Bài kiểm tra giữa kỳ lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lí của các tố chất vận động? Cho ví dụ? Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được  gọi là phản xạ không điều kiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
11 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài kiểm tra giữa kỳ lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lí của các tố chất vận động? Cho ví dụ? Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được  gọi là phản xạ không điều kiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: LL VÀ PP GDTC
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích sở sinh của các tố chất vận động? Cho
ví dụ?
Bài làm:
I. KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG:
tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi
là phản xạ.
Các phản xạ được di truyền, sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời
được gọi phản xạ không điều kiện. Chúng tính bẩm sinh sở của
các hành vi bản năng.
Trong quá trình sống rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện,
thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những phản
xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
dụ: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông reo
lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con chó đã
phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông.
=> Như vậy phản xạ điều kiện được hình thành trong tập luyện -> xây dựng
phản xạ.
Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các phản xạ
điều kiện. con người thể hình thành những phản xạ điều kiện rất
phức tạp: phản xạ này dựa trên phản xạ kia. Đặc biệt thể xây dựng các phản
xạ có điều kiện con người dựa trên các tín hiệu đặc biệt như: Lời nói
chữ viết. Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng các phản xạ. Khi
con người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh rất hạn chế. Phần lớn
các động tác vận động phản xạ điều kiện. Tức được hình thành trong
quá trình sống, hoặc do tập luyện.
Do yêu cầu của mục đích vận động để thích nghi với điều kiện sống các
phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác
ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động một hình thức hành động, được hình thành theo chế
phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một
cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... các kỹ
năng vận độngbản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều các kỹ năng vận
động.
- Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập
trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não chưa hình
thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm vận động cần thiết cũng
tham gia vào vận động. Động tác vậy không chính xác, nhiều cử động thừa,
không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn
tập trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trungnhững vùng nhất định trên
vỏ não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, căng co bóp mức độ hợp lý, động tác trở
nên nhịp nhàng, chính xác thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã được hình
thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được
củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý
thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một
lúc.
II. CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG:
Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người lúc phải
vận động rất nhanh, lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương đối nhỏ,
lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt
khác nhau của khả năng vận động. Các mặt khác nhau của khả năng vận động
được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.
Khả năng vận động của con người thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khéo léo.
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng
lẻ, luôn kết hợp hữu với nhau. Đồng thời trong các hoạt động thể lực cụ
thể, bao giờ cũng một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện hơn, quyết định
thành tích của toàn bộ hoạt động.
VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền
Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận động. Sự
hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển của
các tố chất vận động. ngược lại kỹ năng vận động góp phần làm cho các tố
chất vận động được hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn.
Hoạt động thể lực các tố chất vận động được chia thành 5 nhóm cơ sở sinh lí
chính:
1. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức bền.
2. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức nhanh.
3. Cơ sở sinh lí của yếu tố mềm dẻo.
4. Cơ sở sinh lí của yếu tố khéo léo.
5. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức mạnh.
1. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức bền:
a. Khái niệm:
Sức bền khả năng của thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt dộng nào đó.
Hoặc sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ định trước, hay
năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất thể thể
chịu đựng được.
b. Phân loại:
Trong từng hoạt động thì tính chất chế mệt mỏi khác nhau nên sức bền
được chia ra làm 2 loại:
- Sức bền chung: sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung
bình và nó thu hút toàn bộ cơ trong cơ thể tham gia vào hoạt động.
- Sức bền chuyên môn: sức bền đối với một hoạt động nhất định được
chọn làm đối tượng chuyên sâu.
Sức bền liên quan chặt chẽ với thời gian hoạt động, cùng một bài tập thể
thực hiện với cường độ khác nhau. Tương ứng với cường độ đó thời gian thể
giao động từ một tới vài giờ. vậy căn cứ vào thời gian hoạt động thể chia
sức bền thành các loại như sau: sức bền ưa khí; sức bền yếm khí; sức bền ưa khí
và yếm khí.
