Bài kiểm tra giữa học phần - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MAC-LENIN
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn của bản thân. * Cơ sở lý luận:
1) Vật chất quyết định ý thức:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. (Lenin)
Ý thức tuỳ theo cách lí giải khác nhau mà có những quan điểm khác nhau. Ý thức theo
định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một được quyết định với phạm trù, theo đó ý
thức phạm trù vật chất là Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức, thể hiện thông qua việc vật chất quyết định nội dung, nguồn gốc, hình thức tồn
tại ý thức và vai trò tác dụng ý thức.
+ Quyết định nội dung ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Thế giới vật chất như thế nào thì về cơ bản thế giới tinh thần như thế đó. Điều đó có
nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới vật chất quy định.
+ Quyết định nguồn gốc ý thức:
- Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức không chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức
cao là bộ óc con người mà còn là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con
người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bộ óc con người cùng với sự tác động
của thế giới vật chất lên bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
- Nguồn gốc xã hội: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách
quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và diễn ra trong các
quan hệ xã hội. Thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà
con người có thể phản ánh được thế giới khách quan và hình thành nên ý thức. Ngôn
ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì không thể tồn tại được.
+ Quyết định hình thức tồn tại ý thức: Ý thức không thể tồn tại bên ngoài vật chất mà
nó luôn phải tồn tại thông qua, nhờ vào vật chất (ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, các
vật phẩm do con người tạo nên…). Phương thức, cách thức, hình thức tồn tại của ý
thức đều phụ thuộc vào vật chất.
+ Quyết định vai trò tác dụng ý thức: ý thức có vai trò quan trọng khi và chỉ khi nó
xâm nhập và tồn tại được trong lực lượng vật chất thông qua hoạt động thực tiễn, và
qua đó nó thể hiện vai trò và tác dụng của mình. Ý thức luôn luôn tồn tại trong vật
chất. Sức mạnh của ý thức phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của nó vào lực lượng vật
chất. Nếu ý thức không thông thâm nhập được vào thế giới vật chất thì nó không có
tác dụng gì cả. Mặt khác ý thức thể hiện được vai trò, tác dụng của nó khi khi nó phản
ánh đúng hiện thực khách quan. Ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển và sớm muộn
cũng bị xoá bỏ do không hợp qui luật.
2) Ý thức có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động ngược lại vật chất.
- Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập
tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất. Tính độc lập tương đối này
có được là nhờ thuộc tính sáng tạo, tồn tại thống nhất cùng với thuộc tính phản ánh
như 2 mặt thống nhất trong bản chất của ý thức. Bản thân thế giới vật chất không bao
giờ bộc lộ hết bản chất của nó, do đó dựa trên sự phản ánh hiện thực và chính nhờ sự
sáng tạo mà con người biết xây đựng, đề xuất các mô hình, các giả thuyết về đối
tượng nghiên cứu và dùng thực tiễn để kiểm chứng các mô hình, các giả thuyết để tìm
ra chân lý. Do đó ý thức có tính độc lập tương đối.
- Điều kiện để ý thức tác động trở lại vật chất chính là thông qua hoạt động thực tiễn
có ý thức của con người, thông qua hoạt động thực tiễn, các nhân tố ý thức xâm nhập
vào lực lượng vật chất và qua đó chúng thể hiện vai trò tác dụng của mình qua việc
vạch ra mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm biện pháp, phương thức tổ chức thực hiện, kịp
thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động con người theo mục đích đặt ra.
- Sự xâm nhập của các nhân tố ý thức vào lực lượng vật chất càng sâu rộng, sự tác
dụng của chúng trong xã hội càng lớn. Sức mạnh của ý thức sẽ thúc đẩy hiện thực
phát triển khi các nhân tố ý thức là trong sáng, tiến bộ, phản ánh đúng quy luật khách
quan của hiện thực. Ngược lại nó sẽ kìm hãm hiện thực phát triẩn khi các nhân tố ý
thức phản ánh không đúng quy luật khách quan của hiện thực mà dựa trên tình cảm,
lợi ích chủ quan của giai tầng bảo thủ, lạc hậu.
=> Từ cơ sở lý luận và phân tích trên ta thấy rằng, nguyên tắc khách quan có 2 yêu cầu cơ bản:
+ Vì vật chất quyết định ý thức nên ta cần phải tôn trọng hiện thực khách quan.
+ Ý thức có tính độc lập tương đối nên chủ thể cần phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan.
* Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc
khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
+ Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải:
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không
được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.
- Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết
khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả
tuyết đó bằng thực nghiệm.
+ Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải :
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.
- Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế
họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh,
uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra. Phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm, ý chí, lý
trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động
thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.
*Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.