Bài kiểm tra Dân sự cơ bản - Law | Học viện Tòa án
Câu hỏi 1: Với tư cách là luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hương,anh (chị) hãy xác định các yêu cầu khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp và các vấnđề Luật sư cần phải chứng minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nhóm 5 – Tổ 1 Lớp LS23 BÀI KIỂM TRA MÔN: Dân sự cơ bản Bài làm:
Câu hỏi 1: Với tư cách là luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hương,
anh (chị) hãy xác định các yêu cầu khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp và các vấn
đề Luật sư cần phải chứng minh.
1.Yêu cầu khởi kiện: Buộc chị Hà, anh Hải và chị Thơm phải liên đới trả gốc là
750.000.000đ (Bảy trăm năm mươi triệu đồng) và số tiền lãi là 1,5 % đã thỏa thuận của
750.000.000đ thời hạn vay 12 tháng là: 11.250.000đ (Mười một triệu hai trăm năm
mươi ngàn đồng) và tiền lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật.
2.Quan hệ pháp luật tranh chấp: Tranh chấp dân sự cụ thể là Hợp đồng dân sự về vay tai sản.
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên
vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và
chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, trên thực tế bà Hương đã cho chị Hà vay tiền dựa theo sự thỏa thuận của hai
bên và có chị Thơm bảo lãnh. Hai bên thỏa thuận vay trong vòng 12 tháng từ ngày
10/08/2020 và có trả lãi là 1,5% /tháng.
3.Các vấn đề Luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hương cần chứng minh:
3.1. Chứng minh Hợp đồng vay tài sản giữa bà Hương và chị Hà là có hiệu lực theo quy
định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể như sau:
- Về chủ thể: Bà Hương và chị Hà, chị Thơm đều có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giiao dịch dân sự được xác lập.
- Về ý chí của chủ thể: Hai bên tham gia thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện. Bà Hương đồng
ý và tự nguyện đưa tiền cho chị Hà vay.
- Về mục đích và nội dung: Hợp đồng vay trên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Về hình thức: hợp đồng vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi (theo Điều 119 BLDS 2015).
3.2. Chứng minh yêu cầu về trả lãi của bà Hương là đúng pháp luật.
- Về mức lãi 1,5%/tháng: theo Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định rằng “Trường hợp
các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá
20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
Vậy nên với mức lãi 1,5%/tháng tương đương 18% một năm trong Hợp đồng vay tài
sản của bà Hương và chị Hà là không trái pháp luật
- Về mức lãi suất phát sinh do chậm trả:
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 thì trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:“a) Lãi trên
nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến
hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại
khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;”
Đối với Hợp đồng vay của Bà Hương và chị Hà, lãi suất phát sinh do chậm trả được
tính từ ngày 12/8/2021 do từ ngày đó bà Hương đã ký cam kết trả nợ bằng cách
chuyển nhượng bất động sản. Lãi chậm trả ở đây là 0,75% được tính dựa trên mức lãi
đã thỏa thuận trước đó là 1,5%/tháng theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 468 BLSD 2015).
3.3. Chứng minh được việc chị Thơm và anh Hải có trách nhiệm liên đới trả nợ:
- Đối với bà Thơm: Chứng minh bà Thơm là người bảo lãnh khoản vay căn cứu theo Điều
335 BLSD 2015 thông qua lời nói, hành vi cụ thể mà không nhất thiết phải ghi trong
hợp đồng tại thời điểm vay.
- Đối với anh Hải: Anh Hải phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cùng với vợ mình là chị
Phạm Thị Hà căn cứ theo Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Chứng
minh khoản vay này hình thành trong thời kỳ hôn nhân, mục đích sử dụng của khoản
vay là chị Phạm Thị Hà sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình (ăn, mặc, ở, học
tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu
cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình).
3.4. Chứng minh thời hiệu khởi kiện:
Bà Hương cho chị Hà vay 750.00.000đ thời hạn 12 tháng từ 10/08/2020 đến
10/08/2021. Như vậy, ngày 10/08/2021 là ngày mà bà Hương biết quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngày 12/08/2021, chị Thơm và chị Hà viết giấy
cam kết sẽ chuyển nhượng thửa đất cho bà Hương. Ngày 15/8/2021, bà Hương biết
được chị Hà đã chuyển nhượng thửa đất đó cho người khác nên bà muốn khởi kiện
yêu cầu Tòa án buộc chị Hà, anh Hải và chị Thơm phải liên đới trả cho bà số tiền gốc
và lãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Thời hiệu
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm”, vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Câu hỏi 2: Anh, chị hãy xác định các chứng cứ Luật sư cần phải thu thập, giao nộp cho
Tòa án trong vụ án trên để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hương.
- Hợp đồng vay tiền giữa bà Hương và chị Hà có chữ ký xác nhận của bên vay.
- Giấy biên nhận vay tiền.
- Giấy cam kết chuyển nhượng 01 thửa đất ngày 12/8/2021.
- Nhân thân của các bên như: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc xác nhận nơi cư
trú, giấy đăng ký kết hôn….
- Bản xác minh mối quan hệ giữa hai vợ chồng của người dân xung quanh.
- Bản khai của nguyên đơn.
- Bản khai của người làm chứng.
- Xác nhận về các giao dịch chuyển tiền.
- Bản giám định chữ ký, chữ viết trên hợp đồng vay tiền .