Bài kiểm tra giữa kì môn xã hội học pháp luật
Bài kiểm tra giữa kì học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề bài: Bằng các ví dụ cụ thể, anh/chị hãy trình bày và làm sáng tỏ các vai trò của pháp luật.
Vai trò của pháp luật là:
1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước -
Bộ máy nhà nước gồm nhiều loại cơ quan nhà nước. Để bộ máy hoạt động
hiệu quả cần xác định đúng chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của mỗi cơ quan;
tạo ra một cơ chế đồng bộ trong xác lập và thực thi quyền lực nhà nước => phải
dựa trên các nguyên tắc, quy định cụ thể của pháp luật. Ví dụ: Pháp luật là cơ sở
pháp lý cho tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015. -
Nếu không có hệ thống quy phạm pháp luật gây ra tình trạng trùng lặp,
chồng chéo, thực hiện sai chức năng, thẩm quyền, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu
quả. Ví dụ như mỗi ngành có luật riêng: Luật Giáo dục, Luật doanh nghiệp, Luật
khám chữa bệnh, người cao tuổi, Luật PC bạo lực gia đình... -
Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ,
công chức. Nhờ có pháp luật mà hiện tượng lạm quyền, quan liêu, nhũng nhiễu,
bao biện, vô trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dễ
dàng được phát hiện và loại trừ. Ví dụ: Luật cán bộ, công chức quy định quyền
hạn, trách nhiệm, văn hóa ứng xử...
2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội -
Để quản lý xã hội, nhà nước có thể dùng nhiều phương tiện, biện pháp, trong
đó pháp luật là phương tiện quan trọng nhất. -
Pháp luật triển khai các chủ trương và chính sách của nhà nước đồng bộ, quy
mô, hiệu quả trên quy mô rộng. -
Nhờ pháp luật, nhà nước phát huy quyền lực của mình trong kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động của các tổ chức, nhân viên nhà nước và mọi công dân. -
Tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng và phức tạp: hoạch
định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính, lOMoARc PSD|27879799
tiền tệ, giá cả... Nhà nước không thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế
cụ thể, mà thực hiện quả lý ở tầm vĩ mô mang tính chất hành chính – kinh tế. -
Quá trình quản lý kinh tế không thực hiện được nếu không dựa vào pháp
luật. Nhà nước chỉ phát huy được hiệu lực của mình trong tổ chức và quản lý kinh
tế - xã hội khi dựa vào pháp luật. (VD: Luật giao thông đường bộ, Luật Lao động,
Luật ngân hàng, Luật lao động, Luật hình sự, Luật kinh tế...).
3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới -
Pháp luật có tính tiên phong, có khả năng dự báo và định hướng cho sự phát
triển của các quan hệ XH => tạo lập ra các quan hệ XH mới. -
XH luôn vận động, biến đổi, phát triển => nhà nước xây dựng, ban hành
pháp luật để điều chỉnh phù hợp, kịp thời. -
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà xã hội học phân tích, đánh giá, đưa ra
dự báo khoa học các sự kiện XH => điều chỉnh pháp luật cho phù hợp => nhà
nước xây dựng, ban hành PL nhằm định hướng, xác lập nguyên tắc, quy định, thiết
kế những mô hình tổ chức hoạt động để tạo dựng ra quan hệ XH mới.
4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các quốc gia -
Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn những nhu cầu, lợi ích đúng đắn của nhân
dân thì chế độ nhà nước nào cũng phải tôn trọng, ngược lại, nó sẽ bị phản đối,
không chấp hành => pháp luật có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. -
Sự ổn định của quốc gia là điều kiện để tạo lập các mối quan hệ bang giao
với cácnước khác. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc nội là cơ sở thiết lập mối
quan hệ => hệ thống pháp luật của mỗi nước cần phát triển => cần chú trọng đến
xây dựng và điều chỉnh các luật như: luật đầu tư, luật khoa học và công nghệ... -
Muốn mở rộng quan hệ với các nước cần chú ý đến tính đồng bộ của hệ
thống pháp luật quốc gia, sự phù hợp của pháp luật quốc gia với tập quán, thông lệ
và pháp luật quốc tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhưng không đi ngược
lại với bản sắc truyền thống pháp luật của dân tộc mình (VD: Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền hay Luật trẻ em của VN dựa trên Công ước quốc tế về quyền trẻ em)
Một số ví dụ làm sáng tỏ vai trò pháp luật:
1. Pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, đồng thời có nghĩa
vụ nộp thuế nếu sản xuất, buôn bán hàng hóa. Hay như Luật giao thông đường lOMoARc PSD|27879799
bộ quy định: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của
mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định của người đi bộ. Đây là quy tắc
mà mọi thành viên trong xã hội bắt buộc phải tuân theo. Ai không tuân thủ quy
tắc đều là vi phạm pháp luật. Làm rõ vai trò pháp luật là công cụ điều tiết và
định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội mang tính quyền lực, bắt buộc chung
2. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật này quy định các quyền cơ
bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.5 Một ví dụ về quy định các biện
pháp trừng phạt đó là theo BLHS 2015 quy định tội hiếp dâm tại Điều 141:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm. Làm rõ vai trò pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
3. Pháp luật góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường kinh doanh theo Nghị
quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm
cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia. Hay Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm
trong doanh nghiệp. Điều 188 đến 199 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội
phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
4. Nếu một người xâm phạm quyền này của người khác bằng cách trộm cắp,
phá hủy hoặc tranh chấp tài sản, sẽ phải đối mặt với hình phạt pháp lý làm rõ
vai trò pháp luật quyền sở hữu tài sản