Bài giảng khoa học điều tra tội phạm học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội
Bài giảng khoa học điều tra tội phạm học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799 MỤC LỤC
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống của khoa học điều tra hình sự .................... 1
Chương 2: Dấu vết hình sự ..................................................................................................... 3
Chương 3: Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường ............................................................... 10
Chương 4: Hỏi cung bị can ................................................................................................... 17
Chương 5: Khám xét ............................................................................................................. 27
Chương 6: Thực nghiệm điều tra......................................................................................... 32
BÀI GIẢNG KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống của khoa học điều tra hình sự
1. Đối tượng của khoa học điều tra hình sự
– Khoa học điều tra hình sự sử dụng các phương pháp để nghiên cứu:
+ Các quy luật về cấu trúc của vụ phạm tội: hành vi; thủ đoạn phạm tội; dấu vết tội phạm; các
hiện tượng khác có liên quan tới tội phạm: diễn ra trước, trong, sau khi tội phạm thực hiện
nhưng có ý nghĩa trong việc điều tra khám phá tội phạm.( Ví dụ: mưa, sương mù, ..)
+ Các quy luật hình thành, tồn tại biến mất của các dấu vết của hành vi phạm tội
+ Các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ (phản ánh và chứng minh) +
Các phương tiện kỹ thuật hình sự, các biện pháp chiến thuật hình sự, các phương pháp điều
tra, phòng ngừa tội phạm nhằm mục đích phòng và chống tội phạm
2. Nhiệm vụ của khoa học điều tra hình sự
– Nhiệm vụ chung (nhiệm vụ chủ yếu): là chứng minh tội phạm, góp phần loại trừ tội phạmra
khỏi đời sống xã hội
– Nhiệm vụ riêng (nhiệm vụ đặc thù):
+ Hoàn thiện hệ thống lý luận của khoa học điều tra hình sự
+ Giới thiệu các phương tiện kỹ thuật hình sự tiên tiến, các biện pháp chiến thuật hình sự và
phương pháp điều tra mới; đồng thời hoàn thiện những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra đã có.
VD: khi điều tra 1 vụ án ma túy, nếu có được những thiết bị cho phép phát hiện ma túy từ 1
lượng rất nhỏ, hoặc từ mùi tỏa ra trong không khí thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều tra
+ Nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra và giám định hình sự lOMoARc PSD|27879799
+ Nghiên cứu và hoàn thiện các phương tiện, biện pháp phòng ngừa tội phạm: không chỉ điều
tra từng vụ án cụ thể, mà còn phải tìm ra những quy luật về những nguyên nhân, điều kiện hình thành tội phạm.
VD thời những năm 2000 ở VN xảy ra liên tiếp các vụ án cướp tiệm vàng, mỗi vụ đều khác
nhau, nhưng mục đích thì giống nhau ==> không chỉ phá án, mà còn phải đưa ra các biện
pháp phòng ngừa để cảnh báo cho các tiệm vàng (như lắp camera, gia cố cửa, lắp kính chống
đạn, luôn đề cao cảnh giác, …)
+ Tham khảo có chọn lọc lý luận và thực tiễn điều tra hình sự của các quốc gia khác
– Nhiệm vụ cụ thể: là nhiệm vụ mà khoa học này phải giải quyết ở 1 thời điểm cụ thể của công
tác điều tra, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn điều tra hình sự. 3. Kỹ thuật hình sự
– Khái niệm: Kỹ thuật hình sự là hệ thống các quan điểm khoa học và các phương tiện kỹ thuật,
các thủ thuật, phương pháp được xây dựng trên cơ sở của những quan điểm đó để thu thập
nghiên cứu và sử dụng chứng cứ, phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm.
VD: dấu vết hình sự có vai trò quan trọng trong việc điều tra vụ án hình sự, muốn tìm được
dấu vết của vụ án hình sự, cần phải có đánh giá, đưa ra các kết luận từ các dấu vết tìm được
==> đó là nhiệm vụ của kỹ thuật hình sự – Nội dung của kỹ thuật hình sự:
+ Những quan điểm chung về kỹ thuật hình sự
+ Ảnh hình sự: xác định ảnh giả hay ảnh thật, ảnh ghép, chỉnh sửa hay ảnh ảnh nguyên bản + Tả dạng người
+ Nghiên cứu dấu vết hình sự
+ Nghiên cứu vũ khí, đạn dược và dấu vết do chúng để lại khi sử dụng
+ Truy nguyên hình sự: là tìm ra nguồn gốc trong các sự việc, các dấu vết, tức là tìm ra sự đồng
nhất giữa dấu vết để lại hiện trường với nguồn gốc gây ra dấu vết đó. VD nạn nhân bị đâm
bằng dao, thì cần xác định được con dao đã được dùng để đâm nạn nhân (có thể có nhiều con
dao giống hệt, nhưng con dao dùng để đâm nạn nhân thì chỉ có duy nhất) + Nghiên cứu giám
định tài liệu: giám định con dấu, chữ ký, chữ viết tay trong các tài liệu + Đăng ký hình sự
– Hiện nay, mỗi địa phương đều có bộ phận kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh. Ở TW có
Viện kỹ thuật hình sự
4. Chiến thuật hình sự
– Khái niệm: Chiến thuật hình sự là hệ thống các quan điểm, thủ thuật và các chỉ dẫn về tổchức,
lập kế hoạch điều tra vụ án nói chung, tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể nói riêng phù
hợp với quy định của PL và nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
VD làm thế nào để bắt được người phạm tội ==> cần theo quy định của PL về các trường hợp
được bắt người
– Nội dung của chiến thuật hình sự:
+ Những quan điểm chung về chiến thuật hình sự
+ Khám nghiệm hiện trường lOMoARc PSD|27879799 + Bắt người phạm tội + Khám xét
+ Thu giữ, tạm giữ, bảo quản và xử lý vật chứng + Hỏi cung bị can
+ Lấy lời khai người làm chứng + Đối chất + Nhận dạng + Thực nghiệm điều tra + Trưng cầu giám định
+ Hồ sơ điều tra hình sự + Kết luận điều tra
5. Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm
– Khái niệm: Là hệ thống các quan điểm, hướng dẫn cách thức tổ chức và tiến hành điều trađối
với từng loại tội phạm. – Các nội dung:
+ Đặc điểm hình sự của loại tội phạm đó
+ Kế hoạch điều tra vụ án
+ Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra ban đầu đối với loại tội phạm đó
+ Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra phổ biến đối với loại tội phạm đó +
Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp khắc phục, phòng ngừa những nguyên nhân
và điều kiện phạm tội của loại tội phạm cụ thể đó ———————-
Chương 2: Dấu vết hình sự
I. Khái niệm dấu vết hình sự 1. Khái niệm
– Dấu vết hình sự nằm trong bộ phận kỹ thuật hình sự của khoa học điều tra hình sự. – Khái
niệm: Dấu vết hình sự là các phản ánh vật chất được sinh ra từ các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự.
VD: vết máu, mảnh quần áo, sợi tóc, … Để lại hiện trường 2. Đặc điểm
– Phản ánh vật chất:
+ Hình thức tồn tại: rắn, lỏng, khí
VD dấu vết rắn: vết giày dép; dấu vết lòng: máu; dấu vết khí: rò rỉ khí gas, mùi hơi
+ Cơ chế hình thành: do sự tác động qua lại của 2 trong 4 yếu tố: thủ phạm, nạn nhân, công cụ
phương tiện gây án, và môi trường vật chất xung quanh. lOMoARc PSD|27879799
VD: dấu vết cắn do thủ phạm cắn nạn nhân, dấu vết do kìm cộng lực cắt khóa cửa (do công
cụ, phương tiện gây án tác động vào môi trường vật chất xung quanh) + Nội dung phản ánh dấu vết hình sự:
- Phản ánh cấu trúc bên ngoài của vật để lại dấu vết, và
VD: khi cầm tay vào chai nước sẽ để lại dấu vân tay (là dấu vết bên ngoài); thu được dấu vết
giày tại hiện trường nghi của thủ phạm ==> có thể dự đoán được chiều cao đối tượng (thường
tỷ lệ thuận với cỡ giày), giới tính, hướng di chuyển của đối tượng, nếu có nhiều vết giày thì có
thể xác định được số lượng đối tượng; loại giày (giày cao gót, giày thể thao, …) - Phản ánh
đặc điểm cấu tạo vật chất bên trong
VD: vết máu ở hiện trường, qua dấu vết bên ngoài có thể xác định màu sắc, mùi vị, hình dạng,
ở thể rắn (vết máu khô) hay thể lỏng; đặc điểm cấu tạo vật chất bên trong có thể xác định được là nhóm máu, ADN
+ Thuộc tính vật chất của dấu vết hình sự:
_Tính khách quan của dấu vết: không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai (của người
phạm tội, người bị hại, hay điều tra viên) _Tính phản ánh của dấu vết:
Phản ánh cấu trúc bên ngoài và đặc điểm cấu tạo vật chất bên trong của vật để lại dấu vết
==> khai thác được nhiều thông tin từ dấu vết phục vụ công tác điều tra.
Không gian và thời gian của dấu vết: dấu vết hình sự được hình thành trong 1 không gian
và thời gian nhất định ==> chính là thời gian diễn ra vụ phạm tội. Ngoài ra, dấu vết chỉ tồn tại
trong 1 khoảng không gian và thời gian nhất định ==> nếu trong khoảng không gian và thời
gian đó mà không kịp thu thập dấu vết thì dấu vết có thể bị biến đổi.
– Phản ánh tinh thần: được sinh ra khi con người chứng kiến vụ phạm tội, nó tác động lênđầu
óc của con người, con người có thể ghi nhớ, tái hiện lại nó thông qua lời khai. Phản ánh tinh
thần có thể có trong người bị hại, người làm chứng, hoặc trong chính bị can, bị cáo.
– Sự kiện vật chất sinh ra dấu vết hình sự:
+ Các vụ phạm tội (quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999: Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.)
+ Các vụ việc có tính hình sự: là vụ việc xâm hại đến khách thể do BLHS bảo vệ nhưng ở thời
điểm phát hiện ra vụ việc đó, do chưa có đủ thông tin nên chưa thể xác định được có tội phạm hay không có tội phạm.
VD 1 vụ cháy xảy ra, có thể do nhiều nguyên nhân, do chập điện, do bị ai đốt => chưa thể xác
định được có phạm tội hay không. lOMoARc PSD|27879799
VD phát hiện ra 1 xác chết ==> có thể do tự sát, do tự nhiên (bệnh tật, già yếu), do tai nạn,
do bị giết ==> chỉ có nhóm bị giết là có thể khởi tố vụ án hình sự, với nhóm tai nạn thì chỉ có
tai nạn do người khác gây ra mới là vụ phạm tội (Nhóm nguyên nhân chết:
Chết tự nhiên, chết tự tử, chết tại nạn, bị giết)
– Như vậy, để có thể coi 1 dấu vết là dấu vết hình sự, cần có 2 điều kiện: + Phản ánh vật chất
+ Được sinh ra từ vụ phạm tội hay vụ việc có tính hình sự
– Mẫu vật so sánh: là mẫu vật thu được ở đối tượng nghi vấn bằng phương pháp công khaihay bí mật.
Tình huống: Trên hiện trường vụ hiếp dâm tìm thấy 1 nắm tóc trong tay người bị hại. Cơ
quan điều tra xác định được 3 đối tượng tình nghi là A, B, C. Cơ quan điều tra lấy mẫu tóc
của 3 đối tượng này đi giám định xem có trùng với mẫu tóc thu được ở hiện trường không. Ba
mẫu tóc này có phải là dấu vết hình sự không?
Trả lời: Ba mẫu tóc này không phải là dấu vết hình sự, mà gọi là mẫu so sánh, vì chúng
được lấy từ đối tượng tình nghi. Dấu vết hình sự ở đây là nắm tóc thu được trong tay nạn nhân.
