Bài giảng luật dân sự 2 | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
phải có thiệt hại thực tế xảy ra. VD một người dắt con bò đi trên đường, con bò đang mang thai, bị xe ô tô tông chết, người chủ con bò nói con bò đang mang thai 1 con bò cái, và con bò cái sẽ đẻ ra một con bò nữa, vì vậy người lái xe phải đền 3 con bò ==> theo luật thì người lái xe chỉ phải bồi thường 1 con bò, vì phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|45936918 Đại học Luật Hà Nội Lớp: K14CCQ – 2015
BÀI GIẢNG LUẬTDÂN SỰ 2
Thời lượng: 45 tiết
Ngày 10/01/2016
Giảng viên: cô Kiều Thị Thuỳ Linh Tài liệu: -
Luật dân dự 2005 (tham khảo Luật Dân sự 2015) -
Giáo trình Luật Dân sự II đại học luật Hà Nội -
Hướng dẫn học Luật Dân sự (thầy Tuyết) -
Tư vấn tại tổ bộ môn Dân sự: sáng thứ 5 hàng tuần, có giáo viên trực tư vấn
Câu hỏi:
- Đi sửa xe, không đủ tiền trả, chủ cửa hàng sửa xe giữ xe. Hỏi có đúng luật ?
Trả lời: Theo điều 416 về Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ thì bên có quyền đang chiếm giữ tài sản
hợp pháp được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.
- Trong thỏa thuận mua hàng hóa, nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì hàng sẽ được giao ở đâu ?
Trả lời: Luật quy định trong trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản thì địa điểm giao
tài sản sẽ là nơi cư trú của bên có quyền hoặc trụ sở chính của tổ chức pháp nhân.
- Trình bày phân loại tài sản (không có trong Giáo trình)
Trả lời: tùy vào tiêu chí phân loại
+ theo thời hình thành: tài sản đã hình thành, tài sản hình thành trong tương lai
+ theo đăng ký: tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu + ...
- Phân tích quyền định đoạt của các chủ thể trong quan hệ PL dân sự ?
Chú ý: tránh nhầm lẫn với quyền sở hữu.
Nội dung Dân sự 2: - Nghĩa vụ dân sự:
(nghĩa vụ là gốc, quyền là ngọn. Khi đã thực hiện nghĩa vụ thì đương nhiên có quyền. Ngược lại khi bị xâm
phạm quyền thì sẽ phải xem xét từ nghĩa vụ các bên để xem vi phạm từ đâu)
+ Các quy định chung về nghĩa vụ dân sự
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (7 biện pháp: cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ, ...) - Hợp đồng dân sự:
+ các quy định chung về hợp đồng dân sự
+ quy định riêng cho từng nhóm hợp đồng.Dựa vào đối tượng của hợp đồng:
✓ đối tượng là tài sản:
• Chuyển giao quyền sở hữu: mua bán, trao đổi, tặng cho
• Chuyển giao quyền sử dụng: thuê, mượn 1 lOMoARcPSD|45936918
✓ đối tượng là công việc (7 loại): hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển (vận chuyển hành khách, vận
chuyển tài sản), hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng bảo hiểm (luật
Dân sự 2015 bỏ hợp đồng bảo hiểm, vì đã có Luật Kinh doanh bảo hiểm riêng)
- Nghĩa vụ ngoài hợp đồng: các bên không thỏa thuận nhưng được quy định trong luật.
+ thực hiện công việc không có ủy quyền. VD: hàng xóm đi vắng dài ngày, sắp có bão to, bếp nhà hàng xóm
có nguy cơ bị tốc mái, sụp ==> gọi thợ đến gia cố giúp ==> khi chủ nhà về, có quyền đòi chi phí sửa chữa (Điều 593) + hứa thưởng + nghĩa vụ hoàn lại:
✓ Khi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ PL
✓ Được lợi về tài sản không có căn cứ PL : VD con gà nhà ông A, ăn, ngủ ở nhà ông A, nhưng lại chạy
sang nhà ông B đẻ trứng ==> ở đây B không chiếm hữu con gà, nhưng lại được lợi từ con gà==> khi
đó luật quy định 2 trường hợp:
• Nếu ngay tình: chỉ phải hoàn trả lại hoa lợi (ở đây là trứng) từ thời điểm biết được đó không phải
do tài sản của mình tạo ra (ở đây là biết không phải do gà nhà mình đẻ)
• Nếu không ngay tình: phải hoàn trả lại toàn bộ cho A
- Bồi thường ngoài hợp đồng :
(chú ý cần phân biệt giữa nguyên nhân và động cơ, điều kiện gây ra thiệt hại. VD: một cô gái xinh đẹp đi
trên đường làm nhiều người lái xe ngoái lại nhìn và đâm vào nhau, hỏi cô gái có phải chịu trách nhiệm ? Trả
lời: không, vì hành vi gây ra thiệt hại là việc không làm chủ được tay láy của người lái xe, cô gái chỉ là điều kiện)
Phải có đủ 4 điều kiện :
+ phải có thiệt hại thực tế xảy ra. VD một người dắt con bò đi trên đường, con bò đang mang thai, bị xe ô
tô tông chết, người chủ con bò nói con bò đang mang thai 1 con bò cái, và con bò cái sẽ đẻ ra một con bò nữa,
vì vậy người lái xe phải đền 3 con bò ==> theo luật thì người lái xe chỉ phải bồi thường 1 con bò, vì phải có
thiệt hại thực tế xảy ra
+ phải có hành vi trái PL gây thiệt hại: cần phân biệt với hành vi gây thiệt hại nhưng được PL cho phép
(trong tình thế cấp thiết, PL cho phép được gây ra 1 thiệt hại nhỏ để tránh gây ra 1 thiệt hại lớn hơn. VD thấy
có đám cháy, lại thấy bể nước nhà hàng xóm, thì có thể phá khóa nhà hàng xóm để đến bể nước lấy nước dập lửa)
+ có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL với hậu quả xảy ra
+ phải có lỗi: trong dân sự là lỗi suy đoán. Có những trường hợp luật quy định không có lỗi cũng phải bồi thường (Điều 623, 624) Nội dung:
+ các quy định chung về trách nhiệm bồi thường hợp đồng
+ các trường hợp cụ thể về bồi thường hợp đồng: do hành vi của con người gây ra, do tài sản gây ra (VD do gia súc gây ra)
Chương 1: Những quy định chung về Nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự (Điều 280)
- Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ PL dân sự mà theo đó, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Bên có nghĩa vụ:
+ chuyển giao: vật, quyền, giấy tờ có giá; trả tiền 2 lOMoARcPSD|45936918
+ thực hiện / không thực hiện: công việc nhất định
VD: A ký hợp đồng mua tài sản của B, khi đó phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa A và B: A có nghĩa vụ trả tiền
cho B, và B có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho A
VD: A thỏa thuận trả một khoản tiền cho B (là hàng xóm của A) để B không làm công việc gò hàn gây ồn ào
vào buổi trưa để cho bố mẹ của A được ngủ trưa.
2. Đặc điểm
- Nghĩa vụ dân sự là 1 quan hệ PL dân sự ==> có đủ 3 yếu tố:
+ chủ thể: các bên tham gia
+ khách thể: mục đích của quan hệ (mang lại lợi ích gì)
+ nội dung: là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
- Nghĩa vụ dân sự là quan hệ tương đối: bên có quyền và bên có nghĩa vụ được xác định cụ thể. Trong nghĩa vụ
dân sự, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tức là mối quan hệ này không liên quan đến
chủ thể thứ 3 ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định.
Chú ý: có trường hợp quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự có liên quan đến bên thứ 3, như trường
hợp bên thứ 3 bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng (như ngân hàng), tuy nhiên bên thứ 3 cũng phải xác định cụ thể trước.
- Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền dân sự của các chủ thể là quyền đối nhân: quyền của bên
này được thực hiện thông qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Tức là quyền của bên này chỉ được đáp ứng
khi bên kia đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền có thể sử dụng các phương thức được PL quy định để yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện, tức là tác
động vào “con người” chứ không phải tác động vào tài sản của họ.
3. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự (Điều 282)
Gồm 02 loại đối tượng:
- Với tài sản: cần thỏa mãn 2 điều kiện: + luôn xác định
+ được phép lưu thông: gồm:
✓ tự do lưu thông, hoặc ✓ hạn chế lưu thông
- Với công việc: cần thỏa mãn 3 điều kiện:
+ luôn xác định: phải nêu được cụ thể, chi tiết công việc
+ phải có năng lực thực hiện:
✓ Nhóm công việc có điều kiện: VD bác sỹ, luật sư, ...
✓ Nhóm công việc không có điều kiện: cần xem năng lực có thực hiện được hay không (VD quét vôi
tường nhà, sửa chữa thiết bị điện gia dụng, ... thì không phải ai cũng làm được, nhưng không cần phải
có điều kiện theo quy định của PL)
+ không bị PL cấm hoặc trái đạo đức XH: VD môi giới mại dâm, mua bán vũ khí
4. Phân loại nghĩa vụ dân sự
- Căn cứ vào số lượng người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự:
+ quan hệ ít người: bên có quyền là 1 người, bên có nghĩa vụ là 1 người
+ quan hệ nhiều người: có 3 trường hợp:
✓ Bên có quyền 1 người, bên có nghĩa vụ nhiều người
✓ Bên có quyền nhiều người, bên có nghĩa vụ 1 người
✓ Bên có quyền nhiều người, bên có nghĩa vụ nhiều người
Trong quan hệ nhiều người, có: 3 lOMoARcPSD|45936918
• nghĩa vụ riêng rẽ: ai hoàn thành nghĩa vụ của mình thì sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ dân sự đó.
VD: ông A vay tiền của B, C, D và vay độc lập với từng người, khi A trả hết tiền cho B thì quan
hệ nghĩa vụ dân sự giữa A với B chấm dứt, quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa A với C và A với D vẫn còn
• nghĩa vụ liên đới: quan hệ nghĩa vụ chỉ chấm dứt khi toàn bộ nghĩa vụ được thực hiện xong. VD:
ông A cần 1 khoản tiền và đến nhờ B, C, D giúp đỡ, B C D bàn nhau và cùng góp tiền cho A vay,
khi đó thì dù A có trả hết khoản tiền B đã góp để A vay thì khi đó A vẫn chưa hết nghĩa vụ dân sự
với B và B vẫn có quyền đòi A trả hết số tiền mà B C D cùng góp cho A vay.
Câu hỏi: Phân biệt nghĩa vụ dân sự riêng rẽ với nghĩa vụ dân sự liên đới.
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ: + nghĩa vụ gốc + nghĩa vụ phái sinh:
✓ Nghĩa vụ hoàn lại: VD: A vay tiền của B C D , B đứng ra nhận tiền A trả lại, sau đó B có nghĩa vụ hoàn lại cho C và D
✓ Nghĩa vụ bổ sung: để hoàn thiện thêm nghĩa vụ gốc. VD: A mua hàng của B, sau đó A lại yêu cầu
thêm việc B vận chuyển hàng đến địa điểm A yêu cầu
- Căn cứ vào việc có phân được nghĩa vụ theo từng phần hay không (theo sự thỏa thuận của các bên chủ thể):
+ nghĩa vụ từng phần: VD thuê xây nhà, chia thành các hạng mục như xây móng, xây thô, cất mái, ...
+ nghĩa vụ toàn bộ: VD hợp đồng trọn gói
Chú ý: có những công việc không thể chia theo phần, đó thường là những công việc có điều kiện, VD: đỡ
đẻ, cấp cứu bệnh nhân
Ngày 17/01/2016
Giảng viên: cô Lê Thị Giang
Vấn đề 2: Căn cứ xác lập, chấm dứt nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự,
trách nhiệm nghĩa vụ dân sự
I. Căn cứ xác lập, chấm dứt nghĩa vụ dân sự
1. Căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự(Điều 281)
Nghĩa vụ dân sự được xác lập thông qua các căn cứ sau:
a. Hợp đồng dân sự
- Là sự thỏa thuận giữa 2 hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự
VD về hợp đồng làm thay đổi nghĩa vụ dân sự: 1 người ký hợp đồng thuê nhà với giá 5 tr/tháng, sau 1 năm
do biến động thị trường, hai bên thỏa thuận tăng giá thuê lên 5.5tr/tháng
- Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh cùng với thời điểm hợp đồng có hiệu lực PL: chú ý
phải xem xét kỹ điều khoản có hiệu lực của hợp đồng và tuân thủ quy định của PL.
VD: điều khoản quy định hợp đồng có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày 2 bên ký, hoặc vào 1 ngày cụ thể (phải sau ngày ký HĐ)
VD: hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thì sau khi 2 bên ký cần phải có công chứng và chứng thực của
cơ quan có thẩm quyền (đây là quy định của PL)
Câu hỏi: Hai bên ký hợp đồng mua bán ma túy, phụ nữ, trẻ em. Hỏi đây có phải là hợp đồng ?
Trả lời: Đây vẫn là hợp đồng, nhưng vì hợp đồng này vi phạm theo điểm c khoản 1 điều 122 nên nó bị vô hiệu.
Câu hỏi : Nếu hợp đồng bị coi là vô hiệu thì hai bên có nghĩa vụ phải thực hiện không ? 4 lOMoARcPSD|45936918
- Hợp đồng dân sự vô hiệu không được coi là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, khi đó các bên có nghĩa vụ
phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Chú ý: nghĩa vụ hoàn trả là theo quy định của PL, không phải do các bên thỏa thuận nên không được coi là
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vô hiệu.
b. Hành vi pháp lý đơn phương
- Là sự thể hiện ý chí của 1 bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. VD: lập di chúc, hứa thưởng
Chú ý: ý chí thể hiện phải không trái PL và đạo đức XH
c. Thực hiện công việc không có ủy quyền
- Là việc 1 người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó hoàn toàn
vì lợi ích của người có công việc khi người có công việc không biết hoặc biết nhưng không phản đối.
VD: mượn xe của người khác, phát hiện ra xe bị hỏng, đi sửa xe hộ cho chủ xe (sau đó có quyền yêu cầu chủ xe hoàn trả chi phí) - Điều kiện:
+ người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
Một người có nghĩa vụ thực hiện công việc theo các căn cứ sau: ✓ theo thỏa thuận, ✓ do PL quy định,
✓ theo bản án của tòa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền
+ người thực hiện công việc phải hoàn toàn tự nguyện
Tự nguyện được hiểu là sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự thể hiện ý chí ra bên ngoài. Trái ngược là
bị ép buộc, hoặc do nhầm lẫn (VD: đi làm cỏ ruộng lúa, do nhầm lẫn nên làm cỏ cho nhà hàng xóm)
+ người thực hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc
Lưu ý: nếu công việc không được thực hiện thì có thể sẽ có thiệt hại xảy ra với người có công việc
VD: nhà hàng xóm phơi thóc, lại đi vắng, trời sắp mưa, sang thu dọn thóc hộ
+ người có công việc không biết hoặc biết nhưng không phản đối.
- Nghĩa vụ của người có công việc và người thực hiện công việc
+ Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền (Điều 595):
✓ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
✓ phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người
có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
✓ phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu
cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có uỷ quyền
không biết nơi cư trú của người đó.
