Câu hỏi tự luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội

Câu hỏi tự luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!  

Thông tin:
13 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi tự luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội

Câu hỏi tự luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!  

189 95 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|27879 799
51. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật nh sựmức hình phạt do Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho
hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội
phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình
phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân
loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
52. Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu tnh cơ bản,
tăng nặng và giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai.
Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại cấu thành tội phạm. Ví dụ: Điều 173 quy
định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, Khoản 2 và
Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không
quy định về cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
53. Tội phạm cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu qu
nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Sai.
Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan của tội phạm
do luật định, tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể trong điều luật, không dựa vào
hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
54. Khách th của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.
=> Nhận định này Sai.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước
người phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
55. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
=> Nhận định này Sai.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người), đối tượng vật
chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).
56 Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
=> Nhận định này Đúng.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khi xự xâm phạm của
tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó.
Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được
pháp luật Hình sự bảo vệ.
lOMoARcPSD|27879 799
57.Nếu trên thực tế tội phm đã làm cho đối tượng tác đng của tội phạm tốt n so với
tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XH.
=> Nhận định này Sai.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động,
y thiệt hại hoặc đe da gây thiệt hại cho kch thể của tội phạm. Có những trường hợp
nh vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không làm gì hư hại
đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu
của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.
58. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho XH.
=> Nhận định này Đúng.
Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra
nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.
59. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS thì không phải chịu TNHS.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiệnnh vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc kh
ng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người
mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một
người đang mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi
trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều kiện đủ) thì mới được xem là không
năng lực TNHS.
60. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
=> Nhận định này Đúng.
Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hi cho xã
hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
nh vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất
ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.
61. Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm
hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai.
lOMoARcPSD|27879 799
Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về x sự gây ra thiệt
hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 thì “Phạm tội vì bị người
khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
62. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLHS.
=> Nhận định này Sai.
Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội phạm, cho nên
không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biu lộ ý định tội
phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy
định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu
TNHS như bình thường. Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
63. Tội phạm cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa
đạt.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Theo đó, đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao
gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi dừng lại do
nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có cấu thành
tội phạm hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa ch
tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con
tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt 64. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do
chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
65. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ
TNHS.
=> Nhận định này Đúng.
66. Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 Quan hệ xã hội cụ thể.
=> Nhận định này Sai.
lOMoARcPSD|27879 799
Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội
phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật
hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
67. Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy phục tùng.
Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực
hiện. Vì thế, không sự thỏa thuận nào trong TNHS giữa người phạm tội và người bị hại.
68. Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất
phm tội.
=> Nhận định này Đúng.
Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được ghi nhận trong BLHS 2015 từ
Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một
trong 2 dạng tình tiết loại trừa tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của
nh vi). Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở phápquan trọng
để phân định tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.
69. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do
chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
70. Phòng vệ khi sự tấn ng chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
=> Nhận định này Sai.
Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu hiện đe dọa sự
tấn công sẽ xy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc dù hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã đe
dọa xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại
Điều 22 BLHS 2015.
71. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn tnh trong
mọitrường hợp đều là đồng phạm.
=> Nhận định này Đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết thúc tội phạm tức là được
lOMoARcPSD|27879 799
tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu kiện để hành vi giúp sức của người giúp
sức trở thành đồng phạm.
72. nh vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôi xâm phạm sở
hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
=> Nhận định này Sai.
Vì: Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không phải chỉ duy nhất hành vi chiếm
đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các tội phạm này. Ngoài hành vi chiếm đoạt tài
sản, còn có các nhóm hành vi khách quan khác như:
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. (Điều 176 BLHS)
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản. (Điều 177 BLHS)
+ Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. (Điều 178 BLHS)
+ Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.(Điều 180 BLHS)
73. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động củac tội
phm xâm phạm sở hữu.
=> Nhận định này Đúng.
Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để
trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số
điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó
không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành
vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như
trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội
riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều
168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
74. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp
tàisản (Điều 1168 BLHS).
=> Nhận định này Sai.
Hành vi đe dọa dùng v lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan trong cấu thành
tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Do đo, hành
vi này không chỉ cấu thành tội cướp tài sản mà còn có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tùy
o trường hợp.
