-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng chương 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Bài giảng chương 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Pháp luật đại cương (PLDC001) 7 tài liệu
Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 64 tài liệu
Bài giảng chương 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Bài giảng chương 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Môn: Pháp luật đại cương (PLDC001) 7 tài liệu
Trường: Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 64 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|35919223
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể: Trình bày được một số vấn đề lý
luận chung về nhà nước và pháp luật. Giải thích một số nội dung cơ bản về hệ thống
pháp luật Việt Nam. Vận dụng những kiến thức vào cuộc sống, sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên
quan các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc
ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước
1.1.1.1. Một số học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc ra đời của nhà nước
- Thuyết thần học: Theo học thuyết này, Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã
hội, nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra, do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên,
quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực nhà nước là cần thiết và tất yếu.
- Thuyết khế ước xã hội: Sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước
(hợp đồng) được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không
có nhà nước. Vì vậy, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và
mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ.
- Thuyết gia trưởng: Cho rằng Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là
hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, nhà nước có trong mọi
xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất, cũng giống như quyền gia trưởng của
người đứng đầu gia đình, v.v...
Ngoài những học thuyết trên còn có những học thuyết khác giải thích về nguồn
gốc ra đời của nhà nước như: thuyết bạo lực, thuyết tâm lý, v.v... Nhìn chung các học
thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoặc cố ý lảng tránh
bản chất giai cấp của nhà nước. Các học thuyết trên đã giải thích nguồn gốc nhà nước
với tính cách là một hiện tượng xã hội vĩnh viễn, tách rời nhà nước với quá trình vận
động và phát triển của đời sống vật chất. 1
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
1.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc ra đời của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là một hiện tượng nảy
sinh từ xã hội, nó chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ
nhất định, khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn nhau gay
gắt đến mức không thể điều hoà được.
- Chế độ cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc – bộ lạc
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội không có nhà nước, nhà nước
chưa ra đời do những điều kiện khách quan như: về kinh tế dựa trên chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động; về xã hội mọi người đều bình đẳng với
nhau. Tế bào của xã hội là Thị tộc. Thị tộc là tổ chức của những người có cùng quan
hệ huyết thống, cùng sinh sống trên một địa bàn. Trong giai đoạn đầu, Thị tộc được
tổ chức theo chế độ mẫu hệ, cùng với quá trình phát triển của xã hội, Thị tộc chuyển
sang chế độ phụ hệ.
Mặc dù chưa có nhà nước, nhưng có các cơ quan quản lý trong Thị tộc như: Hội
đồng thị tộc, Tù trưởng, thủ lĩnh quân sự, các cơ quan này thực hiện việc quản lý xã
hội dựa trên lợi ích của cộng đồng. Quyền lực trong Thị tộc là quyền lực xã hội do
toàn xã hội tổ chức ra, phục vụ lợi ích cho toàn xã hội và được toàn thể xã hội bảo đảm thực hiện.
- Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ và sự xuất hiện của nhà nước
Quá trình tan rã của Thị tộc diễn ra song song với quá trình phát triển của xã
hội. Quá trình phát triển của xã hội và những biến đổi quan trọng của đời sống xã hội
được phản ánh rõ nét qua ba lần phân công lao động xã hội: phân công lao động xã
hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; Phân công lao động xã hội lần thứ
hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; Phân công lao động xã hội lần thứ ba,
buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện.
Qua ba lần phân công lao động đó, xã hội đã có những biến đổi sâu sắc. Chế độ
tư hữu xuất hiện thay thế cho chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm
lao động. Xã hội phân hoá thành các giai cấp. Mối quan hệ huyết thống giữa các thành 2
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
viên trong Thị tộc ngày càng yếu đi và dần dần bị phá vỡ. Các thành viên trong Thị
tộc không còn sinh sống trên cùng một địa bàn do sự thay đổi nghề nghiệp dẫn đến
thay đổi địa bàn sinh sống. Đến đây, những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của Thị
tộc không còn nữa, Thị tộc sụp đổ, nhường chỗ cho sự ra đời của nhà nước. Quá trình
này có thể tóm tắt theo sơ đồ sau đây:
Năng suất lao động tăng lên => sản phẩm lao động dư thừa => hình thành cơ
sở khách quan cho việc chiếm đoạt sản phẩm lao động dư thừa => hình thành tư hữu
=> phân hoá giàu – nghèo => hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp => Mâu
thuẫn giai cấp gay gắt không thể điều hoà được => Nhà nước xuất hiện.
