Bài kiểm tra Báo mạng điện tử CLC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới? Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm sau: trong nhận thức và hoạt động, phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan Liên hệ với lĩnh vực chuyên môn của bạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo mạng điện tử CLC
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA 60 PHÚT
Họ và tên: Bùi Ngọc Khuê
Lớp: Báo mạng điện tử CLC K42 Mã sinh viên: 2256090018 Đề bài:
1. Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới?
2. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm sau: trong nhận thức và hoạt động, phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan Liên hệ với lĩnh vực chuyên . môn của bạn
1. Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Cơ sở của tính thống nhất: Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất
của thế giới: Theo nghĩa chung nhất, tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có
thực của thế giới xung quanh con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem
sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất. Do
đó, cơ sở của sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó. Sự thống
nhất của thế giới phải lấy sự tồn tại của nó làm tiền đề. Không có sự tồn tại
của thế giới thì không có sự thống nhất của thế giới.
- Nội dung: Thế giới thống nhất ở tính vật chất: Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất. Thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
+ Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật
chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thức con người phản ánh.
+ Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau, biểu
hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vật
chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
+ Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh
viễn, vô hạn và vô tận. Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn vận động,
biến đổi không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và
kết quả của nhau, về thực chất đều là những quá trình vật chất.
+ Tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi sự phát triển triết học và các khoa học - Ý nghĩa:
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn và vô tận. Thế giới đa dạng, phong
phí và thống nhất ở tính vật chất của nó
Con người nhận thức được những quy luật vận động, phát triển của thế giới vật
chất và cải biến nó theo những quy luật khách quan
Ví dụ: Sự phát triển của sinh vật học, từ những phát hiện về tế bào, tiến hoá luận
của S.Đácuyn cho đến lý thuyết về gen, về các phân tử AND và ARN, đã cho
chúng ta biết chắc chắn rằng thực vật, động vật, cơ thể con người đều có thành
phần vô cơ, có cấu trúc và phân hoá tế bào như nhau, có cùng cơ cấu di truyền sự
sống, là các bậc thang trong quá trình tiến hoá của thế giới vật chất*.* Điều đó
chứng tỏ sự phong phú của thế giới không đồng nghĩa với tổng số các biến cố ngẫu
nhiên, không phải là sự bày ra lộn xộn của các sự vật, hiện tượng, không phải là sự
sáng tạo ra một cách tuỳ tiện của một lực lượng siêu nhiên nào mà là một chỉnh thể
thống nhất trong đó các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ tất yếu với nhau, là
điều kiện tồn tại cho nhau, luôn được sinh ra, phát triển và mất đi theo một lôgíc nhất định.
2. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm trong nhận thức và hoạt động,
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan
Phân tích cơ sở lý luận
Nguyên tắc khách quan trong triết học được xây dựng dựa trên nội dung của
nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc khách
quan trong triết học này là khi chúng ta nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn
tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải nắm bắt, tái hiện khách thể, sự
vật, hiện tượng trong chính nó mà bất cứ ai trong chúng ta đều không được thêm
hay bớt đi một cách tùy tiện. Ta nhận thấy rằng vật chất sẽ là cái có trước, vật chất
tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất định nào đó của chính bản thân
mình thì vật chất mới sản sinh ra tư duy.
Theo quy luật khách quan, tất cả chúng ta đều cần phải xem xét sự vật, hiện tượng
giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó, chúng ta sẽ không bị những
yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có những nhận thức sai lệch, tô hồng, điểm trắng
hay bôi đen cho các sự vật hay hiện tượng. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần phải
có phương pháp nhận thức khoa học và cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc
phương pháp luận trong triết học để có thể luôn tôn trọng điều kiện khách quan
Trong mọi hoạt động, khi chúng ta đã đề ra phương hướng hoạt động thì bất
cứ ai cũng đều cần phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách
quan để nhằm mục đích có thể đảm bảo được hoạt động đạt hiệu quả và hoạt
động đó sẽ không bị các yếu tố khách quan cản trở
Khi chúng ta xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động sẽ cần phải
căn cứ cụ thể vào các quy luật khách quan để nhằm mục đích có thể lựa
chọn đúng phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện khách quan
đẻ có thể từ đó đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt
động đó theo đúng như ý thức của mỗi người
Chúng ta cũng sẽ cần phải có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân sao
cho kế hoạch đó có thể phù hợp nhất khi điều kiện khách quan có sự biến
đổi để nhằm mục đích phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng
tạo trong mọi điều kiện khách quan
Là sinh viên đang theo học ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
em nhận thấy việc tôn trọng nguyên tắc khách quan là điều vô cùng quan trọng và
được ưu tiên hàng đầu.
Báo chí là lĩnh vực yêu cầu sự nhanh nhạy, thu hút nhưng trên hết là tính chân thực
và khách quan. Báo chí cần sự khách quan bởi nhiệm vụ của nó là giúp cho độc giả
nhận thức đúng về hiện thực đã, đang, xảy ra. Theo đó, trong nhận thức và hoạt
động của mình, các nhà báo phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng quy luật khách
quan. Điều này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, trong việc khai thác thông tin, tìm kiếm đề tài, người làm báo không
được tự ý tác động vào đối tượng để làm biến đổi tính chất nhằm phục vụ cho mục
đích cá nhân của mình. Ví dụ như khi khảo sát một đề tài về xây dựng đô thị xanh,
khi phỏng vấn những cư dân tại khu đô thị, nhà báo không được yêu cầu họ nói
theo kịch bản, như vậy sẽ làm mất tính chân thực của báo chí.
Thứ hai, trong việc biên tập một sản phẩm báo chí, nhà báo không được tự ý thêm
bớt hay cắt ghép hình ảnh, âm thanh làm sai lệch thông tin mà phải khai thác dựa
trên ý đồ của nhân vật tham gia vào sản phẩm như: người được phỏng vấn,…
Như vậy, đối với việc nhận thức và hành động, nhà báo cần tôn trọng quy luật
khách quan thì mới có thể hoàn thiện 1 sản phẩm báo chí.