– So sánh dấu vết hình sự với mẫu so sánh: + Khái niệm:
Dấu vết hình sự: là các phản ánh vật chất được sinh ra từ các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự
Mẫu so sánh: là các phản ánh vật chất được sinh ra từ các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính
hình sự là mẫu vật thu được ở đối tượng nghi vấn bằng phương pháp công khai hay bí mật
+ Giống nhau: Đều là phản ánh vật chất +Khác nhau
Dấu vêt hình sự: Được sinh ra từ các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự
Mẫu so sánh: Thu được từ đối tượng tình nghi, không phải là kết quả của hành vi phạm tội
hay vụ việc có tính hình sự
– So sánh dấu vết hình sự với phản ánh tinh thần: + Khái niệm:
Dấu vết hình sự: là các phản ánh vật chất được sinh ra từ các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự
Phản ánh tinh thần: được sinh ra khi con người chứng kiến vụ phạm tội, nó tác động lên
đầu óc của con người, con người có thể ghi nhớ, tái hiện lại nó thông qua lời khai. Phản ánh
tinh thần có thể có trong người bị hại, người làm chứng, hoặc trong chính bị can, bị cáo. +Tính chất
Dấu vết hình sự: Mang tính vật chất, do đó có tính khách quan
Phản ảnh tính thần: Mang tính chủ quan
+Giống nhau: Đều được sinh ra từ vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự (vì phải qua vụ
việc đó thì mới có phản ánh tính thần) lOMoARc PSD|27879799
+ Khác nhau: Cơ chế hình thành
Dấu vết hình sự: do sự tác động qua lại của 4 yếu tố: thủ phạm, nạn nhân, công cụ phương
tiện gây án, và môi trường vật chất xung quanh
Phản ánh tính thần: Do con người chứng kiến vụ phạm tội, nó tác động lên đầu óc của con
người, con người có thể ghi nhớ, tái hiện lại nó thông qua lời khai
II. Phân loại dấu vết hình sự
1. Căn cứ vào lĩnh vực kỹ thuật hình sự –
Dấu vết đường vân: dấu vân tay, vân chân
Dấu vân tay có 3 đặc trưng:
+ Tính riêng biệt: không ai giống ai
+ Tính ổn định: không thay đổi trong suốt cuộc đời
+ Tính phục hồi cao: nếu bị mất 1 mảng da tay, khi hồi phục thì dấu vân tay vẫn như cũ
– Dấu vết cơ học: là các dấu vết sinh ra do các tác động cơ học. VD đi lại trên sàn nhà
để lại dẫu vết, giằng co với nạn nhân – Dấu vết súng đạn: là dấu vết sinh ra khi bắn súng.
VD dấu vết trên báng súng (tay nắm vào báng súng, cò súng), dấu vết mùi thuốc súng, dấu
vết đầu đạn, dấu vết vỏ đạn, dấu vết để lại trên vật cản (khi đạn xuyên qua cửa, xuyên qua tường)
– Dấu vết sinh vật: là dấu vết có nguồn gốc từ động vật, thực vật, và con người.
VD lá cây, hạt phấn hoa, máu, chất bài tiết, lông, tóc, mảnh da, …
– Dấu vết hơi (dấu vết nguồn hơi): mùi người (mùi cơ thể người, chó nghiệp vụ có thể
pháthiện). Một số quốc gia đã xây dựng được Ngân hàng mùi người (bên cạnh ngân hàng vân tay, ngân hàng ADN)
– Dấu vết hóa hình sự: là dấu vết có nguồn gốc từ các chất hóa học.
VD từ heroin, chất độc, sơn, thủy tinh…
Đặc tính: dễ biến đổi, dễ bay hơi
– Dấu vết là chữ viết tay, chữ ký: là đặc trưng của mỗi người, bằng biện pháp nghiệp vụ cóthể
phát hiện ra là chữ ký, chữ viết tay giả mạo hay không
– Dấu vết là tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy: đặc trưng cho từng cơ quan, tổ chức
2. Căn cứ vào cấu trúc bề mặt và cơ chế hình thành dấu vết –
Dấu vết in: hình thành khi có sự di chuyển giữa vật gây vết và vật mang vết. Có 2 loại:+
dấu in lồi: hình thành khi vật gây vết để lại 1 lớp mỏng vật chất lên bề mặt của vật mang vết.
VD dấu vân tay, dấu chân trên mặt sàn
+ dấu in lõm: hình thành khi vật gây vết lấy đi 1 lớp mỏng vật chất trên bề mặt của vật mang vết.
VD dấu tay trên mặt bàn đầy bụi –
Dấu vết lõm: hình thành khi vật gây vết làm biến dạng và để lại vết lõm trên bề mặt của
vậtmang vết nơi chúng tiếp xúc. lOMoARc PSD|27879799
VD dấu chân để lại trên đất mềm (đất bị lõm xuống) –
Dấu vết trượt: hình thành khi 2 vật tiếp tiếp xúc với nhau mà 1 trong 2 vật hoặc cả 2 vậtcùng chuyển động.
VD 2 ô tô đi sượt qua nhau, viên đạn gây xước nòng súng –
Dấu vết cắt: hình thành khi lưỡi cắt của vật gây ra vết tác động ngang qua hoặc có
xuhướng ngang qua vật mang vết, dấu vết sẽ là các mặt cắt thể hiện các đặc điểm riêng của
lưỡi cắt dưới dạng các đường xước chạy song song. VD vết dao chém, vết kéo cắt –
Dấu vết khớp: hình thành khi vật gây vết tác động lên vật mang vết làm nó bị phân
chiathành nhiều phần với những đặc điểm cá biệt tương ứng trên đường phân chia, và có thể
dựa vào những đặc điểm này khớp chúng lại với nhau tạo thành vật ban đầu.
VD cây gậy gỗ gây án bị gãy làm 3 mảnh, lọ hoa bị vỡ làm nhiều mảnh
3. Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết
– Vi vết: là dấu vết nhỏ bé, có thể không nhìn thấy bằng mắt thường. VD bụi, vi
khuẩn, các sợi nhỏ
– Vĩ vết: là dấu vết to lớn
4. Căn cứ vào tên gọi của vật gây vết để lại dấu vết
– Là căn cứ vào tên gọi của vật gây vết để gọi tên dấu vết. VD dấu vân tay, dấu vết súng đạn,
dấu vết phương tiện giao thông, … 5. Căn cứ vào độ ẩn hiện của dấu vết
– Dấu vết ẩn: Dấu vết có màu sắc không tương phản với màu sắc của vật mang vết hoặc với
môi trường xung quanh, dấu vết không rõ màu và hình thức tồn tại mà mắt thường không thể
nhận biết được nếu không sử dụng phương tiện.
– Dấu vết hiện: Dấu vết có thể nhận biết được bằng mắt thường do hình thức tồn tại và màu
sắc của dấu vết tương phản với vật mang vết hoặc với môi trường. Ngoài những cách phân
loại cơ bản trên, căn cứ theo các tiêu chí khác, dấu vết hình sự còn có thể được phân loại
thành: Dấu vết giả, dấu vết thật... III. Ý nghĩa của dấu vết hình sự
– Làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc: để xác định xem
cóvụ án hình sự đã xảy ra không, nếu có thì là loại tội phạm nào, xâm hại đến khách thể nào.
VD: phát hiện 1 người đã chết, trong miệng nồng nặc mùi thuốc trừ sâu, trên tay cầm gói
thuốc trừ sâu ==> liệu có phải người này tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu? Khi xét
nghiệp pháp y, phát hiện ra thuốc trừ sâu mới chỉ ở miệng người này, không có trong dạ dày,
tại hiện trường cũng không có dấu vết vật lộn đau đớn thường thấy của người uống thuốc
trừ sâu ==> có thể khẳng định người này đã chết trước rồi bị đổ thuốc trừ sâu vào miệng
==> không phải là vụ tự tử
Việc xác định loại tội phạm nào nhiều khi cũng rất khó vì ranh giới giữa một số tội là rất mong
manh: VD giữa tội Cố ý gây thương tích dẫn tới chết người và tội Giết người.
Từ các dấu vết để lại, điều tra viên có thể dựng lại quá trình diễn biến của vụ việc, qua đó hỗ
trợ cho công tác điều tra, làm sáng tỏ vụ việc. lOMoARc PSD|27879799
– Làm rõ phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ravụ việc:
+ Phương thức, thủ đoạn: từ dấu vết hình sự có thể rút ra nhận định về đặc điểm nhân thân
người thực hiện hành vi, qua đó có thể khoanh vùng đối tượng
+ Công cụ, phương tiện phạm tội: dễ thấy nhất trong các vụ án gây thương tích, từ vết thương
có thể xác định được loại công cụ nào gây ra, tác động của công cụ đó lên nạn nhân như thế
nào (VD chém thẳng, chém ngang, chém sượt qua, …)
+ Thời gian: thời gian xuất hiện của dấu vết hình sự hầu như trùng với thời gian xảy ra vụ án
– Thông qua dấu vết hình sự, có thể truy nguyên đối tượng để lại dấu vết: (truy nguyên: tìmra
nguồn gốc, xuất xứ của dấu vết hình sự, tức là xác định xem ai, cái gì đã để lại dấu vết). Có 2 cấp độ:
+ Truy nguyên đồng loại: xác định nhóm đối tượng để lại dấu vết
+ Truy nguyên đồng nhất: xác định chính xác đối tượng để lại dấu vết
VD: khi phát hiện vết máu tại hiện trường, đầu tiên xác định nhóm máu ==> là truy nguyên
đồng loại ; sau khi đã khoanh vùng đối tượng, thì đối chiếu theo ADN ==> là truy nguyên đồng nhất
– Những thông tin thu được từ dấu vết hình sự sẽ giúp nhận định về điều kiện thuận lợi choviệc
thực hiện tội phạm để đề xuất các biện pháp phòng ngừa
– Dấu vết hình sự là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án
IV. Các phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm dấu vết hình sự
1. Phương pháp phát hiện dấu vết
– Phát hiện dấu vết là sự tìm tòi, chọn lọc những phản ánh vật chất tồn tại ở hiện trường có liên
quan đến vụ việc hình sự đã xảy ra. Có 2 phương pháp phát hiện dấu vết:
+ Quan sát để phát hiện dấu vết
+ Phán đoán nơi có dấu vết
A. Quan sát để phát hiện dấu vết
– Là phương pháp sử dụng thị giác để phát hiện dấu vết trên các vật mang vết khác nhau. –
Thường áp dụng khi phát hiện các dấu vết tướng đối lớn hoặc có màu sắc tương phản với màu của vật mang vết
VD: phát hiện vết máu trên tường vôi màu trắng
B. Phán đoán nơi có dấu vết
– Dựa vào quy luật phản ánh của tội phạm để phán đoán xem nơi nào có thể có dấu vết, và loại
dấu vết nào có thể được phát hiện.
