-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng ngữ âm - từ vựng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Bài giảng ngữ âm - từ vựng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt 24 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Bài giảng ngữ âm - từ vựng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Bài giảng ngữ âm - từ vựng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt 24 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
BÀI GIẢNG NGỮ ÂM – TỪ VỰNG Phần 1 : Ngữ âm
Bài 1 : Ngữ âm tiếng Việt
1. Khái niệm ngữ âm
Mặt âm thanh của tín hiệu ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, nó đóng vai trò của cái
biểu đạt và là hình thức bề ngoài để chứa đựng cái được biểu đạt vốn là nội dung bên trong.
Trong thực tế có hai loại âm thanh:
-Âm thanh tự nhiên là những âm thanh vốn tồn tại trong tự nhiên như: gió thổi, mưa rơi, chim hót, sấm chớp…
- Âm thanh nhân tạo, là những âm thanh do con người tạo ra như: tiếng còi, tiếng trống…
Các âm thanh nhân tạo nói chung đều có giá trị tín hiệu. Sự tồn tại của âm thanh tín hiệu
này gắn liền với một chức năng, một công dụng nào đó trong đời sống xã hội của con
người, chảng hạn tiếng trống báo hiệu tập trung đầu giờ học…, trong các âm thanh nhân
tạo có một loại âm thanh đặc biệt do bộ máy cấu âm của con người phát ra, được thính
giác tiếp nhận và được dùng trong giao tiếp. Đó là âm thanh ngôn ngữ, còn gọi tắt là ngữ âm.
Ngữ âm là dạng thức điển hình cao cấp bậc nhất trong số các âm thanh nhân tạo, đặc biệt
là khi được đặt trong thế đối lập với âm thanh tự nhiên.
Âm thanh nhân tạo - Âm thanh tự nhiên
Ngữ âm là một lĩnh vực tương đối độc lập của ngôn ngữ học, nó tập trung tìm hiểu âm
thanh ngôn ngữ trong tất cả mọi biểu hiện hình thái và chức năng của nó, đồng thời xem
xét mọi mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết. Những tri thức do chuyên ngành ngữ âm
cung cấp sẽ có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội như: giúp cho quá trình chuẩn hóa
ngôn ngữ về mặt phát âm cũng như chữ viết , tạo cơ sở cho việc chữa trị các bệnh lí liên
quan đến năng lực ngôn ngữ của mọi cá nhân…
2. Cơ sở của ngữ âm
2.1. Cơ sở tự nhiên
a. Cơ sở vật lí của ngữ âm(âm học)
Âm thanh nói chung và ngữ âm nói riêng về bản chất chỉ là sản phẩm của sự va
đập tạo ra những chấn động không khí, trở thành các sóng âm mà cơ quan thính giác của
con người có thể tiếp nhận được. Xét từ góc độ vật lí, một đơn vị âm sẽ được xác định theo ba tiêu chí.
- Cao độ: là độ cao thấp của một âm được xác định theo đơn vị là Hertz (Hz) là
đơn vị chỉ cho là rung động trong một giây. Lỗ tai bình thường của con người chỉ có thể
nghe được trong giới hạn từ 16 Hz đến 20.000 Hz.
- Cường độ: là độ mạnh- yếu, lớn – nhỏ của một âm được xác định bằng đơn vị
decibel (dB) khoảng trung bình của người là từ 15 – 75 dB
- Trường độ: là độ dài, ngắn của âm được xác định bằng tần số dao động của âm đó
trên một đơn vị thời gian quy ước. Ví dụ: a và ă
*Một số trường hợp cần thiết còn có thể sử dụng tiêu chí về âm sắc để nhận diện
và đánh giá một âm nào đó.
b. Cơ sở âm học ( cấu âm)
- Luồng hơi do hai lá phổi cung cấp sẽ được ép đẩy lên phía trên theo đường thanh
quản để lọt vào khoang hầu. Đây là một họp sụn hình cầu khép kín, trong đó có chứa một
đôi dây thanh. Chịu sự tác động của luồng hơi và dưới sự điều khiển của thần kinh trung
ương, hai dây thanh sẽ rung lên hoặc căng lên, hoặc chùng xuống theo chủ định của
người nói để tạo ra một âm, đến lượt âm này sẽ cộng hưởng và khuếch đại trong họp sụn,
kết quả là một âm với những âm cơ bản của nó được hình thành.
- Luồng hơi tiếp tục được đẩy lên phía trên và đẩy vào khoang miệng, tại đây bằng
việc cọ xát hay va đập với nhiều bộ phận của khoang miệng hoặc đường mũi. Các bộ
phận liên quan trực tiếp đến việc cấu tạo âm bao gồm: môi, lợi, răng, ngạc, lưỡi, nắp họng.
