Bài đọc chương 4: Tổ chức xã hội - Xã hội học | Đại học Văn Lang
Bài đọc chương 4: Tổ chức xã hội - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC XÃ HỘI
“ Đừng bao giờ nghi ngờ rằng một nhóm nhỏ bao gồm những công dân biết suy nghĩ và dấn
thân có thể thay đổi thế giới” Margaret Mead.
Xã hội phát triển kèm theo sự hình thành nhiều nhóm, tổ chức với các loại hình và quy mô khác
nhau, để hiểu hơn về các loại hình, cách thức hoạt động, bản chất vai trò của nó, chúng ta tìm
hiểu trong nội dung bài học sau: I.
Nhóm xã hội và tổ chức xã hội Nhóm xã hội 1. Khái niệm: -
Nhóm xã hội là tập hợp những con người có hành vi tương tác với nhau trên cơ sở
những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của những người khác. -
Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định hay nói
cách khác nhóm xã hội là tập người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu
cầu về lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.
Vậy các trường hợp sau đây có được xem là nhóm xã hội?
Những người ngồi hóng mát dọc bờ sông, những người tập thể dục trong công viên.
2. Đặc trưng cơ bản của nhóm: -
Thành phần nhóm: Được mô tả theo các chỉ số về giới tính, học vấn , tuổi tác,…
trong các trường hợp cụ thể khi tham gia vào đời sống xã hội sẽ có các nhóm: Lớp
học, đội bóng, đội công nhân xây lắp,… -
Cấu trúc nhóm: phụ thuộc vào dạng hoạt động mà nhóm này gắn vào. Biểu hiện của
nó là cấu trúc giao tiếp, cấu trúc lựa chọn, cấu trúc quyền lực. -
Quá trình nhóm: chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày:
(1) thoả mãn nhu cầu giao tiếp của thành viên (2) Nơi các cá nhân trao đổi tình cảm
cho nhau nhằm tạo dựng niềm vui và hạnh phúc (3) Trao đổi các kinh nghiệm xã hội,
các tri thức khoa học và năng lực lao động để các cá nhân nâng cao bản lĩnh sống cho
mình (4) tạo sự đồng cảm , dựng nên tình yêu thương, đoàn kết với nhau trong cuộc sống. -
Chuẩn mực: Nhóm như là một cộng đồng của những tương tác, vị thế và cơ cấu xã
hội trong các mối liên hệ với các nhóm khác, cũng như toàn xã hội, các thành viên
tham gia vào hoạt động chung nhóm phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhóm: sự quy
định về trách nhiệm quyền lợi khi tham gia nhóm, có biện pháp trách phạt nếu cá
nhân không tuân thủ nội quy của nhóm. -
Giá trị nhóm: nhóm có ý nghĩa rất lớn với các nhân: là chỗ dựa tinh thần cho các
thành viên trong xã hội, là nơi các nhân thể hiện giá trị độc đáo của mình, nhóm
trong chừng mực nhất định có thể tạo ra đối trọng xã hội nhầm bảo vệ các thành viên
của nhóm trong các cuộc đụng độ xã hội. 3. Phân loại nhóm: -
Các tiêu chí để phân loại nhóm:
Mức độ phát triển của văn hoá Dạng cấu trúc Nhiệm vụ và chức năng
Dạng tư tưởng chủ đạo
Thời gian tồn tại của nhóm Nguyên tắc gia nhập
Hình thức hoạt động của nhóm - Phân loại nhóm:
Nhóm sơ cấp: Quy mô nhỏ, có quan hệ trực diện với nhau, sự cộng tác, những mục tiêu chung
và tính cách thân mật, gắn tình cảm yêu thương: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhóm thể thao,
nhóm ăn uống,….Nhóm này chúng ta thể hiện tình cảm yêu thương mà không sợ bị các thành
viên khác rút ra khỏi nhóm.