✓ trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có uỷ
quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có
công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
✓ trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền không thể tiếp
tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc
người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
+ Nghĩa vụ của người có công việc (Điều 596):
✓ phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền bàn giao công việc và
thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện
công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. 5 lOMoARcPSD|45936918
✓ phải trả cho người thực hiện công việc không có uỷ quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện
công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có uỷ quyền từ chối.
d. Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ PL (Điều 599 -> 603)
Lưu ý: xem lại phần Chiếm hữu / Sử dụng không có căn cứ PL trong Dân sự 1 - Nghĩa vụ:
+ liên quan đến tài sản gốc: người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ PL phải hoàn trả lại tài sản gốc
+ với hoa lợi, lợi tức: (VD: trâu, bò, gà đẻ con)
✓ Nếu ngay tình: được hưởng hoa lợi, lợi tức cho đến khi biết hoặc phải biết về việc chiếm hữu, sử dụng,
được lợi là không có căn cứ PL
✓ Nếu không ngay tình: phải trả lại toàn bộ
e. Gây thiệt hại do hành vi trái PL - Điều kiện:
+ phải có thiệt hại xảy ra: 2 loại:
✓ Thiệt hại vật chất ✓ Thiệt hại tinh thần
+ hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái PL, thể hiện bởi: ✓ Hành động
✓ Không hành động: không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
+ có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại phát sinh
- Bồi thường thiệt hại: + do vi phạm hợp đồng
+ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
f. Những căn cứ khác do PL quy định
- Là các trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh theo bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền
VD: người nhận di sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Câu hỏi: Hợp đồng dân sự là 1 loại nghĩa vụ dân sự, đúng hay sai ?
Trả lời: Sai. Vì hợp đồng dân sự (và 6 loại trên) chỉ là căn cứ để xác lập nghĩa vụ dân sự chứ không phải là nghĩa vụ dân sự.
2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
a. Nghĩa vụ được hoàn thành(Điều 375)
- Trường hợp 1: hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ
- Trường hợp 2: bên có nghĩa vụ mới thực hiện được 1 phần, phần còn lại được bên có quyền miễn
b. Theo thỏa thuận của các bên(Điều 377)
- Là trường hợp nghĩa vụ chưa hoàn thành nhưng bên có quyền và bên có nghĩa vụ thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ
c. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ
- Việc miễn hay không miễn phụ thuộc vào ý chí của người có quyền.
Lưu ý: miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho người khác nhưng không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của người
khác. VD: A gây tai nạn cho B làm B mất khả năng lao động, B có thể miễn việc bồi thường của A đã gây ra 6 lOMoARcPSD|45936918
thiệt hại cho bản thân mình, nhưng B không thể miễn cho trách nhiệm bồi thường để nuôi dưỡng con chưa thành niên của A.
d. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác(Điều 379)
- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ cùng nhau thỏa thuận, thống nhất để thay thế 1 nghĩa vụ dân sự này bằng 1
nghĩa vụ dân sự khác. VD: A vay tiền của B, A đến hạn không trả được, A và B thỏa thuận A sẽ làm việc cho B để trừ nợ.
- Khi đó, nghĩa vụ cũ chấm dứt, nghĩa vụ dân sự mới phát sinh.
Lưu ý: trong 1 số trường hợp không được quyền thay thế nghĩa vụ (khoản 3 Điều 379: Trong trường hợp nghĩa
vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay
thế bằng nghĩa vụ khác.)
e. Nghĩa vụ được bù trừ(Điều 380)
- Điều kiện để bù trừ nghĩa vụ:
+ cả 2 bên cùng có nghĩa vụ đối với nhau
+ các nghĩa vụ về tài sản cùng loại (có thể quy ra tiền, không nhất thiết phải cùng 1 loại tài sản)
+ các nghĩa vụ đều cùng đến hạn
- Các trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ dân sự: (Điều 381)
+ nghĩa vụ đang có tranh chấp
+ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín + nghĩa vụ cấp dưỡng
+ các trường hợp khác do PL quy định
VD: A bán đất cho B, đồng thời A cũng đang nợ B một khoản tiền, khi đó A và B thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ
cho nhau, nếu có chênh lệch thì bên nhận chênh lệch nhiều hơn sẽ hoàn trả lại cho bên kia.
VD: A làm việc tại Công ty N, A do không cẩn thận đã làm hỏng một thiết bị đắt tiền của công ty, công ty N
bỏ tiền ra để sửa chữa thiết bị đó, sau đó Công ty N trừ dần vào tiền lương của A.
f. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm 1(Điều 282)
- Ban đầu, bên có quyền và bên có nghĩa vụ là các chủ thể khác nhau, sau đó bên có quyền và bên có nghĩa vụ
lại là cùng 1 chủ thể theo một cách nào đó. VD: sáp nhập, thừa kế
VD: Công ty B nợ công ty A 2 tỷ, sau đó công ty A sáp nhập công ty B, khi đó công ty B không còn, và công
ty A vừa có quyền vừa có nghĩa vụ với khoản nợ 2 tỷ, do đó nghĩa vụ mặc nhiên được chấm dứt
Chú ý: trường hợp công ty A hợp nhất với công ty B thì sẽ trở thành công ty AB, tức là tạo thành 1 chủ
thể mới, khi đó nghĩa vụ trả nợ của công ty B với công ty có thể vẫn còn (tùy theo quan điểm)
VD: A là bố, B là con, B vay của A một khoản tiền, A chết, di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B, khi đó B vừa
có quyền và vừa có nghĩa vụ đối với khoản tiền đó ==> triệt tiêu nghĩa vụ
Chú ý: trường hợp chị A vay của anh B một khoản tiền, sau đó chị A và anh B kết hôn, thì nghĩa vụ trả tiền
của chị A với anh B vẫn còn (anh B không đòi nữa thì đó là trường hợp miễn nghĩa vụ dân sự)
g. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết(Điều 283)
- Thời hiện miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được
miễn việc thực hiện nghĩa vụ
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự phải có tính liên tục kể từ thời điểm nghĩa vụ bắt đầu đến khi chấm dứt
VD: nếu gặp gia súc bị thất lạc, sau khi nuôi giữ 6 tháng mà không có người đến nhận, thì gia súc đó thuộc về người đó
h. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính
những chủ thể đó thực hiện(Điều 384) 7 lOMoARcPSD|45936918
Câu hỏi: Nếu 1 bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự chết, thì nghĩa vụ mặc nhiên chấm dứt, Đúng hay Sai?
Trả lời: Người có nghĩa vụ chết không đương nhiên làm nghĩa vụ chấm dứt. Nghĩa vụ chỉ chấm dứt trong
trường hợp nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện
VD: A bán cho B chiếc xe máy, B đã trả tiền, đang chờ A giao xe máy thì A chết, khi đó những người thừa
kế của A sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao chiếc xe máy cho B
VD: Cô A đến gặp ông họa sỹ nổi tiếng B và thỏa thuận ông họa sỹ B sẽ tự tay vẽ bức chân dung cho cô A,
đang vẽ dở thì ông B chết, khi đó nghĩa vụ chấm dứt vì theo thỏa thuận chính ông B phải là người thực hiện
nghĩa vụ (vì người thừa kế không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ)
- Trường hợp 1: Bên có nghĩa vụ chính là người phải thực hiện nghĩa vụ theo PL.
VD cấp dưỡng: anh A và chị B ly hôn, anh A có nghĩa vụ cấp dưỡng để chị B nuôi con đến khi đủ 18 tuổi, đến
khi đứa con 14 tuổi thì anh A chết, khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng cũng chấm dứt theo cho dù anh A có người thừa
kế thì người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó.