2.2. Cơ sở xã hội
Ngôn ngữ là sản phẩm của sự quy ước của toàn thể các thành viên cùng thuộc về
một cộng đồng ngôn ngữ, theo đó âm thanh ngôn ngữ sẽ được tổ chức theo những đặc
trưng khu biệt. Những đặc trưng này mang tính thống nhất cao, được toàn thể xã hội,
cộng đồng chấp nhận, sử dụng.
Chẳng hạn, để thể hiện âm ,
a bắt buộc miệng phải mở rộng và lưỡi phải để mức
trung bình ở giữa khoang miệng.
3. Các đơn vị ngữ âm
3.1. Âm vị
Là hình thức ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ, bao gồm những nét đặc trưng khu
biệt của ngữ âm và được thể hiện ra đồng thời. 3.2. Âm tố a. Định nghĩa
Âm tố là hình thức ngữ âm nhỏ nhất của lời nói không thể chia cắt ra được nữa,
tương ứng với một động tác cấu âm, khi thể hiện ra trên chữ viết một âm tố thường tương
ứng với một con chữ cái.
Ví dụ: trong âm tiết “ sáng” có ba âm tố: S – a – ng và dấu thanh sắc.
Kí hiệu: theo quy ước quốc tế, âm vị được kí hiệu trong hai gạch xổ ||; âm tố là đặt
kí hiệu trong ngoặc vuông [ ].
Ví dụ: |i| đọc là âm vị i
[a], [u], [e] đọc là âm tố a, u, ê
- Các ngôn ngữ trên thế giới có sự khác biệt nhau về chữ viết nên Hội ngữ âm học
quốc tế đã thống nhất quy định về một hệ thống kí hiệu âm vị chung. Ví dụ: | | âm vị o Ͻ | X | âm vị kh
b. Phân loại âm tố Nguyên âm Phụ âm a, e, , o, ɔ ᵟ b, d, l, m, c…
- Phát âm luồng hơi ra tự do - Luồng hơi bị cản
- Bộ máy phát âm hoạt động đều - Tập trung tại một điểm bị cản
- Dây thanh rung động đều - Dây thanh rung ít hoặc không rung
- Có thể đứng đầu, giữa và cuối - Chỉ có thể đứng đầu, hoặc cuối âm
âm tiết, luôn đóng vai trò âm chính âm tiết, với vai trò là thành phần phụ.
c. Phân loại nguyên âm
Các nguyên âm được phân loại và đánh giá đồng thời theo ba tiêu chí.
Độ mở của miệng
+ Nguyên âm hẹp: i, u, ( i, u, ư) ɯ
+ Nguyên âm nửa hẹp: e, o (ê,ô)
+ Nguyên âm nửa rộng: ɛ, ɔ (e, o) + Nguyên âm rộng: a, ǎ
Vị trí của lưỡi
+ Nguyên âm hàng trước: i,e, ɛ
+ Nguyên âm hàng giữa: a với điều kiện nó độc lập tạo âm tiết
+ Nguyên âm hàng sau: u,o, ɔ Hình dáng của môi
+ Nguyên âm tròn môi: u,o, ɔ
+ Nguyên âm không tròn môi: i, e, và các âm còn lại ɯ
*Lưu ý, khi cần thì người ta còn vận dụng tiêu chí về trường độ để nhận diện về
nguyên âm: chẳng hạn như hai âm δ (ơ, â) chủ yếu phân biệt nhau nhờ độ dài khi phát âm.
d. Phân loại phụ âm
- Dựa vào phương thức cấu âm: là cách cản trở luồng hơi
+ Nhóm phụ âm tắc: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn (bế tắt) , rồi sau đó mới thoát ra.
Luồng hơi thoát ra đằng miệng ta có âm tắc [ b, d, p, t, k…]; luồng hơi thoát ra bằng
đường mũi, ta có [ m, n,ŋ]
Đặc biệt có một âm gọi là phụ âm bật hơi, do luồng hơi phải tăng tốc tối đa và bật mạnh
để vượt qua vật cản, đó là âm [ť].