VD: A đe dọa B giao 5 triệu vào ngày mai nếu không sẽ cùng nhóm bạn đánh hội đồng B.
Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vụ lực của A không diễn ra ngay tức khắc, nạn
nhân là B cũng không rơi o tình trạng không thể chống cự được ngay tức khắc, B chỉ bị tác
động, quyền xử sự vẫn do B quyết định. Trường hợp này, hành vi đe dọa dùng lực nhằm
chiếm đoạt tài sản của A cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)
lOMoARcPSD|27879 799
75. Dùng vũ lực nhm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi
cấuthành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Tớc tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu
quả chết người thể cấu thành một trong hai tội danh:
Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy
định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS;
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà ngườing vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn
đến hậu quả chết người thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:
Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt
tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng lực nhằm chiếm đoạt
tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một tội danhTội cướp tài sản
hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người”.
Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
ngi cố ý vớinh vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người
thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Tội giết người.
Như vậy, dùng lực nhằm chiếm đoạt tài sản kng phải lúc nào cũng cấu thành hai tội
danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và
Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
76. nh vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
=> Nhận định này Sai.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) kng đòi hỏi
người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội,
chủ thể mà họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình nhất chính là người quản
tài sản bởi chính người quản lý tài sản là chủ thể dễ dàng nhất trong việc nhận thức được tài
sản mình đang trong tình trạng thế nào, ở đâu ….., chính vì thế, dấu hiệu đặc trưng của tội
trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật đối với người
quản lý tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi người, ở đây, trong một số trường
hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước người
không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến
việc chiếm đoạt tài sản của họ.
77. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian di là
hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
lOMoARcPSD|27879 799
=> Nhận định này Sai. Vì: Chiếm đoạt tài sản giá trị t 2 triệu đồng trởn mà có biểu
hiện gian dối là hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
mà cò cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản (Điều 175 BLHS) nếu thỏa mãn
hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối
để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người nào thực hiện
nh vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ dưới 4 triệu đồng (đối với trường hợp
Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người
khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đon gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a
Khoản 1) thì cũng sẽ cấu thành tội này.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối
nhưng biểu hiện gian dối này không là hành vi để Tội phạm chiếm đoạt được tài sản thì sẽ
không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
78. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng khác mà tài sản từ
4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
BLHS).
=> Nhận định này Sai.
– Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng khác mà tài sản từ 4 triệu đồng trở
lên có thể kng cấu thành tội quy định tại Điều 175. Lúc này, quan hệ giữa các bên là quan
hệ dân sự.
Hành vi này chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đi cùng với hành vi
khách quan dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc
có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
79. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)
=> Nhận định này Sai. Vì: Tội bức tử được hiểu là hành vi đối xử tàn án, thường xun ức
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Điều 130 BLHS chỉ quy định về hành vi phạm tội “người o cónh vi đối xử tàn ác,
thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát”
mà kng quy định hậu quả. Căn cứ theo quy định trên cấu thành tội phạm của tội bức tử là
cấu thành tội phạmnh thức, nghĩa là không quan tâm đến hậu quả xảy ra, chỉ có hành vi
phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm cấu thành khi có xử sự tự sát của nạn nhân bất kể sự
tự sát có thành hay không. Do đó nạn nhận tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội
phạm này.
lOMoARcPSD|27879 799
80. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của nời bị hại hành vi
cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất
hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát.
Hành vi khách quan của Tội giúp nời khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất
hoặc tinh thần để người khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc hoặc ch
dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai trò là điều kiện đ nạn nhân sử dụng
các điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm không trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của người bị hại
hay không đu là hành vi khách quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không
nh vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.
81. ng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
=> Nhận định này Sai.
Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơ so với tiêu chuẩn đã
đăng ký, công bố, ghi trên bào bì là hàng giả. Trong trường hợp trên, để hàng hóa đó là hàng
giả thì phải đáp ứng điều kiện theo : “Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng
c chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với
tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công b áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa”.
82. ng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại điều 192, 193, 194,
195 BLHS.
=> Nhận định này Sai.
– Hàng giả còn có thể là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
nếu hàng hóa giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam và thu lợi bất
chính theo Điều 226 BLHS.
83. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành
tội trốn thuế được quy định được quy đnh tại Điều 200 BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều
200. Trong đó có các hành vi cố ý kng kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khu; câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hành hóa; khai sai với thực tế
ng hóa xuất khẩu nhập khu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã
được thông quan ngoài cấu thành tội trốn thuế (Điều 200) còn có thể cấu thành các tội buôn
lậu (Điều 188), tội vận chuyển trái phépnh hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189).. trong
những trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội này.
lOMoARcPSD|27879 799
84. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách n
nướcđều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách nhà nước
(Điều 203 BLHS)
=> Nhận định này Đúng.
Hành vi in trái phépa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành Tội in trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách n nước nếu chứng từ, a đơn từ thu nộp
ngân sách ở dạng phôi phải từ 50 đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ
10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30000000 đồng đến dưới 100000000 đồng
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 203 BLHS
85. Mọi hành vim phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
=> Nhận định này Sai.
– Dấu hiệut buộc trong cấu thành tội phạm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:
+ Hành vi khách quan: Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý đăng được bảo hộ tại Việt Nam.
+ Hậu quả: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu
lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở
hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc
ng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất do đó
nh vi, hậu quả, quan hệ nn quả là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, chỉ những hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam mang lại hậu quả như quy
định tại Khoản 1 Điều 226 BLHS thì mới cầu thành tội phạm này.
86. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích đng mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mnh (Điều 125).
=> Nhận định này Sai.
Vì: Để bị cấu thành tội Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi
phải thỏa mãn 02 yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng:
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ca nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm
pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân
thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của nn nhân xâm
phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người tn
thích của người phạm tội.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn tới trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối
quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không hành vi trái pháp luật nghiêm
lOMoARcPSD|27879 799
trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh ca người phạm tội và vì thế
nếu người phạm tội không bị kích động bởi nh vi trái pháp luật của người khác thì không
thuộc trường hợp phạm tội này.
87. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hn.
=> Nhận định này Sai. Vì án treo không phải là một loại hình phạt.
Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều kiện ở đây là điều
kiện của án treo, tức là Nhà nước “treo” thi hành hình phạt tù với điều kiện là buộc người
phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử thách quy định những điều kiện ràng buộc nhất
định.
88 .Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
=> Nhận định này Sai. Vì:
+ Điều kiện tiên quyết để xem xét có là tái phạm hay không đó là người phạm tội phải đang
n án tích, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 53.
+ Việc đang chấp hành bản án cũng được xem là trong thời hạn người phạm tội đang còn có
án tích. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ đối với người chưa thành niên theo Khoản 1 Điều
107 đó là:
“1.Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuc một trong các trường
hợp sau đây:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; ….”.
-> Do vậy, nếu đang chấp hành bản án những tội phạm thuộc một trong những trường hợp
ngoại lệ vừa nêu trên mà lại phạm tội mới thì sẽ không được xem là tái phạm..
89. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
=> Nhận định này Sai. Vì: Theo khoản 3 Điều 17 BLHS: “Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm”.
Như vậy, người thực hành ngoài việc tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội được mô tả
trong cấu thành tội phạm thì còn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người
khác để họ thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi người thực
hiệnnh vi thuộc một trong các trường hợp sau:
Người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự theo luật định.
Người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm.
Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần.
lOMoARcPSD|27879 799
90. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn tnh là đồng
phm.
=> Nhận định này Đúng. Vì: Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực
nh bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Cũng khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội
phạm đang thực hiện nhưng chưa kết thúc hoặc đã hoàn thành mà chưa kết thúc.
Ví dụ: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản, A bóp cổ B chết nhưng kng biết B để tài sảnđâu.
Sau đó A gọi điện thoại cho C hỏi xem B thường để tài sản đâu thì C chỉ cho A biết chỗ để
lấy tài sản. Như vậy hành vi này là giúp sức trong khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết
thúc.
91. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
=> Nhận định này Sai. Vì: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự
chấm dứt thì mới có hành vi phòng vệ. Tức sự tấn công kng còn hiện hữu nên không thỏa
mãn điều kiện thứ 3 trong số 3 điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ, trong trường hợp này
quyền phòng vệ không khởi phát. Một khi quyền png vệ không khởi phát thì không thể
xem xét hành vi đó là phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn cho phép
92. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe da gây thiệt hại cho xã hội được coi
là hành vi khách quan của tội phạm.
=> Nhận định này Sai. Vì: Để một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội phạm thì
phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội tức phải gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội do Luật Hình sự bảo vệ.
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và ý chí của con người.
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp Luật Hình sự tức những hành vi
bị Luật Hình sự cấm và quy định hành vi đó là tội phạm.
Ví dụ:
+ A (19 tuổi) lần đầu trộm cướp tài sản của B dưới 2.000.000 đồng thì gây thiệt hại cho xã
hội nhưng không bị coi là hành vi khách quan tội phạm.
93. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
=> Nhận định này Sai. Vì: Không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào
tình trạng kng có năng lực TNHS. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác
đến mức độ “không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”
(nghĩa là phải thỏa mãn cả 2 dấu hiệu là y học và tâm lý) thì mới được coi không có năng
lực TNHS, không phải là ch thể của tội phạm và không phải chịu TNHS.
Nếu người bị mắc bệnh tâm thần những vẫn có khả năng nhn thức và khả năng điều khiển
nh vi của mình (ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn năng lực TNHS nên họ là chủ thể của tội
phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình, nhưng ở mức độ hạn chến so với những
lOMoARcPSD|27879 799
người bình thường khác. Đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm q, khoản 1 Điều 51
BLHS: “người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình
94. Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây
thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Vì: Bị cưỡng bức thân thể là trường hợp biểu hiện ra bên ngoài của một người nào đó đã gây
thiệt hại cho xã hội nhưng họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì biểu hiện đó không phải
là hành vi. Trong trường hợp cưỡng bức thân thể, biểu hiện ra bên ngoài của con người thể
không được ý thức của họ kiểm soát hoặc có thể không được ý chí của họ điu khiển.
95. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
=> Nhận định này Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả
ng nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người thể xẩy ra
nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra
hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa là trong
ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng
của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn
đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳngo tim/cắt đứt cổ/…… với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong
muốn người đó chết. Hay trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi
phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, ng hồ để nạn nhân chết đuối.
96. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đi với pháp nhân.
=> Nhận định này Sai. Chỉ áp dụng với Người phạm tội – Không áp dụng với pháp nhân. Căn
cứ Điều 34 BLHS.
97. Điều kiện áp dụng hình phát cảnh cáo là trường hợp người phạm tội phạm vào tội
ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai. Điều 98 BLHS. Người dưới 18 tuổi cũng được áp dụng hình phạt
Cảnh cáo.
98. Khi xét xử người phm tội về tham nhũng, nếu xét thấy cần thiết, thì Tòa án có thể
pht tiền bổ sung đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Đúng. Khoản 2 Điều 35 BLHS.
99. nh vi buôn n trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn
lậu
lOMoARcPSD|27879 799
Nhận định này Sai. Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại
tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng
a và hàng cấm ở tội này kng bao gồm một số loại đã được quy địnhtội khác.
100. Mọi trường hợp người m giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 124
BLHS
Nhận định này Sai.
Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng
thái tâm sinh lý không bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con.
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm
tội.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.
| 1/13

Preview text:

lOMoARc PSD|27879799
51. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt do Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội
phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình
phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân
loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
52. Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,
tăng nặng và giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai.
Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại cấu thành tội phạm. Ví dụ: Điều 173 quy
định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, Khoản 2 và
Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không
quy định về cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
53. Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Sai.
Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan của tội phạm
do luật định, tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể trong điều luật, không dựa vào
hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
54. Khách thể của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.
=> Nhận định này Sai.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước
và người phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
55. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
=> Nhận định này Sai.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người), đối tượng vật
chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).
56 – Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
=> Nhận định này Đúng.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của
tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó.
Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được
pháp luật Hình sự bảo vệ. lOMoARc PSD|27879799
57.Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với
tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XH.
=> Nhận định này Sai.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động,
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Có những trường hợp
hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không làm gì hư hại
đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu
của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.
58. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH.
