Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp - Kiến trúc máy tính | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Lý thuyết thiết kế KTCN là học phần quan trọng của khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên năm thứ 2 ngành Kiến trúc những hiểu biết cơ bản về các loại hình nhà Công nghiệp, làm nền tảng để xây dựng ý tưởng và nghiên cứu thiết kế các đồ án thiết kế kiến trúc Công trình CN. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
25
13 lượt tải
Tải xuống
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BÀI GIẢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN : THS. KTS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
HÀ NỘI - NĂM 2020
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần:
- Tên học phần: Lý thuyết kiến trúc công trình công nghiệp
- Mã học phần: KT 06 1 1
- Số tín chỉ: 02 TC LT: 02 TC (30 tiết) - TH: 1/2 TC (15 tiết)
- Số tiết học: 30 tiết lý thuyết - 15 tiết thực hành
- Các học phần tiên quyết: Cơ sở kiến trúc
Có hiểu biết ban đầu (đang học) về Lịch sử kiến trúc thế giới và
Kết cấu BTCT.
- Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp
2. Mô tả nội dung học phần:
Lý thuyết thiết kế KTCN là học phần quan trọng của khối kiến thức chuyên ngành,
cung cấp cho sinh viên năm thứ 2 ngành Kiến trúc những hiểu biết cơ bản về các loại hình
nhà Công nghiệp, làm nền tảng để xây dựng ý tưởng và nghiên cứu thiết kế các đồ án thiết
kế kiến trúc Công trình CN. Sinh viên được tiếp cận kiến trúc Công trình CN một cách hệ
thống trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, từ khái niệm chung (định nghĩa, đặc điểm,
phân loại), những vấn đề cơ bản và nguyên tắc đặc trưng trong thiết kế, cho đến nhận định
về các xu hướng phát triển của KTCN đương đại.
Sinh viên phải đọc tài liệu để tham gia thảo luận và làm các bài kiểm tra trên lớp; hoàn
thành bài tập nghiên cứu / tiểu luận cá nhân để chuẩn bị cho bài thi kết thúc học phần.
3. Mục tiêu học phần:
Qua môn học này, sinh viên nắm được kiến thức lý thuyết về các loại hình Công trình
CN cơ bản, biết vận dụng vào nghiên cứu / phân tích và đánh giá các CTCN trong thực tiễn,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào việc thực hành đồ án.
4. Nội dung chi tiết học phần:
Số
TT
CHƯƠNG
- MỤC
NỘI DUNG
SỐ
TIẾT
GHI
CHÚ
1.
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG
THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
15
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHI THIẾT KẾ CÁC XNCN
5
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XNCN
3
CHƯƠNG 3
CÁC DẠNG MẶT BẰNG TỔNG THỂ XNCN
3
CHƯƠNG 4
TỔ CHỨC KHU HÀNH CHÍNH KỸ THUẬT
1
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT, HOÀN THIỆN XNCN
2
BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ HÊT CHƯƠNG
1
2. PHẦN 2 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP 15
2
3
CHƯƠNG 6
NHỮNG CĂN CỨ CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ NHÀ CN
3
CHƯƠNG 7
THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG
5
CHƯƠNG 8
THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG
3
CHƯƠNG 9 THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT NHÀ CÔNG NGHIỆP
2
BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ HÊT CHƯƠNG
1
Bài tập thực hành (tự học).
Sưu tầm tư liệu (bản vẽ kiến trúc, hình ảnh, thông tin) về Công trình CN tiêu biểu của thời
hiện đại/đương đại. Vận dụng những kiến thức của môn học để phân tích đánh giá các vấn
đề liên quan (về tổ chức không gian, thủ pháp kiến trúc, ý đồ sáng tạo, giá trị nghệ thuật).
5. Tài liệu học tập:
Thiết kế kiến trúc công nghiệp – PGS.TS Nguyễn Minh Thái.
Thiết kế nhà và kỹ thuật trong XNCN - PGS TS Lương Bá Chấn
Quy hoạch KCN và Thiết kế mặt bằng tổng thể XNCN – PGS TS Nguyễn Hữu Tài.
Dữ liệu Kiến trúc sư - Ernst Neufert.
6. Phương pháp đánh giá học phần:
Kết quả học phần được đánh giá tổng hợp trên cơ sở mức độ tham gia môn học của
sinh viên, các bài kiểm tra trong quá trình, bài tập nghiên cứu vận dụng kiến thức và bài thi
cuối học phần. Dữ liệu của bài tập nghiên cứu là cơ sở để thực hiện bài thi cuối học phần.
Điều kiện tiên quyết để được thi kết thúc học phần: sinh viên phải tham dự ít nhất
80% số giờ học và hoàn thành bài tập nghiên cứu.
7. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học phần:
a. Điểm quá trình: 03/10
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ (01/10)
+ Tham gia bài tập lớn và thảo luận tại lớp (01/10)
+ Hoàn thành bài kiểm tra & bài tập (01/10)
b. Điểm kết thúc học phần: 07/10
+ Điểm bài thi cuối học phần (07/10)
PHẦN I : THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIẾN TRÚC - MỞ ĐẦU
1. ĐỊNH NGHĨA
Kiến trúc là một loại hình khoa học tổng hợp nghệ thuật và kỹ thuật tổ chức hình khối, không
gian, xây dựng các công trình, nhà cửa, đô thị... nhằm tạo lập ra môi trường mới phù hợp với nguyện
vọng, ý đồ của con người (thích nghi và phục vụ tốt cho sinh hoạt và các hoạt động khác như: lao
động, sản xuất, học tập, vui chơi giải trí... của con người).