+ Nhóm phụ âm sát: luồng hơi không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe hở trong
khoang miệng để thoát ra ngoài, ta có âm sát [f, v, s, z…]
+ Nhóm phụ âm rung: đầu lưỡi chạm vào ngạc cứng ngăn cản luồng hơi, khiến cho luồng
hơi phải tăng tốc nhiều lần mới vượt qua vật cản, ta có âm rung [r]
- Điểm cấu âm: là luồng hơi bị cản trở. Kể từ ngoài vào, ta có các điểm cấu âm sau đây: + Phụ âm môi: [b, m, p, v]
+ Phụ âm đầu lưỡi: [ t, d, z, ( ƫ )] ʧ
+ Phụ âm mặt lưỡi: [ c, ] ɲ
+ Phụ âm gốc lưỡi: [ k, ŋ, x, γ ]
+ Phụ âm họng ( yết hầu) [ h ] gốc lưỡi lùi hẳn về phía sau, khoang yết hầu bị thu
hẹp lại, tạo ra âm yết hầu.
e. Nguyên âm đôi và phụ âm kép
Đây là trường hợp hai nguyên âm và phụ âm đi liền nhau tạo ra một tổ hợp cố định
bền vững và có tính chất như một âm, khi phát âm như: ie, uo, δ; x, c, ŋ... ɯ 3.3. Âm tiết
a. Khái niệm: âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, mỗi lần phát âm tự nhiên ta được một âm tiết.
Một âm tiết tương ứng với một chu trình căng lên rồi chùng xuống của bộ máy
phát âm. Bắt buộc phải trải qua ba giai đoạn.
- Xuất phát và tăng độ cao
- Đạt đến đỉnh điểm của độ căng
- Hạ dần độ cao và kết thúc
Chính vì vậy mô hình kết cấu âm thanh của một âm tiết luôn dao động theo biểu đồ hình sin. Ô T i b. Cấu tạo Âm tiết
Âm đầu Thanh điệu - Bậc I Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối - Bậc II Ví dụ: quen q : âm đầu (1) u : âm đệm (2) e : âm chính (3) n : âm cuối (4) Thanh ngang (5) Toàn
Dựa vào cấu tạo âm tiết chúng ta có tám loại hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt khác nhau:
- Loại hình ở dạng tối đa, đầy đủ (1,2,3,4,5)
- Loại hình 1,3,4,5
- Loại hình 1,2,3,5
- Loại hình 1,3,5
- Loại hình 2,3,4,5
- Loại hình 3,4,5
- Loại hình 2,3,5
- Loại hình 3,5
c. Kiểu loại âm tiết
Dựa vào cách phân loại theo truyền thống với tiêu chí là cách kết thúc âm tiết, các
âm tiết có thể chia theo bốn loại.
- Âm tiết mở:kết thúc bằng các nguyên âm, ví dụ: ta, tòa
-Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng hai bán nguyên âm cuối là |- ṷ |, |- | ḽ khi đảm nhiệm
vai trò âm cuối. Ví dụ: Mũi, leo, lấy, lưu, leo -
: kết thúc bằng các phụ âm Âm tiết nửa khép mũi | m, n, ŋ |
Ví dụ: Làm, tuyên, nghiêng…
-Âm tiết khép: kết thúc bằng ba phụ âm tắc | p, t, k|, Ví dụ: các,tát, táp,…
d. Đặc điểm của âm tiết
Phần lớn các âm tiết tiếng Việt đều mang nghĩa rõ ràng. Vì vậy, âm tiết luôn giàu khả
năng tham gia vào cấu tạo từ. Chính âm tiết sẽ là đơn vị xuất phát cho việc phân tích từ
ngữ, từ ngữ âm cho đến từ vựng, ngữ pháp.
Ở một số trường hợp, từ đơn, từ láy, từ ghép ta nhận thấy có một số âm tiết không rõ
nghĩa. Ví dụ: Xanh lè, đo đỏ, chợ búa…
3.4. Các đơn vị siêu đoạn tính 1. Thanh điệu
Thanh điệu là hiện tượng nâng lên hay hạ thấp giọng nói trong phạm vi một âm
tiết, có chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ. Ví dụ: … bao, báo, bạo 2. Trọng âm
Trọng âm tiếng Việt là vấn đề ít được quan tâm. Lí do là thanh điệu rất phát triển
và quyết định ý nghĩa từ vựng học của từ, trong khi trọng âm không tác động đến ý nghĩa
từ vựng học của từ mà chỉ có giá trị về mặt cú pháp học- một giá trị không dễ nhận diện.
Ta có thể nói “ trong tiếng Việt, vai trò của trọng âm bị mờ nhạt đi trước sự tồn tại của thanh điệu”.
Trọng âm xuất hiện nhiều ở các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn – Âu như một phương
thức ngữ pháp. Trọng âm là hiện tượng nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó của từ. Sự
nhấn mạnh làm cho yếu tố đó được phát âm mạnh hơn, dài hơn, cao hơn hay thấp hơn.
Âm tiết mang trọng âm do đó át hẳng các âm tiết khác. Chẳng hạn trong từ tiếng Anh
Univérsity (Đại học) âm tiết ver nghe rõ hơn các âm tiết khác.