=> Nhận định này Đúng.
Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra
nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.
59. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS thì không phải chịu TNHS.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người
mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một
người đang mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi
trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều kiện đủ) thì mới được xem là không có năng lực TNHS.
60. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
=> Nhận định này Đúng.
Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã
hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất
ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.
61. Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm
hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. lOMoARc PSD|27879799
Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt
hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 thì “Phạm tội vì bị người
khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
62. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLHS.
=> Nhận định này Sai.
Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội phạm, cho nên
không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý định tội
phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy
định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu
TNHS như bình thường. Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
63. Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Theo đó, đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao
gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do
nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có cấu thành
tội phạm hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ
tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con
tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt 64. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.

=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do
chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
65. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TNHS.
=> Nhận định này Đúng.
66. Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 Quan hệ xã hội cụ thể.
=> Nhận định này Sai. lOMoARc PSD|27879799
Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội
phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
67. Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy – phục tùng.
Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực
hiện. Vì thế, không có sự thỏa thuận nào trong TNHS giữa người phạm tội và người bị hại.
68. Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội.
=> Nhận định này Đúng.
Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được ghi nhận trong BLHS 2015 từ
Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một
trong 2 dạng tình tiết loại trừa tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của
hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng
để phân định tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.
69. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
=> Nhận định này Sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do
chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
70. Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
=> Nhận định này Sai.
Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu hiện đe dọa sự
tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc dù hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã đe
dọa xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại Điều 22 BLHS 2015.
71. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành trong
mọitrường hợp đều là đồng phạm.
=> Nhận định này Đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết thúc tội phạm tức là được lOMoARc PSD|27879799
tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu kiện để hành vi giúp sức của người giúp
sức trở thành đồng phạm.
72. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôi xâm phạm sở
hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
=> Nhận định này Sai.
Vì: Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không phải chỉ duy nhất hành vi chiếm
đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các tội phạm này. Ngoài hành vi chiếm đoạt tài
sản, còn có các nhóm hành vi khách quan khác như:
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. (Điều 176 BLHS)
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản. (Điều 177 BLHS)
+ Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. (Điều 178 BLHS)
+ Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.(Điều 180 BLHS)
73. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
phạm xâm phạm sở hữu.
=> Nhận định này Đúng.
Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để
trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó
không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành
vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như
trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội
riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều
168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
74. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp
tàisản (Điều 1168 BLHS).
=> Nhận định này Sai.
Hành vi đe dọa dùng vụ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan trong cấu thành
tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Do đo, hành
vi này không chỉ cấu thành tội cướp tài sản mà còn có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tùy vào trường hợp.
VD: A đe dọa B giao 5 triệu vào ngày mai nếu không sẽ cùng nhóm bạn đánh hội đồng B.
Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vụ lực của A không diễn ra ngay tức khắc, nạn
nhân là B cũng không rơi vào tình trạng không thể chống cự được ngay tức khắc, B chỉ bị tác
động, quyền xử sự vẫn do B quyết định. Trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm
chiếm đoạt tài sản của A cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) lOMoARc PSD|27879799
75. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi
cấuthành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu
quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội danh: –
Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy
định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS; –
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn
đến hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể: –
Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt
tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt
tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản
hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”. –
Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người
thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội
danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và
Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người. 76.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
=> Nhận định này Sai.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) không đòi hỏi
người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội,
chủ thể mà họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình nhất chính là người quản lý
tài sản bởi chính người quản lý tài sản là chủ thể dễ dàng nhất trong việc nhận thức được tài
sản mình đang trong tình trạng thế nào, ở đâu ….., chính vì thế, dấu hiệu đặc trưng của tội
trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật đối với người
quản lý tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi người, ở đây, trong một số trường
hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước người
không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến
việc chiếm đoạt tài sản của họ. 77.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là
hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) lOMoARc PSD|27879799
=> Nhận định này Sai. Vì: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu
hiện gian dối là hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
mà cò cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản (Điều 175 BLHS) nếu thỏa mãn
hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối
để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người nào thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ dưới 4 triệu đồng (đối với trường hợp
Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người
khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a
Khoản 1) thì cũng sẽ cấu thành tội này.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối
nhưng biểu hiện gian dối này không là hành vi để Tội phạm chiếm đoạt được tài sản thì sẽ
không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
78. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng khác mà tài sản từ
4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

=> Nhận định này Sai.
– Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng khác mà tài sản từ 4 triệu đồng trở
lên có thể không cấu thành tội quy định tại Điều 175. Lúc này, quan hệ giữa các bên là quan hệ dân sự.
Hành vi này chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đi cùng với hành vi
khách quan dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc
dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
79. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)
=> Nhận định này Sai. Vì: Tội bức tử được hiểu là hành vi đối xử tàn án, thường xuyên ức
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Điều 130 BLHS chỉ quy định về hành vi phạm tội “người nào có hành vi đối xử tàn ác,
thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát”
mà không quy định hậu quả. Căn cứ theo quy định trên cấu thành tội phạm của tội bức tử là
cấu thành tội phạm hình thức, nghĩa là không quan tâm đến hậu quả xảy ra, chỉ có hành vi
phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm cấu thành khi có xử sự tự sát của nạn nhân bất kể sự
tự sát có thành hay không. Do đó nạn nhận tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm này. lOMoARc PSD|27879799
80. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi
cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất
hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát.
Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất
hoặc tinh thần để người khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc hoặc chỉ
dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai trò là điều kiện để nạn nhân sử dụng
các điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm không trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của người bị hại
hay không đều là hành vi khách quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không là
hành vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.
81. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
=> Nhận định này Sai.
Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơ so với tiêu chuẩn đã
đăng ký, công bố, ghi trên bào bì là hàng giả. Trong trường hợp trên, để hàng hóa đó là hàng
giả thì phải đáp ứng điều kiện theo : “Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng
các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với
tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”.

82. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
=> Nhận định này Sai.
– Hàng giả còn có thể là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
nếu hàng hóa giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam và thu lợi bất chính theo Điều 226 BLHS. 83.
Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành
tội trốn thuế được quy định được quy định tại Điều 200 BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều
200. Trong đó có các hành vi cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hành hóa; khai sai với thực tế
hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã
được thông quan ngoài cấu thành tội trốn thuế (Điều 200) còn có thể cấu thành các tội buôn
lậu (Điều 188), tội vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189).. trong
những trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội này. lOMoARc PSD|27879799 84.
Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nướcđều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS)
=> Nhận định này Đúng.
Hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành Tội in trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân sách nhà nước nếu chứng từ, hóa đơn từ thu nộp
ngân sách ở dạng phôi phải từ 50 đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ
10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30000000 đồng đến dưới 100000000 đồng
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 203 BLHS 85.
Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
=> Nhận định này Sai.
– Dấu hiệu băt buộc trong cấu thành tội phạm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:
+ Hành vi khách quan: Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý đăng được bảo hộ tại Việt Nam.
+ Hậu quả: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu
lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở
hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc
hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất do đó
hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, chỉ những hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam mang lại hậu quả như quy
định tại Khoản 1 Điều 226 BLHS thì mới cầu thành tội phạm này.
86. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).
=> Nhận định này Sai.
Vì: Để bị cấu thành tội Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi
phải thỏa mãn 02 yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng:
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm
pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân
thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm
phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân
thích của người phạm tội.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn tới trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối
quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm lOMoARc PSD|27879799
trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và vì thế
nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không
thuộc trường hợp phạm tội này.
87. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
=> Nhận định này Sai. Vì án treo không phải là một loại hình phạt.
Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều kiện ở đây là điều
kiện của án treo, tức là Nhà nước “treo” thi hành hình phạt tù với điều kiện là buộc người
phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử thách quy định những điều kiện ràng buộc nhất định.
88 .Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
=> Nhận định này Sai. Vì:
+ Điều kiện tiên quyết để xem xét có là tái phạm hay không đó là người phạm tội phải đang
còn án tích, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 53.
+ Việc đang chấp hành bản án cũng được xem là trong thời hạn người phạm tội đang còn có
án tích. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ đối với người chưa thành niên theo Khoản 1 Điều 107 đó là:
“1.Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; ….”.