2. CÁC YÊU CẦU
2.1. THÍCH DỤNG:
Đó là đảm bảo thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi đáp ứng những thực tế do chức năng của
công trình đề ra.
Yêu cầu thích dụng khác nhau tương ứng với từng loại công trình cụ thể (khác nhau): thí dụ:
- Đối với nhà ở: trong phòng ở phải rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát thuận tiện cho việc sắp xếp
đồ đạc, trang trí nội thất, trong khu phụ có đủ phương tiện vệ sinh, diện tích gia công thức ăn, chỗ để
xe đạp, xe máy ...
- Đối với rạp hát, rạp chiếu phim cần đảm bảo điều kiện nghe nhìn tốt và ra vào thuận tiện cho
khán giả.
- Đối với nhà máy (sản xuất) sao cho dây chuyền sản xuất hoạt động tốt nhất, luồng hàng,
luồng người không bị chồng chéo, người công nhân làm việc trong môi trường thoải mái, tiện nghi.
- Đối với công trình kỷ niệm (tượng đài) lại là ấn tượng triết lý tư tưởng toát lên từ hình khối,
đưêng nét, màu sắc ...
Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng hoàn cảnh Lịch sử, không ngừng phát triển theo sự
phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội.
2.2. BỀN VỮNG:
Sự bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của nó chịu được mọi tác động của bản thân
(tải trọng bản thân, tải trọng làm việc do chức năng công trình tạo ra) của môi trường (gió, bão,
mưa, nắng…) gây ra. Độ bền vững của công trình bao gồm:
- Độ bền của cấu kiện: khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải trọng khi sử dụng,
gió, bão, động đất mà không bị phá hỏng (mất khả năng làm việc, không đảm bảo an toàn).
- Độ ổn định của kết cấu hay công trình: là khả năng chống được mọi tác động của lực xô, lực
xoắn ... mà không phát sinh biến dạng vượt quá mức giới hạn cho phép.
- Độ bền của công trình là khoảng thời gian các kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như
hệ thống kết cấu của nó giữ được điều kiện làm việc bình thường (đảm bảo an toàn khi sử dụng).
2.3. KINH TẾ:
Có nghĩa là sự phát huy hiệu quả cao của vốn đầu tư, điều đó liên quan đến: giá thành xây
dựng, giá thành sử dụng công trình, thời hạn hoàn thành công trình (phát huy vốn đầu tư), thời hạn
4
hoàn vốn ... Đó là bài toán khó tổng hợp và đôi khi còn cả yếu tố thời cơ (trong nền kinh tế thị
trường thời nay).
2.4. MỸ QUAN:
Đó là sự truyền cảm, sức hấp dẫn của công trình (vẻ đẹp của công trình).
Vẻ đẹp kiến trúc thể hiện ở nhiều khía cạnh:
- Sự hài hoà của hình khối, không gian
- Sự chính xác, tương xứng của tỉ lệ, kích thước.
- Sự uyển chuyển hoàn thiện của nhịp điệu đưêng nét, màu sắc.
Cái đẹp trong kiến trúc thay đổi theo quan niệm của con người qua từng giai đoạn Lịch sử và
có tính giai cấp râ rệt.
Yêu cầu mỹ quan trong kiến trúc cần vận dụng thích đáng (tương ứng) với từng thể loại công
trình (công trình tưởng niệm, công cộng có yêu cầu cao hơn nhà ở, nhà máy chẳng hạn).
Ngoài 4 yêu cầu cơ bản nêu trên, cần lưu ý các yêu cầu sau:
a. Công trình kiến trúc phải phù hợp với quy hoạch được duyệt;
b. Phù hợp với đặc điểm tự nhiên và khí hậu địa phương, phong tục tập quán và văn hoá của
vùng, miền.
c. Tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
d. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc Việt Nam.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG (XUẤT PHÁT ĐIỂM)
3.1. CHỨC NĂNG:
Thiết kế kiến trúc buộc phải thỏa mãn những yêu cầu sử dụng được đặt ra cho công trình. Quá
trình (các giải pháp) đáp ứng các yêu cầu đó dẫn đến sự khác nhau về dáng dấp, hình khối, đưêng
nét, cách phân chia mảng miếng, nhịp điệu, màu sắc ... giữa các thể loại công trình.
Như vậy chức năng sử dụng của công trình là cơ sở đưa đến sự khác biệt về hình thức kiến trúc
bên ngoài. Ngược lại thông qua hình thức kiến trúc bên ngoài chúng ta có thể nhận biết được nội
dung bên trong, chức năng sử dụng của công trình, thí dụ nhà ở, trường học, sân vận động ...
3.2. VỊ TRÍ - KHÔNG GIAN:
Vị trí địa lý trong phạm vi rộng (toàn thế giới) là ở châu nào vĩ tuyến bao nhiêu... nó kéo theo
là điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu (thuộc nhiệt đới hay ôn đới, hàn đới, nóng khô hay nóng ẩm,
mưa tuyết, gió bão...) động đất. Điều này chi phối rất nhiều đến giải pháp kiến trúc và hình dáng
công trình, thí dụ kiến trúc hàn đới khác kiến trúc ôn đới, nhiệt đới, kiến trúc nóng ẩm khác kiến trúc
vùng nóng khô; kiến trúc vùng có động đất, gió bão lớn khác kiến trúc vùng yên tĩnh.