- Sức bền ưa khí: sức bền trong hoạt động từ 10 - 12phút (là hoạt động
mà nguồn năng lượng do hệ hô hấp và hệ tuần hoàn đảm nhiệm)
- Sức bền yếm khí: sức bền hoạt động với thời gian ngắn khi hệ tuần
hoàn hệ hấp chưa kịp bước vào hoạt động, với hoạt động từ 8’ -
12’
- Sức bền ưa khí yếm khí: sức bền trong thời gian hoạt động từ 2 -
12phút (thời gian đầu do nguồn năng lượng yếm khí đảm nhiệm nhưng
sau đó do nguồn năng lượng ưa khí đảm nhiệm, hệ tuần hoàn hệ
hấp hoạt động với công suất lớn để phân huỷ gluxit lipit cung cấp cho
cơ thể).
c. Phương pháp rèn luyện sức bền:
Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên những
bài tập gắng sức, nhất các bài tập chu kỳ, với thời gian dài (từ 2 3 phút
trở lên), nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của thể, khắc phục mệt mỏi
duy trì hoạt động vận động với hiệu quả cao nhất. Đó là những bài tập chạy việt
dã, bài tập chạy với quãng đường từ 1000m 5000m, với cường độ không lớn.
Đối với sinh viên để phát triển sức bền, thường tiến hành các bài tập trên
khoảng 1 lần 1 tuần và tuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động.
d. Ví dụ:
- Tự tăng cường độ chạy mỗi ngày.
- Nếu bạn muốn cải thiện thời gian chạy 10 dặm của mình, bạn sẽ cần phải
dần dần tập luyện chăm chỉ hơn bằng cách tăng:
khoảng cách bạn chạy
tốc độ bạn chạy
lượng thời gian bạn chạy
- Thực hiện các bài tập về Yoga hoặc thiền.
- dụ nay bơi được 50m, sau thời gian rèn luyện đúng phương pháp
kiên trì, thể sẽ thích nghi dần với cường độ cao, thành tích của bản
thân sẽ có thể được 100 đến 200m.
2. Cơ sở sinh lí của sức nhanh:
a. Khái niệm:
Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người, là khả năng thực
hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Sức nhanh tổ hợp trực tiếp chủ
yếu của tốc độ động tác và thời gian của phản ứng vận động.
b. Phân loại sức nhanh:
- Phản ứng nhanh
- Tấn số động tác
- Động tác đơn nhanh
c. Phương pháp rèn luyện sức nhanh:
Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp
Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao hai loại: Phản ứng
đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.
Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò bản.
Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với
vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính
bất ngờ và rút ngắn cự ly.
Ví dụ: Trò chơi vận động với bóng nhỏ.
Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác thể để
đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.
Phương pháp rèn luyện tốc độ.
Tốc độ tối đa con người thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ
phụ thuộc vào sức nhanh còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức
mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật.
vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố
chất thể lực khác hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó thể tách biệt hai xu hướng
trong rèn luyện tốc độ.
Nâng cao tần số động tác.
Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa.
d. Ví dụ:
Ví dụ: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc đang chạy có tín hiệu
thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh
hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát.
Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ một tình
huống xảy ra như người chạy qua đường, người đi xe đạp phản ứng nhanh
bằng cách thắng gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…
Ví dụ: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi bộ trong 1 phút, số lần tâng
cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi
50m,100m…
Ví dụ: Trong đấu võ đấu kiếm…xuất đòn nhanh khi đối phương ra đòn tấn công
nhanh hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi đối phương đập bóng, lập tức bên bị
tấn công có động tác đỡ bóng…
Trước hết, tố chất tốc độ được xác định sức nhanh hoạt động bản không
thể thiếu được trong sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày của con người. Tố
chất tốc độ là nền tảng để học sinh nắm vững các kỹ thuật phức tạp và nâng cao
thành tích thể thao của mình. Tố chất tốc độ của học sinh không những giúp cho
học sinh nắm vững kỹ thuật mà còn giúp hoàn thiện cũng như duy trì sự ổn định
kỹ thuật. Chỉ sự phát triển tố chất tốc độ đến trình độ cao mới thể chịu
đựng được lực vận động lớn trong học tập rèn luyện. Tố chất tốc độ còn
tiền đề quan trọng cho việc ngăn ngừa các bệnh tật, chất lượng trong học tập và
thi đấu.
