-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương lý luận GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH nguyên thủy, XH chiếm hữu nô lệ. Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH phong kiến, thời cận đại đương đại. Hệ thống GDTC trong trường đại học. Chức năng giáo dục và chức năng kinh tế của TT. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận và phương pháp GDTC 23 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đề cương lý luận GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH nguyên thủy, XH chiếm hữu nô lệ. Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH phong kiến, thời cận đại đương đại. Hệ thống GDTC trong trường đại học. Chức năng giáo dục và chức năng kinh tế của TT. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận và phương pháp GDTC 23 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Câu 1: Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH nguyên thủy, XH chiếm hữu nô lệ
1. Thời kỳ xã hội nguyên thủy
- Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết
định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để
tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp... đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay
+ Loài người nguyên thủy chế tạo và sử dụng các công cụ lao động. Muốn kiếm ăn
và sống an toàn, họ phải đấu tranh với thiên tai và dã thú.
+ Đấu tranh khốc liệt -> sinh tồn -> phải biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi,…điều
kiện khắc nghiệt. Bài tập thể chất -> nảy sinh.
+ Bản chất tự nhiên -> hàng đầu. Đối phó với điều kiện môi trường sống = kinh nghiệm tích lũy.
+ Trò chơi (nhàn rỗi, giải trí) + rèn luyện thân thể (phòng chữa bệnh) => góp phần
quan trọng để phát triển các bài tập thể chất.
+ Có sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động
(lao động). Kinh nghiệm sử dụng công cụ => nhận thức tác dụng của việc chuẩn bị
trước thông qua tập luyện các bài tập => các bài tập => “tách khỏi” cơ sở ban đầu
là lao động và được khái quát, trừu tượng hóa => các môn thể thao.
Ví dụ: Trên cơ sở tự nhiên lúc săn đuổi hay chạy trốn kẻ thù đã dần dần hình
thành môn chạy, nhảy, qua chướng ngại vật; ném trúng đích thành môn Ném
2. Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ
- Chế độ thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên:
+ Con người biết làm ăn chung, biết phối hợp, phân công lao động -> sản xuất
được nhiều sản phẩm -> khả năng bóc lột lao động xuất hiện.
+ Tù binh thành nô lệ -> có lợi -> Xã hội có giai cấp và nhà nước
+ Chiến tranh -> phục vụ cho cuộc bành trướng quyền lực, mở rộng lãnh thổ ->
chiến tranh phục vụ mục đích chính trị.
+ Chiến tranh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ, sức mạnh, sức
bền, khéo léo cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí.
Hệ thống GDTC và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời.
Chúng mang tính giai cấp. Các môn bơi, chạy, đấu kiếm, cưỡi ngựa, vật,… là
những nội dung chính để rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu cho quân đội.
+ Ở La Mã cổ đại, các cuộc thi đấu Olympic diễn ra sôi nổi. Sức mạng của các
binh lính không chỉ dùng cho chiến tranh mà còn được đưa ra đấu trường để tăng
sự hứng khởi, niềm vui rèn luyện sức khỏe.
Câu 2: Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất: XH phong kiến, thời cận đại đương đại
1. Thời kỳ xã hội phong kiến
- Thời kỳ phong kiến sơ kỳ:
+ Các nước mạnh -> thực hiện các cuộc xâm lược => đào tạo quân sự (bắt buộc
đối với các chúa phong kiến)
+ Nông dân chú ý trò chơi giải trí và các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền, khéo
léo, và các bài tập mang tính quân sự -> chống kẻ thù để bảo vệ mình.
- Thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển:
+ TK IV, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở Tây Âu.
+ Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc được phát
triển (hệ thống giáo dục hiệp sĩ) có 3 cấp:
Từ 7 tuổi: Tập trung tập luyện quân sự như cưỡi ngựa, đấu kiếm, bơi…
đồng thời học các quy tắc hiệp sĩ.
