Bài ghi phần Hàng hoá môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội

Bài ghi phần Hàng hoá môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

u 1: Hàng hoá
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời
sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, thoả mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi hay mua bán.
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hoá cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động
thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hoá có thể là hữu hình như sắt thép, sách vở hay vô hình
như sức lao động, dịch vụ. Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng
có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người nhờ vào tính chất của nó. Đồ vật để trở thành
hàng hoá gồm có các yếu tố sau: Thứ nhất là tính ích dụng - tức tiện ích, tiện dụng đối với
người tiêu dùng; Thứ hai, hàng hoá phải có giá trị, nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao
phí lao động để tạo ra một sản phẩm; và cuối cùng, hàng hoá cần có sự hạn chế để đạt được
nó, hay nói cách khác là độ khan hiếm.
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau,
nhưng một vật phẩm sản xuất ra đã mang hình thái hàng hoá thì đều có 2 thuộc tính cơ bản
mà David Ricardo đã nhận định: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người,
đó có thể là nhu cầu về vật chất hoặc nhu cầu về tinh thần, nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân
hoặc phục vụ sản xuất.
Ví dụ, giá trị sử dụng của cơm đối với người tiêu dùng cá nhân có thể để nấu cơm, nhưng đối
với nhu cầu sản xuất, nó có thể là nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến rượu. Từ đây, ta có
thể nói: ngay trong một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có
nhiều giá trị sử dụng hoặc công dụng khác nhau
Gía trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát
triển, khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại thì càng giúp con người phát hiện thêm các
giá trị sử dụng của sản phẩm
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định, vì vậy, đây là một phạm trù
vĩnh viễn
Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải bất cứ vật
gì có giá trị sử dụng đều là hàng hoá. Chẳng hạn, con người cần không khí để sống nhưng
không phải là hàng hoá. Vì vậy, một vật để trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải
là giá trị sử dụng của một vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, tức vật đó phải có giá trị
trao đổi. Như vậy, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
Để hiểu được giá trị của hàng hoá, ta sẽ đi từ giá trị trao đổi. Karl Marx từng viết rằng: “Giá trị
trao đổi trước hết biểu hiện ra như một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ nào đó những giá trị
sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
zB: 1 mét vải = 10kg thóc
Rõ ràng, vải và thóc là 2 loại hàng hoá có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau và không thể
tráo đổi, nhưng tại sao chúng ta có thể trao đổi được với nhau, và theo một tỉ lệ nhất định?
Bởi, giưac chúng có một cơ sở chung, được gọi là giá trị.
Giá trị được hiểu là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá được kết tinh trong hàng
hoá. Tức, cả vải và thóc đều là sản phẩm của một quá tình lao động sản xuất. Vì vậy, khi trao
đổi vải và thóc là thực chất ta đang trao đổi sức lao động để sản xuất ra hai sản phẩm cho
nhau. Đây chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người và con người trong sản xuất
Tại sao lại có tỉ lệ 1/10 như ở trên? Bởi người ta cho rằng sản xuất ra 1m vải hao tốn sức lao
động bằng sản xuất ra 10kg thóc. Từ đó có thể thấy, sản phẩm nào hao tốn càng nhiều công
sức lao động để tạo ra thì có giá trị càng cao.
Giá trị hàng hoá được hiểu hiện bằng đơn vị tiền tệ, hay giá cả, như vậy Giá trj là nội dung
còn giá cả là hình thức
Giá trị sử dụng là phạm trù có tính còn Giá trị là và là tự nhiên, vĩnh viễn yếu tố xã hội
phạm trù lịch sử
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính , nhưng đây là sự Giá trị sử dụng Giá trị
thống nhất của hai mặt đối lập
Trước tiên, xét về sự thống nhất giữa hai thuộc tính, ta có thể thấy chúng tồn tại đồng thời
bên trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người, xã hội) nhưng không có giá trị (tức không phải sản phẩm của lao động) thì
không phải hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao dộng kết tinh) nhưng lại không
có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội) thì cũng
không thể trở thành hàng hoá
Khi xét về sự đối lập, thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về
chất (vải, lúa, gạo, sắt thép,…), nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì chung lại đồng nhất
về chất, tức đều là kết tinh của một quá trình lao động, hay lao động đã được vật hoá.
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị có sự tách rời nhau cả về mặt thông gian
và thời gian: dược thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước, còn Giá trị Giá trị
sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Người sản xuất quan tâm đến Giá trị,
nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc hỏ phải để tâm đến Giá trị sử dụng, ngược lại
người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của mình, nhung đồng
thời họ cũng cân nhắc rất nhiều đến giá trị. Nếu không thực hiện Giá trị sẽ không có giá trị sử
dụng. Mâu thuẫn giữa Giá trị sử dụng và Giá trị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến khủng hoảng sản xuất thừa.
| 1/3