3. Cơ sở sinh lí của yếu tố mềm dẻo:
a. Khái niệm:
Mềm dẻo khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa của
động tác là thước đo năng lực mềm dẻo.
b. Phân loại:
- Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn
ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. [8]
- Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ nhỏ
ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực. Trọng lượng cơ thể, lực ấn,
lực ép của HLV.
Mềm dẻo tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu chất lượng số lượng
động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến
những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao.
c. Phương pháp rèn luyện chất mềm dẻo:
Trong phát triển thể lực chung, việc tập luyện khả năng mềm dẻo là rất cần thiết
cho việc thực hiện mỗi hoạt động với tính nhịp điệu yêu cầu chất lượng thả
lỏng của tốt. được như vậy cần phải phát triển khả năng mềm dẻo cho
mỗi người tập hợp lý, thường vận dụng vào thời kỳ đầu của giai đoạn tập luyện
cho người tập còn trẻ. Bởi thời điểm này thể trẻ đang phát triển các
quan hệ thống trong thể, tiêu biểu còn yếu đang phát triển về chiều
dài, trong khi đó xương mềm nhưng lại giòn, các bao khớp còn lỏng lẻo, nếu
chúng ta không phát triển kịp thời dẫn đến thực hiện động tác cứng và khả năng
cảm giác vận động kém. Khi vận dụng các bài tập chủ yếu là các bài tập thể dục
mềm dẻo trong thể dục dụng cụ, sau đó chúng ta sử dụng các bài tập mềm dẻo
với thế như: các bài tập ngồi thế vuông đùi, duỗi chân thẳng chếch, các
thế động tác xoạc dọc - ngang,... Tất cả các bài tập phát triển mềm dẻo phải
khả năng phối hợp vận động cao, chất lượng thả lỏng tốt thế
gập sâu tối đa. Những bài tập sử dụng đó không gây ức chế thần kinh gây
được hưng phấn cho người tậpthực hiện thời gian không kéo dài quá, quãng
nghỉ bằng các động tác thực hiện luân phiên hoặc ngắn.
d. Ví dụ:
- Động tác xoạc cần tính mềm dẻo đàn hồi của dây chằng khớp háng
cần phải trải qua sự luyện tập lâu dài và đúng kỹ thuật thì 2 chân có
thể xoạc trên 1 đường thẳng 180 độ.
4. Cơ sở sinh lí của yếu tố khéo léo:
một loại tố chất của thể, các nhà khoa học cho rằng sự khéo léo nhiều
thiên hướng của hệ thần kinh hơn các tố chất vận động khác. Sự khéo léo còn có
một đặc trưng nữa là: Trong khi các tố chất nhanh, mạnh, bền, các sức bật
đều có thể đo, đánh giá một cách tương đối chính xác, thì sự khéo léo chỉ có thể
nhận định mức độ chủ quan, cảm tính nhiều hơn. Tuy nhiên qua tập luyện,
kiểm tra một cách chính xác, có khoa học thì chúng ta vẫn có thể đánh giá đúng
khả năng khéo léo của từng người.
khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều kiện
môi trường thay đổi.
sở sinh của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. vậy, mức độ
phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử
lý thông tin và hình thành các chương trình hành động.
Tố chất khéo léo phụ thuộc tất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất
khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
Tập luyện TD, TT có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động. Các tố chất
vận động nhiều điểm giống nhau về chế phát triển. vậy khi hoàn thiện
một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng biến đổi theo. Ảnh
hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu tập luyện thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bài tập thể lực thể gây ảnh hưởng xấu đối với việc phát
triển một tố chất vận động.
VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài thể ảnh hưởng đến sức bền trong
chạy cự ly.