Gia đình là nhóm xã hội đặc biệt: là nhóm nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,
trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như
để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái săn xuất con người. Yếu tố ảnh hưởng tới sự bền
vững gia đình: (1) khách quan: Pháp luật, tôn giáo, dư luận xã hội (2) chủ quan: tình yêu, tình
dục trong hôn nhân, sự đồng cảm tâm lý, sự ra đi của 1 thành viên trong gia đình, chênh lệch
học vấn của các cặp vợ chồng, thế lực của vợ, chồng, hoàn cảnh kinh tế, hành vi tiền hôn nhân,..
Nhóm thứ cấp: có thể bao gồm nhiều người hơn, quan hệ trong nhóm ít liên quan đến cá tính
của các thành viên, thường có mục đích hạn chế, các mối quan hệ kéo dài trong một thời gian
nhất định, tương quan trong nhóm thường dựa trên một thoả ước chung – có tính các thành văn hay bất thành văn.
Tóm tắt đặc trưng của 2 nhóm: Các đặc trưng Nhóm sơ cấp Nhóm thứ cấp Tính chất các quan hệ Định hướng cá nhân Định hướng mục tiêu
Thời gian các mối quan Thường dài hạn
Thay đổi, thường là ngắn hệ hạn Quy mô của mối quan hệ
Rộng, thường bao gồm Hạn chế, chỉ liên quan nhiều hoạt động
đến một số hoạt động
Nhận thức của các nhân Xem các mối quan hệ tự Xem các mối quan hệ như về các mối quan hệ thân là mục đích
là những phương tiện cho một mục đích Ví dụ Gia đình, nhóm bạn thân Nhóm đồng nghiệp, lớp học
Nguồn: Macionis, Plummer, 2011, tr.163 Tổ chức xã hội: 1. Khái niệm:
Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá cá nhân nào đó để hoạt
động xã hội, nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi và lợi ích xã hội nào đó.
2. Các dấu hiệu cơ bản của tổ chức xã hội: -
Được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức nhóm tồn tại để đạt mục đích nhất định -
Thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo, phục tùng.
Có người quyền lục và ít quyền lực hơn, thể hiện theo thứ bậc trên- dưới, cao – thấp. -
Tập hợp các vị thế và vai trò, thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân đó trong tổ chức. -
Vai trò của thành viên viên trong tổ chức xã hội được thực hiện theo mong đợi của tổ
chức. Quy định tổ chức bắt buộc thành viên thực hiện theo, nếu mỗi cá nhân tự ý
hoạt động sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn trong tổ chức., vì vậy sẽ có những quy tắc
điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. -
Mục đích và các mối quan hệ tổ chức được thực hiện chính thức và công khai.
Tổ chức xã hội được xem xét như là một phương thức quản lý hay như là một thuộc
tính của xã hội. HÌnh thức của tổ chức xã hội luôn luôn thay đổi cùng với những thay
đổi khách quan của hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi chủ quan của bản thân con người.