Vị trí theo nghĩa hẹp hơn là quanh khu đất xây dựng cảnh quan và kiến trúc quy hoạch ra sao,
hướng công trình như thế nào, điều ấy ảnh hưởng đến các giải pháp chọn kích thước, hình khối giải
pháp chi tiết... thí dụ công trình giữa thiên nhiên khác công trình trong khu xây dựng, xử lý mặt
đứng hướng Tây khác mặt đứng hướng Nam.
Địa điểm khu đất còn liên quan đến địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật (điện, nước, giao thông ...) hướng tiếp cận công trình...
3.3. THỜI ĐẠI XÃ HỘI:
Chúng ta có thể chia Lịch sử phát triển nhân loại ra 4 thời kỳ (thời đại) đó là: cổ đại, trung đại,
cận đại và hiện đại. Kiến trúc ở từng thời kỳ cũng có những đặc trưng khác biệt nhau thí dụ kiến trúc
cổ đại (Ai Cập, Hy Lạp, La Mã) khác kiến trúc cổ (Rôman, Gotích - từ thế kỷ IV-XV) kiến trúc cận
đại (thế kỷ XV-XVIII, Phục hưng, Barok, Rokoko) và càng khác hẳn kiến trúc hiện đại (thế kỷ XIX
đến nay).
Có thể chia Lịch sử phát triển xã hội loài người thành 5 chế độ xã hội; đó là: xã hội nguyên
thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản và xã hội XHCN. Mỗi chế độ xã hội có phương
thức sản xuất, quan hệ xã hội, trình độ kinh tế, khoa học khác nhau dẫn đến kiến trúc khác nhau.
3.4. TỈ LỆ CON NGƯỜI:
Con người là chủ (người sử dụng) các công trình kiến trúc nên kích thước tỉ lệ con người luôn
là nhân tố chủ yếu để xác định các kích thước, chi tiết công trình (để con người có thể hoạt động và
sử dụng; thí dụ: lan can, bậc thang, cửa đi, cửa sổ, chiều cao nhà ở, độ dốc phòng khán giả ...)
3.5. TIÊU CHUẨN QUY PHẠM, KINH TẾ KỸ THUẬT:
Tiêu chuẩn, quy phạm nhằm đảm bảo cho phương án thiết kế đáp ứng đầy đủ những yêu cầu
đòi hái trong quá trình sử dụng.
Hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá chất lượng của phương án. Vấn đề này có thể thay đổi
tuỳ thuộc vào từng giai đoạn.
Kinh tế từ góc độ khả năng đầu tư vốn và khả năng kỹ thuật thực hiện công trình ảnh hưởng
nhiều đến phương án để sao nó có thể thực thi chứ không phải chỉ là phương án trên bản vẽ.
3.6. VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU:
Vật liệu và giải pháp kết cấu ảnh hưởng nhiều đến hình dạng, kích thước, đưêng nét của công
trình thí dụ: tranh tre, nứa lá, gạch ngói, thép, bê tông... kết cấu cột đỡ thời cổ đến kết cấu khung, kết
cấu không gian hiện đại... Chúng ta nên chú ý đến vật liệu kết cấu sẵn có ở địa phương.
Chúng ta có thể minh hoạ bằng sơ đồ (Xem Hình 1)
6
7
4. PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP.
Kiến trúc chung bao gồm 2 lĩnh vực:
- Kiến trúc quy hoạch nhằm giải quyết cả một tổng thể công trình hay cả một thành phố, một
khu vực lãnh thổ, thậm chí cả nước.
- Kiến trúc công trình nhằm giải quyết các nhiệm vụ và yêu cầu về mặt thiết kế và xây dựng
những công trình riêng lẻ. Nó lại được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm công trình xây dựng là những công trình không có phòng hoặc chỉ có không gian đơn
độc như đê đập, đưêng sá, cầu cống, tháp vô tuyến...
+ Nhóm nhà cửa, gồm những công trình trên mặt đất có các phòng phục vụ các hoạt động của
con người như nhà ở, trường học, nhà hát, nhà máy...
Trong môn học này chỉ đi sâu vào nhóm này và gọi nó là công trình kiến trúc.
Công trình kiến trúc được phân loại theo nhiều cách chúng ta chỉ xét một số cách hay dùng.
4.1. THEO TÍNH CHẤT XÂY DỰNG:
- Nhà xây dựng hàng loạt: thường có phương án điển hình hoá (mẫu), xây dựng theo phương
pháp công nghiệp hoá, đề cao yêu cầu kihn tế và thích dụng; thí dụ nhà ở, trường học, nhà trẻ, cửa
hàng, phân xưởng sản xuất công nghiệp nhẹ...
- Nhà xây dựng đơn chiếc (đặc biệt): thường có phương án riêng (không nhắc lại - độc tôn),
yêu cầu cao về thích dụng, bền vững, mỹ quan, thí dụ như đài kỷ niệm, nhà quốc hội, các nhà hát,
kịch viện ...
4.2. THEO VẬT LIỆU, KẾT CẤU XÂY DỰNG:
- Nhà tranh tre nứa lá
- Nhà gỗ
- Nhà ngói, gạch, đá
- Nhà bê tông cốt thép
- Nhà thép và các kim loại khác.
