Bài giảng luật hình sự 1 học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội
Bài giảng luật hình sự 1 học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ 1 Thời lượng: 45 tiết Ngày 27/10/2015 Tài liệu:
+ Giáo trình Luật Hình sự, tập 1
Giảng viên: thầu Phạm Văn Báu
Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc
I. Khái niệm luật hình sự 1. Định nghĩa
– là ngành luật độc lập gồm hệ thống các quy phạm PL do NN ban hành, quy
định hành vi nguy hiểm cho XH là tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự
– là quan hệ XH phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm
3. Phương pháp điều chỉnh
– là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, nghĩa là NN buộc người phạm
tộiphải chấp nhận hình phạt, và người phạm tội phải chấp hành NN dùng quyền
lực để bắt buộc người phạm tội phải chấp hành.
– Đối với những công dân khác, luật hình sự điều chỉnh hành vi bằng
cáchcấm đoán: cấm thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH mà luật hình sự cho là tội phạm.
– Ngoài ra, luật hình sự còn cho phép hành vi phòng vệ chính đáng, để bảo
vệlợi ích của XH và chính họ.
II. Nhiệm vụ của luật hình sự
Theo Điều 1 Bộ luật Hình sự:
– Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ XH, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền làm
chủcủa nhân dân, lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, …
– Có nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân thủ PL, ý thức đấu tranhphòng
ngừa và chống tội phạm.
– Có nhiệm vụ chống hành vi phạm tội
III. Các nguyên tắc của luật Hình sự lOMoARc PSD|27879799
Là các tư tưởng chỉ đạo của ngành luật về xây dựng và áp dụng luật hình sự
trong đó đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các nguyên tắc: – Nguyên tắc pháp chế
– Nguyên tắc bình đẳng trước PL
– Nguyên tắc nhân đạo – Nguyên tắc hành vi – Nguyên tắc có lỗi
– Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt
1. Nguyên tắc pháp chế
– Những hành vi bị coi là phạm tội phải được quy định thành tội danh cụ
thểtrong luật Hình sự ==> để đảo bảo nhân dân không bị xử lý hình sự một cách
tùy tiện (Điều 2, Điều 8)
– Các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội phải được quy
địnhtrong luaath hình sự tương ứng với mỗi tội danh, phù hợp với tính nguy hiểm
của hành vi phạm tội (Điều 26)
– Các căn cứ quy định hình phạt đối với người phạm tội phải được quy
địnhthống nhất trong luật Hình sự (Điều 45)
– Việc truy cứu TNHS phải tuân theo các quy định của luật Hình sự.
Chương II. Nguồn của luật hình sự Việt Nam I. Khái niệm
Theo lý luận chung về PL, nguồn của PL là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm PL.
Tuy nhiên, hiện nay VN không coi tập quán pháp và tiền lệ pháp là nguồn của PL.
Nguồn của luật hình sự VN hiện nay chỉ có duy nhất Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành.
II. Hiệu lực của luật hình sự – Những nguyên tắc chung
1. Hiệu lực về thời gian (Điều 7)
– Văn bản luật hình sự có hiệu lực để truy cứu TNHS đối với hành vi phạmtội
thực hiện sau khi văn bản PL đó được ban hành và có hiệu lực thi hành. Theo
nguyên tắc này, văn bản luật hình sự không có hiệu lực trở về trước (tức là không có hiệu lực hồi tố)
– Văn bản luật hình sự không có hiệu lực trở về trước trong các trường hợp: lOMoARc PSD|27879799 + quy định tội mới
+ quy định nội dung không có lợi cho người bị áp dụng
– Ngược lại, nếu việc áp dụng luật mới mà có lợi cho người bị áp dụng thìluật
hình sự có hiệu lực trở về trước. 2. Hiệu lực về không gian Có 4 nguyên tắc:
– Theo nguyên tắc lãnh thổ: văn bản luật hình sự có hiệu lực đối với mọi
hànhvi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ quốc gia, dù người phạm tội là bất kỳ ai:
công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch
Tội phạm được coi là trên lãnh thổ quốc gia khi: tội phạm bắt đầu, đang diễn
ra, hoặc kết thúc trên lãnh thổ quốc gia đó
– Theo nguyên tắc quốc tịch: văn bản luật hình sự có hiệu lực đối với
ngườiphạm tội là công dân quốc gia đó, dù người đó ở trong hay ở ngoài lãnh thổ quốc gia
– Theo nguyên tắc phổ cập: văn bản PL luật hình sự có hiệu lực đối với
côngdân quốc gia khác phạm tội ngoài lãnh thổ quốc gia ban hành luật hình sự
đó trong trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà VN ký kết, hoặc tham gia.
– Theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia: văn bản luật hình sự có hiệu
lựcđối với công dân quốc gia khác phạm tội ngoài lãnh thổ quốc gia ban hành luật
hình sự nếu tội phạm đó đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia. III. Bộ luật hình
sự Việt Nam: hiệu lực và cấu tạo Xem giáo trình ———————– Ngày 29/10/2015
Giảng viên: thầy Phạm Văn Báu
Chương 3: Tội phạm
I. Khái niệm tội phạm
1. Định nghĩa (Điều 8)
– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, được quy định trong bộ luật
hình sự, và phải chịu hình phạt.
Khoản 1 Điều 8: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức lOMoARc PSD|27879799
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Các dấu hiệu của tội phạm
– Tội phạm theo luật hình sự VN chỉ có thể là hành vi của con người. Vì
chỉbằng hành vi con người tác động vào thế giới khách quan và cũng chỉ có hành
vi mới có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho XH
==> Theo nguyên tắc hành vi thì tư tưởng của con người không phải là tội phạm
– Hành vi tội phạm phân biệt với hành vi không phải là tội phạm qua dấuhiệu sau: + tính nguy hiểm cho XH + tính có lỗi
+ tính trái PL hình sự (được quy định trong luật hình sự)
+ tính phải chịu hình phạt Trong đó:
+ tính nguy hiểm cho XH va tính có lỗi là dấu hiệu nội dung của tội phạm
+ tính trái PL hình sự là dấu hiệu hình thức của tội phạm
+ tính phải chịu hình phạt dấu hiệu về hậu quả pháp lý của tội phạm a.
Tính nguy hiểm cho XH
– Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, vì nó
quyếtđịnh các dấu hiệu khác của tội phạm
– Nguy hiểm cho XH có nghĩa là tội phạm gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây
rathiệt hại cho những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ.
Những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ gồm (quy định tại Khoản 1 Điều 1):
+ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
+ quyền làm chủ của nhân dân,
+ bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
+ bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
+ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức,
+ bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội;
– Những tình tiết làm căn cứ nhận thức, đánh giá tính nguy hiểm của hành viphạm tội, gồm:
+ tính chất của quan hệ XH bị xâm hại
+ mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ XH
+ nhân thân người có hành vi phạm tội lOMoARc PSD|27879799
+ hoàn cảnh chính trị – XH tại nơi và khi xảy ra tội phạm
+ động cơ, mục đích của người phạm tội
+ tính chất và mức độ lỗi
+ tính chất của hành vi khách quan: phương pháp, thủ đoạn, công cụ b. Tính có lỗi:
– Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH
màhọ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý
– Bản chất của lỗi thể hiện ở chỗ chủ thể đã tự mình lựa chọn và quyết địnhlựa
chọn xử sự nguy hại cho XH trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự
khác phù hợp với đòi hỏi của XH.
– Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:
+ luật hình sự VN không chấp nhận việc quy tội khách quan
+ mục đích của việc áp dụng hình phạt là để cải tạo, giáo dục người phạm tội
(chứ không phải để trả thù)
c. Tính trái PL hình sự
– Hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy
địnhtrong bộ luật hình sự (Điều 8), còn gọi là tính trái PL hình sự.
VD với luật hình sự hiện nay (từ 1999) thì hành vi mua bán, chiếm đoạt mô,
tạng người không bị xử lý hình sự (mà chỉ bị xử phạt hành chính)
– Việc khẳng định tính trái PL hình sự là dấu hiệu của tội phạm, là sự thể
hiệncụ thể của nguyên tắc pháp chế XHCN
– Là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm đượcthống nhất
– Là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật hìnhsự
cho phù hợp với tình hình kinh tế XH từng thời kỳ
– Là cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền dân chủ của công dân không bị
xâmphạm bởi sự xử lý tùy tiện của cơ quan tố tụng, của nhà chức trách
– Mối quan hệ giữa dấu hiệu (3) với dấu hiệu (1) là mối quan hệ giữa hìnhthức và nội dung:
+ dấu hiệu “tính nguy hiểm cho XH” là nội dung
+ dấu hiệu “tính trái PL hình sự” là hình thức thể hiện của nội dung đó d.
Tính phải chịu hình phạt lOMoARc PSD|27879799
– Thể hiện ở chỗ do có tính nguy hiểm cho XH nên bất cứ tội phạm nào
cũngbị đe dọa áp dụng hình phạt
– Tính phải chịu hình phạt …
– Trong thực tế không phải người phạm tội nào cũng phải chịu hình phạt,
đólà quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nhất định
3. Phân loại tội phạm
– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi được quyđịnh
trong luật hình sự, tội phạm được phân thành:
+ tội phạm ít nghiêm trọng
+ tội phạm nghiêm trọng
+ tội phạm rất nghiêm trọng + tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng a.
Tội phạm ít nghiêm trọng
– Gây nguy hại không lớn cho XH– Mức cao nhất là 3 năm tù b. Tội phạm
nghiêm trọng – Gây nguy hại lớn cho XH
– Mức cao nhất là 7 năm tù
c. Tội phạm rất nghiêm trọng –
Gây nguy hại rất lớn cho XH
– Mức cao nhất là 15 năm tù
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng –
Gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH –
Mức cao nhất là chung thân, tử hình Chú ý:
+ không được căn cứ vào hình phạt do tòa án đã tuyên để phân loại tội phạm
(để xác định loại tội) mà phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt do
bộ luật hình sự quy định đối với loại tội đó
+ 1 tội danh có thể chỉ có 1 khung hình phạt nhưng cũng có thể có nhiều khung
hình phạt. Do vậy khi xác định tội phạm phải căn cứ vào mức cao nhất
của từng khung hình phạt do luật hình sự quy định cho tội danh đó
Câu hỏi: A phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 138) và bị tòa tuyên 30 tháng tù.
Hỏi A phạm tội nhóm nào.
Trả lời: Không được căn cứ vào bản án tòa tuyên, vì tội của A có thể thuộc
nhóm 1 là ít nghiêm trọng (tối đa 3 năm, theo khoản 1 điều 138) hoặc nhóm 2 là
nghiêm trọng (từ 2 đến 7 năm tù, theo khoản 2 điều 138) lOMoARc PSD|27879799
4. Tội phạm và các hành vi vi phạm PL khác Tội phạm Vi phạm PL khác Giống nhau: – Đều nguy hiểm cho XH – Nguy hiểm không đángkể – Được quy định Nội
trongvăn bản các ngành luật – Nguy hiểm đáng kể
khác (như luật Hành chính, dung pháp – Được quy địch dân sự, …) lý trongluật Hình sự Xử lý bằng biện pháp
cưỡng chế NN, không bằng Hậu quả hình phạt pháp lý Xử lý bằng hình phạt
– Tiêu chuẩn phân biệt tội phạm và các vi phạm khác:
+ đối với các nhà làm luật: tính nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi (để ghi vào luật Hình sự)
+ đối với nhà giải thích PL hình sự: tính nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi
+ đối với nhà áp dụng luật: là dấu hiệu được quy định trong luật hình sự hay không – Chú ý:
+ có những hành vi nguy hiểm cho XH luôn là tội phạm mà không thể là vi
phạm, như giết người, hiếp dâm, chống nhân loại, …
+ để phân biệt tội phạm và vi phạm phải căn cứ vào :
• Tính chất và mức độ thiệt hại
• Tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội
• Tính chất của động cơ • Mức độ lỗi lOMoARc PSD|27879799
• Nhân thân người phạm tội
+ có những hành vi nguy hiểm giống tội phạm về mặt hình thức nhưng không là tội phạm ——————— Ngày 31/10/2015
Giảng viên: thầy Phạm Văn Báu
Chương 4: Cấu thành tội phạm I.