Khi ngừng tập luyện hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng phát triển,
các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức nhanh sẽ giảm sớm
nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền.
Các tố chất thể lực giáo động trong khoảng 15 30% trong ngày đêm. Tố chất
vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.
5. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức mạnh:
a. Khái niệm:
Sức mạnh khả năng con người sinh ra lực học bằng nổ lực bắp. Nói
cách khác, sức mạnh con người khả năng khắc phục lực cản bên trong hoặc
bên ngoài bằng sự nỗ lực cơ bắp. [18]
b. Phân loại:
- Sức mạnh tuyệt đối: Là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến
trọng lượng thể. những người trình độ tập luyện tương đương
nhau nhưng trọng lượng cơ thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng lên
song song với tăng trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh tương đối: Sức mạnh tương đối tỷ số giữa sức mạnh tuyệt
đối và trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh tối đa: lực lớn nhất thể sản sinh ra bởi hệ thống thần
kinh cơ trong một lần co cơ tối đa. Sức mạnh tối đa là giá trị tuyệt đối cao
nhất về năng lực sức mạnh cho môn thể thao nhằm khắc phục lực cản bên
ngoài.
- Sức mạnh tốc độ:Là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Sức mạnh tốc độ xác định thành tích trong các môn thể thao hoạt động
không chu kỳ như các môn thi đấu đối kháng (võ) hoặc các môn bóng,
các môn có tính chu kỳ như các môn chạy…
- Sức mạnh bột phát: một hình thức của sức mạnh tốc độ xảy ra trong
một khoảng thời gian rất ngắn, đó sức mạnh phát ra rất nhanh gần
như tức thời, sức mạnh bột phát luôn đi kèm cùng phản xạ phản ứng
nhanh nhạy của cơ thể ở một pha tấn công hay phản công trong võ thuật.
- Sức mạnh bền: sức mạnh được sản sinh ra khi hoạt động trong một
khoảng thời gian tương đối dài. Sức mạnh bền yếu tố quyết định thành
tích trong các môn thể thao và khắc phục lực cản lớn trong trong một thời
gian dài.
c. Phương pháp rèn luyện sức mạnh:
Quá trình tập luyện để nâng cao sức mạnh ý nghĩa quan trọng đối với con
người. Tập luyện để phát triển sức mạnh, tập để tăng thiết diện ngang sinh
sợi cơ, nhờ sợi cơ dày lênsức mạnh cũng tăng lên, cácquan trong cơ thể
cũng được phát triển. Nhờ sức mạnh sức nhanh, sức bền, khả năng phối
hợp vận động cũng được phát huy mạnh mẽ. [15]
Một trong những phương pháp để phát triển sức mạnh cho sinh viên sử dụng
những bài tập nhằm huy động tối đa những nhóm cơ, đặc biệt các nhóm
lớn, tham gia phát triển năng lực sử dụng hợp sức mạnh trong các điều
kiện khác nhau. Các bài tập với trọng lượng nhỏ trung bình, như bài tập với
lực đàn hồi, bài tập khắc phục trọng lượng thể, bài tập với lực đối kháng của
môi trường bên ngoài, bài tập cử tạ nhỏ… hiệu quả tốt đến phát triển sức
mạnh động lực.
Trong quá trình tập luyện, phải chú ý đến các yếu tố, như trình độ thể lực, sức
khỏe, đặc điểm sinh của sinh viên để phát triển tích cực trong giáo dục sức
mạnh.
Để rèn luyện sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức các động
tác với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh
chia làm hai nhóm. Nhóm một: các bài tập với lực đối kháng bên ngoài đó
các bài tập với dụng cụ nặng, các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập,
các bài tập với lực đàn hồi, các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên
ngoài (chạy trên cát, trên mùn cưa, bãi biển…). Nhóm hai: các bài tập khắc
phục trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, trong rèn luyện sức mạnh người ta còn sử dụng rộng rãi các bài tập
khắc phục trọng lượng cơ thể cộng thêm trọng lượng của vật thể bên ngoài.