Từ 14 tuổi: Được sử dụng vũ khí để làm tuỳ tùng cho lãnh chúa trong các
cuộc hành quân và tham gia thi đấu hiệp sĩ, tham gia chiến đấu.
21 tuổi: Trở thành hiệp sĩ thật sự và tiếp tục tập luyện để thi đấu hiệp sĩ và chiến đấu.
+ Thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển TDTT.
+ Các môn ném đá, đẩy tạ, ném búa chim hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần
được mọi người thừa nhận. Thi đấu mang tính chất thuần tuý, tham gia thi đấu
mang tính tự nguyện, thi đấu không gắn với tôn giáo, thi đấu có tính hài hước và từ
“thể thao” có lẽ ra đời từ thời gian này.
- Thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản:
+ Sử dụng giáo dục thể chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường
sức khoẻ và phát triển sức mạnh thể chất.
+ Nhà nhân đạo chủ nghĩa Ý đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui sướng”.
Trong trường có giảng dạy GDTC và TT. Lần đầu tiên đưa vào kế hoạch học tập của trường.
+ Dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi ngựa, bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh.
Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp đề nghị luân phiên giờ học văn hoá và tập thể
dục => mục đích giáo dục con người.
2. Thời kỳ cận đại và đương đại
- Những cơ sở tư tưởng lý luận của giáo dục thể chất:
+ Giăng giắc rút xô (1712 – 1778 - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của
triết học Khai sáng Pháp) đã phát triển tư tưởng về vai trò quy định của môi trường
bên ngoài trong việc hình thành nhân cách con người. Ông viết “thân thể sinh ra
trước tâm hồn, nên việc quan tâm đến thân thể phải là việc trước tiên”.
+ Các nhà giáo dục Thuỵ Sĩ có công lớn trong lĩnh vực GDTC, soạn ra phương
pháp phân tích, gọi các động tác ở khớp là các động tác sơ đẳng, là cơ sở để giảng
dạy động tác phối hợp phức tạp.
+ Các nhà cách mạng tư sản pháp ở cuối thế kỉ XVIII có công lớn trong cơ sở lý
luận cho GDTC. Họ cho rằng cần phải đưa GDTC vào hệ thống giáo dục quốc dân.
- Sự nảy sinh và phát triển của các hệ thống giáo dục thể chất quốc gia:
+ Hệ thống giáo dục ở Đức cho rằng phương tiện GDTC gồm: rèn luyện chống
thời tiết xấu, biết chịu đói, khát, mất ngủ, phát triển giác quan (trượt băng, mang vác,…)
+ Hệ thống GDTC của Thụy Điển là tính đối xứng và thẳng hàng. Tư thế đúng của
tay chân và mình được đặc biệt chú ý.
+ Hệ thống GDTC ở Pháp có tính chất ứng dụng quân sự đào tạo binh sĩ. Các bài
tập đi, chạy, nhảy, mang vác ở các địa hình tự nhiên. Các bài tập thăng bằng, bò,
leo trèo, bơi, lặn, vật, ném, bắn, đấu kiếm, nhào lộn hay các bài tập tay không, múa.
+ GDTC và thể thao của các nước Đan Mạch, Anh, Mỹ và một số nước Đông Á,
Đông Nam Á là những trung tâm chính phát triển TDTT.
- GDTC ở Việt Nam hiện nay:
+ Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra các nhiệm vụ cấp bách: Phát
động phong trào tăng gia sản xuất, chống giặc đói, “phải nâng cao sức khỏe cho
toàn dân, một trong những biện pháp tích cực là tập luyện thể dục”. Nhiệm vụ
được thể hiện ở 3 khẩu hiệu: Phổ thông thể dục; gây đời sống mới; cải tạo nòi giống.
+ GDTC trong các trường đại học bắt đầu từ năm 1958 tiến hành giảng dạy chính
khóa. Đến nay, GTDC là môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục từ mầm non
đến đại học. Ở bậc đại học chương trình môn GDTC bao gồm các học phần bắt và
các học phần tự chọn. Ngoài ra còn các quy định về hoạt động TDTT ngoại khóa
cho học sinh, sinh viên đánh giá xếp loại thể lực.