Các yếu tố của cấu thành tội phạm
Cấu trúc của tội phạm gồm:
+ khách thể của tội phạm
+ mặt khách quan của tội phạm
+ chủ thể của tội phạm
+ mặt chủ quan của tội phạm
Đây là 4 yếu tố cấu thành tội phạm, chỉ cần 1 yếu tố không thỏa mãn thì không cấu thành tội phạm
1. Khách thể của tội phạm
– là quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại
– Không có sự xâm hại đến khách thể thì không có tội phạm
2. Mặt khách quan của tội phạm
– là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quuan của tội phạm, baogồm: + hành vi nguy hiểm cho XH
+ hậu quả nguy hiểm cho XH
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
– Đây là yếu tố quan trọng nhất của cấu thành tội phạm
3. Mặt chủ quan của tội phạm
– là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm:
+ lỗi của người phạm tội + động cơ phạm tội + mục đích phạm tội
4. Chủ thể của tội phạm
– là người thực hiện hành vi phạm tội. Điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm:
+ đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lOMoARc PSD|27879799
+ có năng lực trách nhiệm hình sự
II. Cấu thành tội phạm
VD: với tội giết người, mỗi vụ việc giết người đều có các đặc điểm riêng, như: + chủ thể: bất kỳ ai
+ thủ đoạn: đâm, chém, bắt, đầu độc, dìm chết, …
+ công cụ: dao, súng, dây, … + thời gian:
+ hậu quả: chết, thương tích, tâm thần, cố tật, … Tuy
nhiên vẫn có những đặc điểm chung:
+ đều là hành vi trái PL
+ người phạm tội muốn tước đoạt sinh mạng của người khác + có lỗi cố ý
1. Khái niệm cấu thành tội phạm
– là tổng hợp những dấu hiệu chung đặc trưng cho 1 tội phạm cụ thể quy
địnhtrong luật hình sự
– Quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm :
+ tội phạm là hành vi, cấu thành tội phạm là …
+ tội phạm là hiện tượng XH, có biểu hiện rất đa dạng ; cấu thành tội phạm là
khái niệm pháp lý phản ánh tội phạm – Chú ý :
+ tội phạm là hiện tượng, CTTP là lý thuyết phản ánh hiện tượng đó trong luật
+ mối quan hệ giữa tội phạm và CTTP là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm
+ cần phân biệt tội phạm và CTTP 2.
Đặc điểm của cấu thành tội phạm
a. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định
– Tội phạm được quy định trong luật hình sự bằng cách mô tả những dấu hiệucủa CTTP
– Không được thêm, bớt dấu hiệu của CTTP
b. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng
– CTTP vừa có tính khái quát, vừa phản ánh, do vậy phải sử dụng những dấu
hiệu đặc trưng để mô tả
c. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc
– Vì nó là điều kiện cần để khẳng định hành vi nào là hành vi phạm tội lOMoARc PSD|27879799
– Nếu ở CTTP thiếu 1 dấu hiệu nào đó thì không phạm tội đóChú ý :
không thể có 2 CTTP giống hệt nhau VD : cùng là hành vi dùng vũ lực :
+ dùng vũ lực + chiếm đoạt tài sản = tội cướp tài sản
+ dùng vũ lực + giao cấu trái ý muốn = tội hiếp dâm Lưu ý :
3. Phân loại cấu thành tội phạm
a. Theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh :
– Cấu thành tội phạm cơ bản :
+ là CTTP chỉ bao gồm các dấu hiệu định tội
+ được quy định ngay trong điều luật cơ bản của tội đó –
Cấu thành tội phạm tăng nặng :
+ là CTTP ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu khác làm tăng
đáng kể hành vi nguy hiểm cho XH (thường được quy định tại các khoản 2, 3, 4 của điều luật)
+ CTTP tăng nặng = CTTP cơ bản + tình tiết tăng nặng định khung –
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ :
+ là CTTP ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu khác làm giảm
nhẹ đáng kể hành vi nguy hiểm cho XH
+ CTTP giảm nhẹ = CTTP cơ bản + tình tiết giảm nhẹ định khung
Chú ý : mỗi tội phạm phải có 1 CTTP cơ bản, ngoài ra có thể có 1 hoặc nhiều
CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ
b. Theo đặc điểm cấu trúc : – CTTP vật chất :
+ là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan, là hành vi nguy hiểm cho XH,
hậu quả nguy hiểm cho XH, và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP cơ bản VD : khoản 1 điều 104
đến 109 – CTTP hình thức :
+ là CTTP chỉ có 1 dấu hiệu của mặt khách quan, là hành vi nguy hiểm cho
XH, được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP cơ bản
VD : khoản 1 điều 111 đến 115 – CTTP cắt xén :
+ trong CTTP cắt xén, dấu hiệu hành vi chỉ những hoạt động nhằm hành vi phạm tội
VD : tội lật đổ chính quyền lOMoARc PSD|27879799
4. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm – Là cơ sở của TNHS
– Là căn cứ pháp lý của việc định tội
– Là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt
Chương 5 : Khách thể của tội phạm
I. Khách thể của tội phạm 1. Khái niệm
– Là những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâmhại
– Có 3 nhóm khách thể (Điều 8)
+ những quan hệ XH thuộc an ninh quốc gia : độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
+ những quan hệ XH liên quan đến con người, tập thể : quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân
+ những quan hệ XH liên quan đến những vấn đề khác
2. Ý nghĩa của khách thể
– Khách thể của tôi phạm là 1 trong 4 yếu tố CTTP, nếu không có sự xâm
hạikhách thể thì không có tội phạm
==> tội phạm là hành vi chống đối XH, đi ngược lại lợi ích của XH
– Là căn cứ để nhận thức nhiệm vụ của luật hình sự
– Là cơ sở để hệ thống hóa các tội phạm trong bộ luật hình sự
– Để đánh giá tính chất nguy hiểm cho XH của hành viChú ý : …
3. Các loại khách thể của tội phạm
– Khách thể chung : là tổng hợp các quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ
+ cho thấy phạm vi các quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ, và chính sách hình sự của NN
+ bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể chung
+ được xác định tại điều 1 và điều 8 luật Hình sự
– Khách thể loại của tội phạm : là 1 nhóm quan hệ XH cùng tính chất được
1nhóm quy phạm PL hình sự bảo vệ lOMoARc PSD|27879799
+ cho thấy tính chất nguy hiểm của tôi phạm được quy định trong 1 chương của Bộ luật Hình sự
+ là cơ sở để hệ thống hóa các quy phạm …
+ bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều xâm hại đến khách thể loại, xâm hại đến
nhiều quan hệ XH trong các loại quan hệ XH nhất định
– Khách thể trực tiếp của tội phạm : là quan hệ XH cụ thể bị loại tội phạm cụthể xâm hại
+ có thể đồng nhất khách thể loại và khách thể trực tiếp như trong các tội về xâm hại trí tuệ, …
+ thông qua việc xâm hại đến khách thể trực tiếp mà qua đó, hành vi …
+ 1 hành vi nguy hiểm cho XH có thể xâm hại nhiều quan hệ XH, nhưng không
có nghĩa tất cả các quan hệ XH ấy là khách thể trực tiếp
+ tội phạm có thể có 1 hoặc nhiều khách thể trực tiếp
+ việc xác định đúng khách thể trực tiếp là căn cứ để gộp, tách những loại tội
phạm cụ thể vào 1 hoặc nhiều tội danh và xếp chúng vào từng chương của Bộ luật hình sự
II. Đối tượng tác động của tội phạm VD
: với hành vi phạm tội giết người thì : + khách thể là … 1. Khái niệm
– Là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động để gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ.
2. Một số loại đối tượng tác động của tội phạm
– Con người có thể là đối tượng tác động của tội phạm
– Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ XH có thể làđối
tượng tác động của tội phạm. VD các công trình quốc gia, …
– Hoạt động bình thường của chủ thể. VD hành vi đưa hối lộ làm biến
đổihành vi của chủ thể
– Phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với khách thể và với công
cụ,phương tiện phạm tội.
– Ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm :
+ có ý nghĩa định tội (trong 1 số trường hợp)
+ có khi được phản ánh là tình tiết định khung hình phạt lOMoARc PSD|27879799
+ có khi là tình tiết đánh giá mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi Câu hỏi tình huống :
A lừa đảo chiếm đoạt tài sản xủa B trị giá 300 triệu đồng, hành vi của A được
quy định tại điểm a, điều 139, A bị tòa xử 7 năm tù. Hãy xác định :
(1) Căn cứ vào quy định phân loại tội phạm tại khoản 3 điều 8 luật hình sự,hãy
xác định loại tội mà A phạm tội trong tình huống trên thuộc loại tội gì
(2) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có CTTP vật chất hay hình thức, tạisao ?
(3) Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, tăng nặng, haygiảm nhẹ ?
(4) Nêu khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong tình huống trên.
(5) Nếu A 15 tuổi thì việc xử lý A như trên là đúng hay sai ?
(6) Giả sử A là công dân VN thực hiện hành vi phạm tội trên ở nước ngoài,thì
A có phải chịu trách nhiệm hình sự tại VN theo luật hình sự VN không ? ————————- Ngày 03/11/2015
Giảng viên: thầy Lê Đăng Doanh
(thảo luận trên lớp)
Câu hỏi: Khẳng định sau là Đúng / Sai
(1) A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tòa tuyên 2 năm tù. A phạm tội ítnghiêm trọng
(2) Khi có hành vi phạm tội xảy ra thì đối tượng tác động luôn bị gây thiệt hạiTrả lời:
(1) Sai. Vì không thể dùng bản án để làm căn cứ xác định loại phạm tội màphải
căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt. Vì mức phạt 2 năm tù có thể rơi
vào khoản 1 hay khoản 2 của điều 139, thậm chí A có thể rơi vào khoản 3 nhưng
vẫn được áp dụng mức 2 năm tù nếu áp dụng Điều 47.
(2) Sai. Vì không thể “luôn”: khi có hành vi phạm tội xảy ra, đối tượng tácđộng
thường bị gây thiệt hại, nhưng cũng có nhiều trường hợp đối tượng tác động không
bị gây thiệt hại, VD như trường hợp đe dọa gây thiệt hại và bị dừng lại thì đối
tượng tác động chưa bị gây thiệt hại.
– Phân biệt CTTP vật chất và CTTP hình thức: nếu có hành vi và có hậu quả
xảy ra mới hoàn thành tội phạm thì là cấu thành vật chất, còn dừng ở hành vi đã lOMoARc PSD|27879799
hoàn thành tội phạm thì là cấu thành hình thức. Chú ý: chỉ căn cứ vào các dấu
hiệu định tội để phân biệt, không cần xét đến các dấu hiệu về tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.