3. Phân loại tổ chức xã hội: -
Tổ chức chính thức: là tổ chức có quy tắc, tổ chức chặt chẽ và được pháp luật thừa
nhận (có tư cách pháp nhân): có chức năng rõ nét, thể hiện nghĩa vụ và quyền hạn
các thành viên, các công cụ điều tiết và các chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên,
mối liên hệ theo thứ bậc, chức năng tổ chức. -
So sánh nhóm có quy mô nhỏ và các tổ chức chính thức Các đặc trưng
Nhóm có quy mô nhỏ (nhóm sơ Tổ chức chính thức cấp) Hoạt động
Các thành viên thường có những Các thành viên thường công việc giống nhau
làm những công việc khác nhau và chuyên môn hoá cao Thứ bậc
Không có hay không được quy Xác định rõ ràng, tương định chính thức ứng với chức vụ Chuẩn mực
Thực hiện không chính thức Xác định rõ bởi những
những chuẩn mực tổng quát quy định, luật lệ
Tiêu chí chọn các Thường dựa trên tình cảm cá Dựa trên kỹ năng chuyên thành viên
nhân hay do quan hệ thân thuộc, môn nhằm thực hiện
có thể giới hạn hoặc không giới những công việc được chỉ hạn thành viên định Quan hệ Tình cảm, thân thuộc Quy tắc, khách quan Truyền thông Mặt đối mặt
Chính thức bằng văn bản Tiêu điểm Hướng về con người Hướng về công việc -
Tổ chức không chính thức: Là tổ chức hình thành tự phát bên ngoài hoặc bên trong
của tổ chức, là tổ chức không có quy tắc chặt chẽ, không có sự thừa nhận của pháp
luật. Có 2 dạng: (1)Tổ chức ngoài quy tắc là tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ của tổ
chức nhưng không theo những phương thức được quy định chính thức. Ví dụ tổ chức
phân công bạn lập kế hoạch kế hoạch chiến lược cho tổ chức, bạn sẽ dựa tổ chức một
tập hợp người để thực hiện nhiệm vụ này để đạt lợi ích chung và hiệu quả. (2) Tổ
chức tâm lý xã hội: là loại tổ chức được hình thành một cách tự phát từ những liên hệ
cá nhân của những người có chung nhu cầu nào đó: giải trí, học tập,… -
Một số dạng của tổ chức xã hội:
Hiệp hội tự nguyện: Hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng lương, tổ chức này
thiếu cơ cấu chắc chắn hoặc quyền lực cưỡng bức. Tổ chức này hoạt động không bị ràng buộc chặt chẽ.
Tổ chức biệt lập: là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với các hiệp hội, tổ
chức tự nguyện. Tổ chức này lập ra để đáp ứng phục vụ cho lợi ích của chính phủ, của tôn giáo
hay là của xã hội nói chung. Các dạng của tổ chức này: (1) dành cho những người không thể tự
chăm sóc mình (2) giam giữ cách ly những phần tử nguy hiểm của xã hội (3) thực hiện nhiệm
vụ đặc biệt (4) những người tự mình rút lui khỏi đời sống xã hội.
Các tổ chức chính trị xã hội: là tổ chức Đảng với quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách
riêng của mình có ý định lãnh đạo xã hội. (1) Các tổ chức công đoàn: liên minh những người
công nhân lao động nhằm khẳng định vai trờ của mình trong xã hội và bảo vệ quyền lợi cho các
thành viên. (2) Các tổ chức thanh niên: là liên minh những người công dân còn trẻ tuổi nhằm
khẳng định vai trò của thế hệ trẻ trong xã hội và bảo vệ lợi ích của các thành viên. (3) Các tổ
chức phụ nữ: là liên minh dan chủ của những người phụ nữ đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tự
do và bình đẳng, khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Bộ máy công quyền: là hệ thống quyền lực được xã hội thiết lập nên nhằm tổ chức hoạt động
thống nhất trong xã hội và duy trì trật tự trị an xã hội để bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội,
bao gồm nhiều bộ phận cấu thành nên như: quốc hội, hội đồng nhà nước, chính phủ, viện kiểm
sát nhân dân, toà án. Bộ máy thể hiện các đặc trưng sau:
Chuyên môn hoá: tổ chức theo chính quyền địa phương các cấp, theo chuyên môn về lĩnh vực
nào đó tạo ra quyền lực phủ khắp xã hội.
Tiêu chuẩn và chất lượng: Xác định tiêu chuẩn công chức và viên chức rất cao nhằm đảm bảo
chất lượng cao để duy trì và tạo ra sức mạnh cho bộ máy. Việc tuyển chọn trong mỗi vị trí phải
đảm bảo bảo yêu cầu đặt ra từ trước.
Quy tắc điều tiết viết thành văn: Xác lập các quy tắc điều tiết xã hội và điều tiết hoạt động của
bản thân mình bằng văn bản rất rõ ràng. Mọi sự điều hành và hoạt động cảu các thành viên dựa
trên quy tắc và quy chế rất rõ ràng, được ghi thành văn bản.