- Trường hợp 2: Bên có nghĩa vụ và bên có quyền thỏa thuậnvề việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ
thực hiện. Thường là những công việc phải do “nghệ nhân” hoặc người có năng lực đặc biệt thực hiện (mà
người khác không thể thực hiện được).
VD: anh A đến cửa hàng cắt may và thỏa thuận rõ bộ quần áo phải do chính tay người chủ cửa hàng thực
hiện (không để người khác thực hiện), khi đang làm dở thì người chủ cửa hàng cắt may chết, khi đó nghĩa vụ chấm dứt.
- Trường hợp 3: Người có quyền chính là người được tiếp nhận các lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ mà người
có quyền chết thì nghĩa vụ cũng chấm dứt
VD: Ông A thuê cô y tá đến chăm sóc cho mình trong 12 tháng, chăm sóc được 3 tháng thì ông A chết, khi
đó nghĩa vụ chăm sóc của cô ý tá cũng chấm dứt
i. Phá sản (Điều 387)
- Là trường hợp pháp nhân chấm dứt do tuyên bố phá sản, khi đó sẽ chấm dứt nghĩ vụ dân sự trong những
trường hợp mà PL về phá sản quy định.
VD: công ty A ký hợp đồng lao động 3 năm với anh B, làm được 1 năm thì công ty A phá sản, khi đó hợp
đồng lao động với anh B mặc nhiên chấm dứt
j. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự
khác(Điều 386)
- Vật đặc định là vật duy nhất, không thể thay thế, VD đồ cổ, kỷ vật. Khi đó sẽ được thỏa thuận để thay thế
bằng nghĩa vụ dân sự khác
Chú ý: khi vật đặc định không còn thì chỉ là chấm dứt nghĩ vụ giao đúng vật, không phải là chấm dứt toàn bộ
nghĩa vụ dân sự (hai bên thỏa thuận bồi thường thiệt hại hoặc thay thế bằng vật khác)
II. Thực hiện nghĩa vụ dân sự 1. Khái niệm
- Là việc 1 bên chuyển giao vật, trả tiền, giao giấy tờ có giá, thực hiện 1 công việc, hoặc không thực hiện 1
công việc nhằm thỏa mãn lợi ích cho bên kia
2. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 283)
- Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách:
+ trung thực: các bên phải nói rõ cho nhau về tình trạng và đặc tính của đối tượng, nếu che dấu khuyết tật
nhằm mục đích tư lợi mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường
+ theo tinh thần hợp tác: trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, các bên cần tương trợ, giúp đỡ và thông tin cho
nhau để đảm bảo lợi ích các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự 8 lOMoARcPSD|45936918
+ đúng cam kết: đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm, ... như đã cam kết
+ không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ dân sự
a. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng địa điểm(Điều 284) - Theo thỏa thuận
- Nếu không có thỏa thuận thì:
+ nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản thì phải giao tại nơi có bất động sản
+ nếu là động sản thì giao tại nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng
lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
b. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn(Điều 285, 286, 287, 288)
- Thực hiện đúng thời hạn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nghĩa vụ vào thời gian mà các bên đã thỏa thuận
- Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện bất kỳ
lúc nào, và bên có nghĩa vụ cũng được thực hiện bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau 1 khoảng thời gian hợp lý
Lưu ý: trường hợp thực hiện nghĩa vụ trước và sau thời hạn:
+ trước thời hạn: phải được bên có quyền đồng ý và tiếp nhận sự thực hiện, khi đó nghĩa vụ dân sự được coi
là thực hiện đúng thời hạn
+ sau thời hạn: nếu bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ đứng thời hạn thì cần thỏa thuận với bên
có quyền để kéo dài thời hạn, khi đó nghĩa vụ được hoàn thành trong thời hạn kéo dài cũng được coi là thực hiện đúng thời hạn
c. Thực hiện đúng đối tượng - Đối tượng gồm: + vật
+ công việc: thực hiện / không thực hiện
- Trong nghĩa vụ chuyển giao vật, phân biệt thành 2 trường hợp: + vật cùng loại
+ vật đặc định: phải giao đúng vật đã thỏa thuận
d. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ 3(Điều 293)
- Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa
vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Câu hỏi: Phân biệt việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự với việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba
+ VD chuyển giao nghĩa vụ dân sự: A cho B vay 500 triệu, B không trả mà thỏa thuận với A chuyển giao
việc trả nợ cho C, khi đó nghĩa vụ trả nợ 500 triệu được chuyển cho C, B không còn nghĩa vụ đó nữa. Nếu C
không trả được nợ thì A cũng không được quyền đòi B
+ VD thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ 3: A cho B vay 500 triệu, B phải đi công tác đúng vào
thời điểm phải trả nợ cho A, B đưa 500 triệu cho C và nhờ C trả giúp cho A, khi đó nghĩa vụ trả nợ của B vẫn
còn, nếu C không đưa 500 triệu cho A thì A có quyền đòi B (thực chất ở đây có 2 hợp đồng: hợp đồng vay nợ,
và hợp đồng ủy quyền)
e. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện (Điều 294)
- Là trường hợp các bên đã thỏa thuận hoặc PL đã quy định về các sự kiện là điều kiện để thực hiện nghĩa vụ,
theo đó bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi sự kiện đó đã phát sinh 9 lOMoARcPSD|45936918
VD: mua sổ số, bên phát hành sổ số chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thưởng khi bên mua sổ số trúng giải
VD: bên bán bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
f. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 295)
- Là trường hợp đối tượng của nghĩa vụ dân sự là 1 trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau mà bên có
nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ.
VD: bên mua thỏa thuận có thể trả bằng tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, hay bằng vàng
g. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được (Điều 296)
- Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện 1 nghĩa vụ khác nếu được
bên có quyền chấp nhận.
VD vay tiền không trả được thì có thể thực hiện một số công việc khác
Chú ý: phân biệt với việc thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 295) là các đối tượng
của nghĩa vụ được thỏa thuận ngay từ đầu
h. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ (Điều 297)
- Là trường hợp nhiều người cùng thực hiện 1 nghĩa vụ dân sự nhưng được xác định là nghĩa vụ riêng rẽ thì
mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình, không cần quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ của người khác.
i. Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới (Điều 298, 299)
- Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất
cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
- Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ
liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
- Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
- Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ
liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
j. Thực hiện nghĩa vụ dân sự chia được theo phần (Điều 300)
- Là trường hợp đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể được thực hiện theo từng phần, miễn là tổng hợp lại
đúng với đối tượng đã thỏa thuận.
VD: A mua của B 100 tấn gạo và thỏa thuận trong vòng 5 ngày phải giao đủ hàng, mỗi ngày B giao cho A 20
tấn và sau 5 ngày B giao cho A đủ 100 tấn gạo
k. Thực hiện nghĩa vụ dân sự không chia được theo phần (Điều 301)
- Là trường hợp đối tượng của nghĩa vụ dân sự không thể chia được, khi đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.
VD: A đặt hàng B may 1 bộ vec-ton thì B không thể chỉ giao áo hoặc quần được mà phải giao đủ cả áo +
quần vec-ton thì mới hoàn thành nghĩa vụ.
III. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm, đặc điểm
- Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đó, nếu 1 bên vi phạm (không thực
hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ) thì sẽ phải chịu hậu quả.
- Khái niệm: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự quy định của PL về việc người vi phạm
nghĩa vụ buộc phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của
mình gây ra cho phía bên kia. - Đặc điểm: 10 lOMoARcPSD|45936918
+ trách nhiệm dân sự là 1 loại trách nhiệm pháp lý, nên có các đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý:
✓ chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm PL
✓ là 1 hình thức cưỡng chế của NN và do cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng
✓ luôn mang đến 1 hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật + đặc điểm riêng:
✓ Biểu hiện của hành vi vi phạm PL trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không
đúng, hoặc không đầy đủ nghĩa vụ
✓ Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự luôn gắn liền với tài sản: vì khách thể trong quan hệ
nghĩa vụ dân sự luôn mang tính chất tài sản, do đó trách nhiệm dân sử của người vi phạm là bù đắp lợi
ích vật chất cho bên bị vi phạm
✓ Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm, nhưng cũng có thể được áp dụng đối
với người khác (trong trường hợp người đại diện cho người chưa thành niên)
✓ Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại cho người bị vi phạm.