Trong các hoạt động TDTT, sức mạnh điều kiện quan trọng để nâng cao
thành tích thể thao. Tuổi từ 18 đến 25 tuổi rất thuận lợi cho bắp phát triển
sức mạnh. Chính thế, trong quá trình tập luyện, rèn luyện sức mạnh sao cho
phù hợp nhất để phát triển sức mạnh một cách tốt nhất.
d. Ví dụ:
Trong kéo co thì sức nhanh của động tác một trong những sở quyết định.
Và trong thi đấu đỉnh cao, sức nhanh của động tác được bộc lộ rõ nét nhất trong
một trận đấu: có hoàn tất hiệp đấu đó một cách nhanh nhất.
| 1/11

Preview text:

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: LL VÀ PP GDTC
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lí của các tố chất vận động? Cho ví dụ? Bài làm: I.
KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG:
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ.
Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời
được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng.
Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện, có
thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những phản
xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông reo và
lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con chó đã có
phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông.
=> Như vậy phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập luyện -> xây dựng phản xạ.
Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các phản xạ
có điều kiện. Ở con người có thể hình thành những phản xạ có điều kiện rất
phức tạp: phản xạ này dựa trên phản xạ kia. Đặc biệt có thể xây dựng các phản
xạ có điều kiện ở con người dựa trên các tín hiệu đặc biệt như: Lời nói và
chữ viết. Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng là các phản xạ. Khi
con người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh rất hạn chế. Phần lớn
các động tác vận động là phản xạ có điều kiện. Tức là được hình thành trong
quá trình sống, hoặc do tập luyện.
Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống các
phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có
ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo cơ chế
phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một
cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... là các kỹ
năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ năng vận động.
- Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình
thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng
tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động thừa, không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn
tập trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên
vỏ não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động tác trở
nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã được hình
thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được
củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý
thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc. II.
CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG:
Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có lúc phải
vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương đối nhỏ, có
lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt
khác nhau của khả năng vận động. Các mặt khác nhau của khả năng vận động
được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.
Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khéo léo.
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng
lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong các hoạt động thể lực cụ
thể, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện rõ hơn, quyết định
thành tích của toàn bộ hoạt động.
VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền
Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận động. Sự
hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển của
các tố chất vận động. Và ngược lại kỹ năng vận động góp phần làm cho các tố
chất vận động được hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn.
Hoạt động thể lực các tố chất vận động được chia thành 5 nhóm cơ sở sinh lí chính:
1. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức bền.
2. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức nhanh.
3. Cơ sở sinh lí của yếu tố mềm dẻo.
4. Cơ sở sinh lí của yếu tố khéo léo.
5. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức mạnh.
1. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức bền: a. Khái niệm:
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt dộng nào đó.
Hoặc sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ định trước, hay
là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. b. Phân loại:
Trong từng hoạt động thì tính chất và cơ chế mệt mỏi khác nhau nên sức bền
được chia ra làm 2 loại:
- Sức bền chung: là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung
bình và nó thu hút toàn bộ cơ trong cơ thể tham gia vào hoạt động.
- Sức bền chuyên môn: là sức bền đối với một hoạt động nhất định được
chọn làm đối tượng chuyên sâu.
Sức bền có liên quan chặt chẽ với thời gian hoạt động, cùng một bài tập có thể
thực hiện với cường độ khác nhau. Tương ứng với cường độ đó thời gian có thể
giao động từ một tới vài giờ. Vì vậy căn cứ vào thời gian hoạt động có thể chia
sức bền thành các loại như sau: sức bền ưa khí; sức bền yếm khí; sức bền ưa khí và yếm khí.