VD: tội gián điệp (Điều 80): “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì
bị phạt tù …”, ở đây điều luật chỉ quy định hành vi, không quy định hậu quả ==> CTTP hình thức
VD: tội cướp tài sản (Điều 133): “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù …”, ở đây điều
luật chỉ quy định hành vi, không quy định hậu quả là có cướp được hay không ==> CTTP hình thức
VD: tội cố ý gây thương tích (Điều 104): “Người nào cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt …”,
như vậy ở đây điều luật có quy định hành vi và hậu quả ==> CTTP vật chất
VD: tội giết người (Điều 93): “Người nào giết người thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù …”, ở đây điều luật không quy định hành vi và hậu quả,
do đó phải dựa vào văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền:
+ giết người là hành vi tước đoạt tính mạng người khác
+ hậu quả chết người xảy ra
Như vậy với hướng dẫn này là CTTP vật chất. Người nào thực hiện hành vi
giết người mà nạn nhân chết thì được coi là tội phạm hoàn thành, còn nếu nạn
nhân không chết thì được coi là tội phạm chưa đạt.
– Phân loại khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp của tội phạm
+ Theo Điều 8: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
là khách thể chung của tội phạm, tức là toàn bộ những quan hệ XH mà hành vi
tội phạm có thể gây thiệt hại
+ Trong khách thể chung, có những quan hệ XH có cùng tính chất, được 1 nhóm
quy phạm PL luật hình sự bảo vệ, thì được gọi là khách thể loại. VD: trong BLHS, lOMoARc PSD|27879799
chương về nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì toàn bộ nhóm các quan
hệ XH về an ninh quốc gia được quy định trong đó là khách thể loại; tương tự
với chương về các tội về trật tự quản lý kinh tế, …
+ Trong mỗi khách thể loại, có những quan hệ XH bị tội phạm trực tiếp gây
thiệt hại, VD: A giết B thì quan hệ trực tiếp ở đây là quyền sống của con người,
đây chính là khách thể trực tiếp.
Chú ý: việc xác định khách thể trực tiếp còn phụ thuộc vào tình huống thực tế.
VD: trộm cắp dây cáp của công ty viễn thông, hay dây điện, … tuy là hành vi
trộm cắp nhưng không xâm phạm sở hữu tài sản (của cty), mà là xâm phạm quan
hệ XH khác, ở đây là sự an toàn về thông tin liên lạc và được coi là công trình
quan trọng về an ninh quốc gia.
Chương 6: Mặt khách quan của tội phạm I. Khái niệm
– Là toàn bộ những diễn biến, biểu hiện bên ngoài của tội phạm
II. Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm
1. Hành vi khách quan của tội phạm
– Là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan, những
biểu hiện này nhằm đạt những mục đích nhất định.
Như vậy, Hành vi khách quan của tội phạm phải được:
+ ý thức con người kiểm soát
+ ý chí con người điều khiển
Do vậy, biểu hiện của những người bị tâm thần và mất năng lực hành vi thì
không được coi là tội phạm. Hoặc các biểu hiện không phải do ý chí của con
người, hay bị cưỡng bức về thân thể thì cũng không bị coi là tội phạm.
VD: người tâm thần bị nnất năng lực hành vi thì giết người, đốt nhà hàng xóm,
… cũng không bị coi là tội phạm, không bị truy cứu TNHS – Đặc điểm của hành
vi khách quan cả tội phạm:
+ hành vi khách quan có tính nguy hiểm cho XH: đã gây ra thiệt hại hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại do XH.
+ là hành vi có ý thức và có ý chí: họ biết họ thực hiện hành vi tội phạm vì mục
đích gì. Trường hợp cưỡng bức về tinh thần vẫn có thể bị truy cứu TNHS tùy vào
mức độ bị cưỡng bức.
VD: A là cán bộ quản giáo tù nhân, A đang dẫn tù nhân đi lao động, trên đường
đi A bị đồng bọn của tù nhân phục kích và gí súng vào đầu, yêu cầu A phải thả tù lOMoARc PSD|27879799
nhân, A buộc phải thả tù nhân ==> A bị cưỡng bức tinh thần và không bị truy cứu TNHS
VD: vẫn VD trên, nhưng đồng bọn của tù nhân không gí súng vào đầu A mà chỉ
đến nói với A rằng “tôi có đầy đủ băng ghi âm, ghi hình việc ông nhận 500 triệu
đồng để thả đồng bọn của tôi”, nếu A về và tìm cách thả tù nhân ==> A vẫn bị truy
cứu TNHS vì tuy A bị cưỡng bức về tinh thần nhưng chưa đến mức không thể lựa chọn hành động khác.
+ Là hành vi trái PL hình sự: tức là được luật hình sự quy định là tội phạm.
Tại sao chỉ riêng luật Hình sự thì tính trái PL hình sự lại là các hành vi được
quy định trong luật hình sự ?
Vì đặc điểm của luật hình sự là tính chất “cấm chỉ”, tức là nhà làm luật đưa ra
các quy định để cấm công dân thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho XH
2. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan – Bao gồm 2 hình thức:
+ hành động phạm tội: làm việc mà luật hình sự cấm
+ không hành động phạm tội: không làm việc mà luật hình sự buộc phải làm,
do đó gây ra thiệt hại cho XH. Ở hình thức này cần xác định 2 vấn đề:
• Phải có nghĩa vụ hành động
• Phải có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó: cần đánh giá cả
yếu tố khách quan và chủ quan
– Một số tội phạm có thể được thực hiện bằng cả 2 hình thức, VD giết người có
thể bằng hành động đâm, chém, bắt, … hoặc không hành động bằng cách bỏ đói
3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan
Căn cứ vào các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan, ta chia thành:
– Hành vi khách quan có tính ghép, gọi là Tội ghép: là hành vi khách quan
của 1 tội được cấu trúc từ nhiều hành vi thực tế khác nhau, cùng xảy ra trong 1
thời điểm, xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau.
VD tội hiếp dâm (điều 111) là tội ghép, được cấu thành từ 2 hành vi là dùng vũ
lực khống chế (xâm hại đến khách thể là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con
người) và giao cấu trái ý muốn (xâm hại đến khách thể là nhân phẩm, danh dự của
con người), khi truy tố chỉ truy tố thành 1 tội là hiếp dâm, không truy tố thành 2
tội. Trường hợp nếu có hậu quả là thương tích xảy ra thì đó là tình tiết tăng nặng
(không truy tố thành tội khác). lOMoARc PSD|27879799
– Hành vi khách quan có tính kéo dài: là loại hành vi khách quan mà thờiđiểm
hoàn thành tội phạm đến thời điểm kết thúc là 1 khoảng thời gian, và không gián đoạn.
VD: tội tàng trữ vũ khí, ma túy trái phép. Từ thời điểm tàng trữ đến khi bị phát
hiện luôn có khoảng thời gian, 1 ngày, 1 tháng, hay 1 năm, …
– Tội có tính liên tục (tội liên tục): hành vi khách quan được lặp đi lặp
lạinhiều lần, cùng tính chất, nhưng ngắt quãng về thời gian. Khi đó sẽ tổng hợp
toàn bộ hành vi phạm tội để truy tố và xác định 1 lần phạm tội.
VD: thủ quỹ thường xuyên lấy trộm tiền quỹ cơ quan, mỗi lần lấy một số tiền.
Khi đó sẽ tính tổng tất cả số tiền bị lấy trộm để quy tội
Chú ý: tội có tình liên tục khác với phạm tội nhiều lần. VD: A nhận hối lộ, tham
ô nhiều lần, thì mỗi lần nhận hối lộ hay tham ô là 1 lần phạm tội.
II. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
– Là thiệt hại cho các quan hệ XH là khách thể của tội phạm
– Biểu hiện: qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu
thànhquan hệ XH ==> coi đây là hậu quả trong thực tiễn
– Một số hình thức của hậu quả nguy hiểm cho XH:
+ thiệt hại về vật chất
+ thiệt hại về thể chất
+ thiệt hại về tinh thần + các biến đổi khác
III. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong luật hình sự
– Một người chỉ phải chịu TNHS nếu hành vi của họ đóng vai trò là
nguyênnhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH, có thể là nguyên nhân
trực tiếp hoặc gián tiếp
– Điều kiện để xem xét 1 hành vi đóng vai trò là nguyên nhân:+ hành
vi đó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
+ hành vi đóng vai trò là nguyên nhân phải là khả năng thực tế gây ra hậu quả:
tức là hành vi mang tính quy luật, tất yếu, bản thân hành vi đã chứa mầm mống
gây ra hậu quả. VD chĩa súng vào người khác dù súng không có đạn vẫn bị coi là
hành động nguy hiểm cho XH. VD: uống rượu rồi lái xe ngay bị coi là hành vi
nguy hiểm cho XH mặc dù có thể không gây nguy hiểm
+ hậu quả xảy ra là sự hiện thực hóa của hành vi đóng vai trò là nguyên nhân –
Cần phân biệt hành vi với vai trò là nguyên nhân với vai trò là điều kiện: Hành vi lOMoARc PSD|27879799
là điều kiện không chứa đựng mầm mống, không chứa đựng cơ sở làm phát sinh
tội phạm mà nó có thể tác động để hậu quả xảy ra nhanh hơn / chậm hơn, quy mô
nhỏ hơn / lớn hơn, … Và người có hành vi đóng vai trò là điều kiện không phải
chịu TNHS về hậu quả mà hành vi đóng vai trò là nguyên nhân gây ra.
VD: bà A lẫn chiếm vỉa hè để bán nước, khách ngồi ngay trên vỉa hè uống nước.
Ông B uống rượu say điều khiển ô tô lao lên vỉa hè làm khách ngồi uống nước
chết. Ông B lý luận là ông ấy sai khi điều khiển ô tô lao lên vỉa hè, nhưng nếu bà
A không vi phạm lấn chiếm vỉa hè thì sẽ không có người ngồi ở đó, ô tô của ông
B sẽ chỉ lao vào tường / cây, không thể gây chết người, nên chết người là do lỗi
của bà A. Bà A không chịu, nói đã bán nước ở đó nhiều năm mà không ai bị làm
sao, lỗi là do ông B lao ô tô lên làm chết người.
==> sẽ truy tội cho ai ?
VD: A lái ô tô khách đi qua phà, phà có quy định khi ô tô xuống phà thì khách
phải xuống hết đi bộ, chỉ lái xe được điều khiển ô tô xuống phà. Hôm đó có 3 phụ
nữ vì ngại xuống đi bộ nên đã cho tiền người kiểm soát an toàn là B ở phà để khỏi
phải xuống đi bộ. Khi ô tô xuống mép phà thì bị sóng to đánh, ô tô lao xuống
sông, người lái xe mở cửa ra và thoát, còn 3 phụ nữ trên ô tô bị chết đuối.
