Bài giảng PowerPoint dạy thêm - Buổi 3 | môn Ngữ văn 10 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu

Thông tin:
27 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giảng PowerPoint dạy thêm - Buổi 3 | môn Ngữ văn 10 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.

54 27 lượt tải Tải xuống
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
SỬ DỤNG TRÍCH DẪN,
CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN
BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN
I. NHẮC LẠI THUYẾT
1. Trích dẫn trong văn bản
Các loại
trích dẫn
Trực
tiếp
đưa nguyên văn một phần câu, một câu,
một
đoạn
văn,... của bản gốc vào bài viết toàn
bộ
phần
trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
Gián
tiếp
-
sử dụng ý tưởng của người khác diễn đạt
lại
theo
cách viết của mình nhưng phải đảm bảo
trung
thành
với ý tưởng được trích dẫn
-
Không phải đặt trong dấu ngoặc kép
Cách
thức
sử
dụng
trích
dẫn
-
Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn điều
đó
dẫn
đến tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc
chỉ
còn
mang tính chất phụ hoạ.
2. Tỉnh lược trong văn bản
Ý
nghĩa
Đánh
dấu phần thông tin ít quan trọng của văn
bản
gốc
(theo cách nhìn định hướng sử dụng văn
bản
của
người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn
hoặc
lược
bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở
nên
tập
trung đọng hơn.
Hình
thức
Phần
bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng
dấu
ngoặc
vuông dấu ba chấm [...].
3. Chú thích nguồn gốc các trích dẫn
Mục đích
Để
đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan
của
văn
bản
Yêu
cầu
Các
trích dẫn cần được ghi nguồn gốc, bao gồm
thông
tin
về tác giả, năm công bố, tên văn bản gốc, nơi công
bố,
thời
gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn
trong
văn
bản gốc.
Vị
trí
Các
thông tin này thể được trình bày phần cước chú
.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Dạng 1: Trắc nghiệm:
Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thế nào trích dẫn gián tiếp?
A. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc
vào bài viết toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc
vào bài viết
C. Sử dụng ý tưởng của người khác diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc không
phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc
C
Câu 2: Thế nào trích dẫn trực tiếp?
A. Đưa nguyên văn một phần u, một câu, một đoạn n,... của bản
gốc vào bài viết toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong
ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản
gốc vào bài viết
C. Sử dụng ý tưởng của người khác diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc
không phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc
A
Câu 3: Phần gạch chân dưới đây loại trích dẫn nào?
lẽ, chính tình yêu ấy làm nên ng dũng cảm của nàng. Nàng bước vào
ngọn lửa trong sự kêu khóc vang trời của muôn loài, trong nỗi thương xót
cực độ của những người chứng kiến. Thần lửa A-nhi đã khẳng định sự
trong trắng của nàng: "Hỡi
Ra-ma, Gia-na-ki của người đây. Nàng trong
trắng. Nàng không phạm bất cứ tội lỗi nào, bằng lời i, việc làm, hay ý
nghĩ"
A. Tch dẫn gián tiếp
B. Tch dẫn trực tiếp
C. Trích dẫn nửa gián tiếp nửa trực tiếp
D. Không phải trích dẫn
D
Câu 4: Thế nào tỉnh lược trong văn bản?
A. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung đọng hơn được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông dấu
ba chấm [...].
B. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo)
C. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung đọng hơn.
D. phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông dấu ba chấm [...].
A
Câu 5: Tác dụng, yêu cầu và vị trí của việc chú thích nguồn gốc các trích dẫn?
A. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích
dẫn trong văn bản, các thông tin này thể được trình bày phần cước chú.
B. Để đảm bảo tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn của văn bản, các trích dẫn
cần được ghi nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần
trích dẫn trong văn bản, các thông tin này thể được trình bày phần cước chú.
C.
Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, vị trí của phần trích dẫn trong văn
bản, các thông tin này thể được trình bày phần cước chú.
D. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích
dẫn trong văn bản, các thông tin này thể được trình bày phần cuối văn bản
A
Câu 6: Trong văn bản thể không cần đáp ứng yêu cầu về
tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
B
Bài tập 1:
Đọc đoạn văn bản sau thực hiện các yêu cầu:
[]
Chúng ta cần học những nhà thơ như Bạch
(1)
, Xa-a-đi
(2)
), Gt
(3)
,
Ta-go
(4)
, vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.
Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo tuổi trời,
nội lực của chữ.
Pi-cát-
(5)
nói một câu k thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều
thời gian để trở nên trẻ.
lẽ vậy i rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc
Do Thái Ét-mông Gia-bét
(6)
: Chữ bầu lên nhà thơ.
Dạng 2: Tự luận
Gia-bét muốn nói rằng không chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm
một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của
cử tri chữ.
