-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Luật hình sự 27 tài liệu
Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Luật hình sự 27 tài liệu
Trường: Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Luật Hà Nội
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS
: Bộ luật hình sự BLHS
: Bộ luật dân sự CTTP
: Cấu thành tội phạm LĐCĐTS
: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản TNHS
: Trách nhiệm hình sự lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 2 A. MỞ ĐẦU
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) là một trong những tội xâm phạm
sở hữu phổ biến và điển hành trong xã hội hiện nay. Thời gian gần đây, loại tội
phạm này ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô với những thủ đoạn
lừa dối ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt. Với mong muốn được tìm hiểu
kĩ hơn về dấu hiệu pháp lý của tội LĐCĐTS được quy định trong BLHS Việt
Nam, em xin chọn đề bài số 02 của bộ môn đưa ra làm đề tài trong bài tiểu luận lần này.
Đề bài: Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 B. NỘI DUNG I.
Một số vấn đề chung về tội LĐCĐTS
I.1 Khái niệm tội LĐCĐTS
LĐCĐTS là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, do người
có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản
của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.1
I.2 Đặc điểm của tội LĐCĐTS
Một là, Tội LĐCĐTS xâm hại đến quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức
hoặc cá nhân. Đối tượng tác động của tội này là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác
Hai là, hành vi chiếm đoạt tài sản trọng tội lừa đảo đực thực hiện bằng
thủ đoạn gian dối, tức là người phạm tội đã đưa ra những thông tin không đúng
sự thật để làm người khác tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội.
Ba là, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội
biết tài sản mà mình chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu hợp pháp của
người khác nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình một cách trái pháp luật.2 II.
Dấu hiệu pháp lý của tội LĐCĐTS II.1
Khách thể và đối tượng tác động
Khách thể của tội LĐCĐTS là quan hệ sở hữu về tài sản. Quan hệ sở
hữu là quan hệ trong đó người sở hữu tài tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản và phải được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Cá nhân, tổ chức
1 Triệu Thị Tuyết (2019), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Tr. 7
2 Triệu Thị Tuyết (2019), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Tr. 7 lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 3
xâm phạm trái phép đến quan hệ này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo quy định tài Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản là: “…vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản”. Như vậy, đối tượng tác động của tội LĐCĐTS là tài
sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Một đặc điểm để phân biệt tội LĐCĐTS với tội cướp tài sản, bắt cóc
chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản đó là tội này không xâm phạm đến quan
hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.Chính vì vậy, trong các quy
định pháp luật, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự là tình tiết định khung hình phạt trong tội LĐCĐTS. II.2
Mặt khách quan của tội phạm II.2.1
Dấu hiệu hành vi khách quan
Hành vi của tội LĐCĐTS gồm 2 hành vi là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt
Hành vi lừa dối: là hành vi cố tình đưa ta thông tin không đúng sự thật
để người khác tin vào đó là sự thật. Xét về mặt khách quan, đây là hành vi đưa
ra thông tin giả. Xét về chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng
vẫn mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối có thể được thực
hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Nhưng đã là hành vi lừa dối thì dù được
thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội LĐCĐTS.
