-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng ma trận về điểm và đường thẳng | Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài giảng ma trận về điểm và đường thẳng | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn lý thuyết ma trận 68 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bài giảng ma trận về điểm và đường thẳng | Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài giảng ma trận về điểm và đường thẳng | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn lý thuyết ma trận 68 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Bài 1: Điểm. Đường thẳng 1. Điểm
- Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm.
- Ta sử dụng các chữ cái in hoa A, B,C, D,.. để đặt tên cho điểm.
Quy ước: Khi nói hai điểm mà không giải thích gì thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt.
Chú ý: Mỗi hình là tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.
Ví dụ 1. Cho hình vẽ:
Hình trên có các điểm là: điểm A, điểm B, điểm M và điểm X. Trong đó
điểm B và điểm M là hai điểm trùng nhau. 2. Đường thẳng
- Sợi chỉ hoặc sợi dây căng thẳng,… cho ta hình ảnh của đường thẳng.
Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
- Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng những
chữ cái in thường a, b, c,... để đặt tên cho đường thẳng.
Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau:
Trong hình vẽ trên, ta có đường thẳng a, đường thẳng b, đường thẳng c.
3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng Cho hình vẽ: Trong hình vẽ trên:
- Điểm A thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là:
- Điểm B không thuộc đường thẳng d và được kí hiệu là:
Chú ý: Điểm A thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm A nằm trên
đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A.
Điểm B không thuộc đường thẳng d còn được gọi là điểm B không nằm
trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B.
Nhận xét: Có vô số điểm thuộc một đường thẳng.
Ví dụ 3. Cho hình vẽ sau: Trong hình vẽ trên,
- Điểm M thuộc đường thẳng a, kí hiệu là M ∈ a hay còn được gọi là điểm
M nằm trên đường thẳng a hay đường thẳng a đi qua điểm M.
- Điểm N không thuộc đường thẳng a, kí hiệu là N ∉ a hay còn được gọi là
điểm N không nằm trên đường thẳng a hay đường thẳng a không đi qua điểm N.
- Điểm P không thuộc đường thẳng a, kí hiệu là P ∉ a hay còn được gọi là
điểm P không nằm trên đường thẳng a hay đường thẳng a không đi qua điểm P.
- Điểm Q thuộc đường thẳng a, kí hiệu là Q ∈ a hay còn được gọi là điểm
Q nằm trên đường thẳng a hay đường thẳng a đi qua điểm Q.
4. Đường thẳng đi qua hai điểm
- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- Đường thẳng đi qua hai điểm A, B còn được gọi là đường thẳng AB hay đường thẳng BA.
Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song
1. Hai đường thẳng cắt nhau
Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau
và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó.
Ví dụ 1. Cho hình vẽ:
Trong hình vẽ trên, đường thẳng x và đường thẳng y cắt nhau tại O (O là
giao điểm của hai đường thẳng x và y).
2. Hai đường thẳng song song
Hai đường thẳng a và b không có điểm chung nào thì ta nói chúng song
song với nhau. Ta viết a // b hoặc b // a.
Chú ý: Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.
Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau: Trong hình vẽ trên:
+ Đường thẳng a và đường thẳng b song song với nhau. Viết là a // b hoặc b // a;
+ Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại A;
+ Đường thẳng b cắt đường thẳng c tại B.
Bài 3: Đoạn thẳng
1. Hai Đoạn thẳng bằng nhau
a) Khái niệm Đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Chú ý: Đoạn thẳng AB còn được gọi là Đoạn thẳng BA.
Ví dụ 1. Cho hình vẽ:
Trong hình vẽ trên có Đoạn thẳng AB gồm hai điểm A và B.
b) Hai Đoạn thẳng bằng nhau
Khi Đoạn thẳng AB bằng Đoạn thẳng CD thì ta kí hiệu là AB = CD.
Ví dụ 2. Hai Đoạn thẳng MN và HK bằng nhau thì ta kí hiệu là MN = HK.
2. Độ dài Đoạn thẳng a) Đo Đoạn thẳng
- Để đo Đoạn thẳng người ta dùng thước đo độ dài có chia khoảng (đơn vị đo: mm, cm, m,... ).
- Mỗi Đoạn thẳng có độ dài là một số dương.
- Hai Đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.
Chú ý: Độ dài của Đoạn thẳng diều AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ví dụ 3.
Quan sát hình vẽ trên ta thấy độ dài của Đoạn thẳng AB bằng 6 cm và kí
hiệu là AB = 6 cm hay BA = 6 cm.
Ví dụ 4. Cho Đoạn AB và Đoạn CD bằng nhau. Biết AB = 3 cm. Tính độ dài Đoạn thẳng CD. Hướng dẫn giải
Vì Đoạn thẳng AB và Đoạn thẳng CD bằng nhau nên AB = CD và độ dài
của hai Đoạn thẳng bằng nhau.
Mà AB = 3 cm, do đó CD = 3 cm.
Vậy độ dài Đoạn thẳng CD bằng 3 cm.
b) So sánh hai Đoạn thẳng
Ta có thể so sánh hai Đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.
- Nếu độ dài Đoạn thẳng AB bằng độ dài Đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.
- Nếu độ dài Đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài Đoạn thẳng CD thì ta có Đoạn
thẳng diều AB lớn hơn Đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD.
- Nếu độ dài Đoạn thẳng AB nhỏ hơn độ dài Đoạn thẳng CD thì ta có
Đoạn AB nhỏ hơn Đoạn CD và kí hiệu AB < CD.
3. Trung điểm của đoạn thẳng