4.3. THEO ĐỘ CAO - SỐ TẦNG:
- Nhà thấp tầng (1-2 tầng)
- Nhà nhiều tầng (3-6 tầng)
- Nhà cao tầng ( 7 tầng)
4.4. THEO CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:
- Công trình sản xuất bao gồm:
+ Nhà nông nghiệp: phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như các loại chuồng trại, nhà thú y,
nhà sản xuất nông nghiệp, kho tàng ...
+ Nhà công nghiệp: phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp như nhà máy, kho tàng, bể chứa,
phân xưởng...
- Nhà dến dụng: phục vụ nhu cầu ăn ở sinh hoạt văn hoá của con người; thí dụ như: nhà ở,
trường học, bệnh viện, nhà hát ... loại này còn chia ra theo đặc điểm sử dụng: nhà ở và nhà công
cộng.
4.5. THEO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
Chia làm 4 cấp - theo Bảng 1
Bảng 1 : Phân cấp nhà theo chất lượng công trình
Cấp
nhà
Chất lượng sử dụng Độ bền lâu Độ chịu lửa Số tầng
I Bậc I - đáp ứng yêu cầu
sử dụng cao
Bậc I - nêu hạn chế sử
dụng > 100 năm
Bậc I, II không cháy Không hạn chế
II Bậc II- trung bình Bậc II > 70 năm Bậc III rất khó cháy 1-5
III Bậc III - thấp Bậc III > 30 năm Bậc IV khó cháy 1-2
IV Bậc IV -tối thiểu Bậc IV > 15 năm Bậc IV, V khó cháy
và dễ cháy
1
Chú ý:
1. Bảng phân cấp này cho nhà dến dụng thông thường đối với các công trình đặc biệt và các
loại nhà công nghiệp và nông nghiệp có thể tham khảo.
2. Đối với các loại công trình có tầm cả nước như nhà quốc hội, bảo tàng quốc gia... sẽ do Nhà
nước duyệt với những quy định đặc biệt.
3. Trong tập hợp nhiều công trình có thể ấn định cấp khác nhau cho từng công trình, những
công trình chính cần quy định cấp cao hơn những công trình khác.
4. Khi thiết kế công trình cần ghi rõ cấp nhà trong nhiệm vụ thiết kế.
4.6. THEO SỐ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:
- Nhà 1 chức năng: chỉ thỏa mãn cho một chức năng sử dụng.
- Nhà nhiều chức năng (còn gọi là vạn năng): được sử dụng với nhiều chức năng (cùng một lúc
hoặc thay đổi nhau).
4.7. PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP TỔNG HỢP THEO NGHỊ ĐỊNH 209/2004/NĐ-CP:
- Căn cứ Nghị định 209/NĐ-CP, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, loại công trình
được phân theo chức năng sử dụng: Công trình dến dụng, công trình công nghiệp, công trình giao
thông, công trình thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP, cấp công trình được xác định theo phụ lục I kìm theo
Nghị định (phụ thuộc số tầng cao, quy mô diện tích sàn. nhịp nhà, sản lượng...).
8
9
CHƯƠNG 1: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1.1.NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1.1.1. Công nghiệp hóa xây dựng.
1. Ưu điểm: (so với phương pháp xây dựng thủ công)
- Làm gọn nhẹ công trường: giảm nhân công trên công trường, tinh giản biên chế, đơn giản
được nhiều bộ phận, chiếm ít mặt bằng xây dựng công trình tạm.
- Rút ngắn thời gian xây dựng: các bộ phận chế tạo trước trong nhà máy nhanh hơn, chủ động
hơn, tránh được bất lợi do thời tiết gây ra (làm gián đoạn do thời tiết mưa gió...).
- Tiết kiệm vật liệu xây dựng: do tận dụng được vật liệu không bị vương vói hoặc bị mưa trụi
giú cuốn như trên công trường.
- Chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn do những lý do trên và các cấu kiện được chế tạo trong
nhà máy thường với phương pháp tiên tiến, máy múc hiện đại, áp dụng được những thành tựu mới
của khoa học kỹ thuật.
2. Yêu cầu:
Để đảm bảo nguyên tắc công nghiệp hoá xây dựng trong khi thiết kế cần thực hiện các yêu
cầu:
- Mặt bằng và hình khối công trình đơn giản, tránh hình thức cầu kỳ làm phức tạp cho việc
thi công cơ giới, song vẫn đảm bảo yêu cầu mỹ quan có thể.
- Điển hình hoá và tiêu chuẩn hoá các bộ phận cơ cấu mặt bằng. Kết cấu và kiến trúc giảm bớt
đến mức tối thiểu các loại kích thước và hình thức cấu kiện.
- Giảm trọng lượng của tất cả các kết cấu của nhà bằng cách áp dụng rộng rói các vật liệu và
kết cấu tiên tiến có hiệu quả cao.
- Cấu tạo theo nguyên tắc lắp ghộp càng nhiều càng tốt, các bộ phận kết cấu nhà và được chế
tạo sẵn ở nhà máy để dựng lắp bằng các phương pháp hoàn chỉnh trên công trường.
1.1.2. Điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa.
1. Điển hình hoá:
Khái niệm: là nghiên cứu và lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho từng cấu kiện riêng biệt
hay toàn bộ công trình về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xem đó như mẫu (kiểu) điển hình để áp dụng
rộng rãi nhiều lần trong thiết kế và xây dựng.
2. Tiêu chuẩn hoá:
Khái niệm: trên cơ sở thiết kế điển hình hóa, được nghiên cứu phân tích đánh giá kỹ lưỡng,
thông qua thực tế kiểm nghiệm lựa chọn (thông qua xét duyệt) ra được những kiểu mẫu, thông số
hợp lý nhất rồi đem công bố xem đó là những kiểu mẫu, thông số bắt buộc, cần phải thõa mãn trong
xây dựng trong thiết kế như những tiêu chuẩn (những pháp lệnh).