Câu 3: Hệ thống GDTC trong trường đại học
- Là quá trình giáo dục, rèn luyện của nhà trường đối với tất cả các sinh viên
nhằm phát triển thể chất, nhân cách; bồi dưỡng và nâng cao tri thức chuyên môn
về lý luận và phương pháp GDTC, củng cố và phát triển năng khiếu để sinh viên
học tập và rèn luyện đạt kết quả cao trong quá trình học tập.
- HT gdtc trong trường đh là Là những quan điểm, mục tiêu hệ thống tri thức
GDTC; cấu trúc, nội dung và hình thức GDTC; phương pháp GDTC; tổ chức quản lý GDTC.
1. Chủ thể và đối tượng GDTC trong trường đại học - Chủ thể:
+ Nhà trường đề ra phương hướng công tác GDTC để thực hiện chương trình giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Khoa hoặc bộ môn GDTC chịu trách nhiệm giảng dạy, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả.
+ Phòng đào tạo, phòng Y tế cùng phối hợp với bộ môn GDTC tham gia vào quản
lý, kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ đối với sinh viên.
- Đối tượng:
Sinh viên các lớp bằng 1 bắt buộc phải tham gia các chương trình chính
khóa và ngoại khóa. Sinh viên bằng 2 có thể tham gia hoạt động phong trào TD, TT của nhà trường.
- Trách nhiệm của sinh viên:
+ Tham gia giờ học theo quy định
+ Kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ
+ Tích cực tìm hiểu các tài liệu về TD, TT
+ Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
+ Tích cực tham gia các hoạt động TD, TT
2. Mục đích và nhiệm vụ
- Mục đích: Thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ KHKT, QLKT, văn hóa xã
hội,… phát triển cơ thể hài hòa, có thể chất cường tráng => đáp ứng được yêu cầu
chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản
xuất… trong thời kỳ mới.
- Nhiệm vụ: Giáo dục đạo đức XHCN cho sinh viên, rèn luyện tinh thần tập
thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng cho họ niềm tin lối sống tích cực lành mạnh,
tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể.
3. Hình thức và phương tiện
- Hình thức GDTC: Giảng dạy phần lý thuyết trên lớp; tập luyện thực hành
kỹ thuật ngoài sân vận động lồng ghép với lý thuyết chuyên môn; tổ chức các hoạt
động ngoại khóa để đẩy mạnh phong trào TD, TT của sinh viên.
- Phương tiện GDTC:
+ Phần lý thuyết chung: Phương tiện dạy học được trang bị trong học đường.
+ Phần thực hành kỹ thuật: Sân bãi, nhà tập, phương tiện, dụng cụ… tập luyện và thi đấu
Câu 4: Chức năng giáo dục và chức năng kinh tế của TT
1. Chức năng giáo dục
Tuy chế độ xã hội của các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng
đều rất coi trọng tác dụng của thể dục thể thao trong giáo dục. Chức năng giáo dục
được biển hiện trên hai phương diện:
+ Tác dụng trong xã hội: TDTT có tính hoạt động, cạnh tranh, nghệ thuật, lễ nghĩa
và quốc tế => khêu gợi và kích thích lòng yêu tổ quốc, tinh thần tự hào, đoàn kết dân tộc
+ Tác dụng trong trường học: Thực hiện mục tiêu của sự nghiệp GD&DT của
nước ta => tạo nên con người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ và lao động)
=> giúp cho việc nâng cao thể chất, giáo dục tinh thần đoàn kết, các phẩm chất đạo
đức và tâm lý... cho học sinh
2. Chức năng kinh tế
TDTT và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ, sức lao động và sản xuất được
nâng cao là tiêu chí quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong các loại tố chất của con người thì tố chất thể lực đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Các nước rất chú trọng đến tác dụng của TDTT đối với việc phát triển thể lực
cho người lao động, lấy việc làm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh làm thành mục tiêu
thúc đẩy sức lao động sản xuất của xã hội => chức năng kinh tế ban đầu của thể dục thể thao.
