Bài giảng kinh tế chính trị mác - lênin | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Lênin là người kế thừa và phát triển kinh tế chính trị của Mác: nghiên cứu những đặc điểm kinh tế của CN tư bản cuối tk 19 - đầu tk 20, nghiên cứu nhữngvấnđềkinhtếchínhtrịcủathờikìquáđộtpnổitiếng "Bànvềthuế lương thực". Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác LêNin
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - Cô Nhung: 0987930732 - 8 Tuần
- Hình thức thi trắc nghiệm 40c - Chuyên cần + GK: 40%
- Điểm cộng vào chuyên cần + GK
Buổi 1: Chương 1: Đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế
chính trị Mác Lênin. ( 4 câu )
I. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác Lênin
- Thuật ngữ " kinh tế chính trị ": Antonie de Motcheieng là đại biểu của trường
phái trọng thương năm 1615 lần đầu tiên đưa ra trong tác phẩm " Chuyên
luận về kinh tế chính trị "
- Từ thuật ngữ trở thành môn KH với chuyên ngành riêng, phạm trù riêng
chính là Adam Smith: là nhà kinh tế học đầu tiên đại diện cho trường phái kinh
tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
- Kinh tế chính trị Mác Lênin kế thừa từ kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
- Kinh tế chính trị Mác Lênin: Mac là người đặt nền móng ( XVIII ), Lênin là
người kế thừa và phát triển ( XX ).
- Toàn bộ nghiên cứu của C. Mác và Ăngghen toàn bộ được trình bày trong tác
phẩm " Bộ Tư bản " .
- Trong Bộ tư bản C. Mác đã nghiên cứu các học thuyết lớn như: giá trị, giá trị hạng dư, lợi nhuận...
- Lênin là người kế thừa và phát triển kinh tế chính trị của Mác: nghiên cứu
những đặc điểm kinh tế của CN tư bản cuối tk 19 - đầu tk 20, nghiên cứu
những vấn đề kinh tế chính trị của thời kì quá độ tp nổi tiếng " Bàn về thuế
lương thực "
II. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin
* Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ của sản xuất và trao đổi: quan hệ giữa con
người với con người trong sản xuất, trao đổi.
- Quan hệ sản xuất gồm 3 quan hệ chính: + Quản lí + Sở hữu + Phân phối
III. Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm ra các phạm trù, các quy luật kinh tế
+ Tìm ra bản chất của các hiện tương, cũng như bản chất của quá trình kinh tế
* Phân biệt quy luật kinh tế với chính sách kinh tế
- Quy luật kinh tế: Là hiện tượng kinh tế lặp đi lặp lại, nằm ngoài ý nghĩ chủ
quan của con người
Vd: Quy luật cung cầu, cạnh tranh, lưu thông hàng hóa, giá trị, lưu thông tiền tệ
- Chính sách kinh tế: là những quy định quan điểm của nhà nước đưa ra để
giải quyết vấn đề nào đó. IV. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép biện chứng duy vật
- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Trừu tượng hóa KH: gạt bỏ những
yếu tố ngẫu nhiên tạm thời, cá biệt tập trung nghiên cứu những cái ổn định,
phát triển, điển hình để tìm ra bản chất. V. Chức năng kinh tế - Chức năng nhận thức - Chức năng thực tiễn - Chức năng tư tưởng
- Chức năng phương pháp luận.
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia
thị trường. ( 6 câu )
I. Lí luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
1. Sản xuất hàng hóa
- Khái niệm: Là kiểu tổ chức sản xuất mà ở đó sản phẩm làm ra nhằm phục vụ
mục đích trao đổi mua bán
- Hai điều kiện của nền sản xuất hàng hóa:
+ Có sự phân công lao động xã hội
• Phân công là sự phân chia LĐXH thành ngành nghề tạo nên sự chuyên môn hóa.
• Phân biệt rõ phân công LĐXH với phân công công việc trong xí nghiệp
• Khi phân công LĐXH tạo nên sự chuyên môn hóa mỗi người chỉ có 1 sản
phẩm nhưng nhu cầu thì nhiều ==> xuất hiện trao đổi
+ Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể
• Người sản xuất độc lập với nhau tách biệt về lợi ích nhưng chủ thể này
muốn sở hữu sản phẩm của người khác bắt buộc phải trao đổi
==> KL: Thiếu 1 trong 2 điều kiện trên thì không phải sản xuất hàng hóa 2. Hàng hóa
- Khái niệm: Là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người có thể đem ra trao đổi
- Hai thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng
• Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người • Đặc trưng:
- Một vật không chỉ có 1 công dụng mà có vô số công dụng khác nhau, sự
phát hiện ra các công dụng đó là nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
- Công dụng của vật là do thuộc tính tự nhiên hay tính chất lý hóa của vật đó quyết định
- Giá trị sử dụng của vật là 1 phạm trù
+ Giá trị
• Để hiểu được giá trị của hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi vì nó là hình
thức biểu hiện ra bên ngoài còn giá trị là hình thức bên trong
• Giá trị hàng hóa: là sự hao phí sức lao động của người sản xuất
Vd: Vải và thóc có thể trao đổi được với nhau bởi vì giữa chúng có cái chung:
đều là sản phẩm của người lao động, đều chứa đựng sự hao phí sức lao động
của người sản xuất
==> Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
* Đặc trưng của thuộc tính giá trị: Chất do lao động tạo ra, lượng được đo
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
3. Tính chất 2 mặt của sản xuất hàng hóa: Lao động cụ thể + lao động trừu tượng
- Tại sao sản xuất hàng hóa có 2 thuộc tính?
- Lao động cụ thể
• Là lao động có ích dưới hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
• Mỗi lao động cụ thể sẽ có cách thức phương pháp, đối tượng, kết quả riêng.
• Sẽ tạo ra thuộc tính giá trị sử dụng
- Lao động trừu tượng
• Là lao động gạt bỏ những hình thức cụ thể chỉ xét sự tiêu hao sức lao động
• Sẽ tạo ra thuộc tính giá trị
==> Lao động cụ thể + lao động trừu tượng sẽ phản ánh tính chất tư nhân
và tính chất xã hội.
4. Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng
- Lượng giá trị của hàng hóa: Được đo lường bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết: là tgian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với:
+ Điều kiện bình thường của
+ Trình độ thành thạo trung bình
+ Cường độ lao động trung bình - Yếu tố ảnh hưởng:
+ Năng suất lao động
• Là năng lực sản xuất của lao động
• Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian ( Đơn vị tính )
• Tỉ lệ nghích với lượng giá trị hàng hóa
• Khi tăng năng suất hàng hóa tổng sản phẩm tăng lên nhưng lượng giá trị
trong 1 đơn vị hàng hóa giảm
+ Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương căng thẳng mệt nhọc
• Khi tăng cường lao động tổng sp tăng lên nhưng lượng giá trị trong 1 đơn
vị hàng hóa ko thay đổi
+ Mức độ phức tạp của lao động: có 2 loại
• Lao động giản đơn: không cần qua đào tạo
• Lao động phức tạp: Phải qua đào tạo theo thời gian nhất định
- Trong cùng 1 đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều hơn.
- Xét về mặt cấu thành thù lượng giá trị hàng hóa được xác định là
G = Hao phí lao động quá khứ + Hao phí lao động sống
Hay G = c ( giá trị cũ ) + ( v + m ) ( giá trị mới )
Trong đó: + C: Giá trị tư liệu sản xuất
+ V: Giá trị sức lao động + m: Giá trị thặng dư
BT: Sơ đồ hóa chương 2