VD: thấy có chai nước uống dở ==> phán đoán sẽ có dấu vân tay, dấu nước bọt, dấu mùi hơi
VD: với tội trộm cắp ==> phán đoán dấu vết cạy phá cửa
2. Phương pháp ghi nhận dấu vết
– Ghi nhận dấu vết: Là việc lưu trữ lại hình ảnh của đấu vết hình sự, tuy nhiên phải thực
hiệntheo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và phương pháp của kỹ thuật điều tra hình sự. lOMoARc PSD|27879799
– Có 3 phương pháp ghi nhận dấu vết: + Chụp ảnh dấu vết
+ Ghi nhận dấu vết vào Biên bản khám nghiệm hiện trường + Vẽ dấu vết
Thực tế điều tra viên thường sử dụng kết hợp cả 3 phương pháp này để ghi nhận dấu vết. A. Chụp ảnh dấu vết
– Thường do cán bộ điều tra thực hiện, thường chụp 2 loại ảnh:
+ Chụp ảnh toàn hiện trường: để xem xét mối quan hệ giữa các dấu vết với nhau
+ Chụp ảnh chi tiết từng dấu vết
B. Mô tả dấu vết vào Biên bản khám nghiệm hiện trường –
Mọi dấu vết phát hiện được trong quá trình khám nghiệm hiện trường đều phải mô tả
vàoBiên bản khám nghiệm hiện trường. –
Biên bản cần thể hiện được thể loại, hình dạng, chiều, trạng thái, kích thước, vị trí của
dấuvết và mối quan hệ của dấu vết C. Vẽ dấu vết
– Cần tuân theo quy tắc vẽ hiện trường
– Vẽ tự do: không theo tỷ lệ
– Vẽ theo tỷ lệ nhất định
3. Phương pháp thu lượm dấu vết
A. Thu dấu vết cùng với vật mang vết
– Áp dụng đối với vật mang vết nhỏ, gọn, dễ mang theo, dễ bảo quản
VD: vết vân tay để trên chai nước tại hiện trường ==> thu cả chai nước B. Sao in dấu vết
– Áp dụng với dấu vết in: sử dụng giấy ảnh, phim nhựa hoặc băng dính trong suốt, chất lượng
cao để sao in dấu vết. Khi sao in dấu vết thì dấu sao in sẽ ngược chiều với dấu viết gốc. VD:
dấu vết vân tay ở trên cánh cửa, sẽ không thu cả cách cửa, mà sẽ sao in dấu vân tay
C. Đúc khuôn dấu vết: áp dụng đối với dấu vết lõm
– Áp dụng với dấu vết lõm: sử dụng thạch cao, xi cứng, hồ cao su, silicon để đúc khuôn dấu vết
VD: để thu dấu chân trên đất mềm, pha thạch cao theo tỷ lệ nhất định rồi đổ vào dấu chân đó,
khi thạch cao khô lại thì sẽ trở thành dấu chân
D. Thu dấu vết là chất lỏng, chất khí
– Đối với chất lỏng: thu vào chai, lọ thủy tinh có độ tinh khiết cao hoặc túi nhựa Polyetylenchuyên dùng
– Đối với chất khí: dùng bình hút khí đặc biệt ——————– lOMoARc PSD|27879799
Chương 3: Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường
I. Những vấn đề cơ bản về hiện trường 1. Khái niệm hiện trường –
Các vụ việc có tính hình sự bao giờ cũng diễn ra và để lại dấu vết trong 1 khoảng
khônggian nhất định, khoảng không gian đó gọi là hiện trường. –
Khái niệm: Hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ phạm tội hoặc vụ việc có
tínhhình sự. – Đặc điểm:
+ Là nơi xảy ra vụ việc
+ Là nơi phát hiện các dấu vết, vật chứng của vụ việc
Chú ý: nơi phát hiện có thể trùng với nơi xảy ra hoặc không trùng.
2. Phân loại hiện trường
A. Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc
– Hiện trường trong nhà
– Hiện trường ngoài trời
Chú ý: có trường hợp hiện trường là cả trong nhà và ngoài trời
B. Căn cứ vào nội dung và tính chất của việc xảy ra
– VD hiện trường vụ tai nạn chết người, hiện trường vụ cướp tài sản, hiện trường vụ cháy, …C.
Căn cứ vào tình trạng của dấu vết, vật chứng
– Hiện trường còn nguyên vẹn (1 cách tương đối): là hiện trường mà sau khi xảy ra vụ việcthì
các dấu vết, vật chứng không bị con người, sinh vật, thời tiết, khí hậu tác động làm biến đổi
– Hiện trường bị xáo trộn: đã bị tác động bởi con người, sinh vật, thời tiết, khí hậu.
* Hiện trường giả: do thủ phạm cố tình tạo nên nhằm đánh lạc hướng, gây khó khăn cho cơ quan điều tra
3. Ý nghĩa của hiện trường trong công tác điều tra
– Để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc
– Trong phần lớn vụ việc, dấu vết hiện trường phản ánh tổng thể về vụ việc
– Kết quả khám nghiệm hiện trường có tính chất quyết định đối với hiệu quả của hoạt độngđiều tra
– Thông qua hiện trường, có thể nhận định, đánh giá tính chất của hoạt động của thủ phạm,
công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng, thời gian diễn ra hành vi phạm tội
II. Bảo vệ hiện trường 1. Khái niệm bảo vệ hiện trường –
Khái niệm: Là việc tiến hành các biện pháp bảo đảm sự nguyên vẹn của hiện trường,
ngănngừa những tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường nói chung và các dấu vết có ở
hiện trường nói riêng, cũng như phát hiện, ghi nhận những thông tin, thay đổi ở hiện trường
có liên quan đến vụ việc đã xảy ra. – Đặc điểm của bảo vệ hiện trường: lOMoARc PSD|27879799
+ Dấu vết (phản ánh vật chất) của các vụ việc để lại hiện trường luôn đứng trước nguy cơ bị
các yếu tố khác nhau làm thay đổi (như con người, sinh vật, thời tiết, …) ==> phải bảo vệ hiện
trường để phục vụ công tác điều tra
+ Bảo vệ hiện trường là việc làm có tính khẩn cấp: phải được tiến hành ngay khi nhận được tin báo –
Ai có trách nhiệm bảo vệ hiện trường: Luật tố tụng hình sự không quy định, trong thực
tếthì lực lượng bảo vệ hiện trường rất đa dạng:
+ Công an, cán bộ cấp cơ sở
+ Cán bộ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, …
+ Thành viên tổ an ninh nhân dân + Người dân thường
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chức năng có thể huy động lực lượng vũ trang, dân quân
tự vệ tham gia bảo vệ hiện trường. –
Người dân là lực lượng đông nhất, thường là người phát hiện ra vụ việc ==> cần
tuyêntruyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của bảo vệ hiện trường.
2. Các nguyên nhân làm thay đổi hiện trường
– Nguyên nhân chủ quan: do con người vô ý hoặc cố ý tác động lên hiện trường
+ Sự tò mò, thiếu hiểu biết của quần chúng
+ Sự hốt hoảng, thiếu hiểu biết của nạn nhân hoặc người thân của họ
+ Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp để cấp cứu nạn nhân, cứu tài sản
+ Thủ phạm cố ý phá hủy hiện trường để đánh lạc hướng cơ quan điều
tra – Nguyên nhân khách quan:
+ Do súc vật, côn trùng đi lại, cắn phá, đục khoét.
+ Do thiên nhiên như mưa, nắng, gió, bão, nhiệt độ, độ ẩm, … Đặc biệt tác động lên hiện trường ngoài trời.
+ Do sự vận động nội tại bên trong các dấu vết: tác động của các quá trình lý, hóa, sinh học
diễn ra trong chính nội tại của dấu vết, VD như bị oxy hóa, bị ăn mòn, bị thối rữa, …
3. Nhiệm vụ của công tác bảo vệ hiện trường –
Cứu chữa người bị nạn, lấy sinh cung của họ:
+ Bất kỳ người bị nạn nào cũng cần được cứu chữa kịp thời, không phân biệt vai trò của họ (là
nạn nhân hay thủ phạm, đồng phạm).
+ Nếu có thể cần lấy sinh cung của họ: sinh cung gồm những thông tin ngắn gọn như tên, tuổi,
số điện thoại, người thân (người thân nhất có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp), và nội
dung cơ bản liên quan đến vụ việc đã xảy ra.
– Ngăn chặn những nguy hiểm, thiệt hại đang tiếp diễn, bảo vệ tài sản, hạn chế các ảnhhưởng
xấu có thể xảy ra: cần phối hợp với cảnh sát phòng cháy chữa cháy, lực lượng xử lý chất độc
hại, quần chúng,… Để ngăn chặn những nguy hiểm còn tiềm tàng (cháy nổ, chất độc hại phát lOMoARc PSD|27879799
tán ra môi trường, …), bảo vệ không cho tài sản bị lấy trộm, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh
hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
– Truy bắt kẻ phạm tội: nếu có cơ sở nhận định thủ phạm (hoặc đồng phạm) đang lẩn trốntrong
phạm vi hiện trường hoặc khu vực lân cận thì phải tổ chức lực lượng truy bắt chúng. – Xác
định phạm vi hiện trường bảo vệ: là khoảng không gian đã diễn ra vụ việc và là nơi lưu trữ
những dấu vết, vật chứng có liên quan. Cần xác định chính xác hiện trường để kịp thời có
những biện pháp phù hợp để bảo vệ dấu vết, vật chứng (như bố trí người canh gác, căng dây,
cắm biển báo, …). Trường hợp chưa xác định được chính xác hiện trường thì bảo vệ hiện
trường trong phạm vi rộng.
– Bảo vệ dấu vết, vật chứng: chú ý không để vật che, chắn tiếp xúc trực tiếp với dấu vết,
vậtchứng. Lực lượng bảo vệ hiện trường không có thẩm quyền thư lượm, bảo quản dấu vết,
vì vậy trong trường hợp cần thiết mới được di chuyển dấu vết vào nơi an toàn, và trước khi
di chuyển phải đánh dấu vị trí, trạng thái của chúng trên hiện trường, chụp ảnh hiện trường.
– Ghi nhận những thay đổi ở hiện trường và tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ việc: như
tên, tuổi, địa chỉ của nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu, tên và địa chỉ
của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc, nhưng
đối tượng nghi vấn. Mục đích là để xác định người làm chứng, đối tượng nghi vấn, và để
cung cấp cho cơ quan điều tra khi họ đến khám nghiệm hiện trường.
– Báo cáo với lực lượng khám nghiệm hiện trường khi họ đến hiện trường.
Chú ý: việc bảo vệ hiện trường chỉ chấm dứt khi có lệnh của lực lượng khám nghiệm hiện trường.
4. Những vấn đề cần chú ý khi bảo vệ hiện trường
– Phải kịp thời, linh hoạt và bao quát được phạm vi hiện trường.
– Không cho những người không có trách nhiệm ra, vào hiện trường.
– Không được mang bất cứ đồ vật nào ở hiện trường đi nơi khác hoặc ngược lại.
– Không được tự ý đi lại và tùy tiện đụng chạm vào những đồ vật ở hiện trường: vì có thể tạora
dấu vết làm khó khăn cho công tác điều tra.
– Không được hút thuốc lá ở hiện trường: vì có thể tạo ra mùi, hoặc làm ảnh hưởng đến dấuvết hơi tại hiện trường.
– Không được tiết lộ tin tức, tài liệu về hiện trường.
– Không được tự ý rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ.
III. Khám nghiệm hiện trường 1. Khái niệm hiện trường
– Khái niệm: Là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận,thu
lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. – Đặc điểm:
+ Là 1 biện pháp điều tra tố tụng
+ Thẩm quyền, thủ tục, nội dung được quy định trong luật tố tụng hình sự lOMoARc PSD|27879799
+ Cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản,
nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng
2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường
– Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường
– Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng
– Lập và hoàn chỉnh các văn bản của Hồ sơ khám nghiệm hiện trường
– Phát hiện những cơ sở, thiếu sót của nạn nhân mà tội phạm thường lợi dụng và đề xuất
cácbiện pháp phòng ngừa tích cực
3. Các phương pháp khám nghiệm hiện trường
– Phương pháp chia ô: là phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực, được ápdụng
khi khám nghiệm các loại hiện trường có hạm vi rộng lớn nhưng được phân chia tự nhiên
thành những khu vực độc lập với nhau; hoặc hiện trường có cấu trúc phức tạp.
– Phương pháp xoáy ốc:
+ Xoáy ốc từ trong ra ngoài: áp dụng khi đã xác định được trung tâm của hiện trường (nơi tập
trung nhiều dấu vết, vật chứng, như nơi có xác chết, nơi bắt đầu cháy, nổ, …) + Xoáy ốc từ
ngoài vào trong: áp dụng khi chưa xác định được trung tâm hiện trường
– Phương pháp cuốn chiếu: áp dụng khi hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngangnhỏ
– Phương pháp đường song song: áp dụng khi hiện trường có địa hình rộng, tương đối
bằngphẳng, VD hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy, nổ
– Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã được nhận định: áp dụng khitrên
hiện trường, qua dấu vết, vật chứng để lại đã xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và
quá trình hoạt động của chúng ở hiện trường.
Chú ý: Việc lựa chọn phương pháp khám nghiệm hiện trường phụ thuộc vào:
+ kết quả của quá trình quan sát hiện trường
+ đặc điểm cấu trúc của hiện trường
+ tính chất của việc xảy ra
+ kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điều tra viên
Chú ý: Các phương pháp khám nghiệm hiện trường có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau,
không loại trừ nhau ==> có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để khám nghiệm 1 hiện trường
4. Trình tự khám nghiệm hiện trường
A. Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường
– Chuẩn bị lực lượng khám nghiệm: gồm
+ Điều tra viên chủ trì khám nghiệm
+ Cán bộ kỹ thuật chuyên môn phù hợp (như cán bộ kỹ thuật hình sự, cảnh sát phòng cháy
chữa cháy, cảnh sát giao thông, cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ, bác sỹ pháp y, kỹ sư cháy nổ, …)
+ Đại diện Viện kiểm sát lOMoARc PSD|27879799 + Người chứng kiến
+ Những người khác có thể tham gia việc khám nghiệm (theo quy định tại Luật tố tụng hình sự)
– Chuẩn bị phương tiện khám nghiệm:
+ Các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc phát hiện, thu lượm, ghi nhận dấu vết, vật chứng.