Thứ bậc quyền lực: Bộ máy công quyền tổ chức trên cơ sở quyền lực chỉ huy, mỗi cá nhân có
một vị trí theo thứ bậc trên dưới, kèm theo đó là trách nhiệm quyền hạn để xử lý công việc của
mình, đồng thời cá nhân đó chịu sự kiểm soát chỉ đạo từ cấp bậc cao hơn.
Đối xử khách quan: Bộ máy hoạt động trên các nguyên tắc, quy tắc xử sự đã quy định ra không
dựa vào tình cảm riêng, trong hệ thống của nó các thành viên có thể sống và làm việc theo sự
phân công, nghĩa vụ thường là thiếu cảm xúc và lãnh đạm. Kiểu quan hệ lãnh đạm trong chừng
mực nào đó là cần thiết bởi vì nó nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.
4. Tổ chức xã hội và mạng lưới xã hội: 4.1.
Tổ chức xã hội và mạng xã hội trong thời đại công nghệ thông tin
Mạng lưới xã hội nhằm chỉ tất cả các kết nối trực tiếp hay gián tiếp liên kết một người hay một
nhóm với người khác hay nhóm khác (Giddens, 2009, tr.815). Như vậy mạng lưới xã hội
không chỉ gồm những người ta biết trực tiếp, mà còn có thể gián tiếp, ví dụ như thông qua bạn
của mình, mình có thể biết được thêm 1 số bạn khác. Mạng xã hội bao gồm những người cùng
chủng tộc, giai cấp và những người thuộc tầng lớp, dân tộc khác.
Nhóm xã hội có thể là nguồn tạo ra mạng xã hội, nhưng không phải tất cả mạng xã hội đều là
nhóm xã hội, tuy thuộc về một mạng lưới, nhưng không có sự mong đợi lẫn nhau giữa những
thành viên và cũng không ý thức mình là thành viên, đây là những đặc trưng để xác định mạng xã hội.
Mạng lưới xã hội được hiểu là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân hay tổ chức.
Trong đó, các cá nhân thường được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt
như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, mối quan hệ về
niềm tin, kiến thức và uy tín. Những điểm nút gắn kết cá nhân với xã hội chính là mối liên hệ
xã hội của mỗi cá nhân. Trong đó, mạng lưới xã hội cũng có thể được dùng như nguồn vốn xã
hội và giá trị mà cá nhân có được thông qua nó. Fitchter đồng thời nhấn mạnh đến mạng lưới xã
hội bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất hai người
khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác
Các thực thể xã hội này không chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các
thiết chế, các công ty xí nghiệp và cả các quốc gia. Các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội
cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ
Theo Manuel Castells, mạng xã hội với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là
internet đang định hình cho cơ cấu của tổ chức trong thời đại của chúng ta. Tính linh động và
thích ứng của mạng xã hội đã đem đến cho nó những lợi thế to lớn so với các loại hình tổ chức truyền thống.
Ngày nay với công nghệ thông tin, ranh giới vật chất của tổ chức bị xói mòn, ranh giới này
vượt qua cả không gian và thời gian, nhiều tổ chức không còn vận hành như là đơn vị độc lập,
chúng hoạt động hiệu quả hơn khi được kết nối vào mạng bao gồm các tương quan phức tạp
của các tổ chức, công ty khác. Không còn ranh giới rõ rệt giữa tổ chức và các nhóm khác bên
ngoài. Chính quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển công nghệ thông tin làm cho ranh giới tổ
chứ mở ra và linh động hơn. Câu hỏi:
Sự phát triển về công nghệ, mạng xã hội, tạo nên mạng lưới xã hội rộng lớn cho các nhân có cơ
hội tiếp xúc, giao lưu, tìm hiểu các thông tin, chính điều đó, bạn phải đối mặt với rất nhiều tin
đồn. Bạn ứng xử như thế nào khi gặp những tin đồn đó? 4.2.
