Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) - Lịch Sử Đảng | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (CNĐQ). Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và CNĐQ ngày càng gay gắt. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521 LỊCH SỬ ĐẢNG DIỄN ĐÀN 1
1. Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930).
- Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
(CNĐQ). Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và CNĐQ ngày càng gay gắt.
- Năm 1917 Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi
CMT10 đã biến học thuyết Mác thành hiện thực, không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh
giai cấp vô sản của các nước tư bản mà còn mở ra thời đại mới “Thời đại Cách mạng chống Đế quốc,
thời đại giải phóng dân tộc”.
- Tháng 3/1919, Lenin thành lập Quốc Tế Cộng Sản cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến
lược, sách lược đã tạo tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và
phong trào công nhân quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình thành lập Đảng cách mạng của Việt Nam.
- Trước sự đàn áp, bóc lột hết sức dã man và tàn bạo của thực dân Pháp ở Việt Nam lúc này đã làm
gay gắt thêm các mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam. Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội,
đặc biệt là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh đề tự giải phóng -> Nhiệm vụ
đặt ra: Đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập và xóa bỏ chế độ phông kiến, giành lại ruộng đất.
Có một số đảng đứng lên lãnh đạo quần chúng nổi dậy nhưng vẫn chỉ mang tính tự phát. Các đảng
này tuy cùng một chí hướng là đem lại lợi ích cho người dân nhưng lại đi theo những con đường
khác nhau dẫn đến thực dân Pháp lợi dụng mà gây chia rẽ, dễ triệt phá -> Cách mạng Việt Nam
khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ đặt ra: Cần phải có một
tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
- Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt
Nam trong những năm 20 của thế kỷ này ngày càng phát triển.
+ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Từ sự phân tích vị trí kinh tế- xã hội của các giai cấp trong xã hội Việt Nam cho thấy chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Nhiệm vụ giải
phóng dân tộc được đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam.
- Sự thành lập của Đảng Cộng Sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát
sang tự giác, nó được trang bị bằng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Nguyễn Ái Quốc đầu tiên tìm
thấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và con đường giải phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc thực hiện công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam, chuẩn bị về
chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. lOMoARcPSD|47206521
=> Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào yêu nước và phong
trào công nhân phát triển.
2. Trình bày những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
- Đường lối của Đảng được xây dựng, phát triển và từng bước hoàn chỉnh qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng Việt Nam.
Nam Bộ: kháng chiến với tinh thần “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”
Miền Bắc: thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hòa hoãn, nhân nhượng có
nguyên tắc” với Tưởng
Với những chủ trương trên có ý nghĩa ngăn chặn bước tiến của Pháp, làm thất bại âm mưu chống
phá, củng cố chính quyền, xây dựng chính quyền, chuẩn bị kháng chiến. => Triệt để lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, thực hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tăng cường đoàn kết toàn dân và
phát triển thực lực cách mạng.
- Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện
Ra chỉ thị toàn dân kháng chiến 12/12/1946, 19/12/1946, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng
phát động toàn dân toàn quốc kháng chiến và cũng vào ngày đó, Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến khảng định ý chí sắt đá quyết kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do, nhất định không chịu mất nước.
- Đường lối: dựa vào sức mạnh toàn dân tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
- Mục tiêu: đánh đổ thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do thống nhất hoàn toàn, kháng chiến toàn
dân là đem toàn bộ sức dân tham gia kháng chiến, kháng chiến toàn diện là đánh địch trên toàn bộ
lĩnh vực từ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng đến ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự
đấu tranh vũ tranh giữ vai trò mũi nhọn mang tính quyết định, kháng chiến lâu dài là quá trình vừa
đánh vừa tiêu hao lực lượng định, vừa xây dựng lực lượng của ta lấy thời gian là lực lượng vật chất,
kháng chiến dựa vào sức mình là chính, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tính thần trong nhân dân
là chổ dựa chủ yếu đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Đường lối kháng chiến là ngọn cờ được dân ủng hộ và là nhân tố quan trọng giành thắng lợi của kháng chiến:
Về chính trị: Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các khu, sau đó thành các chính khu
quân sự, các công tác xã hội được củng cố nhằm tăng cường đoàn kết tập hợp đông đảo nhất mọi cái
tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến đến cuối năm 1947 số đảng viên đã lên đến hơn 7
ngàn, bộ đội chính quy hơn 12 ngàn cùng hơn 1 triệu dân quân tự vệ trang bị vũ khí cũng được cải
thiện lực lượng công an cũng được thống nhất.
Về kinh tế văn hóa xã hội: Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự cấp tự túc lương
thực đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân, duy trì cái phong trào bình dân học vụ tìm hướng
tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của lực lượng tiến bộ và nhân dân thế giới. lOMoARcPSD|47206521
Về ngoại giao: Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ ngoại giao với các
nước trong phe xã hội chủ nghĩa Các nước cũng công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
trong đó tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam Niên Lào được áp chặt.
Về quân sự: Chiến dịch Thu Đông năm 1947 ở quân dân ta đã vẽ giải tất cả các nguồn tấn công của
Pháp lệnh Việt Bắc là loại khỏi vòng chiến Khỏi phòng chiến đấu hàng
- Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắ Đường lối kháng
của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh
nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa
phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ.
Nghê ̣thuâṭquân sự là n 攃 Āt đăc̣ sắc nổi bâṭcủa đường lối kháng chiến, được biểu hiêṇ tâp̣ trung ở
sự chỉ đạo tác chiến thông qua các chiến dịch: Việt Bắc Thu Đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới
Thu Đông năm 1950 và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Thực hiện Chiến lược
“đánh nhanh, thắng nhanh”.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị chủ trương mở chiến dịch tiêu diệt lớn quân địch ở Tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ theo phương châm: đánh chắc thắng, nhằm kết thúc chiến tranh có lợi cho ta.
Nếu như trước đây, ta chủ trương tránh nơi địch mạnh, đánh nơi địch tương đối thì đến nay, Đảng
quyết định tiến công vào Tập đoàn cứ điểm Điêṇ Biên Phủ - ch ̀ mạnh nhất, vững chắc nhất, nhưng
mang tính chiến lược của cuộc chiến tranh. Đây là môṭquyết định táo bạo, dũng cảm. “Đứng về ý
nghĩa quyết chiến chiến lược mà nói cũng như đứng về quy mô và hình thức của chiến dịch, cuộc
tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đánh dấu một biến chuyển mới, một sự phát triển
mới trong sự lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng ta cũng như trong quá trình lớn mạnh của Quân
đội ta”. Chiến dịch đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Na-va, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân
Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, nhờ có những sáng tạo về đường
lối của Đảng, quân và dân ta đã phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc anh
hùng, giành thắng lợi vang dội. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của
niềm tin và hy vọng của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tôc,̣ dân chủ và tiến bô ̣ trên thế giới.