Trong tiếng Việt ví dụ: Lan |đi mua cá |với lại khế |về nấu canh. 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 3. Ngữ điệu
Là âm điệu của toàn bộ câu nói do người nói phát âm lúc mạnh, lúc yếu, lúc nhanh,
lúc chậm, có khi liên tục, có khi ngắt quãng; lúc lên giọng, lúc hạ giọng,…vừa có giá trị
ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp. Như vậy, ngữ điệu khác với hiện tượng thanh điệu và trọng âm ở chỗ:
(1)Ngữ điệu bao trùm lên cả đoạn hay câu, chứ không phải chỉ hạn định lên một
âm tiết, đành rằng những hiện tượng điệu tính của một âm tiết không phải không góp
phần vào việc tạo nên ngữ điệu.
(2) Thanh và trọng âm có thể phân biệt nghĩa nhưng bản thân chúng không có
nghĩa, trong khi đó ngữ điệu thường có thể có nghĩa riêng.
(3) Thanh và trọng âm là yếu tố bên ngoài của phát ngôn.
Ngữ điệu có thể đảm nhận những chức năng như: - Chức năng cú pháp - Chức năng biểu cảm
Bài 2 HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại gồm các hệ thống con: âm đầu, âm đệm, âm
chính, âm cuối, thanh điệu. (các đơn vị siêu đoạn tính sẽ trình bày ở phần riêng) I.Âm đầu
1. Đặc điểm
Phần lớn các âm tiết tiếng Việt đều có âm đầu, hầu hết các âm đầu đều là phụ âm,
thường là phụ âm đơn. Ví dụ: tiếng Việt hiện đại
Âm đầu đảm trách vị trí số một trong cấu tạo âm tiết. Âm đầu có chức năng tạo ra
sắc thái âm tiết, khi xuất phát tăng dần độ cao để tạo điều kiện cho việc đạt đến đỉnh điểm cao độ của âm chính.
Các nguyên âm như: anh, em, ăn, uống, oanh, uyên…được cho là có âm tắt thanh
hầu | | nhưng không được thể hiện trên chữ viết. ʔ 2. Số lượng
Số phụ âm đầu tiếng Việt, theo đa số các nhà nghiên cứu là 21 phụ âm. TT Kí hiệu âm vị Chữ viết Ví dụ 1 | b | b bé bỏng 2 | t | t tê tái 3 | ť | th thêu thùa 4 | d | đ đông đúc 5 | | ƫ tr trắng treo 6 | c | ch chập chững 7 | k | c, k, q cồng kềnh, quanh co 8 | m| m màu mỡ 9 | n | n năn nỉ 10 | ŋ| ng, ngh nghĩ ngợi 11 | ɲ | nh nhanh nhẹn 12 | f | ph phong phú 13 | v | v vui vẻ 14 | s | x xa xôi 15 | z | d, gi, g giòn giã, dịu dàng 16 | | ʂ s sung sướng 17 | | ʐ r rõ ràng 18 | x | kh khó khăn 19 | γ | g, gh gồ ghề 20 | h | h hát 21 | l | l lẳng lơ
Lưu ý rằng các con chữ k, ngh, gh được dùng khi các nguyên âm đi sau là: i, ê, e, iê, ia,…
3.Biến âm đầu trong phương ngữ, thổ ngữ
Hệ thống âm đầu trên là hệ thống âm đầu tiếng Việt tiêu chuẩn, nhưng không phải
địa phương nào cũng phân biệt được 21 phụ âm đầu.
Trong phương ngữ Bẵc Bộ, các âm quặt lưỡi | , ƫ , ʂ | thay bằng | c, s, z | ʐ
+ | | đọc thành | c | hoặc | z | ví dụ: ƫ
trầu – chầu, giầu
+ | | đọc thành | z | Ví dụ: ʐ rồi – dồi
+ Ở một vài địa phương nhỏ của phương ngữ Bắc còn có biểu hiện âm | l | bị lẫn
vào âm | n | hoăc âm | | chuyển thành | t ƫ
| : trâu trắng tâu tắng →
Phương ngữ Trung nói chung gần như không có biến thể âm đầu.
Phương ngữ Nam có hiện tượng | v | chuyển thành | z |. Tây Nam Bộ | ʐ | chuyển thành | γ | II. Âm đệm | w | 1. Vị trí
Âm đệm | w | là âm duy nhất đứng ở vị trí thứ hai trong mô hình cấu tạo âm tiết, là
vị trí trung gian kết nối phụ âm đầu với phần còn lại của vần. Âm đệm có chức năng đặc
biệt là điều chỉnh lại sắc thái của âm tiết sau khi xuất phát ở âm đầu, chuyển đổi theo
hướng trầm hóa âm tiết, ví dụ: hà – hòa 2. Số lượng
Chỉ có một âm vị duy nhất đóng vai trò âm đệm. Về bản chất, nó gần giống với
nguyên âm | u |, vốn là một nguyên âm hàng sau tròn môi nhưng lại được phát âm trầm
hơn, chẳng hạn như: xuân, quen
3. Sự thể hiện trên chữ viết
Âm vị âm đệm được thể hiện ra trên chữ viết bằng hai hình thức.
