Bài giải thi giữa kỳ Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội từ đó điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546 Câu 1: *
Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự, do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước
và phản ánh những nhu cầu xã hội từ đó điều chỉnh các quan hệ xã hội
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hợp với lý lẽ, công bằng,
quyền tự do của con người thông qua việc kiểm nghiệm từ trong thực tiễn. *
Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay
cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.
Pháp luật Việt Nam có 03 hình thức cơ bản đó là văn bản quy phạm pháp
luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba
nguồn hình thức của pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật:
+ Là văn bản (pháp luật thành văn) do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức mà pháp luật quy định, chứa các quy
phạm pháp luật, các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
+ Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất nó có khả năng phản ánh rõ nét
nhất nội dung và các dấu hiệu thuộc bản chất của pháp luật, tức là phản
ánh rõ tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về
mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Nó cũng là nguồn chủ yếu và quan trong nhất trong suốt thời gian dài
lập pháp - trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
+ Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay tương đối phức tạp, với
các hình thức cụ thể như Hiến pháp, luật, nghị quyết, lệnh, nghị định
v.v…. Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn bản quy phạm pháp luật
là hình thức pháp luật quan trọng. Đối với Nhà nước Việt Nam, hình thức
pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.
- Tập quán pháp (hay còn gọi là luật tập quán):
+ Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã
hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị nâng chúng lên thành
những quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
+ Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất. Trong thời kỳ cổ
đại, các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích
của giai cấp thống trị đã được giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa
nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. Những quy định này không được lOMoAR cPSD| 45876546
ghi thành văn bản (còn gọi là pháp luật bất thành văn) được truyền khẩu
giữa mọi người nhưng vẫn được nhà nước bảo đảm thực hiện.
+ Điều kiện quan trọng để tập quán trở thành tập quán pháp là phải được
nhà nước nâng lên thành những quy tắc xử sự chung và đảm bảo thực hiện.
Ở Việt Nam có 2 con đường áp dụng tập quán như một nguồn của pháp
luật: Một là những tập quán được dẫn chiếu trong các điều khoản của văn
bản quy phạm pháp luật, chẳng hạn như Bộ luật Dân sự năm 2015; Hai là
những tập quán dùng để giải quyết các vụ việc cụ thể.
+ Điều 3 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 quy định:
“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả
thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì có thể áp dụng
quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp
luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.
Như vậy, mặc dù ở nước ta, tập quán pháp không được Nhà nước coi là
nguồn của pháp luật, nhưng để cho một số quyết định, bản án của Toà án
có thể phát huy được hiệu lực pháp lý, hoặc để xử lý một cách linh hoạt
một số quan hệ pháp luật dân sự thì tập quán vẫn còn được sử dụng trong
trường hợp nhất định.
- Án lệ (hay còn gọi là tiền lệ pháp)
+ Án lệ là hướng giải quyết của toà án trong một vụ việc cụ thể được vận
dụng cho một vụ việc khác có tình tiết tương tự, xảy ra trong tương lai. +
Trên thực tế án lệ có 2 nhiệm vụ: giải thích pháp luật và dự bị các cuộc
cải cách về pháp luật.
+ Nhà nước thừa nhận các bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan
hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc
trước đó, lấy các bản án hoặc quyết định đó làm căn cứ để giải quyết những
sự việc tương tự xảy ra sau này. Hình thức pháp luật này đã được sử dụng
trong nhà nước chủ nổ và được vận dụng rộng rãi trong các nhà nước phong
kiến. Hiện nay tiền lệ pháp vẫn còn có vị trí quan trọng trong pháp luật tư
sản, nhất là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.
+ Hình thức pháp luật này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp
và tư pháp. Trước đây, trong điều kiện của hệ thống pháp luật chưa hoàn
chỉnh, hình thức pháp luật này cũng đã được sử dụng một cách hạn chế và
linh hoạt trong pháp luật của một số nước xã hội chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 45876546
- Ngoài ra còn có các hình thức khách của pháp luật, chúng được xemnhư
là những nguồn bổ trợ, có giá trị tham khảo, bổ sung. Câu 2:
a. SAI. Nguyên nhân ra đời của nhà nước là do xuất hiện chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất và sự ra đời các giai cấp đối kháng cũng như sự mâu thuẫn
giữa chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một cách tự nhiên
mà cần có một bộ máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế, bộ máy đó chính là Nhà nước. VD: -
Nhà nước Rô-ma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công
nguyên, từ cuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống
lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pá-tri-sép) -
Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc
đẩy và mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông b. ĐÚNG
Căn cứ theo Điều 46 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về phiên
họp của Chính phủ như sau: Các quyết định của Chính phủ phải được quá
nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp
biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
VD: Chính phủ ra quyết định, tổng số thành viên của Chính phủ là 50,
nhưng chỉ có 15 thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, tức là 30%
trên tổng số thành viên. Vậy lúc này, quyết định không được thông qua. c . SAI
Hành vi vi phạm pháp luật phải là hành vi cụ thể, xác định, thực tế của
con người. Hành vi đó có thể dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Ví dụ: Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: ‘’Người nào thấy người
khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cánh cáo, lOMoAR cPSD| 45876546
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm’’. d. ĐÚNG
Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng
lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực
trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ
thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt
đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Ví dụ: Học sinh
lớp 5 thì không phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trộm cắp mà mình
gây ra vì chưa đủ tuổi.