- Sức bền ưa khí: là sức bền trong hoạt động từ 10 - 12phút (là hoạt động
mà nguồn năng lượng do hệ hô hấp và hệ tuần hoàn đảm nhiệm)
- Sức bền yếm khí: là sức bền hoạt động với thời gian ngắn khi hệ tuần
hoàn và hệ hô hấp chưa kịp bước vào hoạt động, với hoạt động từ 8’’ - 12’’
- Sức bền ưa khí và yếm khí: là sức bền trong thời gian hoạt động từ 2 -
12phút (thời gian đầu do nguồn năng lượng yếm khí đảm nhiệm nhưng
sau đó do nguồn năng lượng ưa khí đảm nhiệm, hệ tuần hoàn và hệ hô
hấp hoạt động với công suất lớn để phân huỷ gluxit và lipit cung cấp cho cơ thể).
c. Phương pháp rèn luyện sức bền:
Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên là những
bài tập gắng sức, nhất là các bài tập có chu kỳ, với thời gian dài (từ 2 – 3 phút
trở lên), nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể, khắc phục mệt mỏi và
duy trì hoạt động vận động với hiệu quả cao nhất. Đó là những bài tập chạy việt
dã, bài tập chạy với quãng đường từ 1000m – 5000m, với cường độ không lớn.
Đối với sinh viên để phát triển sức bền, thường tiến hành các bài tập trên
khoảng 1 lần 1 tuần và tuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động. d. Ví dụ:
- Tự tăng cường độ chạy mỗi ngày.
- Nếu bạn muốn cải thiện thời gian chạy 10 dặm của mình, bạn sẽ cần phải
dần dần tập luyện chăm chỉ hơn bằng cách tăng:
● khoảng cách bạn chạy ● tốc độ bạn chạy
● lượng thời gian bạn chạy
- Thực hiện các bài tập về Yoga hoặc thiền.
- Ví dụ nay bơi được 50m, sau thời gian rèn luyện đúng phương pháp và
kiên trì, cơ thể sẽ thích nghi dần với cường độ cao, thành tích của bản
thân sẽ có thể được 100 đến 200m.
2. Cơ sở sinh lí của sức nhanh: a. Khái niệm:
Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người, là khả năng thực
hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Sức nhanh là tổ hợp trực tiếp và chủ
yếu của tốc độ động tác và thời gian của phản ứng vận động.
b. Phân loại sức nhanh: - Phản ứng nhanh - Tấn số động tác - Động tác đơn nhanh
c. Phương pháp rèn luyện sức nhanh:
Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp
Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao có hai loại: Phản ứng
đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.
Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản.
Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với
vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính
bất ngờ và rút ngắn cự ly.
Ví dụ: Trò chơi vận động với bóng nhỏ.
Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để
đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.
Phương pháp rèn luyện tốc độ.
Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ
phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức
mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật.
Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố
chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng
trong rèn luyện tốc độ.
Nâng cao tần số động tác.
Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa. d. Ví dụ:
Ví dụ: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc đang chạy có tín hiệu
thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh
hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát.
Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ có một tình
huống xảy ra như có người chạy qua đường, người đi xe đạp phản ứng nhanh
bằng cách thắng gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…
Ví dụ: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi bộ trong 1 phút, số lần tâng
cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi 50m,100m…
Ví dụ: Trong đấu võ đấu kiếm…xuất đòn nhanh khi đối phương ra đòn tấn công
nhanh hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi đối phương đập bóng, lập tức bên bị
tấn công có động tác đỡ bóng…
Trước hết, tố chất tốc độ được xác định là sức nhanh hoạt động cơ bản không
thể thiếu được trong sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày của con người. Tố
chất tốc độ là nền tảng để học sinh nắm vững các kỹ thuật phức tạp và nâng cao
thành tích thể thao của mình. Tố chất tốc độ của học sinh không những giúp cho
học sinh nắm vững kỹ thuật mà còn giúp hoàn thiện cũng như duy trì sự ổn định
kỹ thuật. Chỉ có sự phát triển tố chất tốc độ đến trình độ cao mới có thể chịu
đựng được lực vận động lớn trong học tập và rèn luyện. Tố chất tốc độ còn là
tiền đề quan trọng cho việc ngăn ngừa các bệnh tật, chất lượng trong học tập và thi đấu.