Như vậy, nhà nước xuất hiện là do những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một là, về mặt kinh tế là sự xuất hiện của chế độ sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất
Hai là, về mặt xã hội là sự phân hoá xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối
kháng, đấu tranh giai cấp.
c. Sự tồn tại của nhà nước mang tính lịch sử
- Nhà nước tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, có những giai đoạn lịch sử nhà nước chưa xuất hiện, có những
giai đoạn lịch sử nhà nước sẽ tiêu vong. Nhà nước tồn tại trong những xã hội, về kinh
tế là sự xuất hiện của chế độ sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất, về mặt xã hội là sự
phân hoá xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối kháng, đấu tranh giai cấp. Khi những
điều kiện làm cho nhà nước ra đời mất đi thì nhà nước sẽ mất đi.
- Sự ra đời của nhà nước ở các vùng, các dân tộc khác nhau có những đặc điểm
riêng phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau
Sự hình thành nhà nước ở các quốc gia phương Tây cổ đại, theo Ăngghen có
ba hình thức xuất hiện nhà nước ở đây: Một là, Nhà nước A-ten là hình thức thuần
túy, cổ điển nhất, nhà nước A-ten ra đời từ những mâu thuẫn giai cấp phát sinh trong
nội bộ thị tộc. Hai là, Nhà nước La Mã là kết quả của cuộc đấu tranh của giới bình
dân chống giới quí tộc Thị tộc La Mã. Ba là, Nhà nước Giéc-manh được thiết lập sau
khi người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã. 3
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Sự hình thành nhà nước ở các quốc gia phương Đông Cổ đại. Trong điều kiện
mâu thuẫn giai cấp chưa gay gắt đến mức không thể điều hòa được và chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất chưa phát triển, nhưng với tác động của nhu cầu liên kết cộng đồng
để làm công việc trị thủy và chống giặc ngoại xâm, các nhà nước ở phương Đông
(trong đó có Việt Nam) đã xuất hiện. Như vậy, nhà nước ở phương Đông cổ đại xuất
hiện là do nhu cầu của công tác trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
Sự hình thành nhà nước ở Việt Nam. Nhà nước ở Việt Nam ra đời khoảng thế
kỷ thứ VII - VI trước công nguyên trên cơ sở sức sản xuất xã hội tương đối phát triển
với hình thức sở hữu nhà nước về ruộng đất. Xã hội Việt cổ phân hóa giai cấp chậm,
nhưng do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm nên nhà nước được hình thành khá sớm.
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay ra đời từ cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976
sau khi đất nước thống nhất, Quốc hội đã đổi tên và thống nhất trong cả nước thành
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay.
1.1.2. Bản chất của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bất cứ nhà nước nào, về mặt bản
chất cũng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội
1.1.2.1. Tính giai cấp
Nội dung: Nhà nước là công cụ nằm trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo và
thực hiện sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội về kinh tế, chính trị và tư
tưởng (tương ứng với ba loại quyền lực)
Về kinh tế, giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định
quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế. Các
giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế.
Về chính trị, giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ
bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm
được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật 4
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị.
Về tư tưởng, giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên
truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong
xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội đối với giai cấp thống trị.
Mức độ thể hiện, thực hiện và phát triển: là công khai hoặc tinh vi.
1.1.2.2. Tính xã hội
Nội dung: Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo
vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của
toàn xã hội và phải là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Nhà nước xây dựng
và phát triển các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng; duy trì bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường; phòng chống dịch bệnh, v.v...
Mức độ thể hiện, thực hiện và phát triển: Những nhà nước sau này quan tâm
đến lợi ích của những giai cấp, tầng lớp khác nhiều hơn.
1.1.3. Đặc trưng của nhà nước
So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấu
hiệu đặc trưng sau đây:
Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt. Chủ thể quyền lực chính
trị là giai cấp thống trị trong xã hội, để thực hiện quyền lực và quản lý xã hội, nhà
nước có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý (cảnh sát, quân đội, nhà tù, cán
bộ công chức của nhà nước)
Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Việc
phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất
và dẫn đến hình thành các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về
các đường lối chính sách đối nội, đối ngoại, ngoài ra, chủ quyền quốc gia còn thể hiện
tính không thể chia cắt của nhà nước 5
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước là
tổ chức duy nhất ban hành pháp luật, pháp luật mang tính bắt buộc chung, mọi công
dân đều phải tôn trọng thực hiện pháp luật
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế. Nhà nước thu thuế để
nuôi bộ máy, cán bộ công chức làm việc trong bộ máy của nhà nước thực hiện chức
năng quyền lực đặc biệt. Chỉ có nhà nước mới đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là
tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội.