Hành vi chiếm đoạt: Là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật
tài sản của người khác thành tài sản của mình. Tội LĐCĐTS được coi là hoàn
thành khi có hậu quả xảy ra, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Hành vi
chiếm đoạt trong tội LĐCĐTS có hai hình thức cụ thể:
Thứ nhất: Nếu tài sản chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài
sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản
từ người bị lừa dối. Khi nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội đã làm chủ
được tài sản đó trên thực tế và cũng là lúc tội LĐCĐTS được coi là hoàn thành
Thứ hai: Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người
phạm tội thì hình thức thể hiện của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản
đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối vì đã tin vào thông tin của người phạm
tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận. Khi người bị
lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo
đã làm chủ được tài sản đó và cũng là thời điểm hoàn thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 4
II.2.2 Hậu quả của tội phạm
Tội LĐCĐTS là tội có cấu thành vật chất, nghĩa là trong CTTP có phản
ánh dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả của tội này là thiệt hại về tài sản
mà cụ thể ở đây là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo quy định tại Điều 174
BLHS năm 2015 thì tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b,c,d
khoản 1 Điều 174 thì mới bị truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS. Tuy nhiên không
vì những quy định trên mà cho rằng phải có thiệt hại mới cấu thành tội này. Vì
thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản là thời điểm tội phạm đã
hoàn thành. Trường hợp người phạm tội đã có hành vi LĐCĐTS nhưng vì lí do
khách quan mà chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn có thể bị chịu TNHS về
tội LĐCĐTS nhưng được áp dụng theo tình tiết phạm tội chưa đạt (Điều 15
BLHS 2015) khi quyết định hình phạt. 3
II.2.3 Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả là mối quan hệ nhân quả
được biểu hiện như sau: Thứ nhất, hành vi gian dối phải diễn ra trước hành vi
chiếm đoạt. Thứ hai, hành vi gian dối là cơ sở chủ yếu để quyết định việc chiếm
đoạt được tài sản của người phạm tội. Vì vậy, việc chiếm đoạt được tài sản của
người phạm tội có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm khác cho xã hội nên
việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không chỉ có ý
nghĩa về mặt định tội mà còn có ý nghĩa trong việc quyết định khung hình phạt. 4 II.3
Chủ thể của tội phạm
Căn cứ vào BLHS 2015 thì chủ thể của tội LĐCĐTS phải là người từ đủ
16 tuổi trở lên và không ở trong tình trạng được coi là không có năng lực TNHS
theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015. Căn cứ vào khoản 2 Điều 12
BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu
TNHS về tội chiếm đoạt tài sản trong mọi trường hợp phạm tội
Chủ thể của tội LĐCĐTS là chủ thể thường. Chính vì vậy không có ngoại
lệ đối với người nước ngoài, người không có quốc tịch. Khi thực hiện hành vi
LĐCĐTS trên lãnh thổ Việt Nam thì đều phải chịu TNHS theo pháp luật Việt
Nam. Trừ các trường hợp được miễn trừ tư pháp thì TNHS của họ sẽ được giải
3 Đinh Văn Quế (2015), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Chương XVI, Nxb. Thông tin và truyền thông, Tr. 248
4 Ngô Thị Hạnh (2016), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội. lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 5
quyết bằng con đường ngoại giao (Theo Điều 5 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017) II.4
Mặt chủ quan của tội phạm
2.4.1 Dấu hiệu lỗi
Tội LĐCĐTS được thực hiện do lỗi cố ý. Cụ thể lỗi của tội chiếm đoạt
tài sản được biểu hiện như sau:
• Về lý trí: Người phạm tội khi thực hiện hành vi LĐCĐTS nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả là hình vi của
mình gây thiệt hại về tài sản cho người khác, xâm phạm trực tiếp đến quyền
sở hữu hợp pháp của chủ tài sản
• Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra mà cụ thể là mong
muốn chiếm đoạt tài sản của người khác.
2.4.2 Dấu hiệu động cơ
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tải sản có thể có một hoặc nhiều động
cơ khác nhau nhưng chủ yếu là động cơ vụ lợi như do tham lam, do điều kiện
hoàn cảnh, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân… tức là người phạm tội muốn thu về
những lợi ích vật chất cho mình mình. Tuy nhiên, động cơ phạm tội của tội này
không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Do vậy không có ý nghĩa trong
việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong việc xem xét mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt.
2.4.3 Dấu hiệu mục đích
Mục đích của người phạm tội LĐCĐTS là mong muốn chiếm đoạt
được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản có trước khi thực hiện thủ đoạn gian
dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Có thể nói, mục đích chiếm đoạt tài sản là
dấu hiệu bắt buộc của CTTP LĐCĐTS. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt,
người phạm tội còn có thể có mục đích khác với mục đích chiếm đoạt tài sản
hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt tài sản của người đồng phạm khác thì
người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS.
III. Ví dụ minh họa làm rõ dấu hiệu tội pháp lý tội LĐCĐTS theo quy
định BLHS năm 2015.
