Bài giảng chủ đề 6 môn Chủ nghĩa xã hội | Đại học Y Dược Huế
Nguồn gốc tôn giáo. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Nguồn gốc tôn giáo:
Gồm: - nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
- nguồn gốc nhận thức
- nguồn gốc tâm lý.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Chủ đề 6: Nguồn gốc tôn giáo. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Nguồn gốc tôn giáo:
Gồm: - nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
- nguồn gốc nhận thức
- nguồn gốc tâm lý
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Trong xã hội công xã nguyên thủy do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
trước thiên nhiên tác động và chi phối khiến con người cảm thấy nhỏ bé
yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự
nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.
Khi xã hội bắt đầu xuất hiện các giai cấp đối kháng, do không giải thích
được sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột;....cộng với lo sợ trước sự
thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng
của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
Như vậy sự yếu kém về trình độ phát triển kinh tế của con người, sự bất
lực trước những bất công của xã hội,những áp bức, bóc lột về chính trị và
giai cấp trong xã hội là nguồn gốc sâu xa của sự hình thành tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức:
Ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, nhân thức của con người về tự nhiên
và xã hội là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “ chưa biết”
vẫn tồn tại, những điều mà khoa học vẫn chưa chứng minh được thì
thường được giải thích thông qua lăng kính của tôn giáo. Kể cả khi khoa
học đã chứng minh được thì do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức
đầy đủ nên đây vẫn là điều kiện để tôn giáo ra đời.
Nguồn gốc tâm lý:
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc
ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra; cả những tình
cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những
người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân góp
phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, chữa lành tâm hồn ; an ủi
vỗ về những số phận sa cơ lỡ vận. Vì vậy dù chỉ là hư ảo nhưng nhiều
người vẫn tin và bám víu vào, xem tôn giáo như mục đích và lý tưởng sống lOMoAR cPSD| 45148588
- Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tuy đã có sự biến đổi về nhiều
mặt, song tôn giáo vẫn còn tồn tại. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo
cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân.
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao
nào đó mà họ tôn thờ thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Vì vậy tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe
dọa, bắt buộc người khác phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người
Nhà nước chỉ can thiệp vào tôn giáo khi nó ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai xâm
phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhà nước chỉ can thiệp vào tôn giáo khi nó ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân.
Các tôn giáo và các hoạt động của tôn giáo được Nhà nước xã hội chủ
nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
Ví dụ: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 của nhà nước Việt Nam cho
phép các tôn giáo được đăng kí hợp pháp có quyền tổ chức các hoạt động
tôn giáo mà không bị can thiệp bất hợp pháp.
Hội Thánh Đức Chúa Trời trở nên phát triển mạnh mẽ ở VN vào khoảng
năm 2021-2022. . Họ dọa dẫm tín đồ nếu như họ không từ bỏ gia đình,
bàn thờ.....;ban ra những điều luật vô lý như: các tín đồ bị ép phải nộp
1/10 thu nhập cá nhân nhưng lại không công khai để minh bạch về tài
chính. Nên nhà nước VN đã can thiệp và xử lý các hành vi vi phạm của
những người tự xưng là người của hội nêu trên.
Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ
nghĩa Mác-Lenin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực lOMoAR cPSD| 45148588
của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can
thiệp vào nội bộ các tôn giáo
Chủ nghĩa M-LN chỉ ra rằng: Muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần
phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh
trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy.
Vì vậy nên phải xác lập một thế giới không có áp bức bóc lột bất công
nghèo đói..... nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài
Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn
giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản
ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp,
mâu thuân giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách
mạng với lợi ích của nhân dân lao động.
Mặt tư tưởng biểu hiện sư khác nhau về niềm tin, mức độ tin tưởng giữa
những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn
giáo, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị chính trị chi phối
rất sâu sắc nên khó nhận biết vấn đề hay tư tưởng thuân túy trong tôn
giáo. Nên việc phân biệt hai mặt tư tưởng và chính trị nhằm tránh khuynh
hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan
đến tín ngưỡng tôn giáo.
Thứ tư, có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến mà nó luôn vận
động biến đổi không ngừng.
Mỗi tôn gíao đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định.
Ở những thời điểm lịch sử khác nhau, vai trò tác động của tường tôn giáo
lên đời sống xã hội là không giống nhau
Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực
của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt
=> Cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử đối
vớ những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.