Preview text:

Câu 1: Hàng hoá
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời
sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, thoả mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi hay mua bán.
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hoá cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động
thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hoá có thể là hữu hình như sắt thép, sách vở hay vô hình
như sức lao động, dịch vụ. Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng
có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người nhờ vào tính chất của nó. Đồ vật để trở thành
hàng hoá gồm có các yếu tố sau: Thứ nhất là tính ích dụng - tức tiện ích, tiện dụng đối với
người tiêu dùng; Thứ hai, hàng hoá phải có giá trị, nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao
phí lao động để tạo ra một sản phẩm; và cuối cùng, hàng hoá cần có sự hạn chế để đạt được
nó, hay nói cách khác là độ khan hiếm.
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau,
nhưng một vật phẩm sản xuất ra đã mang hình thái hàng hoá thì đều có 2 thuộc tính cơ bản
mà David Ricardo đã nhận định: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người,
đó có thể là nhu cầu về vật chất hoặc nhu cầu về tinh thần, nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân
hoặc phục vụ sản xuất.
Ví dụ, giá trị sử dụng của cơm đối với người tiêu dùng cá nhân có thể để nấu cơm, nhưng đối
với nhu cầu sản xuất, nó có thể là nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến rượu. Từ đây, ta có
thể nói: ngay trong một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có
nhiều giá trị sử dụng hoặc công dụng khác nhau
Gía trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát
triển, khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại thì càng giúp con người phát hiện thêm các
giá trị sử dụng của sản phẩm
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định, vì vậy, đây là một phạm trù vĩnh viễn
Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải bất cứ vật
gì có giá trị sử dụng đều là hàng hoá. Chẳng hạn, con người cần không khí để sống nhưng
không phải là hàng hoá. Vì vậy, một vật để trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải
là giá trị sử dụng của một vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, tức vật đó phải có giá trị
trao đổi. Như vậy, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
Để hiểu được giá trị của hàng hoá, ta sẽ đi từ giá trị trao đổi. Karl Marx từng viết rằng: “Giá trị
trao đổi trước hết biểu hiện ra như một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ nào đó những giá trị
sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác zB: 1 mét vải = 10kg thóc
Rõ ràng, vải và thóc là 2 loại hàng hoá có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau và không thể
tráo đổi, nhưng tại sao chúng ta có thể trao đổi được với nhau, và theo một tỉ lệ nhất định?
Bởi, giưac chúng có một cơ sở chung, được gọi là giá trị.
Giá trị được hiểu là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá được kết tinh trong hàng
hoá. Tức, cả vải và thóc đều là sản phẩm của một quá tình lao động sản xuất. Vì vậy, khi trao
đổi vải và thóc là thực chất ta đang trao đổi sức lao động để sản xuất ra hai sản phẩm cho
nhau. Đây chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người và con người trong sản xuất
Tại sao lại có tỉ lệ 1/10 như ở trên? Bởi người ta cho rằng sản xuất ra 1m vải hao tốn sức lao
động bằng sản xuất ra 10kg thóc. Từ đó có thể thấy, sản phẩm nào hao tốn càng nhiều công
sức lao động để tạo ra thì có giá trị càng cao.
Giá trị hàng hoá được hiểu hiện bằng đơn vị tiền tệ, hay giá cả, như vậy Giá trj là nội dung
còn giá cả là hình thức
Giá trị sử dụng là phạm trù có tính tự nhiên, vĩnh viễn còn Giá trị là yếu tố xã hội và là phạm trù lịch sử
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính Giá trị sử dụng và Giá trị, nhưng đây là sự
thống nhất của hai mặt đối lập
Trước tiên, xét về sự thống nhất giữa hai thuộc tính, ta có thể thấy chúng tồn tại đồng thời
bên trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người, xã hội) nhưng không có giá trị (tức không phải sản phẩm của lao động) thì
không phải hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao dộng kết tinh) nhưng lại không
có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội) thì cũng
không thể trở thành hàng hoá
Khi xét về sự đối lập, thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về
chất (vải, lúa, gạo, sắt thép,…), nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì chung lại đồng nhất
về chất, tức đều là kết tinh của một quá trình lao động, hay lao động đã được vật hoá.
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị có sự tách rời nhau cả về mặt thông gian
và thời gian: Giá trị dược thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước, còn Giá trị
sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Người sản xuất quan tâm đến Giá trị,
nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc hỏ phải để tâm đến Giá trị sử dụng, ngược lại
người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của mình, nhung đồng
thời họ cũng cân nhắc rất nhiều đến giá trị. Nếu không thực hiện Giá trị sẽ không có giá trị sử
dụng. Mâu thuẫn giữa Giá trị sử dụng và Giá trị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến khủng hoảng sản xuất thừa.