+ | W | được viết bằng con chữ
o khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng
như: a, ă, e. Nói khác đi, âm đệm có mặt ở các tổ hợp: oa, oă, oe,…
+ | w | được viết bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm còn lại như: i, ê, iê, ơ, â,… *Kí hiệu âm đệm | w |
4. Âm đệm trong phương ngữ, thổ ngữ
Âm vị âm đệm có hai biến thể trong tiếng địa phương thuộc về phương ngữ Nam Bộ
+ | w | khi xuất hiện sau các âm vị âm đầu | h, k, ŋ | âm đệm sẽ biến đổi các âm đầu
này và chuyển hóa chúng thành | γ | chẳng hạn: hoa – goa – qua; quôc – guốc; ngoa – goa,…
+ | w | âm đệm bị đọc lướt qua đến mức gần như bị tỉnh lược hoàn toàn ở nhiều
trường hợp như: thúy – thí; duyên – diên; toe toét – te tét III. Âm chính
1. Đặc điểm
Âm chính là âm hạt nhân của âm tiết, chiếm vị trí số ba trong kết cấu âm tiết, là
thành phần không thể thiếu và luôn hiện diện. Đồng thời cũng là nơi âm tiết đạt đến đỉnh
điểm cao độ. Trong tiếng Việt ở vị trí âm chính có cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. 2. Số lượng
Theo đa số các nhà nghiên cứu và căn cứ vào hệ thống âm vị được phản ánh trên
chữ viết, tiếng Việt có 14 nguyên âm là âm chính (bao gồm 11 nguyên âm đơn và ba nguyên âm đôi). *Lưu TT Kí hiệu âm vị Chữ viết Ví dụ ý: 1 | i | y, i mĩ, tuy 2 | e | ê lê thê - | ɛ | 3 | | ɛ e, a tre, che ngoài 4 | u | u lũ lụt chữ 5 | o | ô mô tô viết 6 | | ɔ o lò mò 7 | a | a ba, cha 8 | ă | ă, a lăn tăn 9 | | ɯ ư thư từ 10 | δ | ơ Lơ mơ 11 â ân cần 12 | ie | iê, ia, yê, ya Tiền, chuyền, chia, khuya 13 | uo| uô, ua muối, mua 14 | δ| ɯ ươ, ưa
thông thường là e còn được viết bằng chữ
a trong hai vần anh – ách ( vanh vách, khanh khách… ) - |ă | ngoài chữ
ă thường gặp còn có biểu hiện là chữ
a trong hai vần au, ay như: mau, may, lau, lay…
- Ba nguyên âm hàng trước | i, e, |
ɛ và ba nguyên âm hàng sau | u, o, ɔ | chúng sẽ có biến
thể rút ngắn, khi chúng đứng trước hai âm cuối là | k, ŋ |
3. Âm chính trong phương ngữ, thổ ngữ
So với các thành tố khác của âm tiết, có lẽ âm chính là thành tố có nhiều chuyển
hóa đặc biệt nhất trong phương ngữ, thổ ngữ:
+ Phương ngữ Bắc Bộ | | →| i | trong vần ɯ ưu, ươu
+ Phương ngữ Trung Bộ | o | → | | như: ɔ
trông → trong; mốc → móc,…
Các nguyên âm đôi | ie, ou, δ
ɯ |không có âm cuối hay có âm cuối |-t, -n, -k,- ŋ | thì
chuyển hóa với các nguyên âm đơn rộng cùng dòng | , ɛ a,
ɔ | như: miệng → mẹng, nước
→ nác, mượn → mạn, lúa → ló, ruồi → ròi,… + Phương ngữ Nam Bộ | ă | | → | như ɛ
: ăn năn → eng neng,… | a | | → |
ɛ → | o | như: tám → tém → tốm | e | | δ | →
về quê → dờ quơ | ie | | i | → tiêu →tiu Vần ôi → âu,… IV. Âm cuối
1. Vai trò của âm cuối
-Âm cuối quyết định âm sắc của toàn bộ âm tiết và ảnh hưởng đến ấn tượng âm
thanh do âm tiết gợi ra ở người nói và người nghe.