Tổ chức xã hội và vốn xã hội:
Khi cá nhân tham gia tổ chức là để có được các liên kết, nhằm đạt mục tiêu đề ra và gia tăng ảnh hưởng của mình.
Ví dụ: Cha mẹ học sinh tham gia vào hội phụ huynh học sinh trường để đưa ra quan điểm, ý
kiến góp ý cho nhà trường ngày càng phát triển. Những thành quả chung đó gọi là vốn xã hội.
Vốn xã hội bao gồm các tri thức, mối quan hệ cho phép con người thực hiện mục tiêu và phát
triển ảnh hưởng của mình. Hay theo nhà XHH Pháp P.Bourdieu và R.Putnam (Mỹ) dù có quan
điểm khác nhau nhưng nhìn chung vốn xã hội bao gồm mạng lưới quan hệ xã hội, cảm thức về
nghĩa vụ chung, sự tin cậy, việc thấu hiểu những chuẩn mực chung chi phối ứng xử và rộng ra
là tất cả nguồn lực xã hội nào cho phép con người hoạt động có hiệu quả (Nguyễn Xuân Nghĩa 2014)
Sự khác biệt về vốn xã hội phản ánh bất bình đẳng xã hội.
Các quốc gia khác nhau cũng có vốn xã hội khác nhau.
Putnam đưa ra 2 loại hình vốn xã hội: (1) Vốn xã hội bắc cầu: Kết nối con người vượt qua sự
khác biệt về kinh tế xã hội, loại vốn xã hội này làm cho con người cảm thấy mình là một phần
của một cộng đồng lớn hơn, bao gồm những người khác mình. ví dụ: đấu tranh chống lại sự
phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường. (2) Vốn xã hội ràng buộc cũng cố liên kết các nhóm
đồng nhất, của những người giống tôi, như những tổ chức cùng tộc người, cùng tôn giáo. 4.3.
Một số vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội:
Quyền lực xã hội: Là dạng quan hệ xã hội theo chiều dọc biểu hiện ở khả năng một cá nhân
hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác.
Quyền lực xã hội là quyền điều hành, kiểm soát và chi phối của một cá nhân nào đó đối với
một số cá nhân khác được xã hội trao cho để thực hiện bổn phận của mình trong bộ máy công quyền.
Những yếu tố tạo ra quan hệ quyền lực xã hội: Weber cho rằng quyền lực không chỉ xuất phát
từ kinh tế mà còn nhiều yếu tố khác (gia đình, học vấn, tôn giáo, uy tín)
Hình thức của quyền lực trong xã hội:
Cưỡng bức: là một dạng quyền lực mà tính chất bắt buộc đối với người thực hiện các mệnh
lệnh của quyền lực. Thể hiện bằng các quy định và các chế tài để bảo vệ các quy định đó.
Uy quyền: Là dạng quyền lực tuơng đối sinh ra từ một sự tôn sùng, thuần phục nào đó. Uy
quyền thể hiện tính thuần phục có tính chất tự nguyện nhiều hơn, vì vậy sức mạnh uy quyền rất lớn.
Quyền lực tuyệt đối: là quyền lực có tính chất cưỡng chế cao và bắt buộc phải phục tùng tuyệt đối
Quyền lực quân chủ là quyền lực xác lập cho một hay một nhóm người có tính chất tuỵêt đối.
Một hay một nhóm này có quyền cao nhất và mạnh nhất chi phối đến tất cả cá nhân hay bộ phận trong tổ chức.
Quyền lực thiểu số là quyền lực được xác lập cho một nhóm thiểu số trong tổ chức.
Quyền lực dân chủ là quyền lực thuộc về tất cả các thành viên cộng đồng được biểu hiện bằng
các quyết định có tính chất tập thể được đại đa số các thành viên tán đồng bằng bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Phân tích:
Vai trò vị trí của ngươì đứng đầu trong nhóm? Phân tích các phong cách quản lý của người đầu.