==> truy tố tội của A và B thế nào ———————- Ngày 05/11/2015
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Hương
Chương 7: Chủ thể của tội phạm
I. Khái niệm chủ thể của tội phạm
– Chủ thể của tội phạm là con người: + có năng lực TNHS
+ đạt độ tuổi luật hình sự quy định
– Các đối tượng khác cũng có thể gây thiệt hại lớn cho XH như pháp nhân,
người điên, trẻ em dưới 14 tuổi, súc vật, vật nuôi nhưng không bị coi là chủ thể của tội phạm Lý do:
+ vì luật hình sự VN không nhằm mục đích trả thù mà nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội
+ mục đích của cải tạo, giáo dục chỉ đạt được khi người thực hiện hành vi nguy
hiểm có những điều kiện nhất định … – Chú ý: lOMoARc PSD|27879799
+ với pháp nhân, hiện tại chưa có quy định chịu TNHS, nhưng đại diện của
pháp nhân vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân
+ với trường hợp súc vật, vật nuôi gây hại cho XH, hoặc được người sử dụng
làm phương tiện gây hại cho Xh, thì TNHS quy cho người chủ, người quản lý súc vật II. Năng lực TNHS 1. Khái niệm
– Là khả năng nhận thức được ý nghĩa XH của hành vi và khả năng điềukhiển
hành vi của mình theo đòi hỏi của XH
– Năng lực TNHS là năng lực vốn có của con người, chỉ hình thành qua
sựphát triển của con người về tự nhiên và XH, và hoàn thiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục
Chú ý: năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi có thể không có, hay
bị loại trừ nếu con người bị mắc bệnh tâm thần
2. Tình trạng không có năng lực TNHS Điều 13
– Một người được coi là tình trạng không có năng lực TNHS khi thỏa mãn 2dấu hiệu:
+ dấu hiệu y học: mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần
+ dấu hiệu tâm lý nhưng có ý nghĩa về mặt pháp lý: người không nhận thức
được ý nghĩa hành vi của mình, hoặc không thực hiện được hành vi theo đòi hỏi của XH
– Mối quan hệ giữa 2 dấu hiệu là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
+ dấu hiệu y học là nguyên nhân
+ dấu hiệu tâm lý là kết quả
– Vấn đề năng lực TNHS hạn chế :
+ điều kiện là khi mắc bệnh tâm thần, bệnh khác nhưng không đến mức làm
mất năng lực nhận thức hay mất năng lực điều khiển hành vi
+ Người bị năng lực TNHS hạn chế vẫn bị quy lỗi, vẫn phải chịu TNHS, nhưng được giảm nhẹ tội
3. Năng lực TNHS và tình trạng say rượu
Điều 14 : Người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh
khác thì vẫn phải chịu TNHS lOMoARc PSD|27879799
– Say rượu thông thường : người phạm tội có lỗi với tình trạng say (vì
trướckhi uống rượu đã nhận thức được khả năng gây ra lỗi) nên vẫn phải chịu
TNHS với tội đã thực hiện khi say
– Say rượu bệnh lý : là chứng loạn tâm thần cấp tính lâm thời, là hiện tượngrất
hiếm gặp, thường xuất hiện trên cơ sở đói, mệt hoặc do tiền sử chấn thương, khi đó :
+ người say rượu bệnh lý không có lỗi
+ không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm đã thực hiện
III. Tuổi chịu TNHS Điều 12 :
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về
tộiphạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người chưa đủ 14 tuổi được coi là không có năng lực TNHS nên khôngphải chịu TNHS
IV. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
– Là người mà ngoài những dấu hiệu cần thiết của chủ thể của tội phạm
cònphải có thêm những dấu hiệu riêng khác nữa và chỉ có những người có dấu
hiệu riêng này mới thực hiện được những tội phạm mà CTTP đó phản ánh.
– Các dấu hiệu đó có thể là : quốc tịch (đối với tội phản quốc, chỉ có người
cóquốc tịch VN mới mắc tội phản quốc), độ tuổi, giới tính, có chức vụ quyền hạn,
có quan hệ họ hàng thân thích …
V. Vấn đề nhân thân người phạm tội
– Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của
ngườiphạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn TNHS của họ.
Những đặc điểm đó là : tuổi, nghề nghiệp, trình độ, trình độ văn hóa, lối sống,
hoàn cảnh, đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức PL, tôn giáo, tiền án, tiền sự, … – Ý nghĩa :
+ là dấu hiệu định tội
+ là dấu hiệu định khung tội phạm
+ là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS
Chương 8 : Mặt chủ quan của tội phạm
I. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
– Là diễn biến tâm lý diễn ra bên trong của tội phạm, bao gồm : lOMoARc PSD|27879799
+ lỗi : có trong tất cả các CTTP + động cơ phạm tội + mục đích phạm tội II. Lỗi 1. Khái niệm
– Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự– Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi là :
+ không chấp nhận việc quy tội khách quan
+ thừa nhận và tôn trọng quyền tự do của con người
+ hình phạt có mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội
– Bản chất của lỗi : 1 người được coi là có lỗi nếu lựa chọn thực hiện hành
vigây thiệt hại cho XH, trái PL trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan
để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của XH
– Về mặt hình thức, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi
nguyhiểm cho XH của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu
hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý
2. Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm
– Con người trong cuộc sống thì có nhiều nhu cầu cần thỏa mãn ==> thỏamãn
nhu cầu là nguồn gốc của mọi hành vi con người. hành động để thỏa mãn nhu cầu
là tất yếu, nó được hình thành có quy luật.
– Hành vi của con người không chỉ có tính quy định trước mà còn có tính
tựdo ==> con người không thể vì thỏa mãn nhu cầu mà xử sự trái với đòi hỏi của
XH. Mọi xử sự của con người đều bị chi phối bởi quy luật khách quan, có tính tất
yếu. Nhưng nhờ hoạt động nhận thức, con người hoàn toàn tự do lựa chọn xử sự
để đạt được mục đích của mình.
– Con người có tự do nhưng lại lựa chọn, thực hiện xử sự trái với đòi hỏi
củaXH thì bị coi là có lỗi.
– Như vậy, tự do là cơ sở của lỗi và của TNHS.
—————————— Ngày 07/11/2015
Giảng viên: thầy Phạm Văn Báu
Chương 8 : Mặt chủ quan của tội phạm (tiếp)
3. Các loại lỗi cố ý
a. Lỗi cố ý trực tiếp lOMoARc PSD|27879799
– Là lỗi của người nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH,
thấytrước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra – Các
dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp :
+ về lý trí : chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, chủ
thể đã thấy trước được hậu quả của hành vi đó + về ý chí : chủ thể mong muốn
cho hậu quả xảy ra b. Lỗi cố ý gián tiếp
– Là lỗi của người nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH,
thấytrước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra – Các dấu hiệu :
+ về lý chí : chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, chủ
thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra
+ về ý chí : chủ thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả mà mình đã ý thức xảy ra
c. Một số loại cố ý khác (không có trong Luật) – Cố ý có dự mưu : – Cố ý đột xuất
– Hoặc căn cứ vào mức độ thấy trước hậu quả, có : + cố ý không xác định + cố ý xác định
4. Các loại lỗi vô ý
a. Lỗi vô ý vì quá tự tin
– Là lỗi của người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quảnguy
hại cho XH nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. – Các dấu hiệu :
+ về lý chí : chủ thể tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho XH, chủ thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi của mình
+ về ý chí : chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra và tin hậu quả không xảy
ra, hoặc tin sẽ tránh được hậu quả
b. Lỗi vô ý do cẩu thả
– Là lỗi của người không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quảnguy hại cho XH, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. – Các dấu hiệu: lOMoARc PSD|27879799
+ chủ thể không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho XH. Có 2 trường hợp: •
Không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình,
không biết mình có hành vi vi phạm. VD bác sỹ quên dụng cụ y tế trong bụng bệnh nhân •
Chủ thể tuy nhận thức được mặt thực tế hành vi nhưng hoàn
toàn không nghĩ đến hậu quả của hành vi có thể xảy ra. VD hút thuốc
lá xong vứt lung tung gây cháy
+ chủ thể có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình
5. Trường hợp hỗn hợp lỗi
– ĐN: Là trường hợp trong CTTP có 2 loại lỗi cố ý và vô ý đối với những
tìnhtiết khách quan khác nhau.
– Điển hình là trường hợp trong 1 CTTP có 2 loại lỗi:
+ cố ý đối với tình tiết khách quan A +
vô ý đối với tình tiết khách quan B
Khi đó thì A là để định khung hình phạt, B là tình tiết tăng nặng
VD Điều 104, Điều 111 khoản 3: cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, hay
hiếp dâm làm nạn nhân chết
Chú ý: trường hợp hỗi hợp lỗi chỉ có trong cấu thành tăng nặng của một số tội
cố ý, trong đó tình tiết tăng nặng này được phản ánh là hậu quả, lỗi của người
phạm tội đối với hậu quả đó là lỗi vô ý.
6. Sự kiện bất ngờ Điều 11
– Là trường hợp chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho XH trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả đó. Người thực
hiện hành vi gây hậu quả nguy hại do sự kiện bất ngờ không phải chịu TNHS.
VD người lái xe đi trên đường nông thôn vào đúng vụ gặt, khi người nông dân
phơi rơm rạ trên đường, trẻ con chui xuống lớp rơm để chơi trốn tìm, người lái xe
không thể nhìn thấy và cán chết đứa trẻ.
Chú ý: bất ngờ >< bất khả kháng
III. Động cơ phạm tội
– Là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội lOMoARc PSD|27879799
– Chỉ có các tội phạm có lỗi cố ý mới có động cơ phạm tội, lỗi vô ý không cóđộng cơ phạm tội
– Có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi
– Không phải là dấu hiệu bắt buộc chung cho mọi tội phạm
– Có thể được phản ánh là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, hay địnhkhung …
IV. Mục đích phạm tội
– Là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội đặt ra khi thực hiện tộiphạm
– Chỉ có các tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp mới có mục đích phạm tội– Cần
phân biệt mục đích phạm tội với hậu quả của tội phạm:
Hậu quả của tội phạm
Mục đích phạm tội
Thuộc mặt khách quan của tội
Thuộc mặt chủ quan của tội phạm phạm Tồn tại trên thực tế Tồn tại trong ý thức
Có sau khi thực hiện hành vi
Có trước khi thực hiện hành vi phạm tội phạm tội Có thể không phát sinh Luôn luôn tồn tại
Chỉ có trong các tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp
Có thể trong mọi tội phạm
– Mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi CTTP.
Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm I. Khái niệm
– Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ khác nhau trong quá
trìnhthực hiện tội phạm cố ý, gồm: + Chuẩn bị phạm tội + Phạm tội chưa đạt
+ Tội phạm hoàn thành II. Chuẩn bị phạm tội lOMoARc PSD|27879799
– Là giai đoạn trong đó người phạm tội tạo ra những điều kiện cần thiết
đểthực hiện hành vi phạm tội
– Các hành vi chuẩn bị phạm tội:
+ chuẩn bị công cụ, phương tiện + chuẩn bị kế hoạch + thăm dò địa điểm + tìm kiếm đồng bọn
+ khắc phục các trở ngại khách quan như vô hiệu hóa camera an ninh, đánh bả chó giữ nhà, …
– Luật hình sự chỉ quy định việc chuẩn bị phạm tội phải chịu TNHS trong
1số tình huống cụ thể …
Người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: xâm phạm an ninh quốc gia.
