quan tâm đến đề tài. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của Cô đã giúp nhóm chúng em hoàn
thành tốt bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 lOMoARcPSD|47206521 Mục lục
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................4
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu..........................................................4
2.1 Mục đích nghiên cứu:.......................................................................4
2.2 Đối tượng nghiên cứu:......................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG.........................................................................5
1.Giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập............................................................5
1.1 Lịch sử hình thành............................................................................5
1.2 Vị trí và quy mô................................................................................8
1.3 Kiến trúc Dinh Độc Lập.................................................................10
1.4 Một số hình ảnh về Dinh Độc Lập................................................15
1.5 Mối liên hệ giữa hồ con rùa và Dinh Độc Lập.............................19
2.Công tác quản lý và bảo tồn Dinh Độc Lập...........................................20
2.1 Công tác quản lý Dinh Độc Lập....................................................20
2.2 Công tác bảo tồn và phát huy Dinh Độc Lập...............................22
3. Liên hệ trách nhiệm cá nhân..................................................................28
Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................29 3 lOMoARcPSD|47206521
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với việc tìm hiểu và khám phá về các giá trị văn hóa di sản là một phần
không thể thiếu trong mỗi người chúng ta. Do đó nhóm chúng em đã đến
Dinh Độc Lập, nơi từng là chính thủ của chính quyền Sài Gòn, là di tích
chiến thắng của quân và dân Việt Nam để tìm hiểu thêm về cội nguồn lịch
sử và các chiến thắng vang dội của cha ông ta ngày xưa.
Với sự thích thú và tìm tòi về văn hóa, nên chúng em đã quyết định
chọn đề tài “Dinh Độc Lập từ góc nhìn văn hóa” để làm báo cáo.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Xác định giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập.
- Phân tích vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập trong đời sống văn hóa đô thị.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa
Dinh Độc Lập, trong đó bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần.
Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Dinh Độc Lập qua từng giai đoạn lịch sử.
3. Phạm vi nghiên cứu
● Về không gian: được giới hạn trong phạm vi Dinh Độc Lập.
● Về thời gian: tìm hiểu Dinh Độc Lập kể từ khi hình thành cho đến nay.
● Về chủ thể: nghiên cứu bản thân Dinh Độc Lập và mối quan hệ giữa
Dinh Độc Lập với người sử dụng Dinh Độc Lập qua các thời kỳ khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu 4 lOMoARcPSD|47206521
Phương pháp hệ thống để làm nổi bật các yếu tố văn hóa của Dinh Độc
Lập. Phương pháp khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu các hoạt động của Dinh
Độc Lập với tư cách một trung tâm văn hóa. Qua đó đánh giá mức độ ảnh
hưởng và đưa ra những giải pháp thích hợp cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị Dinh Độc Lập.
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG
1.Giá trị văn hóa của Dinh Độc Lập
1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam
Kỳ ( Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ).
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm
thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là Dinh
Norodom. Công trình được khởi công ngày 23/02/1868 và hoàn tất vào năm
1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagrandière đặt
viên đá đầu tiên. Từ năm 1871 đến năm 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.
Từ năm 1887-1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này
làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Đông Dương.
Ngày 09/03/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm
Đông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt
Nam. Từ tháng 09/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp
trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom là trụ sở làm việc của bộ máy chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam. 5 lOMoARcPSD|47206521
Ngày 07/05/1945, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, sau đó buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút khỏi Việt Nam. Mỹ
tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời
bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc là chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa,
còn miền Nam là chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 07/09/1954, Dinh
Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely
với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình
Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập. Ngày 26/10/1955,
Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập
chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống. Từ đó Dinh Ðộc
Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều
biến cố chính trị. Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn
dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59, không những gây phẫn uất trong
nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn.
Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài
Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom
làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại,
Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất
cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu
tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã. 6 lOMoARcPSD|47206521
Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/07/1962.
Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời
chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ
Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe
đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh
31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban
lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc
Lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời
gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa
Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/04/1975).
Từ đó, Dinh Độc Lập là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, là
nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn
khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. 7 lOMoARcPSD|47206521
Nhưng điều gì phải đến đã đến. Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
10h45’ ngày 30/04/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng
thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội
hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số
hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30’ cùng ngày,
Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ
3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ
và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng
thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh cùng
toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều
kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt
Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Nhân dân 2 miền Nam – Bắc sum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân
dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã toàn thắng.
Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà
nước đặc cách công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Dinh Độc Lập (Quyết
định số 77A/VHQĐ ngày 25/06/1976).
Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du
khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách
của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
1.2 Vị trí và quy mô 8 lOMoARcPSD|47206521
Hình 1. Mặt bằng tổng thể Dinh Độc Lập
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi bốn
trục đường chính đó là:
• Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
• Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
• Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
• Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh) Dinh có 04 khu nhà: 9 lOMoARcPSD|47206521
• Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m,
nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng
thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân
thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia
làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí
phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này
tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
• Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước
1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ. Sau năm 1975 là nơi làm việc
của Ban giám đốc Hội trường Thống Nhất.
• Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công
Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập. Sau 1975
là nơi ở của Ðại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay khu này đã được cải
tạo thành khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ.
• Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Thị
Minh Khai, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái
máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây. Hiện đã
được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân
viên Hội trường Thống Nhất.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh
Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao,
chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư
giãn. Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ,
những chậu cây kiểng quý và 04 sân tennis phía sau khu nhà chính.
1.3 Kiến trúc Dinh Độc Lập
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư
Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/07/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966. 10 lOMoARcPSD|47206521
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý
nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho
đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ
Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp
hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương
Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn;
Hình 2. Toàn bộ Dinh có hình chữ CÁT () 11 lOMoARcPSD|47206521
Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương
vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ
TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch
ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối
vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu
tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì
phải có những con người hội đủ ba yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch
ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên
có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng
cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai và
lầu ba kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ phía dưới mái
hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi. 12 lOMoARcPSD|47206521
Hình 3. Triết lý phong thủy áp dụng khi thiết kế Dinh Độc Lập
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang
hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng hai. Rèm hoa đá
được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không
chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường
ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc. 13 lOMoARcPSD|47206521
Hình 4. Dãy rèm hoa đá trắng lấy cảm hứng từ cây trúc
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m.
Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Hình 5. Thảm cỏ hình oval trước Dinh 14 lOMoARcPSD|47206521
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán
nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước
yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Hình 6. Hồ nước hoa sen trước đại sảnh
Ngoài ra kiến trúc quan cảnh của Dinh Độc Lập cũng là một trong
những kiến trúc để học hỏi và nghiên cứu. Với diện tích rộng lên đến 12 ha
trong đó chỉ có 4.500m2 là diện tích xây dựng Dinh còn lại là hệ thống cây
xanh. Điều này tạo ra sự hùng vĩ cũng như vị thế về sức mạnh cho Dinh Độc
Lập. Có thể thấy kiến trúc cảnh quan của dinh cũng tương tự như việc sắp
xếp kiến trúc cảnh quan của Nhà Trắng, bởi đều có không gian xanh rộng
bao quanh khuôn viên sử dụng chính. 15 lOMoARcPSD|47206521
Không gian kiến trúc cảnh quan của Dinh thống nhất nổi bật với hai
công viên ở bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh. Điều này tạo
nên một cảnh thảm thực vật xanh độc đáo cũng như là môi trường thư giãn,
giải trí và tổ chức các sự kiện ngoài trời. Bên cạnh đó không gian kiến trúc
cảnh quan này còn là sự kiện liên kết độc đáo với những đường nét kiến trúc
chính của dinh như việc sử dụng các đốt tre mô tả mành trúc của kiến trúc
truyền thống Việt vào mặt tiền của Dinh Thống Nhất. Ngoài ra với hệ thống
thảm cỏ xanh trải dài ở mặt tiền và cổng chính cũng là điểm nhấn tạo sự
chuyển tiếp cho hai công viên.
1.4 Một số hình ảnh về Dinh Độc Lập
Hình 7. Toàn cảnh Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn) 16 lOMoARcPSD|47206521
Hình 8. Toàn cảnh khuôn viên Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn)
Hình 9. Phòng khánh tiết (Nguồn: vntrip.vn) 17 lOMoARcPSD|47206521
Hình 10. Kiến trúc phòng Đại Yến trong Dinh Độc Lập (Nguồn: vntrip.vn)
Hình 11. Kiến Trúc phòng Nội Các (Nguồn: nhóm tự chụp) 18 lOMoARcPSD|47206521
Hình 12. Kiến Trúc trong phòng Trình Quốc Thư (Nguồn: Nhóm tự chụp)
Hình 13. Lối đi trong hầm Dinh Độc Lập (Nguồn: Nhóm tự chụp) 19 lOMoARcPSD|47206521
1.5 Mối liên hệ giữa hồ con rùa và Dinh Độc Lập
Hồ Con Rùa nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có tên chính
thức là Công trường Quốc tế, là vòng xoay giao thông nối đường Võ Văn
Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hồ Con Rùa được xây dựng từ
những năm 1965 – 1967, được thiết kế theo kiểu kiến trúc hình bát giác, chia
ô bằng những bờ bao trên một hồ nước. Hồ Con Rùa được xem là một công
trình văn hóa – lịch sử.
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, địa điểm Công trường Chiến sĩ trở
thành vòng xoay giao thông của đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch)
và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần - Trần Cao Vân). Thời điểm xây Hồ
Con Rùa chưa được xác định chính xác, song một số tài liệu cho là nó được
xây năm 1965-1967. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Trong những năm 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa được chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa trùng tu và chỉnh trang. Trong đó có việc dựng thêm và điều
chỉnh năm cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh
hoa đón đỡ một nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay
giao thông với đường kính khoảng gần 100m, được trang trí bởi cây xanh và
hồ phun nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng
đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia
đá lớn. Do đó, mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Về mối liên hệ của Hồ Con Rùa và Dinh Độc Lập, Theo lời thuật của
tác giả Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản
Tuổi Trẻ 1982), Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch
của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Theo một giai thoại
truyền, vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt
Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến
coi thế đất tại Dinh Độc Lập. 20