3. Cơ sở sinh lí của yếu tố mềm dẻo: a. Khái niệm:
Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa của
động tác là thước đo năng lực mềm dẻo. b. Phân loại:
- Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn
ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. [8]
- Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ nhỏ
ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực. Trọng lượng cơ thể, lực ấn, lực ép của HLV.
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu chất lượng và số lượng
động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến
những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao.
c. Phương pháp rèn luyện chất mềm dẻo:
Trong phát triển thể lực chung, việc tập luyện khả năng mềm dẻo là rất cần thiết
cho việc thực hiện mỗi hoạt động với tính nhịp điệu và yêu cầu chất lượng thả
lỏng của cơ tốt. Có được như vậy cần phải phát triển khả năng mềm dẻo cho
mỗi người tập hợp lý, thường vận dụng vào thời kỳ đầu của giai đoạn tập luyện
cho người tập còn trẻ. Bởi ở thời điểm này cơ thể trẻ đang phát triển các cơ
quan hệ thống trong cơ thể, tiêu biểu là cơ còn yếu và đang phát triển về chiều
dài, trong khi đó xương mềm nhưng lại giòn, các bao khớp còn lỏng lẻo, nếu
chúng ta không phát triển kịp thời dẫn đến thực hiện động tác cứng và khả năng
cảm giác vận động kém. Khi vận dụng các bài tập chủ yếu là các bài tập thể dục
mềm dẻo trong thể dục dụng cụ, sau đó chúng ta sử dụng các bài tập mềm dẻo
với tư thế như: các bài tập ngồi tư thế vuông đùi, duỗi chân thẳng và chếch, các
tư thế động tác xoạc dọc - ngang,... Tất cả các bài tập phát triển mềm dẻo phải
có khả năng phối hợp vận động cao, có chất lượng thả lỏng cơ tốt và có tư thế
gập sâu tối đa. Những bài tập sử dụng đó không gây ức chế thần kinh và gây
được hưng phấn cho người tập và thực hiện thời gian không kéo dài quá, quãng
nghỉ bằng các động tác thực hiện luân phiên hoặc ngắn. d. Ví dụ:
- Động tác xoạc cần tính mềm dẻo đàn hồi của dây chằng khớp háng
cần phải trải qua sự luyện tập lâu dài và đúng kỹ thuật thì 2 chân có
thể xoạc trên 1 đường thẳng 180 độ.
4. Cơ sở sinh lí của yếu tố khéo léo:
Là một loại tố chất của cơ thể, các nhà khoa học cho rằng sự khéo léo có nhiều
thiên hướng của hệ thần kinh hơn các tố chất vận động khác. Sự khéo léo còn có
một đặc trưng nữa là: Trong khi các tố chất nhanh, mạnh, bền, và các sức bật
đều có thể đo, đánh giá một cách tương đối chính xác, thì sự khéo léo chỉ có thể
nhận định ở mức độ chủ quan, cảm tính nhiều hơn. Tuy nhiên qua tập luyện,
kiểm tra một cách chính xác, có khoa học thì chúng ta vẫn có thể đánh giá đúng
khả năng khéo léo của từng người.
Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều kiện môi trường thay đổi.
Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy, mức độ
phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử
lý thông tin và hình thành các chương trình hành động.
Tố chất khéo léo phụ thuộc tất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất
khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
Tập luyện TD, TT có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động. Các tố chất
vận động có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển. Vì vậy khi hoàn thiện
một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng biến đổi theo. Ảnh
hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu tập luyện thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đối với việc phát
triển một tố chất vận động.
VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong chạy cự ly.
Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng phát triển,
các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức nhanh sẽ giảm sớm
nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền.
Các tố chất thể lực giáo động trong khoảng 15 – 30% trong ngày đêm. Tố chất
vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.