3. Thống nhất hoá:
Khái niệm: là sự dung hòa một số cấu kiện tương tự nhau đi đến dùng chung một loại cấu kiện
như nhau nhằm hạn chế số loại cấu kiện tạo dựng lên công trình.
Mức độ: thống nhất hoá thấp nhất từ kích thước cấu kiện, cao hơn là giải pháp mặt bằng hình
khối từng loại nhà, cao hơn nữa là thống nhất trong toàn ngành hay liên ngành.
Tác dụng: Thống nhất hoá cho phép tối giản hoá việc chế tạo các cấu kiện nhà cửa và hạ giá
thành sản phẩm:
1.1.3. Hệ Mô đun trong kiến trúc.
Muốn công nghiệp hoá xây dựng cụ thể là điển hình hóa, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá
phải áp dụng hệ thống mô đun.
- Khái niệm: Mô đun là đơn vị đo quy ước để điều hợp kích thước các bộ phận kết cấu công
trình với nhau (điều hợp kích thước là chọn các kích thước xuất phát từ một cơ sở kích thước thống
nhất - Mô đun - nhằm đảm bảo các kích thước này có thể trao đổi phối hợp lẫn cho nhau)
- Các loại: Mô đun gốc (theo quy ước quốc tế và TC14-64) là 100mm ký hiệu là M, là đơn vị
kích thước cơ sở.
+ Mô đun mở rộng gồm Mô đun bội số và Mô đun ước số suy ra (dẫn xuất) từ Mô đun gốc cho
phù hợp với từng bộ phận và loại cấu kiện của công trình.
+ Mô đun bội số dùng cho những bộ phận, kích thước lớn (là các bội số của Mô đun gốc: 2M,
3M ... 60M)
+ Mô đun ước số áp dụng cho các bộ phận, chi tiết kiến trúc nhỏ (là các ước số của Mô đun
gốc M/2, M/3, M/4 ... M/100)
1.1.4. Hệ trục phân của nhà.
1. Các loại kích thước:
a. Kích thước cơ bản: là kích thước ứng với 3 thông số cơ bản của nhà đó là:
- Bước (ký hiệu B): là khoảng cách trục Mô đun giữa các bộ phận chịu lực chủ yếu như tường,
cột đo theo chiều vuông góc với phương làm việc chính của kết cấu đỡ tấm sàn (hoặc kết cấu đỡ
mái)
- Nhịp hay khẩu độ (ký hiệu L): là khoảng cách trục Mô đun giữa các bộ phận tường hay cột đo
theo phương làm việc chính của các kết cấu đỡ tấm sàn
(1)
(hoặc kết cấu đỡ mái)
(Xem Hình 1-1)
(1). Với nhà một tầng thay bằng kết cấu đỡ mái (phẳng)
- Chiều cao tầng nhà (ký hiệu H) (Xem Hình 1-2)
b. Kích thước riêng: Là kích thước áp dụng cho các bộ phận kiến trúc hay kết cấu như các bộ
phận cửa sổ, cửa đi, dầm, cột, panel ...
Kích thước riêng chia làm 3 loại:
- Kích thước danh nghĩa: đo theo trục phân (trục Mô đun) của nhà hay theo độ dài quy ước của
các bộ phận kết cấu hay thành phẩm có dự kiến khe hở thi công hay cấu tạo sau này.
- Kích thước cấu tạo: là kích thước thiết kế các bộ phận, chi tiết không kể đến các khe hở cho
phép. Nú bằng kích thước danh nghĩa trừ đi khe hở thi công.
10
11
- Kích thước thật: là kích thước có thật của các bộ phận, chi tiết sau khi thi công hay sản xuất
xong. Kích thước này có thể lớn hoặc bé hơn kích thước cấu tạo trong phạm vi sai số thi công cho
phép (xem Hình 1-3).
2. Hệ trục phân hay trục Mô đun:
a. Định nghĩa: là hệ trục xác định vị trí các kết cấu chịu lực chính của ngụi nhà như tường, cột
(*)
.
b. Yêu cầu:
+ Khoảng cách giữa các trục phân xác định kích thước cơ bản của nhà phải chẵn với Mô đun
mở rộng.
+ Các trục phân cần có tên đánh số để xác định tọa độ một cấu kiện nào đó hay một đoạn mặt
bằng trong thiết kế và thi công.
c. Một số quy định đối với hệ trục phân nhà dến dụng:
. Đối với cột hay tường trong chịu lực: trục Mô đun sẽ trùng với tâm hình học của phần tường
trên cùng chịu lực (xem Hình 1-4a).
Đối với tường trong chịu lực của buồng cầu thang: trục Mô đun có thể lấy là tâm hình học hay
mép trong phần tường trên hay cách mép trong khoảng a (Xem Hình 1-4b).
. Đối với cột hay tường ngoài chịu lực: trục Mô đun có thể trùng với mép trong, mép ngoài
của tường hoặc cách mép trong của phần tường chịu lực bên trên một khoảng bằng "a", được xác
định tuỳ theo sơ đồ kết cấu và điều kiện làm việc của gối tựa (thường a = 110mm, tức = 1/2 tường
220mm - Hình 1-4c).