VD va ly khám nghiệm, đèn chiếu sáng, đèn chiếu xiên, … + Phương tiện giao thông + Phương tiện liên lạc
+ Chó nghiệp vụ (nếu cần thiết)
+ Các phương tiện hỗ trợ khác
– Khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm, lực lượng khám nghiệm hiện trường cần
thựchiện 1 số công việc sau:
+ Nghe lực lượng bảo vệ hiện trườngbáo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện
trường, có thể bổ sung các biện pháp bảo vệ nếu cần thiết
+ Gặp gỡ, trao đổi với cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương về sự việc xảy ra + Lựa
chọn người đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản để chứng kiến việc khám
nghiệm, giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ + Họp lực lượng khám nghiệm và phân công lực lượng tham gia
B. Tiến hành khám nghiệm hiện trường
– Cần thực hiện 2 bước là Quan sát hiện trường, và Khám nghiệm tỉ mỉ.
– Quan sát hiện trường: là khám nghiệm sơ bộ
+ Nguyên tắc quan sát: từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ tổng thể đến bộ phận
+ Chụp ảnh toàn cảnh, ảnh định hướng, phác họa sơ đồ hiện trường trước khi khám nghiệm chi tiết
– Khám nghiệm tỉ mỉ: sử dụng các phương pháp và phương tiện phù hợp để phát hiện, thulượm,
ghi nhận, bảo quản và sơ bộ nghiên cứu đánh giá dấu vết, vật chứng.
– Điều , khoản Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Khi khám nghiệm hiện trường, Điềutra
viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và
xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả
xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo
quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
C. Kết thúc khám nghiệm hiện trường
– Họp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả khám nghiệm
– Quyết định bãi bỏ hay tiếp tục bảo vệ hiện trường
– Thông qua và ký nhận vào biên bản khám nghiệm hiện trường– Đóng gói, niêm phong và
bảo quản dấu vết, vật chứng đã thu lượm lOMoARc PSD|27879799 Câu hỏi:
(1) Ý nghĩa của bảo vệ hiện trường
(2) Ý nghĩa của khám nghiệm hiện trường
(3) Tại sao khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự?
(Điều 150 Luật tố tụng hình sự 2003)
(4) Thẩm quyền bảo vệ hiện trường
(5) Thẩm quyền của lực lượng khám nghiệm hiện trường Trả lời:
(1) Ý nghĩa của việc bảo vệ hiện trường: là sự cần thiết phải thực hiện các nhiệm vụ của công
tác bảo vệ hiện trường:
+ Việc cứu chữa người bị nạn, lấy sinh cung của họ: tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều
tra lấy lời khai của người bị nạn, việc này rất quan trọng vì chính họ là người nắm được thông
tin đáng tin cậy (là nhân chứng sống) về vụ việc để từ đó điều tra viên có thể nhanh chóng xác
định hướng điều tra, phương pháp điều tra phù hợp, nhanh chóng bắt giữ nghi can khi có căn
cứ. Trường hợp người bị nạn chính là thủ phạm thì hoạt động cứu giúp người bị nạn giúp cơ
quan có thẩm quyền bắt giữ người phạm tội, nhanh chóng kết thúc điều tra.
+ Ngăn chặn những nguy hiểm, thiệt hại đang tiếp diễn, bảo vệ tài sản: để gìn giữ dấu vết, vật
chứng; để trả lại tài sản cho người bị nạn (hoặc thân nhân người bị nạn); để bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể và của người dân; để hạn chế ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội
+ Truy bắt kẻ phạm tội: ngay khi có cơ sở nhận định thủ phạm đang lẩn trốn trong hiện trường
hoặc khu vực xung quanh, việc tung lực lượng truy bắt kẻ phạm tội có thể nhanh chóng bắt
được thủ phạm, rút ngắn quá trình điều tra, sớm đưa vụ án ra ánh sáng PL, tiết kiệm thời gian,
công sức, tiền của của hoạt động điều tra
+ Xác định phạm vi hiện trường cần bảo vệ: để tập trung nguồn lực bảo vệ nơi có dấu vết, vật
chứng liên quan đến vụ việc
+ Bảo vệ nguyên vẹn dấu vết, vật chứng: để tạo thuận lợi cho cơ quan điều tra tiến hành khám
nghiệm hiện trường và thu thập chứng cứ, phục vụ cho công tác điều tra vụ việc. + Ghi nhận
những thay đổi ở hiện trường và tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ việc: để cung cấp cho cơ
quan điều tra, giúp họ sớm xác định được phương án, hướng điều tra phù hợp
+ Báo cáo với lực lượng khám nghiệm hiện trường khi họ đến hiện trường: cung cấp đầy đủ
thông tin để hỗ trợ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
+ Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường có thể thực hiện công việc của
mình 1 cách tập trung, độc lập mà không bị cản trở hay chống đối từ bất kỳ đối tượng nào:
thực tế có không ít trường hợp khi cơ quan điều tra đang tiến hành khám nghiệm hiện trường
thì bị tấn công, gây cản trở lOMoARc PSD|27879799
(2) Ý nghĩa của việc khám nghiệm hiện trường:
+ Kết quả khám nghiệm hiện trường sẽ chi phối ở mức độ đáng kể hoạt động điều tra, thậm
chí trong nhiều trường hợp có vai trò quyết định đối với hiệu quả của hoạt động điều tra +
Thông qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá tính chất
của hoạt động của thủ phạm, công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi phạm tội, thời
gian trên hiện trường của thủ phạm, mối quan hệ giữa thủ phạm và hiện trường cũng như
nhiều thông tin cần thiết khác
+ Dấu vết, chứng cứ thu thập được thông qua khám nghiệm hiện trường có vai trò quan trọng
trong việc nhận định các vấn đề chính của vụ án như: quá trình diễn biến của vụ việc, nội
dung, tích chất của vụ việc, biết được khoảng thời gian xảy ra sự việc, loại công cụ, phương
tiện nào đã được sử dụng, số lượng người tham gia, tính chuyên nghiệp của thủ phạm, đặc
điểm của thủ phạm. Những nhận định đó giúp cho lực lượng điều tra phán đoán đúng sự việc
xảy ra, từ đó đưa ra phương án điều tra tiếp theo một cách đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm,
không bắt sai người vô tội.
+ Kết quả khám nghiệm hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khởi tố hay
không khởi tố vụ án hình sự. Mặc dù có nhiều căn cứ, cơ sở khác nhau để đưa ra quyết định
có hay không khởi tố, nhưng dựa vào kết quả khám nghiệm hiện trường là 1 trong những căn
cứ đáng tin cậy nhất. Vì kết quả của khám nghiệm hiện trường chính là kết quả mang tính
chính xác cao của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào kiểm tra những dấu vết, vật chứng để lại
trên hiện trường, qua đó, có thể giúp nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm.
+ Kết quả khám nghiệm hiện trường có thể phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở của nạn nhân
mà bị tội phạm lợi dụng, và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tích cực: ví dụ với những vụ
trộm cắp tài sản, việc khám nghiệm hiện trường có thể phát hiện những thủ đoạn phổ biến của
tội phạm, những sơ hở trong việc bảo vệ tài sản, từ đó cảnh báo, tuyên truyền để người dân
chủ động phòng ngừa. (3)
Các giai đoạn tố tụng hình sự gồm: khởi tố vụ án ==> điều tra vụ án ==> truy tố ==>
xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) ==> thi hành án hình sự. Như vậy nếu theo đúng trình tự thủ tục
thì việc khám nghiệm hiện trường nằm trong giai đoạn điều tra, sẽ phải thực hiện sau khi khởi
tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 150 Luật tố tụng hình sự 2003 quy định “Khám
nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự“.
Có quy định này là vì đối với các vụ việc mang tính hình sự, tức là vụ việc xâm hại đến
khách thể do BLHS bảo vệ nhưng ở thời điểm phát hiện ra vụ việc đó, do chưa có đủ thông tin
nên chưa thể xác định được có tội phạm hay không có tội phạm. Và để có đủ thông tin để có
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không thì 1 trong những căn cứ thường được sử dụng
nhất là khám nghiệm hiện trường. Vì kết quả của khám nghiệm hiện trường chính là kết quả
mang tính chính xác cao của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào kiểm tra những dấu vết, vật lOMoARc PSD|27879799
chứng để lại trên hiện trường, qua đó, có thể giúp nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm,
từ đó giúp cơ quan chức năng ra quyết định có khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
VD 1 vụ cháy xảy ra, có thể do nhiều nguyên nhân, do chập điện, do bị ai đốt => chưa thể
xác định được có phạm tội hay không, chỉ khi khám nghiệm hiện trường, phát hiện được dấu
vết có sự tác động của con người gây ra vụ cháy (tức là có người cố tình gây cháy) thì mới có
căn cứ khởi tố vụ án.
VD phát hiện ra 1 xác chết ==> có thể do tự sát, do tự nhiên (bệnh tật, già yếu), do tai nạn,
do bị giết ==> chỉ có nhóm bị giết là có thể khởi tố vụ án hình sự, với nhóm tai nạn thì chỉ có
tai nạn do người khác gây ra mới là vụ phạm tội (4)
Luật tố tụng hình sự 2003 không quy định về thẩm quyền bảo vệ hiện trường, trong
thựctế thì lực lượng bảo vệ hiện trường rất đa dạng:
+ Công an, cán bộ cấp cơ sở
+ Cán bộ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, …
+ Thành viên tổ an ninh nhân dân
+ Người dân thường
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chức năng có thể huy động lực lượng vũ trang, dân quân
tự vệ tham gia bảo vệ hiện trường.
Trong một số luật chuyên ngành có quy định về bảo vệ hiện trường:
– Điều 41 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 quy định:
Lực lượng công an có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy;
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện
trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lập hồ sơ vụ cháy, đánh giá hiệu quả chữa
cháy, tham gia khám nghiệm hiện trường và xác định nguyên nhân gây ra cháy.
(5) Thẩm quyền của lực lượng khám nghiệm hiện trường: ——————-
Chương 4: Hỏi cung bị can
I. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của hỏi cung bị can
1. Khái niệm hỏi cung bị can
– Khái niệm: là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về cáctình
tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.
– Đặc điểm của hỏi cung bị can:
+ tính phổ biến: được tiến hành với hầu hết các vụ án hình sự, trừ những vụ án hình sự mà
không xác định được bị can (trường hợp không tìm thấy bị can, hoặc bị can đã bỏ trốn mà
không tìm được khi đã hết thời hạn điều tra)
+ tính hiệu quả cao: bị can là người biết rất rõ vụ việc, nên nếu khai thác được lời khai bị can lOMoARc PSD|27879799
1 cách hiệu quả thì sẽ nhanh chóng làm sáng tỏ nội dung vụ việc, nhanh chóng kết luận vụ
việc. Đây là với trường hợp khởi tố đúng đối tượng. Với trường hợp bắt nhầm đối tượng, khởi
tố nhầm đối tượng thì sẽ rất dễ dẫn đến oan sai (vì định kiến, vì chủ quan của điều tra viên).
+ tính phức tạp cao: thể hiện ở sự đấu tranh về mặt tâm lý giữa điều tra viên và bị can. Đối với
tội phạm chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần, thì cuộc đấu trí này cực kỳ phức tạp.
– Ai có thẩm quyền hỏi cung bị can? Gồm: + Điều tra viên
+ Kiểm sát viên: khoản 3 Điều 131 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Trong trường hợp
cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can.”
Khoản 4 Điều 183 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong
trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra
vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.”
+ Người bào chữa: nếu được điều tra viên đồng ý. Tuy nhiên đây không phải là hỏi cung bị can
mà chỉ là lời trao đổi giữa bị can và người bào chữa.