III.1 Tóm tắt tình huống.
Nguyên Quang C (sinh năm 1993) khi đi làm thuê sơn cho nhà anh T đã
lấy trộm chiếc điện thoại Samsung S7 Edge (giá trị 1.500.000 đồng) của anh T.
Sau đó C đem đi phá mật khẩu, sử dụng zalo của anh T để hỏi vay tiền chị P
(người quen của anh T) nhằm mục đích chiếm đoạt tiền. Nhận được tin nhắn lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 6
chị P đã chuyển vào tài khoản của H (bạn gái C) 2 lần với số tiền lần lượt là
5.000.000 và 970.000. Khi đã chiếm đoạt được số tiền trên C đã mang đi tiêu
xài cá nhân. Với hành vi phạm tội trên, theo bản án số 415/2021/HSST ngày
08/09/2021 C đã bị TAND Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xử phạt
12 tháng tù theo khoản 1 Điều 174 BLHS. 5
III.2 Phân tích tình huống làm rõ dấu hiệu pháp lý.
Dấu hiệu chủ thể: Tại thời điểm phạm tội C 28 tuổi và hoàn toàn không
trong tình trạng không có năng lực TNHS. Như vậy xét về độ tuổi (theo Điều
12) và năng lực TNHS ( Điều 21) thì C hoàn toàn có khả năng bị truy cứu TNHS
đối với tội LĐCĐTS quy định tại Điều 174 BLHS.
Dấu hiệu khách thể: Khách thể ở trong tình huống trên là quan hệ sở
hữu về tài sản. Cụ thể là chị P là người có quyền sở hữu đối với số tiền 5.970.000
mà C đã dùng thủ đoạn lừa dối để chiếm đoạt. Như vậy đối tượng tác động trong
trường hợp phạm tội trên là số tiền 5.970.000. Đồng thời trong tình huống trên,
C chỉ chiếm đoạt số tiền của chị P mà không gây thiệt hại về tính mạng, danh
dự hay nhân phẩm của chị P. Tức là hành vi phạm tội trên chỉ xâm phạm đến
quyền sở hữu mà không xâm phạm đến quyền nhân thân. Chính vì vậy C phạm
tội LĐCĐTS chứ không phạm các tội xâm phạm sở hữu khác.
Dấu hiệu mặt chủ quan: Dấu hiệu lỗi trong tội LĐCĐTS là lỗi cố ý và
trong tình huống trên lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp. Về lý trí, C biết hành vi giả
danh nhắn tin của mình là hành vi lừa đảo, trái pháp luật và cũng biết rõ hành
vi của mình gây thiệt hại về tài sản cho chị P, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở
hữu hợp pháp của chị P. Về ý chí, C mong muốn chị P chuyển tiền vào số tài
khoản mà mình ghi trong tin nhắn tức là có mong muốn chiếm đoạt được số
tiền của chị P. Động cơ phạm tội của C là do sự tham lam và để thỏa mãn nhu
cầu cá nhân. Mục đích của hành vi phạm tội mà C thực hiện chính là chiếm
đoạt số tiền của chị P thông qua việc giả danh anh T nhắn tin vay tiền.
Dấu hiệu mặt khách quan: Trong vụ án trên C thực hiện đầy đủ cả 2
hành vi lừa dối và chiếm đoạt. Hành vi lừa dối ở đây là C sử dụng điện thoại
vào zalo của anh T hỏi vay tiền chị P làm cho chị P tin rằng đó là anh T hỏi vay
và gửi tiền vào số tài khoản mà C yêu cầu. Bằng thủ đoạn nhắn tin giả danh thì
C đã thực hiện hành vi lừa dối của mình. Xét về hành vi chiếm đoạt, số tiền bị
chiếm đoạt ban đầu đang trong sự chiếm hữu của chị P nên hành vi nhận số tiền
5 Trích: bản án số 415/2021/HSST ngày 08/09/2021. lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 7
của chị P đã chuyển khoản chính là hành vi chiếm đoạt. Khi C nhận số tiền
5.790.000 của chị P chuyển khoản thì cũng là lúc tội LĐCĐTS của C được coi
là hoàn thành. Về hậu quả thiệt hại thì ở đây là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là
số tiền 5.790.000 của chị P bị C chiếm đoạt. Với số tiền chiếm đoạt trên thì C
đã phạm tội LĐCĐTS theo khoản 1 Điều 174 BLHS và bị xử phạt 12 tháng tù.