Để hoạt động nhóm hiệu quả, chúng ta cần làm gì?
Giả sử bạn là nhân viên vào làm tại công ty TT A. Sau 3 năm bạn được bổ nhiệm vị trí trưởng
phòng. Cơ sở nào để bạn được đề xuất lên vị trí đó. Để giữ vững vị trí này trong xã hội, bạn cần
tạo dựng uy tín cá nhân mình như thế nào? Trật tự xã hội:
Chỉ sự hoạt động ổn định hài hoà của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội
nhằm duy trì sự phát triển xã hội trong cơ cấu xã hội và cơ chế đảm bảo tính trật tự xã hội là
các thiết chế xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó
hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các
cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội.
Trật tự xã hội là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi các thành phần trong xã hội thực
hiện tốt chức năng của mình, thì sẽ có trật tự xã hội. Mỗi thành phần sẽ có chức năng đặc thù và
chúng phù hợp với nhau nên có thể phói hợp với nhau 1 cách hài hoà để phục vụ cho việc ổn
định của toàn xã hội. Ở cấp độ cá nhân nếu chúng ta thực hiện tốt các vai trò của mình trong
một nhóm, làm đúng theo mong đợi của những người xung quanh thì cũng có trật tự xã hội.
Các nhà xã hội học khác nhau thừa nhận rằng, xung đột là hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Cần phân biệt xung đột xã hội với rối loạn xã hội, thường chia xung đột ra 2 loại:
Loại thứ nhất: những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của nhóm – tức nguy hại trật tự xã hội.
Loại thứ hai là biểu trưng cho sức sống cá nhân, đó là xung đột không phá hoại trật tự xã hội,
mà thậm chí còn duy trì, củng cố và phát triển nó.
Câu hỏi: Bạn giải quyết xung đột trong các nhóm học tập và làm việc như thế nào? Quan sát
thực tiễn có những dạng xung đột nào làm cho xã hội vẫn duy trì trật tự và ngày càng phát triển. Bệnh lý tổ chức:
Các tổ chức xã hội hoạt động với một cơ cấu tổ chức xác định, có mục đích, mục tiêu, chức
năng nhiệm vụ cụ thể trong không gian và thời gian nhất định. Chính yếu tố đó đã tạo ra bệnh
lý của tổ chức sau đây:
Tiêu chuẩn hoá và quy tắc hoá các mối quan hệ đã làm mất tính linh động của tổ chức trong các
tình huống xã hội cụ thể. Các tổ chức phải giải quyết công việc trên các quy tắc và tiêu chuẩn
đã được xác định vì vậy trong các trường hợp không đúng với quy tắc và tiêu chuẩn đó thì các
nhan viên phải xin ý kiến cấp trên hoặc phải chờ đợi thay đổi quy tắc và tiêu chuẩn đó. Ngoài
ra nó còn áp đặt các quan điểm, tư tưởng thống trị đối với xã hội mà không đồng nhất với các
quan điểm, tư tưởng của hệ thống bị trị, Do vậy dẫn đến xung đột và căng thăng xã hội.
Parkinson cho rằng” Công việc mở rộng như thể lắp kín thời gian có thể dùng để hoàn tất”. Ý
nói công việc này dành bao nhiêu thời gian là tuỳ thích không có định mức rõ ràng, nếu cần tổ
chức sẽ tăng thêm người để giải quyết như người đời thường nói” Ăn cơm chúa, múa tối ngày”.
Do vậy dẫn đến lãng phí thời gian và nhân lực.
Laurence, J.Peter đưa ra nguyên tắc: “Quan chức được thăng cấp đến khi họ đạt mức thiếu khả
năng”việc này ám chỉ định kỳ thăng cấp, thăng chức theo thâm niên đã tạo ra việc thiếu cố gắng
học hỏi nâng cao trình độ. Do vậy các quan chức cấp cao nếu thăng chức theo nguyên tắc này
rất có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong tổ chức.