2. Phân loại trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm dân sự gồm 2 loại:
+ Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự: người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo
yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền
áp dụng những biện pháp cưỡng chế bắt buộc. Loại trách nhiệm này gồm:
✓ Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 303)
✓ Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 304)
✓ Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 305)
✓ Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 306)
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 307): xuất hiện khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại,
căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
✓ Có hành vi trái PL: là hành vi không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, ngoại trừ 2 trường hợp nghĩa vụ
dân sự không thể thực hiện được do:
o lỗi của người có quyền
o sự kiện bất khả kháng
✓ Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: gồm 2 loại
o Thiệt hại trực tiếp: tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng, giảm sút giá trị
o Không thu được hoa lợi, lợi tức vì tài sản bị hủy hoại
✓ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và thiệt hại xảy ra
✓ Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự (Điều 308): gồm 2 loại
o Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại
cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
o Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Chú ý: cần phân biệt trách nhiệm và nghĩa vụ. VD: A cho B vay 100 triệu từ ngày 1/1 đến ngày 30/1, trong
khoảng thời gian đó B có nghĩa vụ phải trả tiền cho A, đến quá ngày 30/1 mà B không trả được nợ thì gọi là B
có trách nhiệm trả tiền cho A.
==> nghĩa vụ là sự thỏa thuận, trách nhiệm xuất hiện khi có sự vi phạm 11 lOMoARcPSD|45936918
- Trách nhiệm được hình thành trên cơ sở có sự vi phạm nghĩa vụ:
+ không thực hiện nghĩa vụ
+ thực hiện nghĩa vụ không đúng
+ thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ
IV. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ dân sự
1. Chuyển giao quyền yêu cầu
- VD: A cho B vay 100 triệu, khi đó A là người có quyền đòi nợ và B là người có nghĩa vụ trả nợ. A chuyển
giao quyền đòi nợ cho C, khi đó C là người có quyền đối với khoản nợ 100 triệu của B, và B có nghĩa vụ phải
trả cho C mà không cần phải trả cho A, tức là nghĩa vụ dân sự của B với A chấm dứt và chuyển thành nghĩa vụ
của B với C. Khi B không trả được nợ thì A cũng không có quyền đòi B mà chỉ có C mới có quyền đòi B.
- Việc chuyển quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, trừ trường hợp PL có quy định khác.
A có thể chuyển quyền cho C mà không cần hỏi ý kiến của B. A phải thông báo việc chuyển quyền cho B
bằng văn bản. Nếu A không thông báo cho B thì B có quyền từ chối nghĩa vụ với C là người thế quyền.
- Chú ý: không được chuyển giao quyền yêu cầu nếu quyền đó gắn với nhân thân của bên có quyền như quyền
yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Phân biệt Chuyển giao quyền yêu cầu với Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba:
Chuyển giao quyền yêu cầu
Thực hiện quyền yêu cầu thông qua
người thứ ba Tên gọi Người thế quyền
Người được ủy quyền yêu cầu Nội dung
Chuyển quyền yêu cầu từ người này
Ủy quyền cho người thứ ba nhân danh sang người khác
mình thực hiện quyền yêu cầu đối với người có nghĩa vụ Tư cách tham gia
Người thế quyền là người có quyền thực Người được ủy quyền chỉ được nhân danh
sự đối với nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
người có quyền để yêu cầu Cơ sở thực hiện
Văn bản chuyển giao quyền Hợp đồng ủy quyền
Phạm vi quyền yêu Toàn bộ nghĩa vụ dân sự
Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi cầu được ủy quyền
Sự ràng buộc nghĩa Người có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm
Người có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước vụ
trước người thế quyền
người được ủy quyền và người có quyền
Biện pháp bảo đảm Chuyển cho người thế quyền và người Vẫn giữ nguyên tại người có quyền, kèm theo (nếu có)
thế quyền trở thành bên nhận bảo đảm không được chuyển cho người được ủy mới quyền
2. Chuyển giao nghĩa vụ
- VD: A cho B vay 100 triệu, khi đó A là người có quyền đòi nợ và B là người có nghĩa vụ trả nợ. B thỏa thuận
với A là C sẽ thay B trả nợ cho A, khi đó C là người có nghĩa vụ trả nợ 100 triệu cho A, và B không còn nghĩa
vụ phải trả nợ cho A nữa, tức là nghĩa vụ dân sự của B với A chấm dứt và chuyển thành nghĩa vụ của C với B.
Khi CB không trả được nợ thì A cũng không có quyền đòi B mà chỉ có quyền đòi C.
- Việc chuyển nghĩa vụ có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, trừ trường hợp PL có quy định khác.
Việc chuyển giao nghĩa vụ thực chất là thỏa thuận tay ba, B bắt buộc phải được sự đồng ý của A mới có thể
chuyển giao nghĩa vụ cho C. 12 lOMoARcPSD|45936918
- Phân biệt Chuyển giao nghĩa vụ với Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba:
Chuyển nghĩa vụ
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba Tên gọi Người thế nghĩa vụ
Người được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ Nội dung
Chuyển nghĩa vụ từ người này sang
Ủy quyền cho người thứ ba nhân danh mình thực người khác
hiện nghĩa vụ đối với người có quyền Tư cách
Người thế nghĩa vụ là người có nghĩa Người được ủy quyền chỉ được nhân danh người có tham gia
vụ thực sự đối với bên có quyền
nghĩa vụ để thực hiện nghĩa vụ theo sự ủy quyền Phạm vi
Toàn bộ nghĩa vụ dân sự
Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi được ủy nghĩa vụ quyền
Sự ràng buộc Người thế nghĩa vụ phải chịu trách
Người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ
nhiệm trước người có quyền
người có quyền nếu người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
Ngày 24/01/2016
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Hợi
Vấn đề 3: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Quan hệ nghĩa vụ dân sự là quan hệ trái quyền, tức là trong quan hệ nghĩa vụ luôn tồn tại sự đối lập giữa
quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể với nhau, và quyền của bên mang quyền không thể tự thỏa mãn mà phụ
thuộc vào sự thực hiện nghĩa vụ của bên đối lập ==> nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không
đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền
==> phải có biện pháp bảo đảm để ngăn chặn sự vi phạm
I. Những quy định chung
1. Khái niệm các biện pháp bảo đảm
- Là các biện pháp mang tính dự phòng nhằm để ngăn chặn, khắc phục những tổn thất khi có sự vi phạm - Đặc điểm:
+ được hình thành trên cơ sở có sự thỏa thuận, VD thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đặt cọc khi mua bán.