. Đối với tường bổ trụ: nếu phần bổ trụ nhỏ hơn a thì trục Mô đun lấy cách mép trụ vào phía
trong tường = a, (xem Hình 1-4e), nếu trụ dày hơn a thì trụ trùng với mép trong của tường (xem
Hình 1-4d).
(*)
Điều này không chính xác với đầu hồi, tường biên dọc nhà công nghiệp 1 tầng có cầu trục nặng (> 30 tấn)
Nhà công nghiệp nhiều tầng có nhịp lớn lắp ghép cũng có sự phân biệt giữa trục môđun và vị trí cột hoặc tường
12
13
1.2.TÀI LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
1.2.1. Tài liệu để thiết kế.
1. Tiêu chuẩn quy phạm: và những điều kiện cụ thể liên quan đến công trình.
2. Nhiệm vụ thiết kế (tài liệu bên A giao cho người thiết kế); bao gồm:
- Quy mô, tính chất công trình, địa điểm xây dựng (có địa giới rõ ràng), chức năng, đặc điểm,
cấp nhà, thành phần, phương hướng phát triển.
- Nội dung hợp tác với các đơn vị khác
- Kế hoạch xây dựng và điều kiện thiết kế
3. Tài liệu thăm dò điều tra:
- Bản đồ địa chính, địa hình, hiện trạng trên dưới mặt đất.
+ Tài liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
- Tài liệu khí tượng xây dựng (nhiệt độ, độ èm, hoa hồng gió, lượng mưa, tỡc độ, áp lực gió...)
- Tài liệu vệ sinh công cộng, mức độ bèn của không khí, ảnh hưởng chấn động, độ ồn ...
- Điều kiện thi công, điều kiện cung cấp sản xuất vật liệu, điện, nước, vận chuyển, trình độ cơ
giới, nguồn nhân lực ...
- Phong tục tập quán và phong cách kiến trúc địa phương.
1.2.6. Trình tự thiết kế.
1. Thiết kế theo ba giai đoạn:
- Phạm vi áp dụng: Theo Luật Xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ-CP, với các công trình
phức tạp, các công trình có quy mô lớn (phải lập dự án), cụ thể là:
+ Quy mô cấp đặc biệt và cấp I;
+ Quy mô cấp II có kỹ thuật phức tạp.
- Các giai đoạn:
+ Lập Hồ sơ thiết kế cơ sở: người thiết kế phác thảo phương án (phác thảo nhiều rồi lựa chọn
lấy phương án tốt nhất đi sâu và thể hiện) còn gọi là thiết kế sơ bộ (đồ án sinh viên thường dừng ở
bước này). Sau đó thực hiện các bước theo Điều 7, Nghị định 16/2005/NĐ-CP.
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật: là bước cụ thể hoá thiết kế cơ sở. Trong giai đoạn này phải giải
quyết tất cả những vấn đề cơ bản về kỹ thuật trong thiết kế kiến trúc, trang bị kỹ thuật, thiết bị máy
móc ...
+ Thiết kế thi công: là giai đoạn hoàn chỉnh, cụ thể hoá hơn nữa các phần đã nghiên cứu trong
giai đoạn thiết kế kỹ thuật, có tính toán đến biện pháp thi công xây dựng.
2. Thiết kế theo 2 giai đoạn:
- Phạm vi áp dụng: các công trình phải lập dự án đầu tư, thực hiện cho hầu hết các công trình
thông thường (trừ các công trình thiết kế 3 bước và 1 bước).
- Các giai đoạn:
+ Lập Hồ sơ thiết cơ sở: tương tự như thiết kế 3 bước.
+ Thiết kế bản vẽ thi công (như khi thiết kế giai đoạn 2 và 3 của thiết kế 3 bước)
Chú ý: Sau khi hoàn thành thiết kế ở mỗi giai đoạn phải được các cấp có thèm quyền phê
duyệt mới chuyển sang giai đoạn khác.
3. Thiết kế theo 1 giai đoạn:
- Phạm vi áp dụng: các công trình chỉ phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, cụ thể bao gồm:
+ Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
+ Công trình cải tạo nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan với kinh phí đầu tư dưới 3 tỷ
đồng;
+ Các dự án hạ tầng xã hội, kinh phí đầu tư dưới 7 tỷ đồng (với điều kiện có trong chủ trương
kế hoạch hàng năm).
- Các giai đoạn:
+ Lập Hồ sơ thiết bản vẽ thi công.
1.3.PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
1.3.1. Thiết kế mặt bằng.
1. Ý nghĩa: là khâu quan trọng nhằm thỏa mãn dây chuyền công năng, tổ chức không gian bên
trong.
2. Các thành phần:
Hầu hết các công trình bao gồm 3 thành phần; đó là:
- Các phòng chính quyết định chức năng cơ bản của công trình.
- Các phòng phụ, phục vụ cho các phòng chính.
- Các không gian giao thông phục vụ cho sự đi lại của người, luồng vận chuyển của hàng hoá
xe cộ.
3. Các dạng (hình thức) tổ hợp:
Tuỳ theo tính chất công trình và đặc điểm chức năng cụ thể mà vận dụng các dạng (kiểu) tổ
hợp sau:
- Không gian phòng lớn
- Tập trung xung quanh trung tâm
- Phòng thông nhau - xuyên phòng
- Hành lang (bên hay giữa)
- Phân đoạn
- Phân khu
(Xem các Hình vẽ 3.2 ; 3.3 ;....3.10 trong Chương 3)
4. Thiết kế mặt bằng chung (mái):
Nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy được giải pháp tổ chức không gian bên trong của công
trình.