Thể dục thể thao thành tích cao và các ngành kinh tế thương mại, du lịch... có
mối quan hệ hết sức mật thiết. Một cuộc thi đấu thể thao được tổ chức ở một địa
điểm nào đó sẽ kéo theo hàng loạt dịch vụ, ngành nghề kinh tế như: Du lịch,
thương mại, thông tin, dịch vụ phát triển
Câu 5: Nguyên nhân và cách phòng chống chấn thương trong TDTT
1. Nguyên nhân của chấn thương
+ K/n: Là các chấn thương xảy ra trong quá trình luyện tập td,tt
+ Chấn thường thể thao khác với các chấn thương trong shoat và lao động,
chủ yếu có 2 mặt nguyên nhân: Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân tiềm ẩn
- Nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân chung):
+ Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng
+ Thiếu sót trong khởi động.
+ Trình độ huấn luyện kém.
+ Trạng thái cơ thể không tốt.
+ Phương pháp tổ chức không thoả đáng. + Vi phạm quy tắc TT.
+ Sân bãi dụng cụ, trang phục không phù hợp yêu cầu vệ sinh an toàn, khí hậu thời tiết xấu.
- Nguyên nhân tiềm ẩn (Nguyên nhân dẫn dắt):
Do hai nhân tố tiềm ẩn về sinh lý, giải phẫu của các bộ phận cơ thể nào đó
và đặc điểm kỹ thuật của bản thân môn TT quyết định. Chỉ khi có sự tác động của
nguyên nhân trực tiếp thì những yếu tố tiềm ẩn này mới trở thành nguyên nhân dẫn
tới chấn thương. Có rất nhiều nhân tố nội tạng khác nhau và quy luật phát sinh
chấn thương của mỗi nhân tố này cũng rất khác nhau
+ Đặc điểm giải phẫu sinh lý.
+ Đặc điểm về lứa tuổi.
+ Đặc điểm của kỹ thuật bản thân môn TT.
2. Nguyên tắc đề phòng chấn thương
- Tăng cường giáo dục về mục đích của TD, TT:
+ Hiểu những kiến thức có liên quan về vấn đề chấn thương.
+ Tăng cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật.
- Sắp xếp hợp lý quá trình tập luyện và thi đấu: Tìm hiểu kỹ trọng tâm và những
nội dung khó của buổi tập, có sự chuẩn bị, dự phòng tốt
- Phải khởi động tốt: nâng cao tính hưng phấn, tăng cường chức năng, khắc
phục tính sinh lý của các chức năng, chuẩn bị tốt cho phần tập luyện chính.
- Tăng cường bảo hiểm và tự bảo hiểm:
+ Bảo hiểm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chấn thương.
+ Người tham gia tập luyện TD, TT cần phải học được phương pháp tự bảo hiểm.
- Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi dụng cụ:
+ Cần phải định kỳ tiến hành kiểm tra thể lực, sức khoẻ...
+ Cần phải tăng cường quan sát, kiểm tra y học và kiểm tra sức khỏe định kỳ
Câu 6: Phân tích khái niệm thể thao và GDTC
1. Khái niệm thể thao
- Nghĩa hẹp: Là một hoạt động mang tính trò chơi, một hình thức thi đấu đặc
biệt chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động bằng thể lực => phát huy những
năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao, cao nhất được so sánh trực tiếp và công
bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.
- Nghĩa rộng: Bao gồm các hoạt động thi đấu, chuẩn bị đặc biệt cho thi đấu
cùng những quan hệ chuẩn mực và những thành tựu nảy sinh trên cơ sở các hoạt
động đó gộp chung lại. - Được phân thành:
+ TT quần chúng: là các hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện tùy theo hứng
thú, nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng thành viên xã hội.