Chú ý: trong một số trường hợp PL bắt buộc phải có bảo đảm, VD việc bắt buộc phải ký quỹ khi người lao
động ra nước ngoài (để bảo đảm không ở lại nước ngoài sau khi hết thời hạn)
+ là biện pháp mang tính dự phòng
Chú ý: dự phòng >< dự phạt
✓ Dự phạt: dự trù 1 khoản phạt khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng hạn, tuy nhiên nếu bên có nghĩa
vụ cố tình không thực hiện thì cũng không có cách nào bắt buộc được
✓ Dự phòng: nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ có biện pháp khác thay thế
+ chỉ được áp dụng / thực hiện khi vi phạm nghĩa vụ chính - Mục đích:
+ nhằm hạn chế sự vi phạm
+ bảo vệ cho bên có quyền khi có sự vi phạm xảy ra
+ là hợp đồng phụ, có thể được xác lập 1 cách độc lập hoặc được ghi vào hợp đồng chính
2. Đối tượng của biện pháp bảo đảm
- Đối tượng của biện pháp bảo đảm là cái gì được dùng để bảo đảm, gồm 3 loại: tài sản, công việc, uy tín 13 lOMoARcPSD|45936918
- Đối tượng của biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất, vì theo quy luật ngang giá chung thì chỉ có lợi ích
vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất, và do đó không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng cho biện pháp bảo đảm
a. Tài sản
- Là đối tượng của 5 biện pháp bảo đảm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ
- Điều kiện để tài sản được mang ra bảo đảm:
+ tài sản bảo đảm phải được phép giao dịch
Chú ý: tài sản được phép giao dịch >< tài sản được phép kinh doanh
✓ Giao dịch là chuyển chuyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác
✓ Kinh doanh là hoạt động mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận
Câu hỏi: Tài sản được phép giao dịch có đương nhiên là tài sản được phép kinh doanh ?
Trả lời: Sai, VD ma túy có thể được giao dịch nhưng không được phép kinh doanh
+ tài sản bảo đảm phải được xác định 1 cách cụ thể
+ tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm, trừ 2 trường hợp:
✓ Tài sản bảo đảm là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà tại thời điểm mang đi bảo đảm đang làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu (theo Nghị định 11/2012 về 3 loại tài sản hình thành trong tương lai: loại
đang được tạo lập, loại đang làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, tài sản hình thành từ vốn vay)
✓ Tài sản thuê nhưng thỏa mãn 3 điều kiện (Nghị định 163)
• Hợp đồng thuê từ 1 năm trở lên
• Tàu sản thuê không thuộc nhóm phải đăng ký quyền sở hữu
• Bên cho thuê là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh
- Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, và ngược lại có thể dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho 1 nghĩa vụ.
b. Công việc
- Là đối tượng của 1 biện pháp bảo đảm là bảo lãnh
- Phải có các điều kiện sau:
+ phải được xác định cụ thể + phải có tính khả thi
+ không vi phạm điều cấm của PL và trái đạo đức XH
c. Uy tín
- Là đối tượng của 1 biện pháp bảo đảm là tín chấp.
- Chỉ có duy nhất tổ chức chính trị XH mới có thể dùng uy tín của mình để bảo đảm. (Điều 372)
Có 6 tổ chức chính trị XH: mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn TNCS, liên đoàn lao động, hội nông dân, hội cựu chiến binh.
VD: Hội phụ nữ đứng ra bảo đảm để thành viên của hội là những phụ nữ ở nông thôn, miền núi gặp khó khăn
vay vốn ngân hàng chính sách XH để thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Câu hỏi: có bao nhiêu biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản ?
Trả lời: có tất cả 7 biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh, tín chấp .Trong
đó có 5 biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản, gồm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược.
Đối tượng của bảo lãnh không phải tài sản. VD: A vay ngân hàng, B bảo lãnh cho A bằng tài sản của B, khi
đó B sẽ ký với ngân hàng hợp đồng thế chấp bằng tài sản, thế chấp này bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, tức là
tài sản của B là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của B với ngân hàng chứ không phải bảo đảm cho nghĩa vụ
trả nợ của A với ngân hàng. ==> đối tượng của bảo lãnh không phải tài sản, mà là cam kết trả nợ thay cho bên có nghĩa vụ. 14 lOMoARcPSD|45936918
3. Thời hạn và phạm vi bảo đảm
- Thời hạn: do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thì sẽ chấm dứt khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt.
Chú ý: chấm dứt >< hoàn thành
Vì có trường hợp nghĩa vụ dù chưa hoàn thành nhưng đã chấm dứt.
VD: A cho B vay 500 triệu trong 1 năm, B ký hợp đồng bảo đảm với A thế chấp bằng căn nhà của B cũng
với thời gian 1 năm trùng với thời gian vay 500 triệu. Sắp hết 1 năm B xin gia hạn hợp đồng vay 3 tháng và A
đồng ý, nhưng 2 bên không gia hạn hợp đồng bảo đảm. Khi hết 3 tháng gia hạn, B vẫn không trả được nợ, hỏi
A có xử lý tài sản bảo đảm của B được không ?
Trả lời: A không thể xử lý tài sản bảo đảm của B vì B không hề vi phạm để A có thể xử lý tài sản bảo đảm:
do khi hết 1 năm thì hợp đồng vay của B không bị vi phạm (vì đã được gia hạn) và hợp đồng bảo đảm chấm
dứt khi thời hạn đã hoàn thành (là 1 năm)
==> (kinh nghiệm) khi yêu cầu bảo đảm, chỉ cần nêu là bảo đảm cho nghĩa vụ nào, không cần nêu thời hạn của bảo đảm.
- Phạm vi bảo đảm: do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì được hiểu là bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ.
Chú ý: Biện pháp bảo đảm có thể được bảo đảm cho nghĩa vụ hiện có hoặc nghĩa vụ trong trương lai. VD đặt
cọc là biện pháp bảo đảm cho hợp đồng mua / thuê tài sản sẽ ký kết sau đó (vì tại thời điểm đặt cọc, nghĩa vụ chưa tồn tại)
4. Về giao dịch bảo đảm - Chủ thể:
+ bên bảo đảm: là bên có nghĩa vụ, hoặc là người thứ 3
+ bên nhận bảo đảm: bên có quyền
- Hiệu lực: giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ 2 trường hợp:
+ các bên có thỏa thuận khác về thời điểm biện pháp bảo đảm có hiệu lực
+ PL có quy định, có 2 trường hợp:
✓ Với cầm cố: thời điểm có hiệu lực là thời điểm giao nhận tài sản cầm cố
✓ Với giao dịch phải đăng ký: thời điểm có hiệu lực là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký
- Đăng ký giao dịch bảo đảm: các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan có thẩm
quyền (theo Nghị định 11/2012):
+ thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc rừng sản xuất là rừng trồng
+ cầm cố, thế chấp tàu bay + thế chấp tàu biển
Chú ý: ngoài các trường hợp PL quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu các bên có yêu cầu
thì vẫn có thể đến cơ quan NN có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nơi đăng ký giao dịch bảo đảm:
✓ Quyền sử dụng đất, rừng: phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên môi trường
✓ Tàu bay: Cục hàng không dân dụng VN
✓ Tàu biển: Cục hàng hải VN
✓ Các trường hợp khác: Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, thuộc bộ Tư pháp
- Ý nghĩa pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm:
+ xác định hiệu lực của giao dịch bảo đảm trong trường hợp PL quy định
+ nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi bị xử lý tài sản bảo đảm 15 lOMoARcPSD|45936918
+ có giá trị đối kháng đối với người thứ 3: là trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên đăng
ký bảo đảm, VD trường hợp tài sản của người cho thuê, hoặc bán theo hình thức trả góp
+ là căn cứ để NN quản lý sự biến động của các loại bất động sản và tài sản trên thị trường
5. Xử lý tài sản bảo đảm và vấn đề ưu tiên thanh toán
a. Các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo
- Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ: không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ
- Chưa đến thời hạn xử lý tài sản đảm bảo (tức là chưa có vi phạm nghĩa vụ) nhưng phải xử lý tài sản đảm bảo
để đảm bảo cho 1 nghĩa vụ khác đã đến hạn: VD A thế chấp tài sản để vay B (thế chấp không cần giao tài sản,
chỉ cần giao giấy tờ), sau đó A lại dùng chính tài sản đó để cầm cố vay của C (cầm cố phải giao tài sản), thời
hạn trả nợ cho B là 1/1/2016, thời hạn trả nợ cho C là 1/2/2016, khi đến ngày 1/1/2016 A không trả được thì tài
sản thế chấp được mang đi xử lý, khi đó mặc dù nghĩa vụ với C chưa đến hạn nhưng trong trường hợp này
được coi như đã đến hạn, B và C sẽ cùng xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ với B, khi xử lý xong
nghĩa vụ với B, nếu nghĩa vụ của A với C vẫn còn tiếp tục thì A và C sẽ thỏa thuận biện pháp bảo đảm mới.
- Chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ vi phạm. VD sử dụng tài sản bảo đảm sai mục
đích (chẳng hạn vay tiền để phục vụ sản xuất nhưng lại sử dụng tiêu dùng), khi đó bên cho vay có quyền thu
hồi khoản vay trước thời hạn và nếu không trả được thì sẽ bị xử lý tài sản bảo đảm.
- Các bên có thỏa thuận dù chưa đến hạn: VD A vay của B với thế chấp bằng tài sản, mặc dù chưa đến hạn
nhưng A thấy không có khả năng trả nợ cho B nên A và B cùng thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm trước thời hạn.
b. Ai có quyền xử lý tài sản bảo đảm
- Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm, nếu tài sản được bảo đảm cho nhiều bên thì các bên nhận
bảo đảm sẽ cùng xử lý tài sản bảo đảm đó.
- Cách xử lý tài sản bảo đảm thông thường là bán đấu giá.
Câu hỏi: Ai sẽ là người có quyền định giá khởi điểm cho tài sản đấu giá ?
Trả lời:Hai bên (bên nhận bảo đảm và chủ sở hữu) cùng tham gia định giá khởi điểm cho tài sản đảm bảo khi
đấu giá bán thanh lý (quy định trong Nghị định 163/2006)
c. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
- Do các bên thỏa thuận: VD hai bên thỏa thuận nếu bên vay không trả được nợ thì tài sản bảo đảm sẽ thuộc về
bên cho vay; hoặc bên cho vay có quyền mang tài sản đi bán thanh lý
- Nếu không thỏa thuận, tài sản bảo đảm được bán đấu giá, trừ trường hợp cầm cố tài sản là động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu mà giá của tài sản đó được xác định cụ thể trên thị trường thì sẽ được bán trực tiếp
với giá đó chứ không được bán đấu giá. VD: vàng, ngoại tệ
d. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm
- Khi 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ: (Điều 325)
+ nếu tất cả đều được đăng ký: bên nào đăng ký trước sẽ được thanh toán trước
+ nếu có bên đăng ký và bên không đăng ký: ưu tiên cho bên có đăng ký giao dịch bảo đảm
+ nếu tất cả các bên đều không đăng ký: bên nào xác lập giao dịch bảo đảm trước sẽ được ưu tiên
- Thứ tự ưu tiên khi tài sản bảo đảm đang bị cầm giữ: theo Nghị định 163 thì bên cầm giữ được ưu tiên thanh toán trước.
VD: A thế chấp chiếc ô tô vay tiền ngân hàng, A vẫn sử dụng ô tô bình thường, xe hỏng, A mang ra cửa hàng
sửa chữa của C, sửa xong A không có tiền trả, C liền cầm giữ (theo Điều 416 thì C được cầm giữ ô tô của A
cho đến khi A thanh toán hết tiền sửa chữa), đến hạn trả nợ ngân hàng (lúc này xe vẫn do C cầm giữ), ngân
hàng yêu cầu C giao xe ô tô của A để ngân hàng xử lý, sau khi bán thanh lý, C sẽ được ưu tiên thanh toán trước
ngân hàng (mặc dù ngân hàng có đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi C không đăng ký giao dịch bảo đảm). 16 lOMoARcPSD|45936918
==> lý do: vì bên cầm giữ đã bỏ ra chi phí để sửa chữa tài sản, tức là để giữ gìn giá trị của tài sản, và vì thế
nên tài sản bảo đảm đó mới bán đấu giá được giá trị đó, do đó bên cầm giữ phải được ưu tiên thanh toán trước
- Thứ tự ưu tiên trong trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm, đó là trường hợp tài
sản bảo đảm là tài sản thuê hoặc tài sản bán trả chậm, trả dần:
+ nếu hợp đồng thuê / hợp đồng trả chậm, trả dần được đăng ký trong 15 ngày: ưu tiên thanh toán cho chủ sở
hữu (tức là bên thứ 3)
+ nếu ngoài 15 ngày: ưu tiên thanh toán cho bên đăng ký trước
II. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Cầm cố và thế chấp Cầm cố Thế chấp Khái niệm
Điều 326: Cầm cố tài sản là việc một Điều 342: Thế chấp tài sản là việc một bên
bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo
của mình cho bên kia để bảo đảm đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên
==> chuyển giao bản thân tài sản nhận thế chấp.
==> chuyển giao giấy tờ của tài sản Đặc điểm
- Mọi tài sản dù có đăng ký hay - Tài sản thế chấp phải có giấy tờ đi kèm:
không đăng ký đều có thể cầm cố giấy đăng ký quyền sở hữu (sổ đỏ, giấy đăng được, gồm:
ký xe, ...), giấy tờ khác như Giấy chứng nhận + vật
nguồn gốc (kim cương, đá quý), gồm: + giấy tờ có giá + vật + giấy tờ có giá + quyền tài sản
- Chuyển giao tài tài sản: bên cầm cố - Không chuyển giao tài sản
chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu tài
sản (không chuyển giao quyền sử
dụng và quyền định đoạt)
- Tài sản cầm cố phải là tài sản đang
- Tài sản thế chấp là tài sản hiện hữu hoặc tài hiện hữu sản đang hình thành
- Trong suốt thời gian cầm cố, tài sản - Trong thời gian thế chấp, tài sản vẫn được
không phát huy được giá trị (vì sử dụng theo công dụng bình thường
không bên nào được sử dụng) Hình thức
Được xác lập bằng văn bản
Thời điểm có hiệu Thời điểm giao tài sản
Thời điểm các bên giao kết, trừ trường hợp lực
các bên có thỏa thuận khác, hoặc PL có quy
định thế chấp phải đăng ký thì sẽ có hiệu lực
từ thời điểm đăng ký Xử lý tài sản và ưu Xem phần chung bảo đảm tiên thanh toán
Tình huống: A mang xe máy cầm cố ở cửa hàng B để vay tiền, sau đó A phát hiện ra B sử dụng chiếc xe máy
của mình. Khi đó B đã sử dụng tài sản không có căn cứ PL, và theo quy định của PL thì đây không phải là căn
cứ để chấm dứt biện pháp cầm cố, nhưng lại là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. 17 lOMoARcPSD|45936918
Tuy nhiên do tài sản đang được cầm cố nên không thể lấy lại được. Làm thế nào để bên nhận cầm cố không sử
dụng được tài sản của mình ?
==> mang tài sản cho bên thứ 3 quản lý, chi phí sẽ do B trả (vì B vi phạm quy định về cầm cố)
Tình huống: A cầm cố tài sản để vay tiền của B, ngày giao tài sản là 1/1 nhưng không ký giấy tờ, đến ngày
4/1 hai bên mới làm văn bản cầm cố. Hỏi thời điểm có hiệu lực của cầm cố là ngày 1/1 hay ngày 5/1 ?