Tôi không nhớ Gít-đơ
(7)
hay Pét-xoa
(8)
- nhà thơ lớn Bồ Đào Nha đã
một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-
(9)
:
Vích-to nhiều ln tưởng mình Huy-.
Như thế nghĩa mặc du một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-
không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.
Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của
từng người. Không đại lộ chung một chiều cho tất cả.
Ta thể nói con đường thơ chính số phận của một nhà thơ.
Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc
cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài lao động chữ, biến ngôn
ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú
cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
(Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2011, tr.88)
(1) Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời
sau tôn Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, tài liệu ghi
1292), nhà thơ Ba thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ,
nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-
xtơ (kịch), Nỗi đau của chàng Véc-te (tiểu thuyết) nhiều tác phẩm thơ
ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà
văn, nhà viết kịch người Ấn Độ, được trao giải -ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-: tên đầy đủ Pa-blô Ru-ít Pi-cát- (1881 - 1973), hoạ
người Tây Ban Nha, một trong những người khởi xướng trường phái
trào lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do
Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia
người Pháp, được trao giải -ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ,
nhà văn, nhà phê bình người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy- (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người
Pháp. Các tác phẩm tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà th Đức
Pa-ri, Thằng cười (tiểu thuyết); Trầm tư, Truyền các thời đại (tập
thơ);...
Câu 1: Xác định các trích dẫn phân loại trích dẫn trong
đoạn văn bản trên
Câu 2: Xác định phần cước chú cho biết tác dụng của
Câu 3: Gọi tên phần trong dấu []? Cho biết tác dụng của
phần này
Câu 1:
- Trích dẫn trực tiếp: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.
- Trích dẫn gián tiếp:
+ Chữ bầu lên nhà thơ.
+ Vích-to nhiều lần tưởng mình Huy-.
Gợi ý:
Câu 2:
- Xác định phần cước chú:
(1) Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời
sau tôn Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, tài liệu ghi
1292), nhà thơ Ba thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ,
nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-xtơ
(kịch), Nỗi đau của chàng c-te (tiểu thuyết) nhiều tác phẩm thơ ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà
văn, nhà viết kịch người Ấn Độ, được trao giải -ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-: tên đầy đủ Pa-blô Ru-ít Pi-cát- (1881 - 1973), hoạ
người Tây Ban Nha, một trong những người khởi xướng trường phái trào
lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do
Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia người
Pháp, được trao giải -ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ, nhà
văn, nhà phê bình người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy- (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người
Pháp. Các tác phẩm tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà th Đức Pa-
ri, Thằng cười (tiểu thuyết); Trầm tư, Truyền các thời đại (tập thơ);...
- Tác dụng:
+ Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản
+ Thông tin về nguồn gốc (bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị
trí của phần trích dẫn trong văn bản) của văn bản
Câu 3:
Phần trong dấu []: Đây phần bị tỉnh lược trong văn bản
Tác dụng: Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo
cách nhìn định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung đọng hơn.
Bài tập 2:
Viết (hoặc sưu tầm) đoạn văn nghị luận về một vấn đề văn
học trong đó sử dụng trích dẫn chú thích hoặc cước chú.
Chỉ ra những trích dẫn chú thích hoặc cước chú trong đoạn
văn đó
Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế
xinh đẹp cùng đã khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo
trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ, hồn người, hồn của thiên nhiên
đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Gợi ý:
Đoạn văn tham khảo
“Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình căng đầy một tình yêu
trần thế. Một thứ tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã
được dồn nén kết tụ trong một từ “ngon” duy nhất rất tài hoa. Câu thơ với
điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện một quan điểm mĩ học
rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phảng phất sắc thái của “nhục
thể”. Tuy vậy, ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ. Nhà thơ cảm
nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị
giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có đôi mắt nhìn đời rất tinh tế còn
một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.
Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”, “Của yến anh
này đây khúc tình si” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang
một quan điểm học rất mới so với thơ ca truyền thống trước đó. Thơ
trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên những chuẩn
mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc
miêu tả con người:
- Râu hùm, hàm én, mày ngài
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
(Nguyễn Du)
Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn
quan điểm mới rất gần với Shakespeare:
Con người là kiểu mẫu của muôn loài
Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình
thái thiên nhiên mang một sức hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới
chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính
trái hình với thi ca thời xưa. Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn
thơ mới đã đem đến cho ta một hình ảnh đầy thi vị, một ánh màu
mới mẻ trong thơ ca.
“Thơ Xuân Diệu là một niềm khát khao giao cảm với đời”
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được
khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu
đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn
vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới
của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ
đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người
thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi
sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian
với một thái độ mến yêu, trân trọng “này đây”.
Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy từng dòng chữ rất mới, những tư tưởng tiến
bộ thoát ly hoàn toàn những khuôn sáo cổ điển, tuy say mà tỉnh, mộng
nhưng thực. Cảnh sắc xuân như xô đẩy câu thơ, khuôn khổ thơ bị xê dịch
như “một đống hỗn độn đẹp xô bồ vừa say dậy” (Bích Khê)
. Đó là điều
khiến thơ của thi sĩ từng bước chứng tỏ sức sống mãnh liệt qua thời gian
mặc dù người khen rất nhiều người chê cũng không ít.
(Lược trích theo
https://www.thivien.net/HuyC%E1%BA%ADn/Tr%C3%A0ng-
giang/poem-tzEin01iG68zsm2nWGm0IQ)
| 1/27

Preview text:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
SỬ DỤNG TRÍCH DẪN,
CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN
BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN
I. NHẮC LẠI LÍ THUYẾT
1. Trích dẫn trong văn bản
Các loại Trực tiếp Là đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một trích dẫn
đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn bộ
phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
Gián tiếp - Là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại
theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo trung
thành với ý tưởng được trích dẫn
- Không phải đặt trong dấu ngoặc kép
Cách thức - Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó
sử dụng dẫn đến tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ
trích dẫn còn mang tính chất phụ hoạ.
2. Tỉnh lược trong văn bản Ý nghĩa
Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản
gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản
của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc
lược bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung và cô đọng hơn.
Hình thức Phần bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng dấu
ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].
3. Chú thích nguồn gốc các trích dẫn
Mục đích Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản
Yêu cầu Các trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông
tin về tác giả, năm công bố, tên văn bản gốc, nơi công bố,
thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc. Vị trí
Các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Dạng 1: Trắc nghiệm: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thế nào là trích dẫn gián tiếp?
A. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc
vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết C.
C Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc và không
phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc
Câu 2: Thế nào là trích dẫn trực tiếp? A.
A Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản
gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết
C. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc và
không phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của
mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc
Câu 3: Phần gạch chân dưới đây là loại trích dẫn nào?
Có lẽ, chính tình yêu ấy làm nên lòng dũng cảm của nàng. Nàng bước vào
ngọn lửa trong sự kêu khóc vang trời của muôn loài, trong nỗi thương xót
cực độ của những người chứng kiến. Thần lửa A-nhi đã khẳng định sự
trong trắng của nàng: "Hỡi Ra-ma, Gia-na-ki của người đây. Nàng trong
trắng. Nàng không phạm bất cứ tội lỗi nào, bằng lời nói, việc làm, hay ý nghĩ" A. Trích dẫn gián tiếp B. Trích dẫn trực tiếp
C. Trích dẫn nửa gián tiếp nửa trực tiếp D.
D Không phải trích dẫn
Câu 4: Thế nào là tỉnh lược trong văn bản? A.
A Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung và cô đọng hơn và được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].
B. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo)
C. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách
nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung và cô đọng hơn.
D. Là phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].
Câu 5: Tác dụng, yêu cầu và vị trí của việc chú thích nguồn gốc các trích dẫn? A.
A Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích
dẫn trong văn bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
B. Để đảm bảo tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn của văn bản, các trích dẫn
cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần
trích dẫn trong văn bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
C. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi rõ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, và vị trí của phần trích dẫn trong văn
bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
D. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần
được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích
dẫn trong văn bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cuối văn bản
Câu 6: Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về
tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai? A. Đúng B. B Sai Dạng 2: Tự luận Bài tập 1:
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[…]Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch (1), Xa-a-đi (2)), Gớt (3),
Ta-go (4), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.
Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.
Pi-cát-xô (5) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều
thời gian để trở nên trẻ.”
Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc
Do Thái Ét-mông Gia-bét (6): Chữ bầu lên nhà thơ.
Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm
một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.
Tôi không nhớ Gít-đơ (7) hay Pét-xoa (8)- nhà thơ lớn Bồ Đào Nha đã
có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô (9):
Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.
Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-
gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.
Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của
từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.
Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.
Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc
cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn
ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú
cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
(Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.88)
(1) Lý Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời sau tôn là Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, có tài liệu ghi là
1292), nhà thơ Ba Tư thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ là Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ,
nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-
xtơ (kịch), Nỗi đau của chàng Véc-te (tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm thơ ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà
văn, nhà viết kịch người Ấn Độ, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-xô: tên đầy đủ là Pa-blô Ru-ít Pi-cát-xô (1881 - 1973), hoạ sĩ
người Tây Ban Nha, một trong những người khởi xướng trường phái và
trào lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ là An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia
người Pháp, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ là Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ,
nhà văn, nhà phê bình người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người
Pháp. Các tác phẩm tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà
Pa-ri, Thằng cười
(tiểu thuyết); Trầm tư, Truyền kì các thời đại (tập thơ);...