Trong vụ án trên ta thấy rõ được mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội
LĐCĐTS. Thứ nhất, hành vi lừa dối đã diễn ra trước hành vi chiếm đoạt. Hành
vi lừa dối của C là hành vi lấy zalo của anh T nhắn hỏi vay tiền chị P và hành
vi chiếm đoạt là hành vi nhận tiền mà chị P chuyển vào số tài khoản của bạn
gái mình. Như vậy là C nhắn tin cho chị P trước rồi chị P mới chuyển tiền theo
tin nhắn mà C gửi chưa không phải chị P chuyển tiền rồi C mới nhắn tin hỏi
vay. Vì vậy ta có thể thấy hành vi nhắn tin là cơ sở chủ yếu để quyết định đến
việc chị P chuyển tiền. Vì nếu C không nhắn tin thì chị P sẽ không tự chuyển
số tiền đó vào tài khoản của bạn gái C. Từ đó gây nên hậu quả thiệt hại về tài
sản cho chị P là thiệt hại này phát sinh từ hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản
của người phạm tội. Đây chính là biểu hiện của mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm và hậu quả.
IV. Thực tiễn về tội phạm hiện nay và việc áp dụng quy định của BLHS
năm 2015 về tội LĐCĐTS.
IV.1 Thực tiễn về tội phạm LĐCĐTS.
Tội phạm LĐCĐTS ngày càng phổ biến và có những thủ đoạn tinh vi
hơn. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, từ ngày 25/5/2020
đến nay, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 5.408 vụ "LĐCĐTS" với tài sản bị chiếm
đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, thời gian qua do tác động của việc giãn
cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động LĐCĐTS theo phương
thức truyền thống giảm, song tội phạm LĐCĐTS lợi dụng không gian mạng để
hoạt động có diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi xảy ra tại nhiều địa phương.
Từ đó gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc phát hiện và ngăn chặn
chặn tội phạm LĐCĐTS. Diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp cũng gây ra
không ít khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng quy định pháp luật về tội LĐCĐTS. 6
6 Minh Hiềnề , Tăng cường đấấu tranh v i t i ph m l a đ o chiềmấớ ộ ạ ừ ả
đoạt tài s n, Báo Công an
nhấn dấn ngày ả 15/11/2021. https://cand.com.vn/Phap-luat/tang-cuong-dau-tranh-voi-toi-pham-lua-dao- chiem-doat-taisan-i634838/ lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 8
IV.2 Thực tiễn việc áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tộiLĐCĐTS.
IV.2.1Những điểm tích cực.
Thực tiễn nghiên cứu các bản án về tội LĐCĐTS nhận thấy trong quá
trình xét xử Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt đều dựa vào các căn cứ
quyết định hình phạt đó là các quy định của BLHS; xem xét những vấn đề về
nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; xem xét
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện. Nhờ
nắm vững các quy định của pháp luật và vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm
trong công tác xét xử đối với loại tội phạm này nên trong thời gian vừa qua Tòa
án các cấp đã xét xử, giải quyết các vụ án đảm bảo đúng người, đúng tội đúng
quy định của pháp luật, góp phần giữ gìn ổn định trật tự xã hội. IV.2.2Những điểm hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì việc áp dụng các quy định của pháp
luật hình sự vào việc giải quyết vụ án vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng
mắc. Trong số điển hình là việc các dấu hiệu định tội của tội LĐCĐTS quy định
trong BLHS còn thiếu tính minh bạch, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp
luật. Bởi dấu hiệu hành vi khách quan của tội LĐCĐTS sản gần giống với một
số tội xâm phạm sở hữu khác, chính vì không có sự phân biệt rạch ròi về dấu
hiệu của từng tội nên đã có sự nhầm lẫn các tội. Ví dụ như nhầm lẫn giữa trường
hợp “lợi dụng chức vụ quyền hạn” LĐCĐTS (Điểm đ, khoản 2 Điều 174) với
trường hợp “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” lừa dối chiếm đoạt tài sản (Điều
355) hay nhầm lẫn giữa tội LĐCĐTS với tội “lừa dối khách hàng” (Điều 198),
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175). Bên cạnh đó, hiện nay
vẫn chưa có văn bản pháp luật mới hướng dẫn áp dụng quy định đối với nhóm
các tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự năm 2015 nên việc áp dụng quy
định của pháp luật đối với tội phạm này chưa thống nhất. BLHS hiện hành chưa
quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội LĐCĐTS. Các quy định của
BLHS về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra… Do
đó pháp luật nước ta cần phải được hoàn thiện hơn nữa đề phù hợp, hiệu quả
với thực tiễn xã hội hiện nay.
V. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy
định của BLHS năm 2015 về tội LĐCĐTS. lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 9
Xuất phát từ thực tiễn quyết các vụ án LĐCĐTS trong thời gian qua,
pháp luật hình sự Việt Nam cần đặt ra một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này.
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm làm rõ hơn
dấu hiệu định tội của tội LĐCĐTS để tránh nhầm lẫn với các tranh chấp giao
dịch dân sự hoặc nhầm lẫn giữa tội LĐCĐTS với các các tội phạm khác cùng
sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội trong BLHS năm 2015.
Thứ hai, Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật
hình sự một cách toàn diện, thống nhất phù hợp với quy định của BLHS hiện
hành. Bên cạnh đó đòi hỏi các văn bản hướng dẫn cần giải thích cụ thể các dấu
hiệu định tội, định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đảm
bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với tội LĐCĐTS nói
riêng được thống nhất. Đồng thời khi ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng
pháp luật cũng đòi hỏi các chủ thể ban hành phải dự tính được hết những khả
năng có thể xảy ra trên thực tế khi giải quyết các vụ án LĐCĐTS.
Thứ ba, Cần nghiên cứu, bổ sung pháp nhân thương mại là chủ thể của tội LĐCĐTS.
Thứ tư, Cần hoàn thiện quy định của pháp luật để khắc phục tình trạng
không thể thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. C KẾT LUẬN
Có thể thấy, các dấu hiệu pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã
được các nhà làm luật phân tích khá rõ ràng nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc
nhận thức thống nhất, đúng đắn quy định về tội LĐCĐTS trong BLHS năm
2015. Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Điều này đòi hỏi
các nhà lập pháp cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét sửa đổi
các quy định, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân để nâng cao hiệu quả
trong việc áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội LĐCĐTS. lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2015), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Hà Nội,Nxb. Lao động
2. Quốc Hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội, Nxb. Lao động
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần
cáctội phạm – quyển 1), Hà Nội, 2021, Nxb. Công an nhân dân
4. Bản án số 415/2021/HSST ngày 08/09/2021 tòa án Nhân dân thành phốThái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
5. Đinh Văn Quế (2015), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Chương
XVI,Nxb. Thông tin và truyền thông
6. Ngô Thị Hạnh (2016), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sựViệt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội
7. Triệu Thị Tuyết (2019), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định củaBộ
luật Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
8. TS Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự hiện hành
(Sửađổi, bổ sung năm 2017), NXB Chính trị quốc gia sự thật
9. ThS Lê Quang Thắng, “Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn củatội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm sát số 14/2018
10.Minh Hiền, Tăng cường đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Báo Công an nhân dân ngày 15/11/2021. https://cand.com.vn/Phap-
luat/tang-cuong-dau-tranh-voi-toi-pham-luadao-chiem-doat-tai-san-
i634838/, truy cập ngày 28/12/2021 PHỤ LỤC BẢN ÁN lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 11 lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 12 lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 13
Sinh viên lựa chọn một trong các đề tài sau: lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 14 lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 15 lOMoARc PSD|27879799 P a g e | 16