-> Do vậy, nếu đang chấp hành bản án những tội phạm thuộc một trong những trường hợp
ngoại lệ vừa nêu trên mà lại phạm tội mới thì sẽ không được xem là tái phạm..
89. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
=> Nhận định này Sai. Vì: Theo khoản 3 Điều 17 BLHS: “Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm”.
Như vậy, người thực hành ngoài việc tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội được mô tả
trong cấu thành tội phạm thì còn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người
khác để họ thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi người thực
hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm.
– Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần. lOMoARc PSD|27879799
90. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm.
=> Nhận định này Đúng. Vì: Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực
hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Cũng có khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội
phạm đang thực hiện nhưng chưa kết thúc hoặc đã hoàn thành mà chưa kết thúc.
Ví dụ: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản, A bóp cổ B chết nhưng không biết B để tài sản ở đâu.
Sau đó A gọi điện thoại cho C hỏi xem B thường để tài sản ở đâu thì C chỉ cho A biết chỗ để
lấy tài sản. Như vậy hành vi này là giúp sức trong khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
91. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
=> Nhận định này Sai. Vì: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự
chấm dứt thì mới có hành vi phòng vệ. Tức sự tấn công không còn hiện hữu nên không thỏa
mãn điều kiện thứ 3 trong số 3 điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ, trong trường hợp này
quyền phòng vệ không khởi phát. Một khi quyền phòng vệ không khởi phát thì không thể
xem xét hành vi đó là phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn cho phép
92. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội được coi
là hành vi khách quan của tội phạm.
=> Nhận định này Sai. Vì: Để một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội phạm thì
phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội tức phải gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội do Luật Hình sự bảo vệ.
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và ý chí của con người.
+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp Luật Hình sự tức những hành vi
bị Luật Hình sự cấm và quy định hành vi đó là tội phạm. Ví dụ:
+ A (19 tuổi) lần đầu trộm cướp tài sản của B dưới 2.000.000 đồng thì gây thiệt hại cho xã
hội nhưng không bị coi là hành vi khách quan tội phạm.
93. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
=> Nhận định này Sai. Vì: Không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào
tình trạng không có năng lực TNHS. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác
đến mức độ “không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”
(nghĩa là phải thỏa mãn cả 2 dấu hiệu là y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng
lực TNHS, không phải là chủ thể của tội phạm và không phải chịu TNHS.
Nếu người bị mắc bệnh tâm thần những vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển
hành vi của mình (ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn có năng lực TNHS nên họ là chủ thể của tội
phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình, nhưng ở mức độ hạn chế hơn so với những lOMoARc PSD|27879799
người bình thường khác. Đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm q, khoản 1 Điều 51
BLHS: “người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình”

94. Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây
thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Vì: Bị cưỡng bức thân thể là trường hợp biểu hiện ra bên ngoài của một người nào đó đã gây
thiệt hại cho xã hội nhưng họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì biểu hiện đó không phải
là hành vi. Trong trường hợp cưỡng bức thân thể, biểu hiện ra bên ngoài của con người có thể
không được ý thức của họ kiểm soát hoặc có thể không được ý chí của họ điều khiển.
95. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
=> Nhận định này Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả
năng nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra
nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra
hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa là trong
ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng
của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/…… với ý chí làm cho người đó chết.
Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong
muốn người đó chết. Hay trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi
phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
96. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với pháp nhân.
=> Nhận định này Sai. Chỉ áp dụng với Người phạm tội – Không áp dụng với pháp nhân. Căn cứ Điều 34 BLHS.
97. Điều kiện áp dụng hình phát cảnh cáo là trường hợp người phạm tội phạm vào tội
ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai. Điều 98 BLHS. Người dưới 18 tuổi cũng được áp dụng hình phạt Cảnh cáo.
98. Khi xét xử người phạm tội về tham nhũng, nếu xét thấy cần thiết, thì Tòa án có thể
phạt tiền bổ sung đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Đúng. Khoản 2 Điều 35 BLHS.
99. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu lOMoARc PSD|27879799
Nhận định này Sai. Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại
tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng
hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở tội khác.
100. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 124 BLHS Nhận định này Sai.
Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu: -
Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng
thái tâm sinh lý không bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con. -
Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm tội. -
Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé chết.