– Tại sao phải tiến hành hỏi cung bị can?
+ Khi đã xác định được bị can thì phải thực hiện hỏi cung bị can. Khoản 1 Điều 131 Luật tố
tụng hình sự 2003 quy định: “Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau
khi có quyết định khởi tố bị can.”
+ Hỏi cung bị can là 1 biện pháp điều tra, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bị can (khi bắt đầu
hỏi cung, điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can)
– Thực chất của hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa điều tra viên và bịcan.
Do đó, đòi hỏi điều tra viên phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Có trình độ văn hóa pháp luật, nghiệp vụ cao
+ Có kiến thức xã hội sâu rộng + Tâm lý vững vàng
+ Có kinh nghiệm, nắm rõ các phương pháp, phương tiện cần sử dụng để hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao nhất
+ Cuôn xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của hỏi cung –
Các tình huống hỏi cung bị can:
+ Bị can thành khẩn khai báo
+ Bị can từ chối khai báo
+ Bị can khai báo gian dối
+ Bị can là trẻ vị thành niên
2. Nhiệm vụ của hỏi cung bị can –
Thu thập, kiểm tra, củng cố chứng cứ để làm rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của
bị canvà các đồng phạm khác: lOMoARc PSD|27879799
+ Điều tra viên cần áp dụng mọi biện pháp, chiến thuật mà PL cho phép để có được tất cả các
thông tin có liên quan đến vụ án mà bị can biết, nhằm làm rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội
của bị can, từ đó lập hồ sơ đề nghị xử lý đúng người, đúng tội
+ Với các vụ án có đồng phạm, điều tra viên cần thu thập những thông tin cần thiết để làm rõ
vai trò, vị trí của từng tên trong việc thực hiện tội phạm, làm cơ sở cho việc xác định trách
nhiệm hình sự của mỗi tên. –
Phát hiện những đồng phạm khác để kịp thời truy bắt, phát hiện những vật chứng còn
cấtgiấu để kịp thời thu giữ, phát hiện những âm mưu và hành động chuẩn bị hay đang gây án
để kịp thời ngăn chặn:
+ Tội phạm thường có sự liên quan đến nhau, vì vậy trong quá trình hỏi cung bị can, điều tra
viên cần thu thập thông tin về các đối tượng hay băng nhóm tội phạm khác, kế hoạch chuẩn bị
gây án của chúng để kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay giăng bẫy để tóm gọn –
Khai thác mở rộng nhằm làm rõ quá trình hoạt động phạm tội của bị can và đồng bọn, thu thập
những tài liệu để mở rộng hoạt động điều tra:
+ Điều tra viên cần thu thập và sử dụng triệt để những tài liệu về đặc điểm nhân thân của bị
can, hoạt động quá khứ của bị can –
Làm rõ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm để đề xuất các biện
phápphòng ngừa: đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan điều tra, không chỉ xử lý 1 vụ án,
mà từ đó rút ra những bài học để phòng ngừa, không để các vụ việc tương tự xảy ra.
3. Nguyên tắc hỏi cung bị can
A. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật –
Tuân thủ những quy định cụ thể của Luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can,
trình tựtiến hành hỏi cung, lập biên bản hỏi cung –
Bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can (Điều 50 Luật tố tụng hình sự 2003): Bị cáo có quyền:
A) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ
biệnpháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết
định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; B) Tham gia phiên toà;
C) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
D) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quyđịnh của Bộ luật này;
Đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
E) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
G) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
H) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
I) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án; lOMoARc PSD|27879799
K) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tôn trọng ở đây vừa là tôn trọng PL, vừa là tôn trọng thông qua việc sử dụng ngôn từ đúng
mực, tránh sử dụng ngôn từ xúc phạm, coi thường, thóa mạ bị can. –
Việc giáo dục, giải thích cho bị can phải đảm bảo đúng PL, đúng đường lối chính sách củađảng và nhà nước –
Không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái PL như mới cung, dụ cung,
bứccung hay dùng nhục hình (kể cả nhục hình biến tướng)
Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định cho phép ghi hình những buổi hỏi cung bị can để hạn
chế tối đa sự vi phạm PL của cơ quan điều tra. B. Thận trọng khách quan –
Điều tra viên phải có thái độ khách quan, không được áp dụng các biện pháp trái Pl để thuthập lời khai bị can –
Không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, đặc
biệtkhông được tin ngay vào lời nhận tội của bị can –
Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can trước khi
sửdụng những lời khai này trong điều tra.
II. Chiến thuật hỏi cung bị can 1. Chuẩn bị hỏi cung
A. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan –
Nghiên cứu kỹ những tài liệu từ kết quả điều tra:
+ Khám nghiệm hiện trường + Khám xét
+ Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại
+ Kết quả trưng cầu giám định, … –
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can trướcđó:
+ Trích lục tiền án, tiền sự
+ Hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước đó
+ Các tài liệu do trinh sát thu được có liên quan, … –
Với các vụ án có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn, điều tra viên phải chuẩn bị
chomình những kiến thức cần thiết về các chuyên ngành đó –
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan, điều tra viên phải
xácđịnh được những vấn đề cần phải làm rõ, cần thu thập bổ sung, hay cần phải kiểm tra, xác
minh lại để sử dụng trong quá trình hỏi cung bị can; những tài liệu, chứng cứ có thể được sử
dụng để đấu tranh với bị can, phương pháp và trình tự sử dụng chúng.
B. Nghiên cứu nhân thân của bị can
– Điều tra viên cần thu thập tài liệu nhằm làm rõ các dấu hiệu đặc trưng về nhân thân bị cannhư: lOMoARc PSD|27879799
+ Các dấu hiệu xã hội – nhân khẩu: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vai trò xã
hội, hoàn cảnh gia đình, …
+ Các dấu hiệu đạo đức – tâm lý: thái độ của bị can đối với các giá trị đạo đức xã hội + Các
dấu hiệu pháp lý hình sự: động cơ, mục đích phạm tội, tiền án, tiền sự, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự, …
==> Từ đó lựa chọn và áp dụng các thủ thuật hỏi cung phù hợp
– Nguồn thu thập: tàng thư hình sự, phiếu nhân sự, hồ sơ cán bộ, trích lục tiền án, tiền sự,phiếu
xác minh, … C. Lập kế hoạch hỏi cung
– Với vụ việc đơn giản, bị can hợp tác, thì điều tra viên có thể chỉ cần lập kế hoạch hỏi
cungtrung tư duy của mình, hay lập dưới dạng viết với những gạch đầu dòng những ý cần
thiết – Với vụ việc phức tạp, nhiều tình tiết, hoặc bị can không hợp tác, thì kế hoạch hỏi cung
phải được lập chi tiết, tỉ mỉ.
– Kế hoạch hỏi cung thường gồm các nội dung:
+ Những vấn đề phải làm rõ trong quá trình hỏi cung
+ Những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được
+ Những câu hỏi cần đưa ra để bị can trả lời: chỉ là dự kiến các câu hỏi, có thể thay đổi trong
thực tế hỏi cung, chú ý sự logic, trình tự hỏi và mối quan hệ giữa các câu hỏi. Các loại câu hỏi
thường sử dụng: Câu hỏi bổ sung lời khai
Câu hỏi làm chính xác lời khai Câu hỏi gợi nhớ lại Câu hỏi kiểm tra
Câu hỏi vạch trần lời khai gian dối
+ Dự kiến chiến thuật hỏi cung
+ Lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hỏi cung
D. Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho cuộc hỏi cung – Phòng hỏi cung
– Mẫu biên bản hỏi cung bị can
– Giấy, bút, máy ghi âm
– Các phương tiện kỹ thuật khác
Câu hỏi: Việc nghiên cứu nhân thân của bị can có phải là yêu cầu bắt buộc trong quá trình
chuẩn bị hỏi cung bị can hay không? 2. Tiến hành hỏi cung
A. Giải quyết các thủ tục tố tụng cần thiết
– Đưa bị can vào phòng hỏi cung, yêu cầu ngồi vào nơi quy định
– Tiến hành nhận dạng và kiểm tra căn cước của bị can
– Điều tra viên tự giới thiệu mình với bị can
– Đọc quyết định khởi tố bị can lOMoARc PSD|27879799
– Giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can theo Điều 60 Luật tố tụng hình sự 2015 (nếu làbuổi
hỏi cung đầu tiên): chú ý giải thích quyền và nghĩa vụ chứ không chỉ nêu điều luật. – Trường
hợp có người bào chữa, người phiên dịch tham gia buổi hỏi cung, thì điều tra viên giải thích
quyền và nghĩa vụ của họ theo các Điều 72 và Điều 70 Luật tố tụng hình sự 2015
Chú ý: việc giải thích quyền và nghĩa vụ phải được ghi vào biên bản
B. Thiết lập sự giao tiếp tâm lý giữa điều tra viên và bị can –
Mục đích: tạo bầu không khí thuận lợi cho cuộc hỏi cung, trong đó bị can cảm nhận
đượcsự tôn trọng đối với điều tra viên, hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của điều tra viên,
sự vô tư của điều tra viên khi hỏi cung, và nhận thức được sự cần thiết phải giúp đỡ điều tra
viên tìm ra sự thật của vụ án bằng lời khai của mình. –
Điều tra viên căn cứ vào các đặc điểm nhân thân và thái độ của bị can để xây dựng sự
tiếpxúc tâm lý thuận lợi cho cuộc hỏi cung.
C. Tiến hành hỏi cung bị can theo nội dung đã dự kiến trong bản kế hoạch hỏi cung –
Điều tra viên hỏi bị can về hoàn cảnh gia đình và lịch sử bản thân (cho cuộc hỏi cung đầutiên) –
Sau đó, điều tra viên có thể yêu cầu bị can tư khai về hành vi phạm tội của mình theo
tộidanh được nêu trong quyết định khởi tố bị can –
Sau đó, điều tra viên bắt đầu đặt câu hỏi theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị để bị can trả
lời.Chú ý: kế hoạch hỏi cung có thể thay đổi theo thực tế buổi hỏi cung.
Câu hỏi: Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can có phải được tiến hành cho tất cả các
buổi hỏi cung hay không?
Trả lời: Khoản 2 Điều 183 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Trước khi tiến hành hỏi cung
lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại
Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.”
Như vậy điều tra viên chỉ bắt buộc phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can trong buổi hỏi
cung đầu tiên. Những buổi hỏi cung tiếp theo luật không bắt buộc, nhưng vẫn có thể giải thích
lại nếu bị can yêu cầu.
Câu hỏi: Có được tiến hành hỏi cung vào ban đêm không, tại sao?
Trả lời: Khoản 3 Điều 183 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:: “Không hỏi cung bị can vào
ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.” Như
vậy vẫn có thể tiến hành hỏi cung vào ban đêm, như trường hợp cần hỏi cung ngay để truy bắt
đồng phạm đang chạy trốn, hoặc đang tẩu tán tài sản, thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương
tiện phạm tội, làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can,… 3. Kết thúc hỏi cung
– Điều tra viên hoàn chỉnh Biên bản hỏi cung bị can lOMoARc PSD|27879799
– Chuyển biên bản cho bị can tự đọc, hoặc điều tra viên đọc lại cho bị can nghe– Yêu
cầu bị can và những người tham gia ký vào biên bản – Nếu cuộc hỏi cung có ghi
âm, phải phát lại để bị can nghe.
Câu hỏi: Việc ghi âm, ghi hình trong khi hỏi cung bị can được tiến hành trong trường hợp nào?
Trả lời: Khoản 5 Điều 183 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ
sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu
cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Như vậy việc ghi âm, ghi hình trong khi hỏi cung bị can được luật quy định là bắt buộc
trong trường hợp hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan điều tra. Việc này để
nhằm đảm bảo tính khách quan của buổi hỏi cung, tránh mới cung, dụ cung, bức cung để tránh gây ra án oan sai.
Câu hỏi: Trường hợp bị can không biết chữ, việc lập biên bản sẽ được tiến hành như thế nào?
Trả lời: Trường hợp này cần có người chứng kiến tham gia vào quá trình hỏi cung bị
can. Biên bản hỏi cung bị can vẫn được lập như thông thường, và phải có thêm chữ ký xác
nhận của người chứng kiến.
