-
Thông tin
-
Quiz
Bài học về xây dựng quyết tâm chiến đấu và ý chí quyết đánh Mỹ
Có thể nói rằng, những năm 1965-1967 là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đứng trước những thử thách hết sức ngặt nghèo. Việc Mỹ tăng quân ở miền Nam và phong toả, đánh phá hậu phương lớn miền Bắc XHCN là một thách thức lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Bài học về xây dựng quyết tâm chiến đấu và ý chí quyết đánh Mỹ
Có thể nói rằng, những năm 1965-1967 là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đứng trước những thử thách hết sức ngặt nghèo. Việc Mỹ tăng quân ở miền Nam và phong toả, đánh phá hậu phương lớn miền Bắc XHCN là một thách thức lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45932808
chiến tranh cục bộ ở 2 miền bắc nam gồm các cuộc tiêu biểu Ý nghĩa lịch sử
Trước hết, đó là Bài học về xây dựng quyết tâm chiến đấu và ý chí quyết đánh Mỹ,
quyết thắng Mỹ cho toàn thể quân và dân miền Nam. Có thể nói rằng, những năm
1965-1967 là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đứng
trước những thử thách hết sức ngặt nghèo. Việc Mỹ tăng quân ở miền Nam và phong
toả, đánh phá hậu phương lớn miền Bắc XHCN là một thách thức lớn đối với ý chí
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta, nhất là đồng bào,
chiến sĩ miền Nam. Để xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, các cấp ủy đảng
trong và ngoài quân đội, các cơ quan công tác chính trị đã chủ động làm tốt công tác
tư tưởng ngay từ khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhất là từ cuộc phản công chiến
lược lớn lần thứ nhất của Mỹ. Công tác giáo dục đã tập trung vào việc khơi sâu lòng
căm thù địch, vạch rõ tội ác của Mỹ, ngụy đã gây ra cho đồng bào cả hai miền Nam-
Bắc; vạch rõ bản chất hiếu chiến, xâm lược cực kỳ tàn bạo của Mỹ và bè lũ tay sai
bán nước; khẳng định sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa, tất thắng của quân và dân ta.
Công tác tuyên truyền trong nhân dân và các đơn vị lực lượng vũ trang đã tập trung
cổ vũ truyền thống yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược và thấm
nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”; “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì còn phải tiếp tục chiến đấu
quét sạch nó đi”. Trong quá trình diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, công tác
tư tưởng còn chú trọng xây dựng quyết tâm chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho từng
lực lượng, từng hướng chiến trường; làm rõ những thắng lợi, sự phát triển của ta và
những thất bại của địch trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966,
1966-1967. Nhờ đó, khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra, ngay từ đầu, tinh
thần “Cả nước ra trận”, “Tất cả xuống đường”, “Tất cả để chiến thắng”,... đã trở
thành những khẩu hiệu thôi thúc mọi người hành động. Cái từ “xuống đường” ngày
ấy đã trở thành tiếng gọi thiêng liêng của Tổng tiến công và nổi dậy; là vinh dự, là
niềm tự hào của mỗi người, làm cho ai nấy đều hăm hở được “xuống đường”, được
có mặt trong đội hình hành quân, xốc tới trong khí thế sôi sục khắp miền Nam. Bằng
quyết tâm ấy, nhiều “Dũng sĩ diệt Mỹ” từ cơ sở đã xuất hiện; phong trào thi đua
giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” từ Đặc khu Sài Gòn – Gia Định đã nhanh chóng
tỏa rộng thành phong trào sôi động khắp các chiến trường miền Nam. Tiêu biểu là
anh hùng Phạm Văn Cội, đội trưởng du kích xã Đức Lập, huyện Củ Chi và toàn đội
du kích của anh, đã đeo bám địch, đêm nào cũng diệt được Mỹ, người nào cũng diệt
được Mỹ; ai ai cũng quyết tâm giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Hai là, bài học về cách đánh địch. Quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy, các Bộ Tư lệnh, các vị chỉ huy đã phải làm việc đêm, ngày, xác định trọng lOMoAR cPSD| 45932808
điểm của đơn vị mình; thường xuyên đeo bám địch, trăn trở tìm ra cách đánh hiểm,
vắt óc vào việc tổ chức lực lượng ít mà tinh; tìm mọi cách đưa vũ khí vào ém sẵn,
đưa quân vào phục kích trước giờ G. Đó là những việc làm khác hẳn các chiến dịch
trước, rất khó khăn, gian khổ và nguy hiểm. Chỉ sơ hở một chút, để địch “đánh hơi”
thấy là hỏng cả việc lớn, có thể làm đổ bể toàn bộ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.