* Khi thiết kế mặt bằng chung cần lưu ý:
14
15
cơ.
mái)
- Tính chến thực trong tổ chức dây chuyền chức năng sao cho khoa học, chặt chẽ, gắn bó hữu
- Thể hiện rõ phần chính, phần phụ (trọng điểm, thứ yếu)
- Thể hiện được đặc điểm tính chất của công trình (trang trọng, nghiêm túc hay linh hoạt thoải
* Các giải pháp:
- Dùng hệ trục tổ hợp (trục chính thường đi qua các bộ phận chính và vuông góc với mặt
chính, trục phụ thường xuyên qua các bộ phận thứ yếu có thể vuông góc với trục chính - song song
với mặt chính) (xem Hình 1.6).
Mặt bằng (mái) thường tổ chức cến bằng (đỡi xứng hoặc không đỡi xứng tuỳ thuộc tính chất
công trình) (xem Hình 1.7).
- Phân khu chức năng: thường phân ra khu chính, khu phụ, còn không gian giao thông sao cho
phục vụ cả hai (nằm ở vị trí tiếp giáp của hai bộ phận trên) (xem Hình 1.8).
1.3.7. Thiết kế hình khối và mặt đứng kiến trúc.
Trên thực tế không phải công trình nào cũng xây dựng trên một vị trí quy hoạch có đủ tầm
nhìn ở mọi phía. Vì vậy, tuỳ điều kiện cụ thể mà vận dụng các cách tổ hợp.
- Tổ hợp mặt đứng: cho các công trình chỉ nhìn được từ 1 phía như những ngôi nhà bố trí dọc
theo đường phố, mặt nhà quay ra không gian hạn chế hay khép kín. Tổ hợp mặt đứng là phương án
sắp đặt, phân chia các mảng miếng, chi tiết trên mặt đứng công trình theo công năng và nghệ thuật
bố cục kiến trúc.
- Tổ hợp không gian mặt đứng: cho các công trình nhìn từ 1 phía, nhưng phía đó có điều kiện tổ
chức không gian như cổng vào, sân vườn, mái hiên rộng... Tổ hợp không gian mặt đứng là sắp xếp các
khối công trình không cùng mặt phẳng theo quy luật cảm nhận không gian, quy luật thị giác và đảm bảo
yêu cầu công năng của các hạng mục.
- Tổ hợp hình khối: cho các công trình nằm trên quảng trường, trên khu đất rộng, trong công
viên, trên đồi ... Tổ hợp hình khối là: phương án tổ chức các hạng mục công trình trong mối quan hệ
các khối, các hạng mục với không gian và cảnh quan khu vực
(Xem Hình 1.9)
1. Thiết kế hình khối kiến trúc:
- Ý nghĩa (vai trò): Hình khối kiến trúc là cái đầu tiên đập vào mắt, gây cho chúng ta những ấn
tượng đẹp hay xấu, nhịp nhàng hài hoà hay lộn xộn vô tổ chức...
Có thể sử dụng nhiều loại hình khối khác nhau từ đơn giản như hình trụ, lập phương, hình nón,
hình trụ bán cầu ... cho đến phức tạp do sự phối hợp của nhiều hình đơn giản hay những không gian
do kết cấu hiện đạo sinh ra (xem Hình 1.10)
- Nguyên tắc (giải pháp) tổ hợp hình khối
+ Hình khối càng đơn giản càng mang hiệu quả nghệ thuật (vì trong thiên nhiên ít có các khối
hình học đơn giản, do đó khối kiến trúc đơn giản sẽ gây ấn tượng tương phản mạnh mẽ với môi
trường xung quanh. Thí dụ kim tự tháp Hy Lạp).
+ Hình khối có chiều hướng rõ ràng thường tạo ra sức truyền cảm mạnh mẽ (thường hình khối
động là hình khối trong ba chiều có một chiều lớn hơn hẳn hai chiều kia).
Khi xác định chiều hướng cho hình khối kiến trúc phải dựa vào điều kiện địa hình và điều kiện
quy hoạch.
+ Biện pháp phân khối hay chia mặt nhà thành những hình học đơn giản làm nhẹ bớt cảm giác
nặng nề đồ sộ của những hình khối lớn.
+ Cần có tỉ lệ ba chiều tốt đỡi với các hình khối đơn giản.
Với các hình khối phức tạp cần có sự phối hợp chặt chẽ tỷ lệ kích thước giữa các khối, sao cho
tôn khối trọng tâm lên, đồng thời phân biệt các khối được rõ ràng.
+ Các khối của công trình phải gắn bó thành một thể thỡng nhất, phải phù hợp với địa hình
thiên nhiên, tránh sự phối hợp cầu kỳ, lộn xộn, giả tạo (xem Hình 1.11 - Hình 1.12).
2. Thiết kế mặt đứng:
Vai trò ý nghĩa: mặt đứng ảnh hưởng đến sức biểu hiện nghệ thuật của công trình. Hình khối
kiến trúc chỉ thụ cảm được từ xa và từ nhiều phía, nhiều góc độ nhìn. Càng đến gần thì sức biểu hiện
nghệ thuật càng chuyển sang mặt đứng.
Các giải pháp xử lý:
a. Nhịp điệu:
- Nhịp điệu: là sự lặp lại có quy luật bằng các hình và các khoảng cách giữa chúng. Ví dụ: các
bộ phận kiến trúc có hình thức, kích thước giỡng nhau như hàng cột, dãy cửa sổ, ban công, lô gia ...