III. Phạm tội chưa đạt 1. Khái niệm
– Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. 2. Các dấu hiệu
– Chủ thể đã bắt đầu thực hiện tội phạm nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp: +
đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP
+ đã thực hiện hành vi “đi liền trước” hành vi khách quan –
Đặc điểm của hành vi “đi liền trước”:
+ không được mô tả là 1 dấu hiệu của mặt khách quan
+ là bộ phận không thể tách rời của hành vi phạm tội
+ đe dọa thực sự, trực tiếp ngay sau đó, gây thiệt hại cho khách thể –
Chủ thể không thực hiện tội phạm đến cùng, có các trường hợp sau:
+ chủ thể mới thực hiện hành vi đi liền trước
+ chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra
+ chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng không thực hiện được hết
+ hậu quả nguy hiểm đã xảy ra nhưng không phải là hậu quả mà chủ thể mong muốn
– Chủ thể không thực hiện tội phạm đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn:
+ do người bị hại đã chống lại được, đã tránh được lOMoARc PSD|27879799
+ người khác đã ngăn chặn được
+ những trở ngại khách quan khác
3. Phân loại tội phạm chưa đạt
– Phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành: do nguyên nhân khách quan, chủ
thểchưa thực hiện hết hành vi gây hậu quả
– Phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành: do nguyên nhân khách quan, chủ thể
tuythực hiện hết hành vi cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm không xảy ra *
Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:
– Phạm tội chưa đạt vô hiệu:
+ không có đối tượng tác động hoặc đối tượng không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có
+ người phạm tội sử dụng nhầm công cụ, phương tiện. VD mua thuốc sâu đầu
độc khác, nhưng mua phải thuốc giả nên người bị hại không bị sao
4. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa đạt – Về khách quan: …
– Về chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý
IV. Tội phạm hoàn thành
– Là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tảtrong CTTP
– Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tộiđã
đạt được mục đích hay chưa
– Tội phạm hoàn thành là xét về mặt pháp lý, tức là tội phạm đã thỏa mãn
hếtcác dấu hiệu của CTTP
– Các tội phạm có cấu thành khác nhau thì thời điểm tội phạm hoàn thànhcũng khác nhau:
+ tội có CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội gây ra hậu quả của tội
phạm. VD tội giết người hoàn thành khi nạn nhân chết
+ tội có CTTP hình thức hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội
+ tội có CTTP cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động
bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội
V. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
– Là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì cản trở lOMoARc PSD|27879799
– Chỉ được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi chủ thể
đangtrong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt
– Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội
địnhphạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của 1 tội khác
thì người đó phải chịu TNHS về tội này. ————————- Ngày 10/11/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Tuyết Mai
Chương 10: Đồng phạm
1. Khái niệm đồng phạm
– ĐN (Điều 20): Đồng phạm là trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.
a. Các dấu hiệu khách quan của đồng phạm
– Có từ 2 người trở lên (đủ điều kiện là chủ thể)
Chú ý: phải là người có đủ điều kiện làm chủ thể, tức là phải có đủ độ tuổi quy
định và có năng lực TNHS – Cùng tham gia thực hiện tội phạm b. Các dấu hiệu chủ quan – Lỗi: cùng cố ý
Như vậy, đồng phạm chỉ có ở lỗi cố ý (phạm tội vô ý không thể có đồng phạm)
Chú ý: đồng phạm có thể có ở cả lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp –
Động cơ, mục đích phạm tội:
+ có cùng động cơ và mục đích phạm tội
+ biết rõ và tiếp nhận …
Chú ý: động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm – Chú ý:
+ trường hợp động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc thì không đòi
hỏi những người đồng phạm phải có cùng động cơ, mục đích phạm tội. Như vậy,
động cơ và mục đích của đồng phạm có thể khác nhau
+ trường hợp động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì đòi hỏi những người
đồng phạm phải có cùng động cơ, mục đích phạm tội đó, hoặc tuy không có nhưng
biết rõ và tiếp nhận động cơ, mục đích phạm tội của nhau
+ đồng phạm phải có tính 2 chiều: tức là A phải biết là có B là đồng phạm và B
cũng biết A là đồng phạm (vì thực tế có trường hợp B ngấm ngầm giúp A thực lOMoARc PSD|27879799
hiện tội phạm nhưng A không hề biết, khi đó B không được coi là đồng phạm của A)
2. Các loại người đồng phạm Gồm: + người tổ chức + người thực hành + người xúi giục + người giúp sức
a. Người thực hành
– Là người trực tiếp thực hiện tội phạm
– Là người giữ vai trò trung tâm của hành vi phạm tội– Có 2 loại:
+ Loại 1: tự thực hiện khi hành vi khách quan của tội phạm (toàn bộ hoặc 1 bộ
phận): gọi là người thực hành trực tiếp 1 phần trong 1 số tội theo PL quy định.
VD tội hiếp dâm (điều 111) được cấu thành bở 2 tội: dùng vũ lực khống chế người
khác, và giao cấu trái ý muốn
+ Loại 2: gọi là người thực hành gián tiếp: thực hiện tội phạm thông qua hành
vi của người khác (người này bị tác động và bị sử dụng như là công cụ phạm tội,
họ không phải chịu TNHS về tội phạm mà họ bị lợi dụng để thực hiện). VD: A và
B bảo C là trẻ em dưới 14 tuổi (hoặc bị tâm thần) vào lấy trộm tài sản / hủy hoại
tài sản, khi đó C không phải chịu TNHS do không có đủ điều kiện là chủ thể, mà
A và B sẽ được xác định là người thực hành tội phạm (loại 2, tức thực hành gián
tiếp) và phải chịu TNHS
b. Người tổ chức
– Là người chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc phạm tội
– Là người giữ vai trò nguy hiểm nhất, là linh hồn của vụ phạm tộic. Người xúi giục
– Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm– Là tác
giả tinh thần của vụ phạm tội – Đặc điểm của hành vi xúi giục:
+ tác động trực tiếp, cụ thể
+ làm nảy sinh ý định phạm tội ở người thực hành
+ chỉ có thể ở dạng hành động phạm tội d. Người giúp sức
– Là người tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất cho người thực hiệntội phạm – Đặc điểm: lOMoARc PSD|27879799
+ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất hoặc tinh thần
+ sau khi người thực hành đã có ý định phạm tội
+ có thể bằng hành động hoặc không hành động. VD người bảo vệ lờ đi kẻ trộm
vào trộm cắp tài sản cơ quan
– Giúp sức bằng lời hứa hẹn trước:
+ hứa hẹn sẽ tiêu thụ tài sản, che dấu tội phạm, …
+ phải chịu TNHS ngay cả khi không thực hiện lời hứa
3. Các loại đồng phạm
– Đồng phạm giản đơn >< Đồng phạm phức tạp
– Đồng phạm có thông mưu trước >< Đồng phạm không có thông mưu trước
– Trường hợp phạm tội có tổ chức: thuộc loại đồng phạm có thông mưu
trước,nhưng được đẩy lên mức cao nhất của khung hình phạt, vì đây là hành vi
được đánh giá là nguy hiểm nhất 4. TNHS trong đồng phạm – Nguyên tắc:
+ chịu TNHS chung: tức là chịu tội danh chung. VD chỉ có tội giết người, không
chia nhỏ thành tội tổ chức giết người, tội thực hành giết người, tội xúi giục giết
người, mà toàn bộ những người tham gia vào việc giết người đều bị tuyên chung
là phạm tội Giết người.
+ chịu TNHS độc lập: mỗi người đồng phạm tham gia vào vụ phạm tội có vai
trò khác nhau, nên chịu hình phạt khác nhau. VD: có người là tái phạm, có người
phạm tội lần đầu ==> xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Chú ý: người đồng phạm không phải chịu TNHS vượt quá tội danh đã xác định
khi có sự bàn bạc hoặc dự kiến. VD: A và B cùng nhau trộm cắp tài sản, A canh
chừng cho B vào nhà lấy tài sản, B thấy trong nhà có người bèn giết luôn để bịt
đầu mối. Việc B giết người không nằm trong kế hoạch của A với B, vì vậy khi xét
xử, A không bị tuyên tội giết người mà chỉ bị tuyên là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. – Lưu ý:
+ chủ thể đặc biệt của tội phạm: dấu hiệu đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người trực tiếp
thực hiện tội phạm, những người khác không cần có dấu hiệu đặc biệt
+ tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19): thì được miễn trách nhiệm
hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành
của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
5. Hành vi liên quan đến đồng phạm CTTP độc lập Gồm: lOMoARc PSD|27879799
– Che dấu tội phạm (Điều 21): Người nào không hứa hẹn trước, nhưng saukhi
biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật
của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người
phạm tội, thì phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp
mà Bộ luật này quy định
– Không tố giác tội phạm (Điều 22): Người nào biết rõ tội phạm đang
đựơcchuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường
hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. Người không tố giác là ông, bà , cha,
mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của
Bộ luật này. ———————————————————————————
———— ——————————- Ngày 12/11/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Tuyết Mai
Chương 11: Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
1. Phòng vệ chính đáng
– ĐN: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của NN, của
tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm (Khoản 1 điều 15) –
Điều kiện để được coi là phòng vệ chính đáng: gồm 3 điều kiện:
(1) Điều kiện về cơ sở của phòng vệ chính đáng: có hành vi tấn công đang diễn
ra hoặc đe dọa diễn ra ngay tức khắc xâm phạm các lợi ích cần được bảo vệ.
+ chỉ có hành vi của con người mới được coi là cơ sở của phòng vệ chính đáng,
việc động vật hay súc vật tấn công không được coi là nguồn của phòng vệ chính đáng
+ hành vi đó phải đang diễn ra hoặc đe dọa diễn ra ngay tức khắc: tức là hành
vi tấn công chưa kết thúc. Nếu hành vi tấn công đã kết thúc thì việc phòng vệ
không được coi là chính đáng (bị quy sang hành vi trả thù) + phải xâm phạm các
lợi ích cần bảo vệ, bao gồm: • Lợi ích của NN lOMoARc PSD|27879799 • Lợi ích của tổ chức •
Quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân
Như vậy phòng vệ chính đáng không chỉ để nhằm bảo đảm lợi ích của bản thân
mình mà còn có thể thực hiện vì người khác, vì lợi ích của tổ chức (như
Công ty, cơ quan mình, …) hay lợi ích của NN (như các tài sản, công trình của NN)
(2) Điều kiện về nội dung phòng vệ chính đáng: cho phép chống trả gây thiệthại
ngay cả khi có biện khác khác tránh được sự tấn công, nhưng sự chống trả gây
thiệt hại phải nhằm vào chính người đang tấn công
Luật quy định: nếu người tấn công là trẻ em hoặc người bị tâm thần thì chỉ được
gây thiệt hại cho người tấn công khi đó là biện pháp duy nhất để tránh gây thiệt hại cho mình.
(3) Điều kiện về phạm vi của phòng vệ chính đáng: sự chống trả gây thiệt hạilà
cần thiết để gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công.
Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng có thể nhỏ hơn, ngang bằng, thậm
chí lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: là hành vi chống trả rõ ràng
quámức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự (Khoản 2 điều 15)
==> ở đây hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chính là đã vi phạm
điều kiện (3) của phòng vệ chính đáng.
– Sự phòng vệ chỉ được coi là chính đáng khi phải đáp ứng đầy đủ cả 3 điềukiện trên.
2. Tình thế cấp thiết
– ĐN: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của NN, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. (Khoản 1 điều 16)
– Điều kiện để được coi là tình thế cấp thiết: lOMoARc PSD|27879799
(1) Có 1 nguy cơ đang thực tế đe dọa các lợi ích cần bảo vệ. Nguy cơ nàyphải
đang diễn ra hoặc đe dọa diễn ra ngay tức khắc
(2) Được phép gây thiệt hại cho người thứ 3 nếu đó là biện pháp duy nhấthoặc lựa chọn cuối cùng
(3) Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Nếu thiệt hại gây ra lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì người gây ra phải chịu
TNHS (nhưng được hưởng tình tiết giảm nhẹ) ————————- Ngày 14/11/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Tuyết Mai
Chương 12: Trách nhiệm hình sự và Hình phạt
I. Trách nhiệm hình sự
1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
– ĐN: TNHS là trách nhiệm của 1 người phải gánh chịu những hậu quả
pháplý bất lợi do việc đã thực hiện những hành vi được coi là tội phạm
– Hậu quả pháp lý bất lợi: bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị buộc chấp
hànhhình phạt (tù, phạt tiền, tử hình), bị ghi án tích
Như vậy hình phạt chỉ là 1 phần của TNHS
2. Miễn trách nhiệm hình sự
– Là không buộc 1 người phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thựchiện
– Điều kiện để miễn TNHS (Điều 25):
+ Người phạm tội được miễn TNHS, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc
xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội
không còn nguy hiểm cho XH nữa.
+ Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã
tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội
phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn TNHS.
+ Người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá.
– Chú ý: trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết không bị coi làtội
phạm nên không phải chịu TNHS, chứ không phải là miễn TNHS – Căn cứ của việc miễn TNHS: lOMoARc PSD|27879799
+ miễn TNHS trong các trường hợp nói chung: điều 25 +
miễn TNHS trong các trường hợp cụ thể: •
Điều 19: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội •
Điều 69 khoản 2: Người chưa thành niên phạm tội có thể được
miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia
đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. •
Điều 80 khoản 3: Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không
thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn TNHS •
Điều 289: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã
chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS
và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Câu hỏi: A 15 tuổi trộm cắp 2 triệu đồng, hỏi A có được miễn TNHS không?
Trả lời: Hành vi trộm cắp 2 triệu đồng bị coi là tội phạm ít nghiêm trọng (Khoản
1 điều 138), mặt khác theo khoản 2 Điều 12 thì A trong độ tuổi từ 1416, A chỉ chịu
TNHS khi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, trong
khi A mới thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng ==> A không phải chịu TNHS
3. Thời hiệu truy cứu TNHS
– Là thời hạn do luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người
phạmtội không bị truy cứu TNHS (Điều 23)
– Cơ sở để áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS:
+ việc người phạm tội không bị truy cứu TNHS trong thời hạn đã qua không
phải là do lỗi của họ (trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng)
+ trong khoảng thời gian đã qua người phạm tội đã thể hiện được quyết tâm tự
cải tạo, và không phạm tội mới
– Có những hành vi luôn bị coi là nguy hiểm cho XH và không áp dụng
thờihiệu truy cứu TNHS (Điều 24):
+ các tội xâm phạm an ninh quốc gia
+ các tội xâm phạm quyền sở hữu
– Khoảng thời gian thời hiệu: (điều 23) 5 năm – 10 năm – 15 năm – 20
nămđối với tội ít nghiêm trọng – nghiêm trọng – rất nghiêm trọng – đặc biệt nghiêm trọng lOMoARc PSD|27879799
– Thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
+ Nếu trong thời hiệu, người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 1 năm tù, thì thời gian đã
qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
+ Nếu trong thời hiệu, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã,
thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra
tự thú hoặc bị bắt giữ.
– Chú ý: tự thú >< đầu thú
+ tự thú: người phạm tội tự ra thú tội khi chưa bị cơ quan chức năng phát hiện (chưa bị truy nã)
+ đầu thú: người phạm tội ra thú tội khi đã bị cơ quan chức năng truy nã II. Hình phạt
1. Khái niệm hình phạt
– Điều 26: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN
nhằmtước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được
quy định trong BLHS và do Toà án quyết định.
– Đặc điểm của hình phạt:
+ là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN
+ nội dung của hình phạt là tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội
+ hình phạt đươc quy định trong BLHS và do tòa án quyết định đối với mỗi cá nhân phạm tội
2. Mục đích của hình phạt
Điều 27: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục
họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm
giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 3. Miễn hình phạt
– Là không buộc 1 người phải chịu hình phạt về hành vi phạm tội đã thựchiện
4. Biện pháp tư pháp
– Biện pháp tư pháp là các biện pháp cưỡng chế hình sự do các cơ quan
tưpháp áp dụng đối với người phạm tội nhằm thay thế cho hình phạt hoặc bổ sung cho hình phạt lOMoARc PSD|27879799
– Một số biện pháp tư pháp: (Điều 41 đến 44)
+ tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm
+ trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi + bắt buộc chữa bệnh
5. Hệ thống hình phạt – Bao gồm (Điều 28):
+ hình phạt chính : 7 loại
+ hình phạt bổ sung : 7 loại, trong đó loại phạt tiền và trục xuất chỉ áp dụng khi
không áp dụng là hình phạt chính
– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chínhvà
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. 6. Các hình phạt trong BLHS
a. Cảnh cáo (Điều 29)
– Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có
nhiềutình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. – Thực tế rất ít áp
dụng b. Phạt tiền (Điều 30)
– Vừa được coi là hình phạt chính, vừa được coi là hình phạt bổ sung
– Phạt tiền thường được áp dụng với các tội phạm sử dụng tiền làm
phươngtiện hay thu lợi bất chính
c. Cải tạo không giam giữ (Điều 31)
Chú ý: phân biệt với án treo
– Thời hạn: 6 tháng đến 3 năm
– Với việc phạm nhân đã bị tạm giữ, tạm giam trước khi bản án có hiệu lực,thì
thời gian cải tạo không giam giữ được trừ đi thời gian đã chịu tạm giam theo
nguyên tắc: 1 ngày tạm giữ, tạm giam = 3 ngày cải tạo không giam giữ
d. Trục xuất (Điều 32)
– Chỉ áp dụng với người nước ngoàie. Tù có thời hạn (Điều 33)
– Là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam
trongmột thời hạn nhất định.
– Thời gian: từ 3 tháng đến 20 năm
– Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
tù,cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù
f. Tù chung thân (Điều 34)
– Không áp dụng với người chưa thành niên phạm tộig. Tử hình (Điều 35) lOMoARc PSD|27879799
– Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệtnghiêm trọng
– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội,đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm
tội hoặc khi bị xét xử.
– Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi condưới
36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
– Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tửhình
chuyển thành tù chung thân.
Chương 13: Quyết định hình phạt
I. Khái niệm và các căn cứ 1. Khái niệm
– Quyết định hình phạt là việc toàn án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ
thểđối với người phạm tội.
2. Các căn cứ quyết định hình phạt
– Các căn cứ quyết định hình phạt (điều 45): + các quy định của BLHS
+ tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi phạm tội: hậu quả, hành
vi, công cụ phương tiện sử dụng phạm tội, phạm tội đơn lẻ / đồng phạm, …
+ nhân thân người phạm tội: giới tính, độ tuổi, án tích, hoàn cảnh của người
phạm tội (VD phụ nữ có thai, người già), …
+ những tình tiết giảm nhẹ TNHS: được liệt kê trong khoản 1 Điều 46. Chú ý:
khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. (khoản 2 điều 46): đó là những tình tiết khác
mà nhà làm luật chưa tính đến, hoặc là những tình tiết không thực sự điển hình.
VD cùng là giết người trả thù, với trường hợp người cha trả thù cho người con bị
lái xe say rượu gây tai nạn chết thì được xem xét là giảm nhẹ, trong khi với trường
hợp trả thù người tố cáo mình phạm tội thì bị coi là tình tiết tăng nặng.
Câu hỏi: Những tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ được quy định trong khoản 1 điều 46 BLHS.
Trả lời: Sai. Vì theo khoản 2 điều 46 có thể lấy các tình tiết giảm nhẹ khác, chỉ
cần ghi rõ trong bản án. lOMoARc PSD|27879799
+ những tình tiết tăng nặng TNHS: chỉ những tình tiết được liệt kê trong khoản
1 điều 48 mới được coi là tình tiết tăng nặng TNHS (không thể lấy thêm các tình
tiết bên ngoài như điều 48, vì theo nguyên tắc nhân đạo: chỉ lấy thêm những gì có
lợi, tránh phát sinh điều bất lợi).
+ các tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được
coi là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng TNHS khi quyết định hình phạt.
VD: A vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây chết người, A được tòa
chuyển tội danh từ Giết người (điều 93) sang Giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (điều 96) thì khi quyết định khung hình phạt, tòa không được
viện dẫn 1 lần nữa tình tiết phòng vệ chính đáng để áp dụng điều 46, tức là tình
tiết được dùng để định khung hình phạt thì chỉ được dùng 1 lần.
– Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49)
+ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội
do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
+ Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: •
Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; •
Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
II. Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt
1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS (điều 47)
– Điều 47: Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46
của BLHS, toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc
khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể
quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
VD: + A trộm cắp 50 triệu đồng (Điều 138, khoản 2), khung hình phạt của A là
từ 2 đến 7 năm tù. A có nhiều tình tiết giảm nhẹ (như phạm tội lần đầu, hoàn cảnh
gia đình khó khăn, đã thành khẩn khai báo), lại không có tình tiết tăng nặng, nên
dù kết án A ở mức tối thiểu của khoản 2 điều 138 thì vẫn là nặng. Trong trường
hợp này, tòa có thể chọn mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, lOMoARc PSD|27879799
tòa có thể chọn áp dụng theo khoản 1 điều 138 để phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm,
tức là có thể áp dụng mức phạt tù thấp nhất là 06 tháng.
+ Nếu truy cứu TNHS theo khoản 3 điều 138 thì khi áp dụng Điều 47 tòa không
được quyết định mức hình phạt thấp hơn 2 năm (là mức thấp nhất của khung liền
kề nhẹ hơn là khoản 2 điều 138)
+ Nếu khung hình phạt tù là 2 đến 7 năm thì khi áp dụng Điều 47 sẽ được quyết
định mức hình phạt nhẹ hơn, nhưng không được nhẹ hơn mức tối thiểu của loại
hình phạt đó, ở đây mức tối thiểu của loại hình phạt tù có thời hạn là 03 tháng
+ Nếu khung truy cứu TNHS là phạt tù 3 tháng đến 1 năm, áp dụng điều 47,
không được quyết định phạt tù 2 hay 1 tháng (vì mức thấp nhất của hình phạt tù
là 3 tháng). Khi đó phải chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, ở đây sẽ
là Cải tạo không giam giữ.
2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (điều 50)
– Là trường hợp 1 người phạm từ 2 tội trở lên và cùng bị đưa ra xét xử 1 lần.
Khi đó, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt
chung. Việc tổng hợp hình phạt theo các nguyên tắc sau:
+ nguyên tắc chuyển đổi: chỉ duy nhất chuyển đổi từ cải tạo không giam giữ
thành tù có thời hạn theo nguyên tắc 3 ngày cải tạo không giam giữ = 1 ngày tù có thời hạn.
VD: A bị tuyên tội thứ nhất 3 năm cải tạo không giam giữ, tội thứ 2 là 2 năm
tù, thì tòa sẽ chuyển đổi 3 năm cải tạo không giam giữ thành 1 năm tù, cộng với
tội thứ 2 thành 1+2=3 năm tù giam.
Chú ý: không được chuyển ngược lại từ tù có thời hạn sang cải tạo không giam giữ.
+ nguyên tắc cộng: hình phạt chung là cộng toàn bộ hình phạt riêng với từng
tội. Hình phạt chung không vượt quá mức cao nhất của loại hình phạt tổng hợp,
hoặc không quá 30 năm với tù có thời hạn, không quá 3 năm với cải tạo không giam giữ.
VD: A phạm tội thứ nhất 10 năm tù, phạm tội thứ hai 15 năm tù, hai tội này có
cùng khung hình phạt từ 10 đến 20 năm, tức là tối đa 20 năm, nên hình phạt tổng
hợp đối với A là 10+15=25 nhưng theo nguyên tắc không được vượt quá mức cao
nhất của loại hình phạt tổng hợp là 20 năm, nên A chỉ phải chịu 20 năm tù.
+ nguyên tắc thu hút: chỉ được đặt ra với hình phạt tù chung thân và tử hình. lOMoARc PSD|27879799 •
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù
chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân •
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử
hình thì hình phạt chung là tử hình
+ nguyên tắc cùng áp dụng: do các hình phạt không thể tổng hợp, ở đây là hình
thức phạt tiền / trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác, tức là vừa
bị phạt tù, vừa phải nộp tiền phạt.
3. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51)
– Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị
xétxử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối
với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều
50 của BLHS. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào
thời hạn chấp hành hình phạt chung. (khoản 1 điều 51)
VD: A phạm tội bị xử 20 năm tù, A đã chấp hành được 10 năm thì bị phát hiện
trước đó đã phạm 1 tội khác, tội này bị tòa tuyên 15 năm, tòa tổng hợp 2 hình phạt
là 20 + 15 = 35 năm, theo quy định hạt tù không quá 30 năm nên tổng hình phạt
2 tội của A là 30 năm, A đã chấp hành 10 năm nên A sẽ còn phải chấp hành 30-
10=20 năm, tổng thời gian thực tế phạt tù của A cho 2 tội là 30 năm.
– Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội
mới,Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy
định tại Điều 50 của Bộ luật này. (khoản điều 51)
VD: A phạm tội bị xử 20 năm tù, A đã chấp hành 10 năm thì lại phạm tội mới
(VD đánh bạn tù gây thương tích) và bị tòa tuyên 15 năm cho tội mới, khi đó tòa
tổng hợp 15 năm cho tội mới, cộng với thời gian chấp hành còn lại của tội cũ là
20-10=10 năm, tổng là 15+10=25 năm tù A sẽ phải chấp hành, như vậy tổng thời
gian thực tế phạt tù của A cho 2 tội là 10+25 = 35 năm.
Chú ý nguyên tắc tổng hợp bản án trong 2 trường hợp này: phạm tội trước thì
trừ (thời gian đã chấp hành) sau khi tổng hợp, và phạm tội sau thì trừ (thời gian
đã chấp hành) trước khi tổng hợp.
Ý nghĩa: thể hiện pháp luật coi việc tái phạm tội là nguy hiểm hơn, cần trừng phạt nghiêm khắc hơn. lOMoARc PSD|27879799
4. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt
– Mức độ nguy hiểm: chuẩn bị phạm tội < phạm tội chưa đạt < phạm tội hoàn thành Điều 52:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt
đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định
phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình,
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 1/2 mức phạt tù
mà điều luật quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp
dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình,
thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4
mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Câu hỏi: A muốn giết B, A mang dao đến rình ở nhà B để chờ B về để thực
hiện hành vi giết người, khi B chưa về thì A bị bắt gặp và bị bắt. Hỏi A đang ở giai
đoạn nào, chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt ? Mức hình phạt cao nhất mà A phải chịu là gì ?
Trả lời: Đây là giai đoạn chuẩn bị phạm tội (phạm tội chưa đạt ở đây phải là A
gặp B định chém nhưng B chạy được, hoặc A chém B nhưng B không chết, còn A
mới chỉ đứng chờ thì chưa biết đến bao giờ mới gặp B, có thể 10 phút, hoặc cả
ngày nên chỉ được coi là chuẩn bị phạm tội). Theo điều 93, khoản 1 mức cao nhất
là tử hình, khoản 2 mức cao nhất là 15 năm tù, như vậy tùy vào tình tiết cụ thể:
+ nếu áp dụng khoản 1 điều 93 thì theo điều 52, mức hình phạt cao nhất cho A là 20 năm tù
+ nếu áp dụng khoản 2 điều 93 thì theo điều 52, mức hình phạt cao nhất cho A
là 15/2 = 7 năm 6 tháng tù
Trường hợp A đã thực hiện đến mức phạm tội chưa đạt, thì A có thể bị xử tử
hình (khoản 3 điều 52) nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, hoặc gây dư luận xấu lOMoARc PSD|27879799
trong XH. Nếu không bị tử hình thì A sẽ bị mức cao nhất bằng 3/4 của mức 15
năm, tức là 11 năm 3 tháng ———————— Ngày 17/11/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Tuyết Mai
(Thảo luận trên lớp)
1. Vấn đề thời điểm hoàn thành tội phạm
– Theo quy định của luật, thời điểm hoàn thành tội phạm là khi đã thể hiệnđầy
đủ bản chất nguy hiểm của tội phạm, tức là đánh giá tổng thể những dấu hiệu phản
ánh trong CTTP. Có những tội phạm có số dấu hiệu ít, trong khi có những tội
phạm cần đến nhiều dấu hiệu để CTTP.
– Nhìn chung, chia làm 2 loại:+ CTTP hình thức, và + CTTP vật chất.
– Điểm mấu chốt phân biệt 2 loại CTTP này chính là ở hậu quả, hậu quả ởđây
không phải là hậu quả xảy ra trên thực tế mà là việc nhà làm luật có ghi hậu quả
trong CTTP hay không. Có trường hợp luật không mô tả hậu quả, nhưng thực tế
có hậu quả xảy ra. Và ngược lại có trường hợp luật mô tả hậu quả, nhưng thực tế
hậu quả lại không xảy ra.
+ VD: tội giết người (điều 93) là cấu thành vật chất (có hậu quả là tước đi sinh
mạng con người), người bị hại phải chết thì mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm của tội phạm. Nhưng trên thực tế có nhiều vụ giết người mà người bị hại
không chết, khi đó kết luận là hành vi đó chưa thực hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm của loại tội và tội phạm đó chưa hoàn thành. Nhà làm luật quy định tội giết
người phải gây ra hậu quả làm cho nạn nhân chết mới được coi là phạm tội giết người.
+ VD: tội cướp tài sản (điều 133) là cấu thành hình thức, tức là chỉ cần thực
hiện các hành vi được mô tả trong điều 133 là đủ để cấu thành tội cướp tài sản mà
không cần chờ đến hậu quả xảy ra (tức không cần biết có cướp được tài sản hay
không). Trên thực tế có trường hợp cướp nhưng không chiếm đoạt được tài sản,
thì trường hợp này vẫn phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm cưới tài sản.
– Như vậy, CTTP hình thức là trong mặt khách quan của nó chỉ có dấu
hiệuhành vi, còn trong CTTP vật chất thì trong mặt khách quan của nó ngoài dấu
hiệu hành vi còn có dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. lOMoARc PSD|27879799
– Do đó, thời điểm tội phạm hoàn thành là khi thỏa mãn hết các dấu hiệutrong CTTP.
+ thời điểm hoàn thành của CTTP hình thức là khi thực hiện hết các hành vi
khách quan được quy định trong luật
+ thời điểm hoàn thành của CTTP vật chất là khi thực hiện hết hành vi khách
quan đồng thời gây ra hậu quả theo quy định trong luật
– Chú ý: CTTP cắn xén là một trường hợp đặc biệt của CTTP hình thức, VD
điều 79 về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cắt xén nghĩa là khi
chưa cần thực hiện hành vi khách quan, mà mới chỉ ở bước chuẩn bị thực hiện
cũng được coi là đã hoàn thành tội phạm rồi.
Cơ sở để nhà làm luật xây dựng một tội phạm là cấu thành vật chất hay cấu
thành hình thức:
– Vì CTTP là tổng thể các dấu hiệu thể hiện bản chất nguy hiểm của tộiphạm, nên:
+ nếu chỉ riêng hành vi thôi cũng đã thấy nguy hiểm đủ thể hiện bản chất của
tội phạm ==> quy định CTTP hình thức (không cần quy định dấu hiệu về hậu
quả). VD tội cưới tài sản là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
thì hành vi đó đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về nhân thân của con
người, đã đủ nguy hiểm để kết tội.
+ nếu hậu quả khó xác định thì cũng quy định là CTTP hình thức. VD phản bội
tổ quốc, lật đổ chính quyền nhân dân là những hành vi rất khó xác định hậu quả
+ nếu chỉ riêng hành vi chưa thể hiện bản chất nguy hiểm mà cần có thêm hậu
quả mới đủ để thể hiện bản chất tội phạm ==> quy định CTTP vật chất. VD trộm
cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, thì ở đây hành vi lén lút
chưa đủ để thể hiện bản chất nguy hiểm của tội phạm, nên cần phải có thêm hậu
quả là tài sản bị chiếm đoạt thì mới đủ để thể hiện bản chất nguy hiểm của tội phạm.
– VD có người cho rằng tội giết người nên coi là CTTP hình thức, vì chỉ
riênghành vi tước đoạt mạng sống người khác cũng đã đủ thể hiện bản chất nguy
hiểm rồi. Tuy nhiên, thực tế thì hành vi tước đoạt mạng sống của người khác có
thể bằng dao đâm, súng bắn … có thể gây chết người nhưng cũng có thể chỉ làm
bị thương. Do đó cần xây dựng dấu hiệu là hậu quả nữa thì mới đủ để phản ánh
tính nguy hiểm. Do vậy mà các tội như giết người, cố ý gây thương tích là CTTP vật chất. lOMoARc PSD|27879799
Căn cứ để nhận biết một CTTP là hình thức hay vật chất:
– VD tội bức tử (điều 100) “người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp,
ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát”. Phân tích:
+ ở đây “tự sát” thì có thể chết hoặc không chết, tức là chỉ cần có hành vi tự kết
thúc cuộc sống của mình
+ hành vi khách quan của chủ thể ở đây là “đối xử tàn ác, thường xuyên ức
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc”
+ “làm người đó tự sát” tức là làm cho đối tượng tác động tự sát, chứ không
phải là chủ thể tự sát, như vậy ở đây “làm người đó tự sát” chính là hậu quả
==> đây là CTTP vật chất
Câu hỏi: Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử, Đúng hay Sai ?
Trả lời: Đúng, chỉ cần người bị bức tử có hành vi tự kết thúc cuộc sống của
chính mình, không cần biết có thực hiện được hay không. VD như đang tự sát thì
có người đến cứu, uống thuốc độc tự sát nhưng không đủ liều hoặc mua phải thuốc
độc giả, … thì đều không gây ra hậu quả chết người, nhưng tội phạm vẫn hoàn thành.
2. Vấn đề xác định loại tội phạm là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
– Căn cứ để xác định: theo Điều 8, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi.
– Với mỗi loại tội phạm, nhà làm luật xây dựng mức cao nhất của khung hìnhphạt.
– Do đó khi cần xác định loại tội phạm, chỉ cần căn cứ vào mức cao nhất
củakhung hình phạt đối với tội đó, không cần quan tâm đến tính chất và mức độ
nguy hiểm cho XH của hành vi (vì rất khó đánh giá). VD mức phạt cao nhất của
khung hình phạt là 3 năm tù thì tội phạm đó thuộc loại ít nghiêm trọng, nếu mức
cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù thì tội phạm đó thuộc loại nghiêm trọng.
Câu hỏi: Một người phạm tội rất nghiêm trọng, có thể chỉ phải chịu hình phạt 3 năm tù không ?
Trả lời: Có. Vì loại tội phạm chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối
thiểu. VD tội cướp giật tài sản tại khoản 2 điều 136, quy định phạt tù từ 3 đến 10 lOMoARc PSD|27879799
năm, thậm chí nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt thì tòa còn có thể
tuyên mức án thấp hơn 3 năm tù (áp dụng Điều 47) khi chuyển khung hình phạt
sang khung hình phạt nhẹ hơn liền kề là khoản 1 điều 136, có thể giảm đến mức tối thiểu là 1 năm tù.
Câu hỏi: Hình phạt được áp dụng với người phạm tội nghiêm trọng chỉ có thể
trong khoảng 3 đến 7 năm tù, Đúng hay Sai ? Trả lời:
Câu hỏi: Người 15 tuổi trộm cắp tài sản có phải chịu TNHS ? Trả lời:
+ Theo khoản 2 Điều 12: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
+ Theo khoản 3 điều 8: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
+ Như vậy nếu người đó phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
thì mới phải chịu TNHS. Còn khi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng thì không phải chịu TNHS.