Câu hỏi: Trường hợp bị can là người nước ngoài, hoặc người dân tộc thiểu số không biết tiếng
Việt thì việc lập Biên bản hỏi cung có gì khác với trường hợp thông thường không?
Trả lời: Trường hợp này cần có người phiên dịch Biên bản hỏi cung ghi thêm sư có mặt
của người phiên dịch việc hỏi cung vẫn diễn ra bình thường. Theo quy định tại khoản 3 Điều
184 Luật tố tụng hình sự 2015 thì: “Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều
tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời
giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký
vào từng trang của biên bản hỏi cung.”
III. Chiến thuật hỏi cung bị can
1. Những quy định chung của chiến thuật hỏi cung bị can – Tính tích cực:
+ Thể hiện ở chỗ điều tra viên phải luôn nắm chắc thế chủ động, biết linh hoạt sử dụng tất cả
các chiến thuật hỏi cung nhằm đạt được mục đích đề ra, trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ PL
+ Đối với bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì cuộc hỏi cung phải mang tính tiến
công liên tục. Khi đó điều tra viên không chỉ là người ghi nhận thông tin do bị can cung cấp
mà phải tích cực sáng tạo áp dụng mọi phương tiện PL cho phép nhằm thu được những thông tin chính xác về vụ án
– Tính có mục đích rõ ràng: trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành hỏi cung bị can, điềutra
viên phải xác định rõ ràng mục đích cụ thể mà cuộc hỏi cung cần đạt được. Để thực hiện lOMoARc PSD|27879799
được điều đó, điều tra viên phải xác định rõ những vấn đề cần làm rõ, những tin tức, tài liệu cần phải thu thập.
– Tính khách quan và đầy đủ:
+ Khi hỏi cung bị can, điều tra viên cần thu thập đầy đủ tất cả những tài liệu, chứng cứ buộc
tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
+ Điều tra viên không được phép tự ý sửa chữa, thêm bớt vào lời khai bị can, hoặc thay đổi lời
khai bị can cho phù hợp với quan điểm của mình, hoặc gán ép cho bị can những quan điểm của mình
+ Điều tra viên không được đưa ra những câu hỏi có tính chất mới cung
+ Trong biên bản phải ghi chính xác đến từng chữ lời khai của bị can –
Cần khai thác một cách hợp lý những đặc điểm nhân thân của bị can:
+ Đây là 1 yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được thực hiện 1 cách nghiêm túc khi hỏi cung bị can
+ Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào khả năng và mức độ khai thác, sử dụng những tài
liệu về đặc điểm nhân thân của bị can của điều tra viên khi hỏi cung
+ Nếu không khai thác và sử dụng được những đặc điểm nhân thân của bị can, thì điều tra viên
rất khó thiết lập và duy trì sự tiếp xúc tâm lý với bị can – là 1 trong những điều kiện không thể
thiếu để đạt được mục đích của cuộc hỏi cung 2. Chiến thuật hỏi cung đối với bị can thành khẩn khai báo
– Điều tra viên nên để bị can tự khai về hành vi phạm tội của mình bằng cách trình bàymiệng
hay viết bản tự khai về tất cả những tình tiết mà bị can biết theo trình tự mà bị can chọn hay
theo sự hướng dẫn của điều tra viên.
– Trong 1 số trường hợp, xuất phát từ quan điểm chiến thuật, điều tra viên có thể hướng dẫnbị
can trước tiên làm sáng tỏ 1 tình tiết nào đó, sau đó khai về các tình tiết còn lại
– Khi bị can tự khai, điều ra viên không được dừng lời khai của bị can, trừ trường hợp đặcbiệt,
không được thúc giục bị can hoặc đưa ra những nhận xét của mình về lời khai của bị can –
Điều tra viên không nên lập biên bản trong giai đoạn này, mà chỉ cần ghi lại những gì cần
phải chú ý đối với lời khai bị can, những chỗ bị can bỏ trống không khai báo và những câu
hỏi cần đặt ra cho bị can trả lời sau. Cần làm cho bị can cảm thấy luôn được lắng nghe, điều
này sẽ càng củng cố thái độ thành khẩn của bị can.
– Sau khi bị can tự khai, điều tra viên đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời
– Trường hợp có cơ sở để nhận định lời khai của bị can là không đúng sự thật, điều tra viêncần
xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết phù hợp:
+ Nếu điều đó xuất phát từ sự nhầm lẫn vô ý của bị can thì điều tra viên cần giúp đỡ bị can nhớ
lại bằng cách đặt các câu hỏi gợi ý
+ Nếu do bị can cố tình khai báo gian dối, điều tra viên cần vạch trần sự gian dối đó trong lời
khai của bị can và áp dụng những biện pháp, chiến thuật phù hợp để tác động, buộc bị can phải khai báo đúng sự thật. lOMoARc PSD|27879799
3. Chiến thuật hỏi cung đối với bị can từ chối khai báo –
Một nguyên tắc của PL là “ai buộc tội, người đó phải chứng minh”. PL tố tụng hình
sựcũng quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng hình sự ==>
do đó bị can không bị buộc phải khai báo, cũng như không cấm bị can khai báo gian dối ==>
bị can từ chối khai báo, bị can khai báo gian dối không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi đó –
Vì vậy nhiệm vụ của điều tra viên khi hỏi cung nhiều khi còn phải áp dụng các thủ
thuật,biện pháp phù hợp để khắc phục việc bị can từ chối khai báo –
Các thủ thuật mà điều tra viên áp dụng đối với bị can từ chối khai báo:A. Giáo dục,
thuyết phục bị can để bị can thay đổi về nhận thức – Thông thường, bị can từ chối khai báo do :
+ Chưa tin tưởng vào chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước
+ Sợ nếu khai báo thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng
+ Sợ đồng bọn trả thù + Sợ mất uy tín
+ Cho rằng việc chuẩn bị, tiến hành và che dấu tội phạm của mình là tinh vi, bí mật nên cho
rằng nếu không khai báo thì điều tra viên không thể buộc tội –
Điều tra viên cần nắm được lý do bị can từ chối để có biện pháp giáo dục, thuyết phục
phùhợp nhằm khiến bị can thay đổi nhận thức, hợp tác với cơ quan điều tra.
B. Sử dụng tình tiết về sự khai báo của đồng phạm khác –
Trường hợp vụ án có nhiều bị can và 1 số bị can đã khai báo thành khẩn, điều tra viên
cóthể thông báo với bị cáo từ chối khai báo rằng đồng phạm của bị can đã thành khẩn khai báo
và họ đã vạch trần hành vi phạm tội của bị can.
Khi đó bị cáo sẽ hoang mang, dao động, sợ mình không khai báo thì sẽ bị đồng bọn đổ hết tội
lỗi, từ đó bị cáo sẽ từ bỏ thái độ ngoan cố và chịu thành khẩn khai báo. –
Chú ý khi áp dụng thủ thuật này, điều tra viên không nên cho bị can đọc lời khai của
cácđồng phạm trước khi bị can khai nhận.
C. Thuyết phục bị can bằng cách sử dụng những chứng cứ đã thu thập được
– Điều tra viên chủ động đưa ra những chứng cứ cụ thể về hành vi phạm tội của bị can rồiyêu
cầu bị can trả lời ngay vào những chứng cứ đó nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can.
– Sử dụng chứng cứ có thể theo 2 cách:
+ Tuần tự đưa từng chứng cứ có giá trị chứng minh từ thấp đến cao
+ Đưa ngay chứng chứ có giá trị chứng minh cao nhất để tạo bất ngờ cho bị can
D. Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác lOMoARc PSD|27879799 –
Điều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy rằng thái độ từ chối khai báo của bị can sẽ có
lợicho các đồng phạm khác trong vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng phạm đó trốn
tránh hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. –
Thủ thuật này thường được áp dụng đối với bị can có tâm lý lo sợ cho sự an toàn của
cánhân mình, nhất là đối với bị can giữ vai trò ít quan trọng trong vụ án
4. Chiến thuật hỏi cung đối với bị can khai báo gian dối
– Thông thường, việc bị can khai báo gian dối xuất phát từ 1 số động cơ:
+ Bị can muốn trốn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, hoặc muốn chịu hình phạt khác nhẹ hơn
+ Bị can muốn bao che hay làm giảm nhẹ tội của đồng phạm vì mối quan hệ bạn bè, gia đình,
hay mục đích vụ lợi khác
+ Bị can muốn vu khống cho đồng phạm khác do thù tức hay nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho mình
+ Bị can muốn tự kết tội do mình mắc bệnh tâm thần hay muốn được hưởng những điều kiện
thuận lợi trong cuộc sống
– Khi bị can khai báo gian dối, cuộc hỏi cung mang tính xung đột cao, cả điều tra viên và bịcáo
đều ở trạng thái căng thẳng thần kinh, sự tiếp xúc tâm lý khó đạt được.
– Để vạch trần việc khai báo gian dối của bị can, điều tra viên sử dụng các chiến thuật tácđộng
xúc cảm, phân tích logic lời khai bị can, đồng thời áp dụng các thủ thuật phối hợp như: +
Khơi dậy sự hối hận và thành khẩn khai báo của bị can bằng cách giải thích cho bị can thấy
những hậu quả pháp lý của thái độ ngoan cố, gian dối; đồng thời giải thích những khả năng
thuận lợi nếu bị can thành khẩn khai báo và hợp tác với cơ quan điều tra
+ Tác động lên những mặt tốt của bị can như thành tích, công lao cống hiến, uy tín của bị can
+ Sử dụng sự ác cảm của bị can đối với đồng phạm nào đó trong vụ án, sự phụ thuộc của bị
can đối với các đồng phạm đã làm giảm uy tín của bị can, sự nghi ngờ của bị can đối với lòng
trung thành của các đồng phạm
+ Sử dụng tình tiết bất ngờ bằng cách đặt những câu hỏi mà trong tình huống đó bị can hoàn toàn không ngờ tới
– Sử dụng thủ thuật phân tích logic lời khai của bị can để chứng minh cho bị can cảm thấy đãbị
vạch trần lời khai báo gian dối, các thủ thuật phân tích logic gồm:
+ Sử dụng những chứng cứ phủ nhận lời khai của bị can
+ Sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh với bị can
+ Phân tích logic những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác, chỉ ra cho bị
can thấy sự vô nghĩa của thái độ khai báo gian dối
– Ngoài ra còn có thể sử dụng các thủ thuật hỏi cung khác như hỏi tuần tự, hỏi đứt quãng, …
5. Chiến thuật hỏi cung đối với bị can là trẻ vị thành niên –
Đặc điểm của bị can ở tuổi vị thành niên:
+ Thường có xu hướng thổi phồng những tình tiết, sự kiện mà họ đã biết, lOMoARc PSD|27879799
+ Thường hay tưởng tượng, bịa đặt những tình tiết có liên quan đến sự việc xảy ra
+ Dễ bị tác động bởi ý kiến của người lớn, trong đó có cả điều tra viên, về những tình tiết khác nhau của vụ án
+ Rất mau quên và thường chỉ nhớ những gì họ thích hoặc gây ấn tượng mạnh với họ –
Trong giai đoạn chuẩn bị hỏi cung, điều tra viên cần xác định rõ: + Tuổi của bị can,
+ Mức độ phát triển về thể chất và tinh thần,
+ Mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của mình
+ Điều kiện sinh sống và giáo dục
+ Có hay không có người lớn xúi dục
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
+ Thu thập tài liệu về các mối quan hệ, cá tính, sở thích, hứng thú của bị can vị thành niên –
Việc hỏi cung bị can cần phải thực hiện ngay khi có thể, không nên để lâu vì bị can có thể quên
mất 1 số tình tiết liên quan. Cuộc hỏi cung không nên kéo dài vì bị can ở lứa tuổi này chỉ có
khả năng tập trung chú ý trong thời gian ngắn –
Nếu bị can thành khẩn khai báo, điều tra viên nên để bị can tự khai bằng miệng hay
viếtbản tự khai. Khi bị can tự khai, điều tra viên không được thúc giục, ngắt quãng hay hỏi bị can. –
Nếu bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, điều tra viên cần xác định nguyên
nhâncủa thái độ đó và lựa chọn biện pháp phù hợp. Với bị can vị thành niên thì cách thức
hiệu quả để vạch trần thái độ gian dối là sử dụng các thủ thuật xúc cảm, không nên sử dụng
các thủ thuật phân tích logic. ——————- Chương 5: Khám xét
I. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của khám xét 1. Khái niệm khám xét
– Khái niệm: là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chếngười,
chỗ ở, nơi làm việc, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ,
phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan
đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc.
– Đối tượng của khám xét rất đa dạng:
+ Người: khám xét quần áo, đồ đạc mang trên người, hành lý mang theo, phương tiện giao
thông cá nhân, thậm chí khám bên trong cơ thể người (VD tội phạm nuốt kim cương, …) +
Chỗ ở: có thể là chỗ ở cố định (nơi thường trú), chỗ ở tạm thời (nơi tạm trú), chỗ ở di động
(trường hợp ở trên xe ô tô, trên tàu thuyền di chuyển thường xuyên)
+ Nơi làm việc: cơ quan, nơi bán hàng, tại nhà, … lOMoARc PSD|27879799
+ Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: phải đang nằm trong sự quản lý của bưu điện
2. Mục đích của khám xét
– Phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có
– Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra
– Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc nhữngđồ
vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành (như vũ khí, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, …)
– Phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc
3. Nguyên tắc của khám xét
A. Nghiêm chỉnh tuân theo PL –
Hiến pháp 2013 quy định:
+ Điều 20 khoản 1: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. +
Điều 21 khoản 1: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
+ Điều 21 khoản 2: Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
+ Điều 22 khoản 2: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào
chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
– Như vậy, việc khám xét phải triệt để tuân theo PL, không được xâm phạm các quyền cơ bảncủa công dân.
– Để thực hiện tốt nguyên tắc tuân theo PL, cơ quan điều tra cần chú ý:
+ chỉ được khám xét khi có căn cứ theo quy định của PL: luật tố tụng hình sự không quy định
các căn cứ PL cụ thể của việc khám xét, Điều 140 Luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định
trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội,
đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám
chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
==> như vậy việc khám xét hoàn toàn do cơ quan điều tra xác định và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. Thông thường cơ quan điều tra sẽ dựa trên các tài liệu, chứng cứ có được
từ các trinh sát, hay từ quần chúng nhân dân; hoặc có thể dựa trên Đơn tố cáo
+ Phải tuân theo những quy định của Luật tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét:
theo quy định tại Điều 141 Luật tố tụng hình sự 2003, có 2 trường hợp khám xét: Khám xét bình thường lOMoARc PSD|27879799
Khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn
+ Khi tiến hành khám xét phải tuân theo những quy định của PL về trình tự, thủ tục khám xét
các đối tượng của thể được quy định trong Luật tố tụng hình sự: Điều 142 – 145 Luật tố tụng hình sự 2003
+ Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành
vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, của công dân
B. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ
– Khám xét phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là:
+ Bí mật: cơ quan điều tra phải giữ bí mật chủ trương, kế hoạch khám xét; giữ bí mật việc
chuẩn bị, triển khai các lực lượng bao vây, giám sát cuộc khám xét ==> mục đích là để thủ
phạm không có điều kiện để che dấu, tiêu hủy chứng cứ hay chạy trốn
+ Bất ngờ: phải tạo được yếu tố bất ngờ khi xuất hiện tại nơi khám xét ==> mục đích để làm
cho thủ phạm trở tay không kịp, lúng túng, bộc lộ những chỗ sơ hở
– Đảm bảo bí mật và bất ngờ là yếu tố cơ bản để tạo nên thành công của việc khám xét.VD: vụ
khám xét Vũ trường New Century tại Hà Nội năm 2007 đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ nên
đã bắt quả tang hoạt động mua bán, sử dụng thuốc lắc tại vũ trường này
– Ngoài ra, trong quá trình khám xét, cơ quan điều tra không được để lộ bí mật nhữngphương
tiện và biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng, mục đích là để tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
II. Chiến thuật khám xét 1. Chuẩn bị khám xét
A. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình hình khác có liên quan đến quyết định khám xét –
Điều tra viên cần nghiên cứu kỹ những tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã thu thập
được.Trường hợp cần thiết có thể phải tiến hành các biên pháp điều tra khác như hỏi cung bị
can, lấy lời khai nhân chứng, đối chất, …Để thu thập bổ sung hoặc kiểm tra những tài liệu làm căn cứ khám xét. –
Ngoài ra, điều tra viên cần nghiên cứu kỹ các tình hình khác liên quan đến quyết định khámxét như:
+ nhiệm vụ chính trị của đảng và nhà nước
+ tình hình an ninh trật tự trên địa bàn nơi tiến hành khám xét
+ các chính sách có liên quan đến đối tượng khám xét
+ tình hình hoạt động của tội phạm trên địa bàn
+ ý thức chấp hành PL và nguyện vọng của quần chúng nhân dân nơi tiến hành khám xét
B. Nghiên cứu đối tượng khám xét
– Khi cần khám xét người, cần xác định được:
+ các đặc điểm nhận dạng của đối tượng
+ giới tính: chú ý PL quy định: nam khám nam, nữ khám nữ
+ nắm vững đặc điểm tâm lý lOMoARc PSD|27879799 + nghề nghiệp
+ thói quen, sở thích sinh hoạt, đi lại + tiền án, tiền sự
+ mối quan hệ gia đình, xã hội
– Khi cần khám xét chỗ ở, nơi làm việc, cần xác định:
+ địa chỉ chính xác ngôi nhà, căn phòng, địa điểm
+ đặc điểm cấu trúc, vật liệu được sử dụng để xây dựng chúng
+ đường đến và ra khỏi nơi đó
+ số lượng và đặc điểm của các cửa ra vào và cửa sổ
+ số lượng và đặc điểm nhân thân của những người sống, làm việc trong đó
+ chế độ sinh hoạt, mối quan hệ của họ với nhau
– Những thông tin, tài liệu trên có thể thu thập được qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, quaviệc
trinh sát, qua quần chúng, hoặc do điều tra viên trực tiếp xuống địa bàn điều tra, …
C. Lập kế hoạch khám xét
– Xác định mục đích, yêu cầu cuộc khám xét
– Xác định thời gian tiến hành khám xét
– Dự kiến thành phần lực lượng tiến hành và tham gia khám xét
– Dự kiến những phương tiện cần thiết cho cuộc khám xét
– Dự kiến quá trình tiến hành khám xét
– Dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và các biện pháp giải quyết:
VD đối tượng chống trả quyết liệt, đối tượng ném tang vật sang nhà hàng xóm mà không có
lệnh khám nhà hàng xóm
VD trong vụ án Lê Văn Luyện, khi khám xét nhà Lê Văn Luyện, có đến 400 người dân do hiếu
kỳ đến vây quanh, thậm chí trèo lên cây, lên mái nhà hàng xóm để xem 2. Tiến hành khám xét
– Căn cứ vào phương thức khám xét, có 2 phương thức khám xét:
+ Khám xét theo trình tự: VD khám tuần tự từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong
+ Khám xét theo lựa chọn: khám những chỗ nghi ngờ –
Căn cứ vào chủ thể tiến hành, có 2 loại: + Khám xét theo cá nhân:
+ Khám xét theo nhóm: VD chia các đối tượng ra thành từng nhóm 3 người để khám xét –
Căn cứ vào hướng vận động trong quá trình khám xét, chia làm 2 loại:
+ Khám xét song song: VD 2 người khám xét 2 đối tượng từ trên xuống dưới
+ Khám xét ngược chiều: VD 1 người khám từ trên xuống, 1 người khám từ dưới lên 3. Kết thúc khám xét
– Hoàn tất các thủ tục khám xét lOMoARc PSD|27879799
+ Lập biên bản khám xét
+ Sắp xếp lại các đồ đạc tại nơi khám xét
III. Chiến thuật khám xét trong các trường hợp cụ thể 1. Khám xét người
– Là việc tiến hành tìm tòi, lục soát trong: + Người + Quần áo đang mặc + Các đồ vật mang theo
+ Phương tiện đi lại của người đó
Nhằm phát hiện và thu giữ các công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà
có, hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án – Các trường hợp khám xét người: + Bị can
+ Người bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang: có thể khám xét ngay
mà không cần có lệnh khám xét
+ Người đang bị truy nã
+ Người đang có mặt tại nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ
– Trình tự thủ tục khám xét người: theo Điều 194 Luật tố tụng hình sự 2015.
– Thẩm quyền khám xét người: điều tra viên. Lực lượng khám xét thông thường bao gồm
1người chỉ đạo khám xét, 1 người thực hiện khám xét, 1 người bảo vệ khám xét, 1 người chứng kiến
– Nguyên tắc của khám xét là “nam khám nam, nữ khám nữ, và có người cùng giới chứngkiến”
Chú ý: đối với phạm tội quả tang thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt, nhưng khám người thì phải
là người có thẩm quyền (thường là điều tra viên). Khi bắt gặp phạm tội quả tang thì chỉ có
quyền bắt giữ và giải (đưa) đến đồn công an gần nhất, chứ không được khám xét.
– Các bước tiến hành khám xét người:
+ Bước 1: Khám xét sơ bộ: tiến hành ngay sau khi bắt được đối tượng, nhằm mục đích tước
vũ khí, chất độc và thu giữ vật chứng dễ tìm. Chỉ khi nào có căn cứ để khẳng định chắc chắn
người bị bắt đã bị tước hết vũ khí, chất độc mới giải về nơi giam giữ.
+ Bước 2: Khám xét chi tiết: thực hiện khám chi tiết trên người, quần áo, hành lý, phương tiện
giao thông của đối tượng để thu giữ các công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm
tội mà có, hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Khám xét chi tiết phải được tiến
hành ở nơi kín đáo như trụ sở cơ quan điều tra, hay 1 căn phòng, 1 ngôi nhà nào đó và không
để cho những người không liên quan có mặt để đảm bảo an toàn cho cuộc khám xét và giữ gìn
danh dự, nhân phẩm cho người bị khám xét.
2. Khám xét chỗ ở, địa điểm
– Là việc lục soát, tìm tòi toàn bộ chỗ ở, đồ vật trong phạm vi chỗ ở và các vùng phụ cận lOMoARc PSD|27879799
(VD khi khám nhà thì có thể khám xét thêm cả vườn, ao, giếng nước, …)
– Bắt buộc phải có lệnh khám xét thì mới được tiến hành khám xét –
Thường chia thành các giai đoạn: + Giai đoạn đầu:
Đến nơi cần khám xét. Chú ý cần đảm bảo tính bí mật. VD đi bằng taxi (không đi bằng xe công
án), gần đến nơi thì chia nhỏ lực lượng, đi theo các đường khác nhau để tiếp cận địa điểm cần khám xét
Đột nhập địa điểm: phải tạo được yếu tố bất ngờ. VD nhờ hàng xóm gõ cửa, khi đối tượng ra
mở cửa thì bất ngờ khống chế đối tượng cho lực lượng khám xét ập vào
Đọc lệnh khám xét: tập hợp những người có mặt và đọc lệnh khám xét
+ Giai đoạn quan sát sơ bộ: để xác định xem sẽ sử dụng những cách thức nào để khám xét, có
những dấu hiệu bất thường nào không (để lưu ý khi khám xét). VD phát hiện thấy 1 bức tường
mới được sơn lại, hoặc thấy trên nền nhà có chỗ mới lát lại gạch + Giai đoạn khám xét chi tiết:
Lựa chọn phương thức khám xét phù hợp
Thực hiện khám xét: vừa khám xét vừa quan sát thái độ của đối tượng để phán đoán
Thu giữ các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
Thu giữ các đồ vật, tài liệu cấm tàng trữ, cấm lưu hành —————— Ngày 05/11/2017
Giảng viên: cô Đỗ Thị Phượng (TS)
Chương 6: Thực nghiệm điều tra
I. Khái niệm, phân loại và mục đích của thực nghiệm điều tra
1. Khái niệm thực nghiệm điều tra
– Khái niệm: Là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm,
thựcnghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng
cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự
việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự.
– Khi nào cần thực hiện thực nghiệm điều tra?