- Âm cuối trở thành tiêu chí quan trọng giúp nhận diện và phân loại âm tiết.
2. Số lượng âm cuối
Tiếng Việt có 8 âm cuối ( sáu phụ âm cuối và hai bán nguyên âm cuối) các âm vị
này phân biệt với nhau theo phương thức cấu âm sau: - Âm tắc: | -p, -t, -k | - Âm mũi | -m, -n, ŋ |
- Hai bán nguyên âm cuối |- , - ṷ | ḽ
Âm cuối thể hiện ra trên chữ viết cần chú ý các trường hợp sau:
+ Trường hợp các âm tiết có âm cuối được biểu thị bằng hai con chữ nh, ch như:
mạnh, xinh, ích, sách… thực chất hai con chữ này chỉ giúp ghi lại biến thể của hai âm vị
khác. Cụ thể chữ ghi lại biến thể của âm | ŋ nh
|; chữ ch ghi lại biến thể của âm | k |
+ Bán nguyên âm cuối |- | có hai hình thức chữ viết là u và o ṷ
- |- ṷ | ghi bằng o khi xuất hiện sau hai nguyên âm rộng | , a | như: ɛ leo, mèo, chào
- |- | ghi bằng u trong các trường hợp như: ṷ
lau, mau, chiều, kêu,…
+ Bán nguyên âm cuối | -ḽ | có hai thể hiện trên chữ viết lì i,y như: cúi, mấy, lui, say, nay,…
2. Âm cuối trong phương ngữ, thổ ngữ
Biến thể của âm cuối gần như không xuất hiện ở phương ngữ Bắc và Trung Bộ mà
chủ yếu xảy ra ở phương ngữ Nam Bộ.
Biến thể về phụ âm cuối và bán nguyên âm cuối với các hiện tượng thường gặp như:
| n | đồng nhất với | ŋ | như: lan → lang,…
| t | đồng nhất với | k | như: mát → mác, lượt → lược
Quảng Nam y → i như: say → sai V. Thanh điệu
1 Định nghĩa: thanh điệu là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết,
có chức năng khu biệt và nhận diện từ như: ,… ca, cà, cá, cả
2.Miêu tả hệ thống thanh điệu a. Thanh một ( thanh ngang )
Thanh ngang không thể hiện trên chữ viết, đặc trưng của thanh này là ổn định về
cao độ, giữ nguyên từ khi xuất phát đến kết thúc.
Ví dụ: Đi xe ca sang Gia Lâm b. Thanh 2 ( thanh huyền )
Thanh huyền, đường vận động của thanh huyền gần giống với thanh một nhưng lại
hạ thấp giọng ở giai đoạn cuối. c.Thanh 3 ( thanh ngã )
Thanh ngã ở độ cao gần thanh huyền, nhưng không đi ngang mà vút lên, kết thúc ở
độ cao cao hơn ở thanh một.
Thanh ngã đường nét vận động bị gãy ở giữa. Do trong quá trình phát âm có hiện
tượng bị tắt thanh hầu. Đây là chỗ phát âm khó với trể em và người nước ngoài học tiếng
Việt, kể cả người lớn từ vùng phương ngữ Thanh Hóa trở vào như: ngã – ngả, nước lã –
nước lả, sĩ số - sỉ số,… d. Thanh 4 ( thanh hỏi)
Thanh hỏi đường vận động cũng qua ba giai đoạn như thanh ngã nhưng thanh hỏi tự
phân biệt thành hai dấu hiệu, có một giai đoạn chuyển tiếp giữa hạ và nâng độ cao và cao
độ, kết thúc thấp hơn xuất phát. đ. Thanh 5 ( thanh sắc )
Thanh sắc, lúc đầu cao độ của thanh sắc gần ngang với cao độ của thanh không dấu,
nhưng sau đó lên cao và được xác nhận là thanh điệu có độ cao cao nhất. e. Thanh 6 ( thanh nặng )
Thanh nặng là một thanh thấp có đường nét không phẳng , lúc bắt đầu hơi ngang xấp
xỉ độ cao thanh huyền, sau đó xuống đột ngột và kết thúc thấp hơn lúc ban đầu, đây là thanh thấp nhất.
*Kí hiệu thanh điệu được biểu thị theo số thứ tự của nó và ghi ở góc bên phải trên,
bên phải của âm tiết như: cha chú |ca1 cu2|.
3. Phân loại các thanh điệu tiếng Việt
a. Dựa vào cao độ (âm vực )
- Các thanh điệu có âm vực cao: T1, 3,5 ( ngang – ngã – sắc )
- Các thanh điệu có âm vực thấp: T2, 4, 6 ( huyền – hỏi – nặng )
Việc phân định hai nhóm thanh cao và thấp sẽ giúp đi đến nhiều hiện tượng cấu tạo
từ, góp phần lí giải hoạt động của âm tiết và từ trong giao tiếp.