Nhịp điệu mang tính động gây cảm giác điều hòa, tương tự như vần luật trong thơ ca.
(Hình 1.13)
b. Quan hệ biến hoá và tương phản:
- Biến hoá: là sự thay đổi ít giữa các bộ phận với nhau về hình thức, kích thước, chất liệu, màu
sắc và ánh sáng. Có tác dụng kéo gần các bộ phận khác nhau lại với nhau, làm cho các bộ phận
thỡng nhất hài hòa trên toàn bộ, làm cho công trình có vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, duyên dáng.
- Tương phản: là sự khác nhau rõ ràng thậm chí trái ngược nhau giữa các bộ phận, kích thước,
hình thức, màu sắc, ánh sáng và đặc rỗng.
Tác dụng gây những ấn tượng mạnh mẽ, cảm giác linh hoạt sinh động, thoải mái hay đột ngột
bất ngờ.
c. Tỷ lệ và tỷ xích:
- Tỷ lệ: là quan hệ so sánh cến xứng hài hoà về kích thước, hình thức giữa hai bộ phận kiến
trúc đặt gần nhau.
- Tỷ xích (tỷ lệ con người): là sự so sánh giữa các bộ phận kiến trúc về kích thước với tầm vóc
con người. Tỷ xích kiến trúc không phụ thuộc kích thước tuyệt đỡi (thật) của ngôi nhà. Giải quyết tỷ
xích tốt có thể làm ngôi nhà có cảm giác to lớn bề th hay ngược lại so với kích thước thật.
d. Cấu trúc (kết cấu):
Là sự nghiên cứu phát huy sự biểu hiện nghệ thuật của bản thân hình thức kết cấu cũng như
bản thân cấu kiện, vật liệu.
16
17
+ Cấu trúc tường: biểu hiện bằng giải tường ngang dọc thỡng nhất có kích thước lớn, cửa sổ
nhỏ, đỡ tường nhiều. Hình thức cấu trúc tường thường nặng nề.
+ Cấu trúc khung: biểu hiện bên ngoài bằng những dãy tường treo nhẹ nhàng , hàng cửa lớn
với hàng cột thanh mảnh toát lên sự linh hoạt của không gian bên trong.
+ Cấu trúc không gian: (ít gặp hơn) rất phong phú nhiều kiểu, toát lên không gian rộng lớn, cơ
động bên trong công trình.
18
19
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CÔNG TÁC THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XNCN.
Từ quan điểm kinh tế, nhà máy công nghiệp được hiểu là nơi thực hiện một quá trình
sản xuất: đồng thời về mặt nghệ thuật nhà máy tự thân nó là một tác phẩm kiến trúc.
Về khía cạnh xã hội nhà máy là môi trường lao động; đồng thời từ góc độ sinh thái,
cảnh quan chung của toàn khu vực nhà máy là một phần tử cấu thành.
Do đó khi thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp chúng ta phải giải quyết
đồng thời các nội dung cơ bản sau:
1.4.1. Tổ chức quá trình sản xuất:
Đó là căn cứ yêu cầu công nghệ và điều kiện cụ thể của khu đất phân khu lãnh thổ theo
chức năng, sắp xếp bố trí các phân xưởng sản xuất, các công trình theo thứ tự dây chuyền
sản xuất, lựa chọn phương tiện giao thông, vận chuyển trong nhà máy, tổ chức luồng hàng,
luồng người, hệ thống đường xá, bố trí các hệ thống kỹ thuật.
1.4.2. Tổ chức môi trường lao động:
Đó là mạng lưới công trình phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của công nhân, không gian
cổng vào, vườn hoa cây cảnh, sự giao lưu giữa bên ngoài với bên trong công trình, sự hoà
nhập con người với thiên nhiên, sắp xếp các phòng chức năng quản lý và điều hành...
1.4.3. Tổ hợp kiến trúc tổng thể toàn nhà máy:
Đó là xác định các ý đồ lớn tổng thể, các giải pháp thủ thuật kiến trúc có ý nghĩa chung
như trục bố cục, hình khối không gian kiến trúc tổng thể, đường bao toàn cảnh, vị trí, hướng
và hình khối các công trình, các thiết bị lộ thiên, sự ăn nhập của chúng với địa hình, hình
khối không gian tự nhiên (như gò, đồi, cây xanh, mặt nước..), hướng phát triển trong tương
lai (về mặt cân bằng động của hình khối, đường nét kiến trúc). Đôi khi có thêm một số mảng
miếng chi tiết lớn để tạo ra sự hài hoà chung của tổng thể : VD như chi tiết sảnh, khối cầu
thang, mảng đặc lớn của hội trường.
1.4.4. Thiết lập mối quan hệ giữa xí nghiệp CN với môi trường xung quanh:
(Khu dân cư, cụm công nghiệp hoặc cảnh quan thiên nhiên…) đó là các tuyến giao
thông đối ngoại, bến cảng, nhà ga vận chuyển hàng hoá nguyên liệu, việc đi lại của người
lao động từ nhà ở đến nơi làm việc, sự đóng góp của quy hoạch kiến trúc nhà máy vào cảnh
quan chung, ảnh hưởng qua lại về điều kiện vệ sinh môi trường giữa đôi bên, sự thay đổi và
trạng thái cân bằng mới của hệ sinh thái môi trường.
1.4.5. Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Đó là các hệ số sử dụng đất, hệ số khối tích công trình, mạng lưới kỹ thuật..
20
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.