Bài giảng về: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu
Bài giảng về: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu của Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD|36401091
BÀI 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu
Câu 1: Phục hưng là gì? Tại sao phong trào văn hóa Phục hưng lại bùng nổ ở thế kỉ XIV? Trả lời:
Phục hưng là một phong trào văn hóa xuất hiện trong giai đoạn thế kỉ XV đến thế
kỉ XVII. Phong trào khởi đầu ở Ý vào Hậu kì Trung Đại do giai cấp tư sản khởi
xướng. Phong trào một mặt khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia
cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, mặt khác góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề
cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật.
Phong trào Văn hóa Phục hưng bùng nổ ở thế kỉ XIV (hậu kì trung đại) vì bước
sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh
tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Cùng với việc con người bước đầu
nhận thức được bản chất của thế giới, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh, chống
lại giáo lí Kito mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.
Phong trào văn hóa Phục hưng
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 2: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? Phong trào văn hóa
Phục hưng có ý nghĩa gì? Trả lời:
Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là:
- Lên án giáo hội Ki-tô, phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người.
- Đề cao khoa học tự nhiên.
- Xây dựng thế giới quan duy vật.
Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng là:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại.
Câu 3: Vì sao phong trào văn hóa Phục Hưng lại diễn ra ở I-ta-li đầu tiên? Trả lời:
I-ta-li là nơi quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời rất sớm. Ý còn là quê hương của nền
văn minh cổ đại Hi Lạp. Việc phục hồi nền văn hóa Hi Lạp còn là ý nghĩa đề cao
tinh thần dân tộc. Vì giai cấp tư sản nhận thấy người Hi Lạp và Rô Ma xưa đã sáng
tạo nên nền văn hóa cực kỳ sán lạn có nhiều điều phù hợp với mình. Họ muốn khôi
phục lại những tinh hoa của nền văn hóa đó.
Câu 4: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống chống giai cấp quý tộc phong kiến? Trả lời:
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo
Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị
nhân dân về mặt tinh thần.
Trong thời kì Trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại
quý tộc phong kiến vì giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại không có địa
vị xã hội. Họ luôn bị các thế lực phong kiến kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế.
Do đó, để giải quyết mâu thuẫn, giành được địa vị xã hội giai cấp tư sản đứng lên
chế độ phong kiến. Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong
kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ
những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 5: Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hóa để mở đường cho đấu tranh chống
phong kiến? Các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì? Trả lời:
Giai cấp tư sản chọn lĩnh vực văn hóa mở đường cho cuộc đấu tranh chống phong
kiến vì những giá trị văn hóa cổ đại sẽ góp phần tác động, tập hợp được đông đảo
dân chúng để chống lại phong kiến.
Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn lên án nghiêm khắc
giáo hội Ki-tô và đả kích trật tự xã hội phong kiến. Các tác giả muốn khẳng định
thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong cuộc sống cũng như trong
các tác phẩm văn học. Kinh thánh của nhà thờ cũng không còn là chân lí. Đồng
thời muốn nói lên giá trị chân chính của con người được đề cao, con người phải
được tự do phát triển. Văn hóa Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng
thế giới quan duy vật tiến bộ.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 6: Tại sao nói “Thời đại Văn hóa Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc
của khoa học-kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng”? Trả lời
Nói thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ
thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng vì:
Là bước nhảy vọt văn hóa, phong trào văn hóa Phục Hưng đã đạt được những
thành tựu rực rỡ về mọi mặt.
- Văn học: Thơ, kịch, tiểu thuyết thu được thành tựu gắn với tên tuổi các tác giả
nổi tiếng như Dante, Carvantes….
- Nghệ thuật: Chủ yếu bao gồm hội họa, kiến trúc, điêu khắc.
+ Trong hội họa và điêu khắc các nghệ sĩ chú ý nhiều đến cách biểu hiện cá tính
nội tâm: Leeona đơ Vanhxi, Mikenlanggio…
+ Kiến trúc Phục hung phản ánh sự phục hồi cổ điển, sự giàu có và tính cách duy
vật: Mikenlanggio-Xanh pie...
- Triết học: Khoa học thời Văn hóa Phục hưng thường gắn với triết học, vì triết học
kinh viện đã làm tê liệt mọi tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm, ngăn cản mọi tiến bộ của khoa học.
Các nhà khoa học tiêu biểu như: Copecnich, Bruno, Galile...
Các nhà triết học như: Loovenxo Vanla, Leeona đờ vanhxi… Qua các học thuyết
của mình đã thừa nhận gia trị con người, quyền con người về tự do hạnh phúc.
- Về phương diện kĩ thuật: Nhưng tri thức và thành tựu khoa học, nghệ thuật được phổ biến.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
+ Cải tiến bánh xe nước.
+ Xây dựng lò cao nấu quặng, gang, thép.