Chẳng hạn như: lững thững, tủm tỉm
b. Dựa vào đường nét vận động ( âm điệu )
- Thanh điệu có đường nét bằng phẳng ( thanh bằng) gồm thanh 1,2 (ngang – huyền) như: buồn bã
- Thanh điệu có đường nét không bằng phẳng ( thanh trắc ) gồm thanh 3,4,5,6 ( ngã,
hỏi, sắc, nặng ) như: vui vẻ, mạnh mẽ,…
Trong đó thanh trắc có thể phân nhỏ thành
+ Các thanh có đường nét gãy: ngã, hỏi
+ Các thanh có đường nét không gãy: sắc, nặng
4.Thanh điệu trong phương ngữ, thổ ngữ
Phương ngữ Bắc Bộ, đặc biệt là thổ ngữ Hà Nội, sáu thanh điệu được phân biệt
một cách đầy đủ và rõ rệt. Sự miêu tả ngữ âm học trên đây là dựa trên cơ sở tiếng Hà Nội.
Phương ngữ Trung nhìn chung đa số các thổ ngữ đều có năm thanh: ngang, huyền,
sắc, nặng, ngã.; thanh hỏi bị nhập vào thanh ngã. Tuy nhiên, có một số thổ ngữ như Hạ
Trạch và Bắc Trạch ( huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chỉ có bốn thanh: ngang, huyền,
sắc, nặng nhưng chỉ có thanh ngã nhập vào thanh nặng còn thanh hỏi lại nhập vào thanh sắc.
Tính chất của các thanh trong phương ngữ Trung cũng hơi khác với phương ngữ
Bắc và Nam: độ cao của chúng không tách biệt một cách rõ rệt.
Phương ngữ Nam chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng, ngã; thanh hỏi bị nhập vào thanh Nói ngã.
chung ở phương ngữ Nam đường nét các thanh điệu phức tạp hơn ở phương ngữ Bắc.
Phần 2. TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
Bài 1. ĐƠN VỊ TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I.Khái niệm từ của tiếng Việt
Từ của tiếng Việt: là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng
Việt và nhỏ nhất để tạo câu.
-Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết như: núi, sông, thức, ngủ, xe đạp,
đẹp đẽ, sạch sành sanh,…các từ này mang tính cố định, ổn định,bất biến
- Mỗi từ của tiếng Việt gắn với những đặc điểm ngữ pháp nhất định.
- Mỗi từ tiếng Việt thuộc về một kiểu cấu tạo nào đó ( nếu không từ đơn thì là từ ghép) hoặc từ láy…)
- Những từ có cùng kiểu cấu tạo thường có một kiểu ý nghĩa, chẳng hạn:
+ Những từ ghép đẳng lập: nhà cửa, ruộng vườn, quần áo,…có ý nghĩa mang tính khái quát.
+ Những từ ghép chính phụ: xe đạp, máy cày, thợ mộc,…có nghĩa mang tính phân loại.
+ Những từ láy có cùng mô hình cấu tạo: khấp khểnh, thật thà, lập lòe, bập bềnh,
nhỏ nhắn, xinh xắn, vừa vặn,… đều có một kiểu ý nghĩa.
-Từ được coi là đơn vị “ lớn nhất trong tiếng Việt” nghĩa là đặt nó trong tương
quan với những đơn vị ở bậc thấp hơn như âm vị ( đơn vị ngữ âm ), tiếng (còn gọi là
“hình vị”, hoặc “ từ tố” – đơn vị cấu tạo từ) thì từ là đơn vị lớn nhất.
II. Các kiểu từ xét về cấu tạo
1. Khái niệm: Đơn vị cấu tạo từ là những đơn vị mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo
ra các từ cho từ vựng tiếng Việt. Trong tiếng Việt đơn vị cấu tạo từ là hình vị.
Thuật ngữ hình vị vốn có nghĩa là “ đơn vị về hình thái” ( hình là hình thái,
vị: đơn vị) được hình thành từ thuật ngữ Ấn – Âu là mooc – phem.
* Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa dược dùng để cấu tạo nên các từ.
Ví dụ: máy: một hình vị; nhà cửa: hai hình vị
Nếu chia nhỏ hình vị máy ta được các âm vị |m, ă, i | âm vị không phải là đơn vị có nghĩa.