VD vụ án đã xảy ra từ rất lâu nhưng mới phát hiện ra, hiện trường đã không còn ==> cần
thực nghiệm điều tra
VD khi hiện trường đã không còn, muốn điều tra lại ==> cần thực nghiệm điều tra VD
khi vật chứng đã bị tiêu hủy ==> cần thực nghiệm điều tra
– Thực nghiệm điều tra cần xác định được những chi tiết của vụ việc 1 cách tỉ mỉ, chính
xác.Hơn nữa chi phí để có thể tiến hành thực nghiệm điều tra là lớn (so với các biện pháp lOMoARc PSD|27879799
điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, hỏi cung). Vì vậy thực nghiệm điều tra chỉ được
thực hiện trong những trường hợp nhất định.
2. Các loại thực nghiệm điều tra
– Hai hình thức của thực nghiệm điều tra:
+ diễn lại: là trường hợp căn cứ vào lời khai của bị can và những người liên quan, cơ quan điều
tra tổ chức cho họ làm lại, nghe lại, nhìn lại hành vi, sự việc, hiện tượng mà họ khai đã làm,
đã nghe, đã thấy để có cơ sở khách quan xác minh lời khai
+ làm thử: là trường hợp căn cứ vào tài liệu đã thu thập được, kết hợp với kinh nghiệm điều
tra và các giả thuyết điều tra, cơ quan điều tra tổ chức tái tạo lại hiện trường, làm cơ sở khách
quan cho việc kết luận nội dung vụ việc – Các loại thực nghiệm điều tra:
A. Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác 1 sự việc, hiện tượng nhất định
– Tri giác: nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy
– Chủ thể của thực nghiệm: người làm chứng, người bị hại, bị can
VD: người làm chứng khai báo từ khoảng cách 20m có nghe thấy, nhìn thấy tình tiết vụ án
==> thực nghiệm để xác định xem trong hoàn cảnh cụ thể đó, thì từ khoảng cách 20m người
làm chứng có đúng là có thể nghe thấy, nhìn thấy tình tiết vụ án không
B. Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện 1 hành vi, 1 công việc nhất định của con người
– Chủ thể của thực nghiệm: bị can, người bị tạm giữ
– Cơ sở: lời khai của bị can, người bị tạm giữ về hành vi, sự việc mà họ khai là đã làm vànhững
điều kiện chủ quan, khách quan
– Mục đích: làm rõ 1 người nào đó có khả năng thực hiện 1 hành vi cụ thể nào đó trongnhững
điều kiện cụ thể hoặc trong 1 khoảng thời gian cụ thể
VD bị can khai báo tự tạo ra súng tự chế ==> cung cấp các điều kiện như bị can mô tả, yêu
cầu bị can thực hiện lại việc chế tạo để xem có đúng là bị can tự chế tạo không, hay còn có
người khác chế tạo rồi đưa cho bị can gây án
VD bị can khai đã mở khóa két sắt chỉ trong 1 phút ==> yêu cầu bị can thực hiện lại
VD bị can khai tự điều chế ma túy tổng hợp tại nhà với các công cụ nấu bếp thông thường
==> yêu cầu thực nghiệm điều tra để xác minh
C. Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của 1 sự việc, hiện tượng –
Là việc cơ quan điều tra tổ chức thí nghiệm 1 sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa
rõnguyên nhân theo các giả thuyết điều tra đã đặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến
của sự việc, hiện tượng đó –
Cơ sở: toàn bộ nội dung tình hình, tài liệu đã có, những hiểu biết của điều tra viên về
sựviệc, hiện tượng đó
VD điều tra 1 vụ cháy nổ chưa rõ nguyên nhân bằng cách thực nghiệm khả năng tự bắt cháy,
nổ của 1 vật nào đó (như bình gas, bình xăng, …) Để xác định nguyên nhân (xem là nguyên
nhân tự nhiên hay do có sự tác động của con người) lOMoARc PSD|27879799
VD lượng xăng bị thất thoát nhiều bất thường ==> thực nghiệm điều tra xem hiện tượng hao
hụt nguyên liệu tự nhiên là bao nhiêu, để từ đó có cơ sở xác định những nguyên nhân khác D.
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra –
Mục đích: để kiểm tra lời khai của bị can, người làm chứng, người bị hại, … Về quá
trìnhdiễn biến của sự việc xảy ra hoặc của những tình tiết cụ thể trong đó
VD bị can khai đã thực hiện việc trộm cắp tài sản bằng cách đánh thuốc mê cho chó, vô hiệu
hóa camera và còi báo động, dùng kiềm cộng lực cắt khóa cửa, đột nhập vào nhà và lấy trộm
tài sản quý ==> thực nghiệm để bị can thực hiện lại toàn bộ quá trình phạm tội E. Thực
nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết của sự việc xảy ra – Mục đích:
xác định xem bằng cách nào đó mà các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật
mang vết, đối tượng cụ thể nào đó có thể để lại loại dấu vết này hay không. Mục đích của thực nghiệm điều tra –
Kiểm tra những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án: để xem chúng có chính xáckhông –
Kiểm tra và đánh giá các giả thuyết điều tra: đối với những vụ án chưa có chứng cứ,
hoặcchứng cứ chưa rõ ràng –
Thu thập những tài liệu, chứng cứ mới (mà chưa thu được trước đó): VD khi yêu cầu
ngườilàm chứng diễn lại sự việc, thì có thể trong khi diễn lại, người làm chứng lại nhớ được
thêm các tình tiết mà trước đó họ đã quên không khai báo –
Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, là cơ sở cho việc đề xuất các
biệnpháp phòng ngừa: VD trên địa bàn xảy ra 1 loạt các vụ bắt cóc trẻ con ==> thực nghiệm
để xác minh cách thức của bọn bắt cóc, từ đó đưa ra kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho
người dân đề phòng
II. Những điều kiện chiến thuật và nguyên tắc của thực nghiệm điều tra
1. Những điều kiện chiến thuật của thực nghiệm điều tra –
Thực nghiệm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện, hoàn cảnh giống ở mức tối
đavới điều kiện, hoàn cảnh mà hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trước đây:
+ Tiến hành thực nghiệm điều tra vào thời gian trong ngày có tính chất giống như thời gian đã
xảy ra hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra
+ Tiến hành thực nghiệm điều tra ở chính địa điểm đã xảy ra sự việc, hiện tượng cần kiểm tra
+ Sử dụng những đồ vật, công cụ, phương tiện đã được sử dụng khi xảy ra sự việc, hiện tượng
cần kiểm tra hoặc những vật có khả năng thay thế chúng: chú ý không được làm hư hỏng đồ
vật, dụng cụ là vật chứng –
Dựng lại hiện trường trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra: vì địa điểm cụ thể luôn
cónhững đặc điểm riêng về phạm vi, cấu trúc, địa hình, … Nếu hiện trường không còn thì có
thể phải dựng lại hiện trường để có thể tiến hành thực nghiệm điều tra lOMoARc PSD|27879799 –
Hoạt động thực nghiệm điều tra phải được làm lại nhiều lần và trong những điều kiện
thayđổi: việc thực hiện nhiều lần 1 hành vi trong những điều kiện thay đổi có chủ đích sẽ thu
được kết quả khách quan và đáng tin cậy –
Tiến hành thực nghiệm điều tra theo các giai đoạn: là việc phân chia quá trình thực
nghiệmthành các giai đoạn 1 cách hợp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp điều tra viên có
thể tri giác, phân tích được sự việc, hiện tượng một cách rõ ràng nhất
2. Nguyên tắc của thực nghiệm điều tra –
Nghiêm chỉnh tuân theo PL:
+ Chủ yếu tuân theo Luật tố tụng hình sự
+ Phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật tố tụng hình sự
+ Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những
người tham gia việc thực nghiệm điều tra
+ Không được gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm
+ Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình
thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều tra
– Tôn trọng sự thật khách quan: kết quả của thực nghiệm điều tra được cơ quan điều tra sử
dụng làm cơ sở để kiểm tra và đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của
những người tham gia tố tụng, của vật chứng hay của giả thuyết điều tra
==> Cần tôn trọng sự thật khách quan thu được từ thực nghiệm điều tra, tránh mọi biểu hiện
áp đặt ý chí chủ quan hay định kiến. Cụ thể, cần đảm bảo:
+ Thực nghiệm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện tương tự mà hành vi, sự việc, hiện
tượng cần kiểm tra đã diễn ra trong thực tế
+ Không được gò ép, bắt buộc, gợi mớm, lừa phỉnh, dụ dỗ hoặc có những biểu hiện sai trái
khác đối với những người diễn lại hoặc làm thử
+ Phải có thái độ nghiêm túc, khách quan khi phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm điều tra
cũng như bản thân cuộc thực nghiệm điều tra
III. Chiến thuật thực nghiệm điều tra 1. Giai đoạn chuẩn bị
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án và tình hình khác có liên quan: nhằm xác định được:
+ Những vấn đề cụ thể phải kiểm tra, xác minh bằng thực nghiệm điều tra
+ Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm
+ Các điều kiện, hoàn cảnh cần thiết để tiến hành thực nghiệm và những biện pháp cụ thể để
tái tạo các điều kiện, hoàn cảnh đó
– Lập kế hoạch thực nghiệm điều tra: kế hoạch gồm:
+ Mục đích, yêu cầu của cuộc thực nghiệm điều tra
+ Xác định nội dung của cuộc thực nghiệm điều tra và trình tự tiến hành các hoạt động thực nghiệm
+ Xác định thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra lOMoARc PSD|27879799
+ Dự kiến thành phần lực lượng tiến hành và tham gia thực nghiệm điều tra: theo luật tố tụng
hình sự, lực lượng tham gia thực nghiệm điều tra gồm:
Điều tra viên: chủ trì cuộc thực nghiệm, có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo, điều khiển chung toàn
bộ cuộc thực nghiệm điều tra
Người thư ký: có nhiệm vụ ghi biên bản, vẽ sơ đồ cuộc thực nghiệm điều tra
Cán bộ khoa học kỹ thuật hình sự: chụp ảnh hiện trường trước và sau khi dựng lại, chụp ảnh
ghi lại những diễn biến chủ yếu của cuộc thực nghiệm điều tra
Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật: giúp điều tra viên dựng lại hiện trường, tiến hành các hoạt động
thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm
Tùy theo yêu cầu của cuộc thực nghiệm điều tra mà đối tượng đưa ra thực nghiệm có thể là: bị
can, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại. Nhiệm vụ của họ là diễn lại hoặc làm
thử hành vi, sự việc, hiện tượng mà họ khai là đã làm, đã nhìn thấy hoặc đã nghe thấy. Có thể
sử dụng người đóng thế nếu đối tượng từ chối thực nghiệm, chú ý chọn người đóng thế phải
có sự tương đồng về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, thị giác,thính giác, …
Người chứng kiến: ít nhất 2 người, có nhiệm vụ chứng kiến cuộc thực nghiệm điều tra, xác
nhận nội dung và kết quả thực nghiệm
Lực lượng bảo vệ: công an cơ sở, dân quân tự về, bộ đội … Có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo
vệ an toàn cho cuộc thực nghiệm điều tra, đặc biệt là giám sát không cho bị can, người bị tạm
giữ bỏ trốn, tự sát, hành hung người khác
+ Dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và biện pháp giải quyết –
Chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho cuộc thực nghiệm điều tra:
+ Chuẩn bị những dồ vật, công cụ, phương tiện đã được sử dụng khi xảy ra sự việc, hiện tượng
cần kiểm tra hoặc những vật thay thế
+ Các phương tiện khác như mẫu biên bản, các dụng cụ đo đạc, máy ảnh, máy quay phim,
2. Giai đoạn tiến hành thực nghiệm điều tra
– Điều tra viên yêu cầu mọi người đứng vào đúng vị trí đã định, và phát hiệu lệnh bắt đầucuộc
thực nghiệm theo kế hoạch đã vạch ra.
– Những người tham gia thực hiện việc diễn lại, làm lại
Chú ý: không được làm mẫu, ép buộc gợi ý
3. Giai đoạn kết thúc thực nghiệm điều tra
– Lập biên bản thực nghiệm điều tra theo đúng quy định trong Luật tố tụng hình sự –
Thông qua biên bản ngay tại hiện trường