==>(mặc dù luật quy định không rõ ràng, xem điều 122, 134, 127, 401), tuy nhiên ở tình huống này thì thời
điểm có hiệu lực là ngày 1/1, thời điểm ngày 5/1 được coi là ngày hoàn thiện về hình thức đối với cầm cố. (tức
là ở đây ngày 5/1 là hoàn thiện một cái đã tồn tại (từ 1/1) chứ không phải xác lập 1 cái mới) 2. Đặt cọc
- Khái niệm (Điều 358): là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có
giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc
hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự
thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng
dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ
trường hợp có thoả thuận khác - Đối tượng: + tiền
+ vật (phải là vật có giá trị thanh khoản cao như vàng, bạc, đá quý)
- Hình thức: phải bằng văn bản (không bắt buộc công chứng hay chứng thực), trong văn bản phải xác định
khoản tài sản mà các bên giao nhận là tài sản đặt cọc, nếu không có sự xác định là khoản đặt cọc thì được coi là tiền trả trước.
Nghị định 163/2006, điều 29: Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các
bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước. - Chủ thể: + bên đặt cọc:
✓ Là bên đã giao cho bên kia 1 khoản tiền hoặc vật để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự
✓ Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản nếu tài sản đặt cọc là vật
mà việc sử dụng đó có nguy cơ làm mất hay giảm sút giá trị + bên nhận đặt cọc:
✓ Là bên nhận tài sản do bên đặt cọc giao để đảm bảo việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng
✓ Bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc
✓ Bên nhận đặt cọc không được khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, không được xác lập giao dịch đối với
tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc đồng ý
✓ Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc không thực hiện giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng đã thỏa thuận - Mục đích:
+ bảo đảm giao kết hợp đồng: nếu đặt cọc được lập trước khi giao kết hợp đồng
+ bảo đảm thực hiện hợp đồng: nếu đặt cọc được lập sau khi giao kết hợp đồng
- Tính chất: đặt cọc có tính 2 chiều:
+ một chiều có tính dự phòng: đối với bên nhận đặt cọc, để đảm bảo bên đặt cọc phải giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
+ một chiều có tính dự phạt: đối với bên đặt cọc, để đảm bảo bên nhận đặt cọc phải giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng (tuy nhiên thực tế thường không áp dụng dự phạt được) 18 lOMoARcPSD|45936918
- Thời điểm có hiệu lực của đặt cọc:
+ theo thỏa thuận của các bên trong văn bản đặt cọc
+ nếu các bên không có thỏa thuận thì đặt cọc có hiệu lực từ kể từ khi bên sau cùng ký vào văn bản đặt cọc
(nếu việc đặt cọc không cần công chứng hay chứng thực)
+ với trường hợp văn bản đặt cọc cần công chứng, chứng thực thì đặt cọc có hiệu lực kể từ khi văn bản đặt
cọc được công chứng, chứng thực - Xử lý vi phạm:
+ bên đặt cọc vi phạm: bị mất khoản đặt cọc về bên nhận đặt cọc
+ bên nhận cọc vi phạm: phải hoàn trả lại khoản đặt cọc và phải chịu 1 khoản phạt theo thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận thì chịu 1 khoản bằng số đặt cọc đã nhận
3. Ký cược và ký quỹ
a. Ký cược
- Khái niệm (Điều 359): là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim
khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
- Chỉ áp dụng với hợp đồng thuê động sản. VD thuê xe máy
Câu hỏi: tại sao ký cược không áp dụng với hợp đồng thuê bất động sản ?
Trả lời:ký cược là nhằm tránh cho bên thuê “tẩu tán” tài sản, bất động sản không thể “tẩu tán” được, nên không cần ký cược - Chủ thể:
+ bên ký cược: là bên thuê tài sản
+ bên nhận ký cược: là bên cho thuê tài sản
- Hình thức: có thể bằng + lời nói
+ văn bản: thường áp dụng với tài sản ký cược có giá trị lớn
+ là 1 điều khoản trong hợp đồng thuê tài sản được lập thành văn bản - Nội dung:
+ nếu tài sản thuê được trả lại thì bên thuê nhận lại được tài sản ký cược sau khi tiền thuê được thanh toán
+ nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê:
✓ Nếu tài sản ký cược là vật thì các bên thực hiện nghĩa vụ với nhau như hợp đồng trao đổi tài sản sau
khi tiền thuê được thanh toán
✓ Nếu tài sản ký cược là tiền thì các bên thực hiện nghĩa vụ với nhau như hợp đồng mua bán tài sản sau
khi tiền thuê được thanh toán - Đặc điểm:
+ ký cược được hình thành để làm đảm bảo cho hợp đồng cho thuê tài sản là động sản
+ đối tượng của tài sản phải là tài sản hữu hình: vì phải chuyển giao tài sản ký cược cho bên cho thuê
+ giá trị của tài sản ký cược phải lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị tài sản thuê
+ nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê, tức là coi như bên thuê đã
mua tài sản đó (nếu ký cược bằng tiền) hoặc trao đổi tài sản đó (nếu ký cược bằng vật)
b. Ký quỹ
- Khái niệm (Điều 360): là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có
giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. 19 lOMoARcPSD|45936918
- Ký quỹ thường được sử dụng trong thương mại khi mua bán hàng hóa nhiều lần và thanh toán theo kiểu “gối
đầu”, hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu (mở L/C) - Đặc điểm:
+ ngân hàng có được sử dụng tài sản mà bên ký quỹ gửi vào không ?
Trả lời: ngân hàng được sử dụng, trừ khi tài sản gửi vào là vật đặc định
+ người mở tài khoản ký kỹ có được nhận tiền lãi không ?
Trả lời: Có, với lãi suất là lãi tiền gửi không kỳ hạn
+ bên ký quỹ sẽ phải trả cho ngân hàng 1 khoản gọi là phí ký quỹ
+ A ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ với B, nếu khoản phí ký quỹ + số tiền phải trả cho B lớn hơn khoản ký
quỹ, thì ai sẽ được ưu tiên thanh toán trước, B hay ngân hàng ?
Trả lời: ngân hàng sẽ được ưu tiên thanh toán trước
+ số tiền bên ký quỹ phải trả cho ngân hàng là số tiền phải trả cho hoạt động gì của ngân hàng, có phải là tiền phí gửi giữ tài sản ?
Trả lời: không phải hợp đồng giữ, mà là hợp đồng dịch vụ thanh toán, tức là nếubên ký quỹ không hoàn
thành nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ thanh toán số tiền ký quỹ cho bên có quyền.
4. Bảo lãnh và tín chấp Bảo lãnh Tín chấp Khái niệm
Là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo
kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo đảm bằng tín chấp cho thành viên của mình
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có là cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản
nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các quy định của Chính phủ.
bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo
lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình Đặc điểm
Nếu bên được bảo lãnh không trả được nợ thì
Nếu bên vay không trả được thì tổ chức
bên bảo lãnh sẽ trả thay
chính trị - xã hội đó sẽ không trả thay.
Có thể nhiều người cùng bảo lãnh cho 1 nghĩa Vì sao ? vụ:
Trả lời: vì tổ chức chính trị - xã hội là 1 pháp
+ nếu có thỏa thuận về phần nghĩa vụ thì nhân, mà pháp nhân có tài sản độc lập với
từng người sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên các thành viên của pháp nhân ==> trách được bảo lãnh
nhiệm của pháp nhân chỉ trong phạm vi tài
+ nếu không có thỏa thuận phần nghĩa vụ thì sản của mình, không chịu trách nhiệm cho
phải chịu trách nhiệm liên đới: bên nhận bảo thành viên của pháp nhân ==> không phải trả
lãnh có thể yêu cầu bất kỳ người nào trong số nợ thay cho thành viên
những người cùng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh
Tính chất bảo đảm của tín chấp thể hiện ở
chỗ: tổ chức chính trị - xã hội đứng ra bảo
đảm có nghĩa vụ phải theo sát việc sử dụng
tài sản vay, đảm bảo việc sử dụng tài sản vay
đúng mục đích và có hiệu quả, nếu phát hiện 20