1.1.4. Hình thức của nhà nước
Là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước, hình thức nhà nước gồm:
1.1.4.1. Hình thức chính thể
Là cách thức và trình tự tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ở trung
ương, việc xác định thẩm quyền và mối quan hệ của những cơ quan này với nhau,
cũng như giữa chúng với nhân dân. Có hai loại chính thể cơ bản:
- Chính thể quân chủ
Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân chủ có hai loại:
+ Quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn
+ Quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối
cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác. Quân chủ hạn chế tồn tại dưới
những hình thức: quân chủ nhị nguyên; quân chủ đại nghị (ngày nay còn được gọi là
chế độ quân chủ lập hiến) ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, v.v...
- Chính thể cộng hòa
Là quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một
thời gian xác định, chính thể cộng hoà có hai loại:
+ Cộng hoà quý tộc, quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực)
nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc 6
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Cộng hoà dân chủ, quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối
với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể
Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia), Cộng hoà hỗn hợp (Cộng hòa Pháp)
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ có một dạng chính thể cộng hòa với các biến
thể: Công xã pari; Cộng hòa xô viết; Cộng hòa dân chủ nhân dân.
1.1.4.2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương
với địa phương. Có các loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến:
- Nhà nước đơn nhất
Có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ thống cơ quan
nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất. Ví dụ: Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba, v.v...
- Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành)
Vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước
thành viên, công dân có nhiều quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ
thống pháp luật. Ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin, v.v...
- Nhà nước liên minh
Là sự kết hợp tạm thời của các quốc gia để thực hiện những nhiệm vụ và mục
tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu thì nhà nước liên
minh tự giải tán hoặc nó phát triển thành nhà nước liên bang.
1.1.4.3.. Chế độ chính trị
Là tổng thể các phương pháp, cách thức, phương tiện mà các cơ quan nhà nước
sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Chế độ chính trị thể hiện tình trạng dân chủ hay phi dân chủ của một chế độ xã
hội, trong lịch sử tồn tại hai loại chế độ chính trị chủ yếu: chế độ dân chủ (dân chủ 7
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
quý tộc, dân chủ tư sản, dân chủ XHCN). Chế độ phản dân chủ (chuyên chế chủ nô,
chuyên chế phong kiến, chế độ phát xít)
Chế độ chính trị thể hiện quyền tự do, dân chủ của công dân, mức độ tham gia
của công dân vào quá trình thiết lập các cơ quan nhà nước và thực hiện các chính
sách nhà nước. Là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện phương pháp cai trị và quản lý xã
hội của giai cấp cầm quyền.
Như vậy, từ những phân tích về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, hình thức của
nhà nước, quan niệm nhà nước như sau:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt,
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
trong xã hội.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật
Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Pháp
luật mang tính lịch sử, ra đời, tồn tại và phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Về phương diện khách quan, những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng
chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên
thủy, các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức, phong tục, tập
quán và lễ nghi tôn giáo, trên cơ sở tự nguyện thực hiện của các thành viên trong xã
hội và uy tín của người thủ lĩnh. Khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã, xã hội phân
chia thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt thì
nhà nước xuất hiện. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống trị thông qua nhà
nước, ban hành các quy tắc xử sự và dùng sức mạnh nhà nước để đảm bảo thực hiện,
những quy tắc xử sự đó chính là pháp luật.
Về phương diện chủ quan, pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường nhà
nước theo hai cách: nhà nước ban hành hoặc nhà nước thừa nhận và chuyển hóa các
quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật. 8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Ví dụ: Tập quán về quyền sở hữu tập thể đối với ruộng đất và nô lệ trong tổ
chức công xã La Mã cổ đại đã được chuyển hóa thành quy định mỗi gia đình La Mã
có quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản
riêng của mỗi gia đình giàu có trong Luật 12 bảng của La Mã.
1.2.2. Bản chất của pháp luật
Bản chất của pháp luật vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội
Tính giai cấp, pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nội dung
pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Mục
đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất
định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
Tính xã hội, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn
thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Pháp luật là
phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội. Pháp luật là phương tiện mô
hình hoá cách thức xử sự của con người. Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các
quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực.
1.2.3. Đặc trưng của pháp luật (thuộc tính của pháp luật)
So với các quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Tính quy phạm phổ biến (bắt buộc chung)
+ Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể
+ Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có
thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép
+ Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ
bản, phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện,
hoàn cảnh mà nó đã dự liệu.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 9
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Phương thức thể hiện, pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình
thức xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng
ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp)
+ Phương thức hình thành, pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm
quyền một cách chặt chẽ và minh bạch.