+ Cải tiến trong công nghiệp.
+ Sáng chế ra máy in, chế tạo ra giấy. Thúc đẩy văn hóa.
- Y học: Ngành giải phẫu phát triển nhanh. Đã giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng duy tâm.
- Thiên văn học: Trong khoa học thiên văn có nhiều thành tựu đã làm đảo lộn nhân sinh quan thời trung đại.
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự
xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan
tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng
của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở
đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn. Lĩnh vực văn học
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091 Lĩnh vực hội họa Điêu khắc
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 7: Tính chất của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? Phong trào Văn hóa
Phục hưng được đánh giá như thế nào? Trả lời
Phong trào Phục hưng là phong trào của giai cấp tư sản nên nó mang tính chất tư sản
Tiến bộ của phong trào:
- Mang nội dung chống Giáo hội và Phong kiến
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân
- Đề cao tinh thần dân tộc
Hạn chế của phong trào:
- Chưa triệt để chống Giáo hội và phong kiến
- Giai cấp tư sản ủng hộ việc bóc lột để làm giàu
Câu 8: Ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? Trả lời:
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự
xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan
tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng
của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở
đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
Câu 9: Tại sao phong trào cải cách tôn giáo lại xuất hiện ở xã hội phong kiến châu Âu?
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091 Trả lời:
Trong thời trung đại, giáo hội Ki-tô là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong
kiến châu Âu. Nó chi phối toàn bộ đời sống tinh thàn của xã hội. Đến hậu kì trung
đại, Giáo hội ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai
cấp tư sản đang lên. Cuộc đấu tranh chống phong kiến đã làm bùng lên ngọn lửa
của phong trào Cải cách tôn giáo.
Câu 10: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo và nội dung, kết quả
cải cách của người đó là gì? Trả lời:
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là Lu-thơ (1483-1546), là một tu sĩ
ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và làm đồi bại của Giáo
hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của của Giáo hội, đòi bãi bỏ những
thủ tục, nghi lễ phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
Trong giáo lí của mình, Lu-thơ chủ trương “cứu vớt con người bằng lòng tin” điều
đó có nghĩa là phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.
Kết quả của cuộc cải cách đó là đạo Ki-tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là
Ki-tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) Lu-thơ lOMoARcPSD|36401091
Câu 11: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào tới xã hội phong
kiến châu Âu (Thế kỉ XIV – XVII). Trả lời:
Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đó là:
- Góp phần thúc đẩy cho các cuộc khởi nghĩa nhân dân chống phong kiến lan rộng
ra nhiều nước khác. Nó tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên chúa và chế độ phong kiến.
- Khiến cho đạo Ki tô phân hóa Đạo Ki tô giáo (cũ) và đạo Tin Lành (tân giáo).
- Tác dụng mạnh đến cuộc đấu tranh của tư sản chống phong kiến. Đây được coi là
cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.
- Hạn chế: Không thể xóa bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với kích thước của nó + uQK >XW KRY̽ W F K͡G F ͽ Ϳ DJLi RKRj QJYj RO ΅ D ̻ QK
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 12: Đặc điểm và ý nghĩa của cuộc cải cách tôn giáo là gì? Trả lời
Đặc điểm của cuộc cải cách tôn giáo là:
- Giáo hội Kitô ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai
cấp tư sản đang lên. Cuộc đấu tranh chống phong kiến đã làm bùng lên ngọn lửa
của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Đi đầu trong phong trào cải cách là các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa nhân văn. Họ
đề ra những tư tưởng tiến bộ.
- Phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra ở khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức,
Thuỵ Sĩ, sau đó sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách tôn
giáo của M. Lu-thơ (1483 - 1546) ở Đức và của G. Can-vanh (1509 - 1564, người Pháp) ở Thuỵ Sĩ.
- Các nhà cải cách Lu-thơ và Can-vanh thực chất đều không có ý định thủ tiêu tôn
giáo, mà chỉ dùng biện pháp ôn hoà để tiến hành cải cách, bãi bỏ các thủ tục và lễ
nghi phiền toái. Cải cách tôn giáo đã được đông đảo nhân dân ủng hộ và lan rộng
khắp châu Âu ở thế kỉ XVI. Giáo hội đã phản ứng dẫn đến sự phân hoá trong xã
hội Tây Âu thành Tân giáo và Cựu giáo.
Ý nghĩa của cuộc cải cách tôn giáo: Đây là những cuộc đấu tranh công khai đầu
tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong
kiến đã suy tàn. Nó cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 13: Thực chế Phong trào văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo là gì? Trả lời
- Thực chất của phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu
tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn, nó có vai trò tích cực
trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.
- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư
tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người).
Cả hai phong trào trên đều tấn công cực trực tiếp và giáo hội thiên chúa và chế độ
phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com)