Câu 1: Xác định các trích dẫn và phân loại trích dẫn trong đoạn văn bản trên
Câu 2: Xác định phần cước chú và cho biết tác dụng của nó
Câu 3: Gọi tên phần trong dấu […]? Cho biết tác dụng của phần này Gợi ý: Câu 1:
- Trích dẫn trực tiếp: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.” - Trích dẫn gián tiếp:
+ Chữ bầu lên nhà thơ.
+ Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô. Câu 2:
- Xác định phần cước chú:
(1) Lý Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời sau tôn là Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, có tài liệu ghi là
1292), nhà thơ Ba Tư thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ là Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ,
nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-xtơ
(kịch), Nỗi đau của chàng Véc-te (tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm thơ ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà
văn, nhà viết kịch người Ấn Độ, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-xô: tên đầy đủ là Pa-blô Ru-ít Pi-cát-xô (1881 - 1973), hoạ sĩ
người Tây Ban Nha, một trong những người khởi xướng trường phái và trào lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ là An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia người
Pháp, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ là Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ, nhà
văn, nhà phê bình người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người
Pháp. Các tác phẩm tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pa-
ri, Thằng cười
(tiểu thuyết); Trầm tư, Truyền kì các thời đại (tập thơ);... - Tác dụng:
+ Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản
+ Thông tin rõ về nguồn gốc (bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị
trí của phần trích dẫn trong văn bản) của văn bản Câu 3:
Phần trong dấu […]: Đây là phần bị tỉnh lược trong văn bản
Tác dụng: Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo
cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã
được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên
tập trung và cô đọng hơn. Bài tập 2:
Viết (hoặc sưu tầm) đoạn văn nghị luận về một vấn đề văn
học trong đó có sử dụng trích dẫn và chú thích hoặc cước chú.
Chỉ ra những trích dẫn và chú thích hoặc cước chú trong đoạn văn đó Gợi ý:
Đoạn văn tham khảo
Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế
xinh đẹp vô cùng đã khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo
trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ, hồn người, hồn của thiên nhiên
đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
“Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình căng đầy một tình yêu
trần thế. Một thứ tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã
được dồn nén kết tụ trong một từ “ngon” duy nhất rất tài hoa. Câu thơ với
điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện một quan điểm mĩ học
rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phảng phất sắc thái của “nhục
thể”. Tuy vậy, ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ. Nhà thơ cảm
nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị
giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có đôi mắt nhìn đời rất tinh tế còn có
một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.
Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”, “Của yến anh
này đây khúc tình si” và “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang
một quan điểm mĩ học rất mới so với thơ ca truyền thống trước đó. Thơ
trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên những chuẩn
mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc miêu tả con người:
- Râu hùm, hàm én, mày ngài
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
(Nguyễn Du)
Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn
quan điểm mới rất gần với Shakespeare:
Con người là kiểu mẫu của muôn loài
Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình
thái thiên nhiên mang một sức hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới
chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính
trái hình với thi ca thời xưa. Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn
thơ mới đã đem đến cho ta một hình ảnh đầy thi vị, một ánh màu mới mẻ trong thơ ca.
“Thơ Xuân Diệu là một niềm khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được
khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu
đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn
vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới
của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ
đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người
thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi
sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian
với một thái độ mến yêu, trân trọng “này đây”.
Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy từng dòng chữ rất mới, những tư tưởng tiến
bộ thoát ly hoàn toàn những khuôn sáo cổ điển, tuy say mà tỉnh, mộng
nhưng thực. Cảnh sắc xuân như xô đẩy câu thơ, khuôn khổ thơ bị xê dịch
như “một đống hỗn độn đẹp xô bồ vừa say dậy” (Bích Khê). Đó là điều
khiến thơ của thi sĩ từng bước chứng tỏ sức sống mãnh liệt qua thời gian
mặc dù người khen rất nhiều người chê cũng không ít. (Lược trích theo
https://www.thivien.net/HuyC%E1%BA%ADn/Tr%C3%A0ng-
giang/poem-tzEin01iG68zsm2nWGm0IQ)
Document Outline

  • Slide 1
  • Slide 2
  • Slide 3
  • Slide 4
  • Slide 5
  • Slide 6
  • Slide 7
  • Slide 8
  • Slide 9
  • Slide 10
  • Slide 11
  • Slide 12
  • Slide 13
  • Slide 14
  • Slide 15
  • Slide 16
  • Slide 17
  • Slide 18
  • Slide 19
  • Slide 20
  • Slide 21
  • Slide 22
  • Slide 23
  • Slide 24
  • Slide 25
  • Slide 26
  • Slide 27