Phân loại theo số lượng hình vị ta sẽ có 1- Từ đơn
Trong tiếng Việt, từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên, đa số từ đơn tiếng
Việt l*/à từ đơn âm như: sông, núi, đi, chạy, đẹp, xấu,… 2- Từ phức
Từ phức là từ có hai hình vị trở lên như: giàu sang, sạch sành sanh…Từ phức lại
dựa vào quan hệ giữa các hình vị chia ra từ láy và từ ghép
*Từ láy: có sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận về ngữ âm như: xa xa, bồn chồn, mát mẻ, may mắn,…
*Từ ghép: là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng
cách ghép hai hình vị hoặc hơn hai hình vị với nhau như: đất nước,…
+ Căn cứ vào tính chất của hình vị, đặc trưng về ngữ nghĩa của các hình vị, người
ta chia từ ghép tiếng Việt thành hai loại lớn: từ ghép thực và từ ghép hư.
Từ ghép thực là những từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực kết hợp với nhau theo phương thức ghép.
Từ ghép hư do hai hình vị hư ghép lại với nhau.
+ Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị và đặc trưng ngữ nghĩa
của từ, người ta chia chia từ ghép thực thành hai loại.
-Nếu hai hình vị tổ hợp theo quan hệ đẳng lập sẽ tạo ra từ ghép hợp nghĩa
như: /đêm ngày, quần áo, nhà cửa,…
-Nếu hai hình vị tổ hợp theo quan hệ chính- phụ sẽ tạo ra từ nghép phân nghĩa như:
máy xay, máy ảnh, may bơm, máy khoan, máy chém,…
*Lưu ý: Trường hợp có cấu tạo trung gian mà ở đó các âm tiết có cấu tạo không rõ
nghĩa thì những từ này gọi là từ đơn đa âm, vì chúng chỉ có một hình vị như: chuồn
chuồn, bìm bịp, bù nhìn, bồ hóng, bồ kết
Để nhấn mạnh bản chất của nhóm từ này, người ta còn gọi là từ ngẫu kết. Bài tập: (lớp 4)
1. Trong hai câu thơ sau có bao nhiêu từ, các từ đó thuộc kiểu cấu tạo gì?
Việt Nam đất nước ta ơi => 6 âm tiết, 4 từ
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn => 8 âm tiết,
- Từ ghép: Việt Nam, đất nướt - Từ láy: mênh mông
2. Các biểu hiện trung gian về cấu tạo từ ( lấy ví dụ minh họa)
vd: khôn khéo => giằng co giữa từ láy và từ ghép
- Thực tiễn cấu tạo từ ngữ cho thấy, có một số lượng không nhỏ các đơn vị từ
mang tính tham gia, có thể nhìn nhận và đánh giá từ này:
+ Chúng là sản phẩm của sự giao thoa giữa hai phương thức cấu tạo từ hoàn toàn khác biệt
+ Hơn nữa chúng có thể là những sản phẩm chưa hoàn thiện của một quá
trình cấu tạo từ chưa kết thúc
=> Trước thực tiễn như vậy, cần đưa ra một cách giải thích vừa đúng về khoa
học từ vựng lại vừa phù hợp với tâm nhận thức của học sinh tiểu học
* Có thể phân chia các biểu hiện chung gian theo từng nhóm thường gặp để qua đó
có cách đánh giá tương ứng
+ Nhóm 1: Là các từ có cấu tạo kiểu như : châu chấu, chuồn chuồn, thằn lằn, đu
đủ, chôm chôm,… => Về hình thức chúng giống các từ láy nhưng cách thức tạo ý
nghĩa lại hoàn toàn khác biệt với cơ chế láy. Vì vậy chỉ có thể gọi đây là một kiểu
từ đơn đa âm. Riêng ở tiểu học, có thể tạm thời gọi chúng là các từ có hình thức láy hay có dạng láy
+ Nhóm 2: Các từ như: nhường nhịn, mơ mộng,khôn khéo,…=> Đây là các từ
ghép thực sự vì nghĩa của các hình vị cấu tạo tương đối rõ ràng, trong đó việc lặp
lại hình thức âm thanh chẳng qua chỉ là do ngẫu nhiên, tình cờ
+ Thuộc về nhóm này là các từ ngữ có nguồn gốc là từ Hán việt kiểu như: mỹ
mãn, thành thực, bảo bối, trang trọng,…=> Đây là các từ ghép thực sự vì
nghĩa của các hình vị cấu tạo tương đối trừu tượng mơ hồ và khó nắm bắt .
Nên nhóm này luôn tìm tàng nguy cơ bị nhầm lẫn là từ láy
+ Nhóm 3: Các từ như: ít ỏi, ồn ào, yếu ớt,…=> Khoa học ngữ âm xác nhận sự tồn
tại của một âm đặc biệt gọi là âm tắt thanh hầu, âm này không có thể hiện ra trên