5. Cơ sở sinh lí của yếu tố sức mạnh: a. Khái niệm:
Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nổ lực cơ bắp. Nói
cách khác, sức mạnh con người là khả năng khắc phục lực cản bên trong hoặc
bên ngoài bằng sự nỗ lực cơ bắp. [18] b. Phân loại:
- Sức mạnh tuyệt đối: Là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến
trọng lượng cơ thể. Ở những người có trình độ tập luyện tương đương
nhau nhưng trọng lượng cơ thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng lên
song song với tăng trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh tương đối: Sức mạnh tương đối là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt
đối và trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh tối đa: Là lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần
kinh cơ trong một lần co cơ tối đa. Sức mạnh tối đa là giá trị tuyệt đối cao
nhất về năng lực sức mạnh cho môn thể thao nhằm khắc phục lực cản bên ngoài.
- Sức mạnh tốc độ:Là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Sức mạnh tốc độ xác định thành tích trong các môn thể thao hoạt động
không chu kỳ như các môn thi đấu đối kháng (võ) hoặc các môn bóng,
các môn có tính chu kỳ như các môn chạy…
- Sức mạnh bột phát: Là một hình thức của sức mạnh tốc độ xảy ra trong
một khoảng thời gian rất ngắn, đó là sức mạnh phát ra rất nhanh và gần
như tức thời, sức mạnh bột phát luôn đi kèm cùng phản xạ và phản ứng
nhanh nhạy của cơ thể ở một pha tấn công hay phản công trong võ thuật.
- Sức mạnh bền: Là sức mạnh được sản sinh ra khi hoạt động trong một
khoảng thời gian tương đối dài. Sức mạnh bền là yếu tố quyết định thành
tích trong các môn thể thao và khắc phục lực cản lớn trong trong một thời gian dài.
c. Phương pháp rèn luyện sức mạnh:
Quá trình tập luyện để nâng cao sức mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với con
người. Tập luyện để phát triển sức mạnh, là tập để tăng thiết diện ngang sinh lý
sợi cơ, nhờ sợi cơ dày lên mà sức mạnh cũng tăng lên, các cơ quan trong cơ thể
cũng được phát triển. Nhờ có sức mạnh mà sức nhanh, sức bền, khả năng phối
hợp vận động cũng được phát huy mạnh mẽ. [15]
Một trong những phương pháp để phát triển sức mạnh cho sinh viên là sử dụng
những bài tập nhằm huy động tối đa những nhóm cơ, đặc biệt là các nhóm cơ
lớn, tham gia và phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều
kiện khác nhau. Các bài tập với trọng lượng nhỏ và trung bình, như bài tập với
lực đàn hồi, bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể, bài tập với lực đối kháng của
môi trường bên ngoài, bài tập cử tạ nhỏ… có hiệu quả tốt đến phát triển sức mạnh động lực.
Trong quá trình tập luyện, phải chú ý đến các yếu tố, như trình độ thể lực, sức
khỏe, đặc điểm sinh lý của sinh viên để phát triển tích cực trong giáo dục sức mạnh.
Để rèn luyện sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động
tác với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh
chia làm hai nhóm. Nhóm một: các bài tập với lực đối kháng bên ngoài đó là
các bài tập với dụng cụ nặng, các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập,
các bài tập với lực đàn hồi, các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên
ngoài (chạy trên cát, trên mùn cưa, bãi biển…). Nhóm hai: các bài tập khắc
phục trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, trong rèn luyện sức mạnh người ta còn sử dụng rộng rãi các bài tập
khắc phục trọng lượng cơ thể cộng thêm trọng lượng của vật thể bên ngoài.
Trong các hoạt động TDTT, sức mạnh là điều kiện quan trọng để nâng cao
thành tích thể thao. Tuổi từ 18 đến 25 là tuổi rất thuận lợi cho cơ bắp phát triển
sức mạnh. Chính vì thế, trong quá trình tập luyện, rèn luyện sức mạnh sao cho
phù hợp nhất để phát triển sức mạnh một cách tốt nhất. d. Ví dụ:
Trong kéo co thì sức nhanh của động tác là một trong những cơ sở quyết định.
Và trong thi đấu đỉnh cao, sức nhanh của động tác được bộc lộ rõ nét nhất trong
một trận đấu: có hoàn tất hiệp đấu đó một cách nhanh nhất.