Ở Đặc khu Sài Gòn – Gia Định, việc tổ chức lực lượng đã phải công phu để hình
thành 3 khối lực lượng với nhiệm vụ và cách đánh khác hẳn nhau. Trước hết là khối
tại chỗ, gồm các đội Biệt động Thành, được tăng cường Đặc công vào “nằm vùng”,
đợi lệnh tới giờ G có nhiệm vụ đánh chiếm ngay các điểm đã được phân công, kết
hợp với quần chúng nổi dậy diệt tề, ngụy, ác ôn, thám báo cả “chìm” và nổi. Sau đó
là khối các đơn vị mũi nhọn của các phân khu phục sẵn ở gần đó, vào tiếp tay chiếm
giữ vị trí, đánh địch phản kích, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ ở cơ
sở. Tiếp theo là khối đơn vị gồm các Sư đoàn 5, 7, 9 - chủ lực của Miền, từ các
hướng vào kết hợp đánh địch phản kích, giữ vững các vị trí, hỗ trợ nhân dân củng
cố các vùng đã giành được quyền làm chủ... Với việc vận dụng sức mạnh tổng hợp
của chiến tranh nhân dân Việt Nam và cách đánh linh hoạt, tài tình, sáng tạo, quân
và dân miền Nam đã làm cho địch choáng váng, trở tay không kịp.
Ba là, bài học về giữ bí mật tuyệt đối, từ ý đồ chiến lược của Trung ương đến kế
hoạch tiến công và nổi dậy ở cơ sở, nhất là ở các trọng điểm lớn: Sài Gòn, Huế, Đà
Nẵng. Trong thời gian chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy, ta đã tích cực diệt trừ
thám báo, biệt kích trong vùng giải phóng; không để một cán bộ, chiến sĩ trinh sát
nào bị địch bắt; không một ai bỏ hàng ngũ chạy theo giặc. Mọi công tác chuẩn bị,
động thái diễn ra, địch đều không hay biết. Đây cũng là một thành công lớn của công
tác đảng, công tác chính trị trong việc quán triệt quyết tâm chiến lược của Đảng, xây
dựng tinh thần, ý chí quyết thắng Mỹ và tinh thần cảnh giác, phòng gian, giữ bí mật
của quân và dân ta. Thêm vào đó, việc nghi binh, lừa địch cũng góp phần làm tăng
thêm yếu tố bí mật, bất ngờ của toàn bộ chiến dịch. Trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy, quân ta đã mở hoạt động lớn ở Mặt trận Đường 9 và Khe Sanh, thu
hút quân cơ động Mỹ tới, qua đó ta vừa thực hiện được mục tiêu tiêu diệt một bộ
phận sinh lực địch, vừa giam chân và vây hãm chúng lâu ngày ở ngoài xa, tạo điều
kiện cho các trọng điểm Huế, Đà Nẵng dễ bề hoạt động. Cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân 1968 tuy chưa mang lại thắng lợi trọn vẹn, thậm chí, sau đó, ta
còn gặp phải những khó khăn, tổn thất, thiếu sót nhất định khi địch tổ chức lực lượng
phản kích, nhưng với phương pháp nhìn nhận biện chứng, toàn diện, cần thấy rằng,
đây là một thắng lợi quan trọng mang tầm vóc lịch sử; là một bước phát triển tất yếu
trong chiến lược tiến công của toàn bộ cách mạng miền Nam. Thắng lợi của Cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy không chỉ có ý nghĩa khẳng định ý chí quyết tâm đánh
Mỹ, thắng Mỹ, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta, lOMoAR cPSD| 45932808
mà còn tạo ra bước ngoặt quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta đến ngày thắng lợi hoàn toàn.