Câu hỏi: Người tâm thần có hành vi gây nguy hiểm cho XH luôn không phải chịu TNHS.
Trả lời: Sai. Căn cứ vào Điều 13:
“1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này,
phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm
hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản lOMoARc PSD|27879799
1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người
đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, chỉ người tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả
năng điều khiển hành vi tại thời điểm phạm tội thì mới không phải chịu TNHS.
Vì trong thực tế có người bị mắc bệnh tâm thần nhưng ở mức độ “nhẹ”, tức là vẫn
còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu TNHS.
3. Vấn đề tái phạm, tái phạm nguy hiểmĐiều 49:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm
tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
3. a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
4. b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
– Vấn đề tái phạm và tái phạm nguy hiểm là căn cứ vào tính chất của tội đã kết
án và tính chất của tội phạm tội lần sau, ta sẽ xác định xem có rơi vào tái phạm
nguy hiểm (nặng hơn tái phạm) không, nếu không sẽ xét tiếp có rơi vào tái phạm.
Câu hỏi: A bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản, ra tù chưa được xóa án
tích thì A lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt 200 triệu đồng. Hỏi lần phạm tội sau có
bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không ?
Trả lời: Phân tích tội của A:
+ Ở đây A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thuộc loại “cố ý” (không thể
là vô ý lừa đảo hay trộm cắp)
+ A bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản (Điều 138), như vậy A có thể đã
phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng (nếu được áp dụng Điều 47).
+ A lừa đảo chiếm đoạt 200 triệu đồng, tức là rơi vào khoản 3 điểu 139, khi đó
A sẽ “bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”, tức là phạm tội rất nghiêm trọng.
+ Như vậy sẽ căn cứ tội của A trong việc bị kết án 3 năm tù để xác định là tái
phạm hay tái phạm nguy hiểm: lOMoARc PSD|27879799 •
Nếu thuộc khoản 1 điều 138, tức là tội ít nghiêm trọng, thì A
bị coi là tái phạm (khoản 1 điều 49) •
Nếu thuộc khoản 2 điều 138, tức là tội nghiêm trọng, thì A bị
coi là tái phạm (khoản 1 điều 49) •
Nếu thuộc khoản 3 điều 138, tức là tội rất nghiêm trọng, thì A
bị coi là tái phạm nguy hiểm (khoản 2 điều 49)
Câu hỏi: Phạm tội giết người theo khoản p) điều 93: “tái phạm nguy hiểm”
được hiểu là đã bị kết án, chưa được xóa án tích về tội giết người, nay lại phạm
tội giết người, là Đúng hay Sai ?
Trả lời: Sai. Phân tích:
+ Vì để xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm là căn cứ vào tính chất của
tội đã kết án và tội kết án lần sau, chứ không phải căn cứ vào loại hành vi phạm
tội phải cùng là giết người, trộm cắp, hay cướp tài sản,…
+ Tội giết người luôn là lỗi cố ý, theo khoản 1 điều 93 là tội đặc biệt nghiêm
trọng, còn theo khoản 2 điều 93 là tội rất nghiêm trọng.
+ Theo khoản 2 điều 49, nếu A đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng, không cứ là tội giết người mà có thể là tội cướp tài sản (theo điều
133 thì các khung của tội cướp tài sản đều thuộc loại rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng) thì A vẫn bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Câu hỏi: A đã bị kết án về tội giết người, nay lại phạm tội giết người thì A bị
coi là tái phạm nguy hiểm. Trả lời: Đúng
4. Vấn đề mối quan hệ nhân quả trong tội phạm
– Đây là trường hợp có nhiều hành vi cùng kết hợp với nhau gây ra hậu quả
nguy hiểm cho XH, cần xác định đâu là hành vi chính gây ra hậu quả. Vấn đề này
rất khó, cần xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của các hành vi để đánh giá. Câu hỏi:
+ A đâm B bị thương nặng, B chạy đi, ra đến đường bị choáng đâm vào ô tô,
hoặc ngất trên đường tàu, bị chết. Như vậy hành vi của A không có quan hệ nhân
quả với cái chết của B do đã có hành vi khác xen vào và gây ra cái chết của B.
+ A đâm B trọng thương, vào viện cấp cứu, bác sỹ thiếu trách nhiệm, gây ra hậu quả là B chết. lOMoARc PSD|27879799 ————————— Ngày 19/11/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Tuyết Mai
Chương : Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt
1. Thời hiệu thi hành bản án
– ĐN (Điều 55): là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó
ngườibị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
– Dựa vào hình phạt đã tuyên, các mức thời hiệu gồm:
+ 5 năm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống
+ 10 năm: phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm
+ 15 năm: phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm
– Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực.
+ Nếu trong thời hiệu, người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua
không đựơc tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
+ Nếu trong thời hiệu, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã,
thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó
ra trình diện hoặc bị bắt giữ
2. Miễn chấp hành hình phạt
– (Điều 57) Là không buộc 1 người đã bị kết án phải chấp hành hình phạt đãtuyên.
– Chú ý: miễn chấp hành hình phạt >< miễn TNHS >< miễn hình phạt
>< giảm thời gian chấp hành hình phạt
– Miễn chấp hành hình phạt có 2 trường hợp:
+ miễn toàn bộ hình phạt đã tuyên
+ miễn phần còn lại chưa chấp hành của hình phạt đã tuyên. VD: A bị tuyên
15 năm tù, A chấp hành được 3 năm thì được miễn chấp hành hình phạt, tức là
A được miễn chấp hành 12 năm tù
3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
– (Điều 58) Là rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt đã tuyên– Được áp
dụng với các hình phạt:
+ cải tạo không giam giữ + phạt tù có thời hạn lOMoARc PSD|27879799 + tù chung thân
– Điều kiện áp dụng giảm chấp hành hình phạt:
+ đã chấp hành hình phạt đã tuyên 1 thời gian nhất định + có nhiều tiến bộ
+ có đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, hoặc của cơ quan tổ chức chính
quyền địa phương được giao trực tiếp giám sát giáo dục
– Thời hạn đã chấp hành hình phạt đã tuyên để được xét giảm lần đầu:
+ 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn +
12 năm đối với tù chung thân
– Một người có thể được giảm án nhiều lần, nhưng phải đảm bảo chấp hànhtối
thiểu 1/2 mức hình phạt đã tuyên
– Với tù chung thân, lần đầu sẽ được giảm xuống 30 năm tù, và nếu đượcgiảm
nhiều lần thì vẫn phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành đạt 20 năm. 4. Án treo
– (Điều 60) Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
– Người được hưởng án treo không bị cách ly khỏi XH, vẫn được sinh sốngtại
nơi cư trú, vẫn được làm việc tại cơ quan đơn vị bình thường
Câu hỏi: (1) Án treo giống cải tạo không giam giữ ở chỗ đều là những hình
phạt không buộc người bị kết án phải cách ly ra khỏi XH. Đúng hay Sai ?
(2) Án treo là hình phạt nhẹ hơn tù giam vì không buộc người bị kết án phải
cách ly ra khỏi XH. Đúng hay Sai.
Trả lời: Cả 2 câu khẳng định trên đều Sai, vì Án treo không phải là hình phạt,
mà án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Câu hỏi: (1) Án treo không phải là hình phạt mà chỉ là 1 biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt.
(2) Án treo không phải là hình phạt mà chỉ là 1 biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.
Trả lời: (1) Sai, vì án treo không phải 1 biện pháp tư pháp thay thế cho hình
phạt, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
(2) Sai. Vì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ
không phải là miễn chấp hành hình phạt bất kỳ.
– Điều kiện áp dụng án treo:
+ bị xử tù không quá 3 năm lOMoARc PSD|27879799 + có nhân thân tốt
+ có nhiều tình tiết giảm nhẹ
+ xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
Chú ý: Xem Nghị quyết 01/2013 của Hội đồng thẩm phán về Án treo
Câu hỏi: (1) Người phạm tội nghiêm trọng / rất nghiêm trọng thì không được cho hưởng án treo
(2) Người đã có tiền án, tiền sự chưa được xóa án tích có thể được xét cho hưởng án treo.
Trả lời: (1) Sai. Vì người phạm tội nghiêm trọng / rất nghiêm trọng vẫn có thể
được xử tù không quá 3 năm.
(2) Sai. Nếu chưa xóa án tích thì bị coi là có nhân thân không tốt, vi phạm điều
kiện hưởng án treo. Trường hợp đã được xóa án tích thì phải sau một thời gian
quy định mới được xem xét hưởng án treo (khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết 01/2013 HĐTP về án treo)
Câu hỏi: Các tình tiết giảm nhẹ nếu đã được tòa án sử dụng để giảm mức hình
phạt xuống dưới 3 năm thì có được sử dụng tiếp để cho hưởng án treo không ?
Trả lời: Có thể. Vì đây là ở giai đoạn chấp hành hình phạt, không phải giai đoạn
xét xử. Hơn nữa khi xét xử thì có bao nhiêu tình tiết cần phải xem xét hết, không
thể có chuyện “để một số tình tiết lại dành cho xem xét sau”.
Câu hỏi: Nếu đã được áp dụng Điều 47 để hạ khung hình phạt thì có được
hưởng tiếp án treo không ?
Trả lời: Khi đã áp dụng điều 47 tức là đã thể hiện chính sách khoan hồng rồi,
nên sẽ không được cho hưởng án treo. (khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết 01/2013 HĐTP về án treo)
– Khi cho hưởng án treo, tòa án ấn định thời gian thử thách:
+ thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1
năm và không được quá 5 năm.
+ được tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo
– Điều kiện thử thách của án treo (khoản 5 điều 60): là không được phạm
tộimới trong thời gian thử thách. Ngược lại, nếu người được hưởng án treo mà lOMoARc PSD|27879799
phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp
hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
VD: A bị phạt 2 năm tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm.
Khi được 1 năm thì A phạm tội mới, bị tuyên 3 năm tù. Khi đó A mất quyền được
hưởng án treo mà phải chấp hành cả 2 hình phạt, tổng là 2+3=5 năm tù, tức là A
đã mất quyền hưởng án treo, thời gian 1 năm thử thách đã chấp hành không được
tính là thời gian chấp hành hình phạt tù.
VD: A bị phạt 2 năm tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm.
Khi được 1 năm thì A bị phát hiện đã phạm tội trước đó, tội này bị tòa tuyên 3
năm tù. Trong trường hợp này, A không vi phạm điều kiện thử thách của án treo
(không phạm tội mới trong thời gian thử thách). Khi đó A bị buộc chấp hành đồng
thời 2 bản án là tiếp tục bị thử thách 4-1=3 năm đồng thời bị phạt tù 3 năm.
Nếu sau đó 1 năm, A lại tiếp tục phạm tội mới (VD tội đánh bạn tù gây thương
tích) và bị tuyên án 5 năm tù. Khi đó A đã vi phạm điều kiện về thời gian thử thách
của án treo, A bị mất quyền hưởng án treo, và phải chịu lại bản án 2 năm đã tuyên
trước đó (mà đã cho hưởng án treo), cộng với bản án trước (3 năm tù, nhưng đã
chấp hành 1 năm) và bản án mới (5 năm), và tổng hình phạt A phải chịu là 2 + (3- 1) + 5 = 9 năm tù
Chương : Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
1. Nguyên tắc xử lý
– Là người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi