










Preview text:
lOMoARcPSD|50730876 BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỀ TÀI : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU CỦA
SINH VIÊN Ở XA NHÀ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Họ và tên : Nguyễn Minh Hiền Lớp : Thanh tra 23B Mã sinh viên :
2305 TTRB 012 Hà Nội - 2024 lOMoARcPSD|50730876
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU CỦA
SINH VIÊN Ở XA NHÀ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MỤC LỤ C
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................4
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................6 3.1. Đối tượng nghiên
cứu.............................................................................................6 3.2. Phạm vi nghiên
cứu................................................................................................6
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6 4.1. Mục tiêu nghiên
cứu...............................................................................................6 4.2. Nhiệm vụ nghiên
cứu..............................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................6
6. Ý nghĩa......................................................................................................................6
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................................7
NỘI DUNG...............................................................................................................8
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên xa
nhà tại Học viện Hành chính quốc gia...........................................................................8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu..............................................8
1.1.1. Khái niệm chi tiêu...........................................................................................8
1.1.2. Khái niệm chi tiêu của sinh viên......................................................................8
1.1.3. Khái niệm ảnh hưởng......................................................................................8
1.1.4. Khái niệm yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên...........................8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên xa nhà.............................8
1.3. Vai trò của chi tiêu hợp lý, khoa học đối với sinh viên xa nhà...........................8
Tiểu kết chương 1......................................................................................................8
Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc chi tiêu của sinh viên xa nhà tại
Học viện Hành chính quốc gia.......................................................................................9
2.1. Khái quát về sinh viên Học viện Hành chính quốc gia.......................................9 1 lOMoARcPSD|50730876
2.2. Thực trạng hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính quốc gia khi
sống xa nhà....................................................................................................................9
2.2.1. Một số ưu điểm trong hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính
quốc gia khi sống xa gia đình........................................................................................9
2.2.2. Một số hạn chế trong hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính
quốc gia khi sống xa gia đình........................................................................................9
2.3. Nguyên nhân của thực trạng...................................................................................9 2.3.1. Nguyên nhân chủ
quan.........................................................................................9 2.3.2. Nguyên nhân khách
quan.....................................................................................9
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................9
Chương 3: Một số giải nhằm phát huy chi tiêu phù hợp, tiết kiệm hơn, hiệu quả cho sinh
viên xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia.............................................................10
3.1. Tăng cường việc giáo dục các kỹ năng quản lý chi
tiêu;.......................................10 3.2. Làm
thêm;.............................................................................................................10
3.3. Nâng cao nhận thức về tiêu dùng thông
minh;......................................................10 3.4. Hỗ trợ từ nhà
trường.............................................................................................10
Tiểu kết chương 3........................................................................................................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................12
1. Lý do chọn đề tài
Trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trình bày rằng tình hình kinh tế thế
giới năm 2023 gặp nhiều khó khăn từ hệ quả của đại dịch Covid – 2019, căng thẳng chính
trị, xung đột quân sự cũng như tình trạng lạm phát cao và kéo dài. Do vậy, việc xem xét
chi tiêu hợp lý của mỗi người là vô cùng quan trọng để đảm bảo được chất lượng cuộc
sống luôn ổn định. Đặc biệt, với một sinh viên đại học xa nhà, họ phải chi trả cho nhiều
khoản chi phí khác nhau nhưng họ lại chưa có việc làm tạo ra thu thập ổn định và đầy đủ,
họ bị phụ thuộc nhiều vào tài chính của gia đình, thế nên việc quản lý chi tiêu của bản
thân mang một vai trò quan trọng hơn nữa.
Ở các nước phát triển, để đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của bản thân, sinh viên
thường vay tín dụng và sẽ trả khoản vay đó từ thu nhập của mình bằng công việc làm 2 lOMoARcPSD|50730876
thêm sau giờ học hoặc nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, khoản thu thập từ việc làm thêm
là không đủ và họ vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình.
Do đó, việc cân bằng cho việc chi tiêu đối với sinh viên trở nên khó khăn hơn và là
một bài toán khá phức tạp. Điều đó dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi
không quản lý chi tiêu một cách hợp lý nhất trong hoàn cảnh hiện tại của mỗi sinh viên.
Họ không màng suy nghĩ mà chi tiêu quá nhiều cho việc mua sắm quần áo, hoạt động
giải trí và các mặt hàng xa xỉ khác. Điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng về chất lượng học tập
và kết quả học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên sẽ không đủ tiền cho chi tiêu những
ngày cuối tháng, từ đó tạo ra một áp lực về kinh tế từ các khoản phải trả khác bao gồm
học phí và sinh hoạt phí. Áp lực đó vô hình trung gây căng thẳng và không tập trung hoàn
thành việc học tập một các hiệu quả nhất. Không những vậy, việc thiếu hụt chi tiêu còn
dẫn tới việc không đủ tiền để chi trả những khoản cấp bách có thể xảy ra, phát sinh những
suy nghĩ không tốt, tác động xấu đến phẩm chất bản thân, mối quan hệ với gia đình, ảnh
hưởng đến bản thân và còn ảnh hưởng đến mọi người và xã hội xung quanh.
Vì vậy, kỹ năng quản lý chi tiêu hợp lý được coi là một kỹ năng quan trọng đối với
sinh viên hiện nay đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tại. Theo đó vẫn còn
tình trạng sinh viên thiếu hụt chi tiêu do việc quản lý chi tiêu kém hiệu quả. Để giúp tìm
hiểu sâu hơn về tình trạng đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại Học viện Hành chính Quốc gia”. Với đề tài này,
chúng ta sẽ xác định được các yếu tố tác động đến việc chi tiêu của sinh viên, tìm hiểu về
mức độ hiểu biết và mức độ chi tiêu tài chính cá nhân, tìm hiểu xem nguồn tiền được họ
sử dụng như thế nào. Từ đó, đánh giá được việc chi tiêu của sinh viên Học viện Hành
chính Quốc gia có hợp lý hay không, đồng thời dựa vào đó một số giải pháp được đề xuất
ra để cải thiện được mức độ quản lý chi tiêu hợp lý hơn và mang lại hữu ích trong tương lai.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Bona, J. T. C.(2018), “Factors affecting the spending behavior of college students”,
Journal of Fundamental and Applied Sciences, 10 (3S) đã thực hiện một nghiên cứu
nhằm đánh giá và xem xét có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh
viên tại đại học bang Surigao del Sur ở Cantilan, cực bắc đô thị ở tỉnh Surigao del Sur,
Philippines. Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ
liệu. Đồng thời, thực hiện phỏng vấn bằng cách phỏng vấn để tìm ra các câu trả lời, từ đó
xác minh câu trả lời của người trả lời và yêu cầu thêm các thông tin liên quan. Kết quả
nghiên cứu thu được cho thấy “hoàn cảnh gia đình” có ảnh hưởng rất nhiều đến “hành vi
chi tiêu của sinh viên”. Tác giả kết luận rằng chính cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành nên thái độ chi tiêu cũng như thái độ sống của con cái. Trong bài nghiên
cứu, nhận định được tác giả đưa ra rằng có kiến thức tài chính đủ chỉ là một phần trong
việc quản lý chi tiêu hợp lý, điều quan trọng là nên tìm hiểu về tài chính sớm nhất có thể
kết hợp với một thái độ sống lành mạnh tích cực với sự giáo dục và hỗ trợ từ cha mẹ.
Theo bài nghiên cứu “Kiến thức tài chính ở Nepal: Phân tích khảo sát từ sinh viên
đại học” trên Tạp chí Kinh tế NRB vào tháng 2 năm 2021 của tác giả Bharat Thapa tại
Đại học Tribhuvan cho thấy kiến thức tài chính của sinh viên cơ bản là thiếu hiểu biết về
tín dụng, thuế, thị trường cổ phiếu, báo cáo tài chính và bảo hiểm. Hầu hết sinh viên thu 3 lOMoARcPSD|50730876
nạp kiến thức tài chính từ gia đình. Đồng thời cho thấy sinh viên có trình độ tài chính cơ
bản, trình độ đó được xác định bằng “tài chính gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, loại
trường đại học đang học tập và thái độ tài chính” của sinh viên. Từ đó để nâng cao kiến
thức tài chính của sinh viên, chính phủ các cơ quản quản lý tài chính, các nhà giáo dục có
thể đưa ra những cách thức giảng dạy phát triển kiến thức tài chính của sinh viên được phát triển hơn;
Nguyễn Thị Thúy Liễu và Nguyễn Hoàng Trung (2023), “Nghiên cứu các yếu tố
tác độngđến chi tiêu cho học tập của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Đồng Tháp”
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 228(08), pp.44 -51, 2023. Họ
cho rằng vẫn còn có nhiều sinh viên nhận ra việc chi tiêu và phương pháp chi tiêu có tầm
quan trọng đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của sinh viên. Các yếu tố đã được các
tác giả tìm ra bao gồm “giới tính; kế hoạch chi tiêu cụ thể; sống cùng với gia đình/người
thân; có đi làm thêm;..”. Việc tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng vừa có thể giúp sinh
viên đánh giá được tình hình chi tiêu của bản thân, vừa là cơ sở để giúp hình thành các
giải pháp cần thiết để có thể nâng cao được hiệu quả quản lý chi tiêu cho học tập, bởi chi
tiêu cho học tập là khoản chi tiêu tốt nhất.
Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Ngọc Bảo Linh và
Lê Uyển Nhi (2021), “Tác động của hiểu biết tài chính đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân của sinh viên”, Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển – Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
290(2), tháng 8/2021, 71-80, 2021. Cũng như những nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả
nhận ra được vai trò của hành vi tài chính trong cuộc sống, đặc biệt là đối tượng sinh viên
sống xa gia đình. Vì vậy, họ đã nghiên cứu thông qua việc áp dụng bảng câu hỏi khảo sát
từ các sinh viên học tại các trường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hành vi tài chính bị tác động cùng chiều từ hiểu biết tài chính. Song song
đó, một số khuyến nghị cũng đưa ra giúp sinh viên nâng cao được mức độ hiểu biết về tài chính của sinh viên.
Thanh Thu, Đào Hồng Nhung, Phạm Minh Đức (2021), có bài viết về thực trạng
am hiểu tài chính của sinh viên Học viện Tài chính (HVTC) vào năm 2021. Chính sự
thành công của cách mạng công nghiệp 4.0 và số hóa ngành tài chính đã đặt ra cho tất cả
sinh viên những thách thức nhất định. Bởi lẽ đó, việc tìm hiểu sự tương quan giữa kiến
thức, thái độ và hành vi tài chính giúp sinh viên nhận thức được phần nào về hành vi tài
chính của mình. Nghiên cứu tại Học viện tài chính đưa ra kết quả “kiến thức tài chính” và
“thái độ tài chính” đều có tác động tương quan đến “hành vi tài chính”, khảo sát cho thấy
phần lớn bộ phận sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu tài chính dài
hạn. Vì vậy họ cần có thái độ tài chính thận trọng và có xu hướng phòng ngừa xảy ra các rủi ro có thể.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động chi tiêu của sinh viên và các nhân tố ảnh hưởng tới việc chi tiêu của sinh
viên ở xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: T6/2023 – T6/2024
- Phạm vi không gian: Sinh viên theo học tại Học viện Hành chính quốc gia 4 lOMoARcPSD|50730876
- Phạm vi nội dung: Lý luận và thực tiễn hoạt động quản lí chi tiêu cho sinh
viên Học viện Hành chính quốc gia, đồng thời làm rõ thực trạng từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lí chi tiêu của sinh viên xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại Học
viện Hành chính quốc gia và làm rõ thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao các kỹ năng quản lí chi tiêu của sinh viên ở xa
nhà tại Học viện Hành chính quốc gia được hợp lý hơn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu trong 1 tháng của sinh viên ở xa
nhà tại Học viện Hành chính quốc gia
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trong chi tiêu của sinh viên
Họcviện Hành chính quốc gia khi ở xa nhà
- Đề xuất giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chi tiêu của sinh viên ở xa nhà tại Học
viện Hành chính quốc gia.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến hoạt động chi tiêu- Sử
dụng bảng hỏi hoặc khảo sát để thu thập dữ liệu từ một mẫu sinh viên lớn. Phỏng vấn sâu
hoặc tổ chức các nhóm thảo luận để hiểu rõ về cảm nhận của sinh viên khi chi tiêu chưa
hợp lí và những khó khăn thường gặp trong việc quản lí chi tiêu khi xa gia đình.
- Thu thập dữ liệu: đây là phương pháp phổ biến vì dễ tiếp cận sinh viên, các câu
hỏi thường xoay quanh về việc chi tiêu của các bạn sinh viên
- Đánh giá và kết luận: đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của việc chi tiêu đến
đời sống của sinh viên và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng. Đưa ra kết quả, đưa ra các khuyến
nghị về việc sử dụng chi tiêu một cách lành mạnh, cân bằng giữa các khoản chi tiêu và Ý
nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 6. Ý nghĩa
Trong xã hội ngày càng phát triển, việc cân bằng giữa khoản thu nhập kiếm được
và chi trả cho phần chi tiêu là yếu tố quan trọng đối với một sinh viên xa nhà cụ thể là tại
Học viện Hành chính quốc gia nói riêng việc chi tiêu hợp lý là điều rất cần thiết. Phần lớn
nguồn thu nhập chủ yếu từ sự hỗ trợ của gia đình, có một phần nhỏ từ bản thân, tuy nhiên
không phải là tất cả sinh viên. Mỗi tháng, sinh viên cần phải chi tiêu rất nhiều thứ cho
bản thân, vậy làm sao để chi tiêu hợp lý là một điều không hề dễ dàng. Kết quả nghiên
cứu này một phần giúp cho gia đình, nhà trường hiểu thêm về việc chi tiêu của sinh viên
ở xa nhà, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu và hiệu quả hơn giúp sinh viên có cách
quản lý chi tiêu một cách hợp lý, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của bài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên 5 lOMoARcPSD|50730876
Học viện Hành chính quốc gia
Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc chi tiêu của sinh viên xa nhà
tại Học viện Hành chính quốc gia
Chương 3: Một số giải nhằm phát huy chi tiêu phù hợp, tiết kiệm hơn, hiệu quả cho
sinh viên xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia 6 lOMoARcPSD|50730876 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của
sinh viên xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm chi tiêu
1.1.2. Khái niệm chi tiêu của sinh viên
1.1.3. Khái niệm ảnh hưởng
1.1. 4. Khái niệm yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên xa nhà
1.3. Vai trò của chi tiêu hợp lý, khoa học đối với sinh viên xa nhà Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên khi
sống xa gia đình. Trước tiên, chương này đã làm rõ khái niệm về chi tiêu, chi tiêu của sinh
viên và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đó đã
được phân tích bao gồm yếu tố cá nhân, gia đình, môi trường xã hội. Đây là những yếu tố
tác động làm hình thành nên thói quen và hành vi tiêu dùng của sinh viên.Những nội dung
trong chương 1 đã cung cấp nền tảng cơ bản để đi vào phân tích thực trạng chi tiêu của
sinh viên trong chương 2, từ đó làm rõ các vấn đề đang tồn tại và tìm ra nguyên nhân cụ
thể, làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp trong các phần sau của bài luận.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc chi tiêu của sinh viên xa
nhà tại Học viện Hành chính quốc gia
2.1. Khái quát về sinh viên Học viện Hành chính quốc gia
2.2. Thực trạng hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính
quốc gia khi sống xa nhà
2.2.1. Một số ưu điểm trong hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính
quốc gia khi sống xa gia đình
2.2.2. Một số hạn chế trong hoạt động chi tiêu của sinh viên Học viện Hành chính
quốc gia khi sống xa gia đình
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2. Nguyên nhân khách quan 7 lOMoARcPSD|50730876 Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã phân tích thực trạng chi tiêu của sinh viên sống xa nhà tại Học viện Hành
chính Quốc gia, tập trung làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong hành vi tiêu dùng của
nhóm đối tượng này. Một mặt, sinh viên đã thể hiện khả năng tự lập tài chính, biết tiết
kiệm và ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu như học phí, tiền thuê nhà và ăn uống. Nhiều
sinh viên có thói quen mua sắm thông minh, tận dụng các chương trình khuyến mãi và
săn giảm giá để tối ưu hóa ngân sách cá nhân.Mặt khác, hạn chế trong quản lý chi tiêu
cũng xuất hiện khá phổ biến. Nhiều sinh viên thiếu kỹ năng lập kế hoạch tài chính, dễ bị
ảnh hưởng bởi xu hướng tiêu dùng và áp lực xã hội, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ gia đình và thiếu nguồn thu nhập ổn
định khiến sinh viên đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Những vấn đề được phân tích
trong chương 2 là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm
nâng cao năng lực quản lý tài chính cho sinh viên, được trình bày trong chương 3.
Chương 3: Một số giải nhằm phát huy chi tiêu phù hợp, tiết kiệm hơn, hiệu quả cho
sinh viên xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia
3.1. Tăng cường việc giáo dục các kỹ năng quản lý chi tiêu;
3.2. Làm thêm; 3.3. Nâng cao nhận thức về tiêu dùng thông minh;
3.4. Hỗ trợ từ nhà trường. Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thói quen chi tiêu và nâng cao năng
lực quản lý tài chính của sinh viên sống xa nhà. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở
thực tiễn và thực trạng đã phân tích trong các chương trước, tập trung vào ba khía cạnh
chính: cá nhân, gia đình và nhà trường.Ở cấp độ cá nhân, sinh viên được khuyến khích
học cách lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách hàng tháng và ưu tiên các khoản chi
tiêu thiết yếu. Đồng thời, việc tận dụng các công cụ công nghệ như ứng dụng quản lý tài
chính cũng được nhấn mạnh nhằm giúp sinh viên kiểm soát tốt hơn các khoản thu chi của
mình.Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con em về kỹ năng tài
chính từ sớm và hỗ trợ định hướng chi tiêu hợp lý. Việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ
giữa gia đình và sinh viên là yếu tố then chốt để hạn chế tình trạng phụ thuộc quá mức
hoặc thiếu kiểm soát trong chi tiêu.Cuối cùng, từ phía nhà trường, cần có các chương
trình giáo dục về tài chính cá nhân, các khóa học hoặc hội thảo nhằm trang bị cho sinh
viên những kiến thức thực tiễn. Ngoài ra, việc tạo ra môi trường hỗ trợ như cung cấp học
bổng, giảm phí sinh hoạt hoặc ưu đãi cho sinh viên cũng là một giải pháp hữu ích.Những
giải pháp này không chỉ giúp sinh viên cải thiện thực trạng tài chính hiện tại mà còn trang
bị cho họ kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong tương lai. Đây là
cơ sở để phát triển thói quen chi tiêu hợp lý, bền vững, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh và tự lập. KẾT LUẬN 8 lOMoARcPSD|50730876
Quản lý chi tiêu là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên, đặc biệt là những người sống xa
gia đình. Qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu, thực trạng của hoạt
động chi tiêu và những nguyên nhân dẫn tới thói quen chi tiêu của sinh viên, có thể thấy
rằng quản lý tài chính cá nhân không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để sinh viên
trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Sinh viên sống xa nhà tại Học viện Hành chính quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn
như chi phí sinh hoạt cao, áp lực tài chính, và tác động của môi trường xã hội. Mặc dù
nhiều sinh viên đã thể hiện khả năng tự lập và tiết kiệm, nhưng hạn chế như thiếu kỹ
năng quản lý, chi tiêu bốc đồng, và phụ thuộc vào gia đình vẫn còn phổ biến. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hiện tại mà còn tạo ra những thói quen tiêu dùng xấu cho tương lai.
Để cải thiện tình trạng này, cần có sự phối hợp từ nhiều phía. Gia đình cần giáo dục kỹ
năng tài chính từ sớm, nhà trường nên tăng cường các chương trình hỗ trợ sinh viên về
quản lý tài chính và bản thân sinh viên cần nâng cao nhận thức, rèn luyện tính kỷ luật
trong chi tiêu. Đồng thời, xã hội cũng nên xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp
sinh viên vượt qua những khó khăn về tài chính.
Tóm lại, việc quản lý chi tiêu không chỉ giúp sinh viên sống tốt hơn trong thời gian học
tập mà còn trang bị cho họ kỹ năng thiết yếu để đối mặt với cuộc sống độc lập trong
tương lai. Một lối sống chi tiêu hợp lý, có kế hoạch không chỉ giúp giảm áp lực tài chính
mà còn góp phần xây dựng sự phát triển cá nhân bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bona, J. T. C. et al, “Factors affecting the spending behavior of college
students”,Journal of Fundamental and Applied Sciences, 10 (3S), 2018
2. Nguyễn Thị Thúy Liễu và Nguyễn Hoàng Trung, “Nghiên cứu các yếu tố
tácđộngđến chi tiêu cho học tập của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học
Đồng Tháp” Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 228(08), pp.44 -51, 2023.
3. Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Ngọc
BảoLinhvà Lê Uyển Nhi, “Tác động của hiểu biết tài chính đến hành vi quản
lý tài chính cá nhân của sinh viên”, Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển – Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, 290(2), tháng 8/2021, 71-80, 2021.
4. Trần Thanh Thu, Đào Hồng Nhung và Phạm Minh Đức, “Am hiểu tài chínhcủa
sinh viên học viện tài chính - thực trạng và một số đề xuất về chương trình
giáo dục tài chính”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11(220), pp.55- 62, 2021. 9 lOMoARcPSD|50730876
5. Nguyễn Thành Trung, “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên
quan trong sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế công cộng năm 2017 Khảo
sát bằng công cụ DASS 21”,(Doctoral dissertation, Luận văn thạc sĩ y tế công
cộng, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội), 2017. 10