- Tính cưỡng chế của pháp luật (đảm bảo thực hiện bởi nhà nước)
+ Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật
+ Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế
bằng những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống
các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
1.2.4. Hình thức pháp luật
1.2.4.1. Tập quán pháp
Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội,
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành những quy tắc xử sự
chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. Hình thức này được sử dụng nhiều trong
nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản nhất là chế độ quân chủ. Nhà nước XHCN chỉ
thừa nhận những phong tục tập quan tiến bộ ở mức rất hạn chế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Hiện nay, ở Việt Nam, theo quy định tại điều 5, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy
định áp dụng tập quán. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành
và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng
rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp
dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự.
1.2.4.2. Tiền lệ pháp
Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc
cơ quan xét xử để giải quyết những vụ việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng 10
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
nhiều trong các nhà nước chủ nô, phong kiến, hiện nay vẫn còn chiếm vị trí quan
trọng trong pháp luật tư sản, nhất là Anh, Mỹ. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH pháp
luật XHCN vẫn sử dụng hình thức này, tuy nhiên vận dụng một cách linh hoạt dựa
trên cơ sở của luật, đường lối chính sách của Đảng.
Hiện nay, ở Việt Nam, trong các quan hệ dân sự nếu các bên không có thỏa
thuận, pháp luật không có quy định, không có tập quán áp dụng và cũng không thể
áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
1.2.4.3. Văn bản quy phạm pháp luật
Là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
trong đó quy định những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống
xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Hiện nay, ở Việt Nam pháp luật tồn tại
dưới hình thức là văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, từ sự phân tích về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, hình thức của
pháp luật, quan niệm về pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý
chí của nhà nước (giai cấp thống trị).
1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam
1.3.1.1. Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam
Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau,
được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các
văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
1.3.1.2. Cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam
* Về mặt hình thức biểu hiện, hệ thống pháp luật nước ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật 11
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm1:
+ Hiến pháp, Bộ luật, Luật, nghị quyết của Quốc hội.
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1 http://vbpl.vn/TW/Pages/Home.aspx?dvid=13 Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật trung ương. Lưu trữ tất cả văn
bản quy phạm pháp luật. Truy cập VBQPPL tại đây có đầy đủ các thông tin để biết rằng văn bản còn hiệu lực
hay đã hết hiệu liệu, hay hết hiệu lực một phần, văn bản nào đã thay thế. 12
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Thấp hơn hiến pháp là luật.
Thấp hơn luật là văn bản dưới luật.
- Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu
lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ
trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn
vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được
quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
- Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời
điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy
phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản
quy phạm pháp luật ban hành sau.
+ Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra,
trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 13
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc
thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
* Về mặt cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật nước ta bao gồm:
Quy phạm pháp luật, là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
Chế định pháp luật, là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
Ngành luật, là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.
1.3.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, hệ
thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật cơ bản sau đây: Luật
nhà nước (còn gọi là Luật hiến pháp); Luật hành chính; Luật tài chính; Luật ngân
hàng; Luật đất đai; Luật dân sự; Luật tố tụng dân sự; Luật lao động; Luật hôn nhân
và gia đình; Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự; Luật kinh tế, v.v... Ngoài ra còn có
hệ thống tư pháp quốc tế, là một ngành luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật quốc
gia, bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân
sự, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự nảy sinh giữa các công dân, các tổ
chức của các nước khác nhau.
Bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia còn có hệ thống pháp luật quốc tế gọi là
công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp
luật do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuận xây dựng
nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng để điều chỉnh các quan hệ
giữa các chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển các
quan hệ quốc tế. Ví dụ: Điều ước quốc tế.
Bài tập tình huống
1.1. Trong giờ thảo luận bài lý luận chung về nhà nước và pháp luật, sinh viên 14
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Thiện cho rằng "học thuyết phi Macxit khi giải thích về nguồn gốc ra đời của nhà
nước, tất cả đều cố tình lảng tránh bản chất giai cấp của nhà nước". Hãy cho biết nhận
định của Thiện đúng hay sai, giải thích vì sao?
1.2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước tồn tại trong mọi
chế độ xã hội. Hãy cho biết nhận định đúng hay sai, giải thích vì sao?
1.3. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Tâm cho rằng "nhà nước ở
Việt Nam ra đời là do công tác trị thủy và chống giặc ngoại xâm". Hãy cho biết nhận
định của Tâm đúng hay sai, giải thích vì sao?
1.4. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Đức cho rằng "Pháp luật chỉ
tồn tại dưới hình thức là văn bản quy phạm pháp luật". Hãy cho biết nhận định của
Đức đúng hay sai, giải thích vì sao?
1.5. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Độ cho rằng "trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, pháp luật là văn bản có hiệu pháp lý cao nhất". Hãy cho
biết nhận định của Độ đúng hay sai, giải thích vì sao? 15
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)