+ TT nâng cao (TT thành tích cao): là loại hình thể thao theo chiều sâu, vận động
viên được tuyển chọn, đào tạo có hệ thống nhằm phát huy khả năng cao nhất, vượt
qua giới hạn => nâng cao thành tích
2. Khái niệm giáo dục thể chất
- Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy
học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người. Tổng hợp quá trình xác định khả năng thích nghi thể lực của con người.
- Chia thành hai mặt riêng biệt: dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
- GDTC kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ nhằm phát triển
con người cân đối toàn diện.
=> là một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người
và tuân theo sự phát triển xã hội, cho nên nó mang tính lịch sử và tính giai cấp.
- GDTC ra đời bởi hai nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
+ Nguyên nhân khách quan (điều kiện bắt buộc): muốn có ăn ở mặc thì con người
phải tự tự săn bắn hái lượm được để kiếm sống, chính hoạt động săn bắn và hái
lượm đã làm cho bài tập thể chất ra đời.
+ Nguyên nhân chủ quan: thức ăn ngày một khan hiếm => con người nhận thức
vai trò của việc chuẩn bị trước cho lao động, sẽ giúp cho lao động đạt được kết quả
càng cao => bài tập thể chất ra đời. GDTC có chức năng chuẩn bị thể lực cho con
người để thực hiện các hoạt động do xã hội quy định.
Câu 7: Phân tích cấu trúc của 1 buổi tập TDTT. Để buổi tập có hiệu quả cần
lưu ý yếu tố nào? Tại sao?
1. Cấu trúc 1 buổi tập TD, TT:
- Chia làm 3 phần, yêu cầu người tập phải tuân theo để đảm bảo luyện tập có
khoa học, có hệ thống để thể lực cùng thành tích được nâng cao dần, đồng thời
giảm tối đa các phản ứng xấu, chấn thương có thể xảy ra cho người tập
- Phần chuẩn bị:
+ Khởi động chung: Đưa cơ thể từ trạng thái bình thường sang trạng thái vận động
và vận động cường độ cao. Gồm: các bài thể dục tay, chân, nhảy, các khớp,…
+ Khởi động chuyên môn: Những bài tập chuẩn bị cho phần chính (cơ bản), gần
giống hoặc là phân đoạn của nội dung chính, có khi là những kỹ năng vận động
Mục đích: bổ trợ cho nội dung chính trong phần cơ bản và ôn tập những nội dung hoàn thiện
- Phần cơ bản:
+ Là phần chính của buổi tập: gồm bài tập mới (động tác mới), bài tập đang hoàn
thiện để trở thành kỹ năng kỹ xảo vận động, 10-15 phút cuối tập thể lực, các bài
tập nâng cao sức bền ở cuối buổi tập, không tăng tốc độ và các bài tập khéo léo khi cơ thể mệt mỏi
+ Lượng vận động phải phù hợp với sức khỏe từng người.
- Phần kết thúc:
+ tập các bài thả lỏng cơ bắp, hồi tĩnh, tập thở, trò chơi làm giảm căng thẳng, xoa
bóp, tắm nước nóng, tắm hơi…
Mục đích: đưa cơ thể chuyển về trạng thái bình thường để hồi phục thể lực
2. Các yếu tố làm nên 1 buổi tập có hiệu quả:
- Phải điều chỉnh lượng vận động kết hợp với nghỉ ngơi: Vì trong quá trình
tập luyện, lượng vận động có tính chất liên tục hay cách quãng: tập luyện -> mệt
mỏi-> nghỉ ngơi-> hết mệt-> tập luyện. Điều chỉnh LVĐ phù hợp với nghỉ ngơi ->
cơ thể sẽ đáp ứng được nguyên tắc tập luyện có định mức chặt chẽ.
- Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Tập luyện thường xuyên chỉ có hiệu quả khi bố
trí những quãng nghỉ hợp lý giữa các bài tập. Nếu mệt nhẹ thì ta nghỉ nhưng vẫn
có thể tập các bài tập nhẹ nhàng nhưng nếu cơ thể bị quá sức thì ta không nên làm gì cả
- Có thái độ tự giác và tích cực: vì nó giúp con người tập luyện rất đa dạng
- Chọn các bài tập thích hợp: vì khả năng của mỗi người là khác nhau và mỗi
bài tập đều có những đặc điểm kỹ thuật riêng nên cần lựa chọn các bài tạp phù hợp
Câu 8: Anh (Chị) hãy phân tích kỹ năng vận động, các quá trình hình thành
kỹ năng vận động?
- Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo cơ chế
phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
- Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện
một cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,...là các kỹ
năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ năng vận động.
- Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống các
phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có ý
nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
- Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thành
được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng tham gia vào
vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động thừa, không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn tập trung.
Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên vỏ não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động tác trở
nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được củng cố
đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý thức. Kỹ năng
vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc
Câu 9: Hãy phân tích sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với
chức năng tuần hoàn và hô hấp của con người?
Đối với chức năng tuần hoàn
+ Tăng cường tính hoạt động của tim
Tập luyện TDTT làm tăng cường máu của cơ tim, làm cho cơ tim có nhiều
vật chất dinh dưỡng hơn. Do tập luyện TDTT cơ tim dần dần được tăng cường,
thành tim dầy lên, thể tích khoang tim tăng lên.
+ Tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh
Người thường xuyên tập TDTT lưu lượng tâm thu lớn hơn. Do đó dù tần số
mạch giảm xuống nhưng vẫn cung cấp đủ cho nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể,
tim có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
+ Tiết kiệm hóa trong làm việc của tim
Tiến hành vận động nhẹ nhàng, ở cùng một lượng vân động, tần số mạch
đập và biên độ biến đổi huyết áp ở người thường xuyên tập luyện TDTT nhỏ hơn
người bình thường và không dễ mệt mỏi, hồi phục nhanh. Việc tập luyện TDTT
làm cho huyết quản bảo vệ và duy trì tốt sự lưu truyền của máu.
+ Khi hoạt động kịch liệt, chức năng của tim có thể đạt đến trình độ cao
Người thường xuyên tập luyện TDTT khi hoạt động kịch liệt có thể nhanh
chóng phát huy chức năng tim, có thể đạt đến mức độ mà ở người thường không
thể đạt tới. Do đó có thể đảm nhận những công việc hoặc lao động với lượng vận
động huấn luyện hoặc phụ tải rất lớn.
+ Tăng tính dẫn truyền của huyết quản
Người già thông qua tập luyện TDTD có thể tăng cường tính dẫn truyền của
thành mạch từ đó có thể phòng ngừa các bênh tuổi già và bệnh cao huyết áp. Y học
đã chứng minh thường xuyên tập luyện TDTT sẽ làm tăng hàm lượng hồng cầu,
bạch cầu, có thể cung cấp kịp thời dinh dưỡng và oxy cho cơ thể, mang các chất
thải của quá trình trao đổi chất cũng như CO2 ra ngoài.
Đối với chức năng hô hấp
+ Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với lượng vận động lớn.
Chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có thêm cơ bụng, khi
hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực lưng cũng có tác dụng phụ trợ. Tập luyện TDTT
thường xuyên tăng cường cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng ngực tăng lên nhiều
+ Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đặc biệt là làm các động tác gập
duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to
lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tổ chức phổi, cũng như sự
khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích sống tăng lên.
+ Tăng cường độ sâu hô hấp.
Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số hô hấp
khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp
sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là
các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Câu 10: Anh chị hãy phân tích cơ sở sinh lí để phát triển các tố chất vận động
+ Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có lúc phải
vận động rất nhanh, lâu dài với lực tương đối nhỏ, có lúc phải thực hiện các động
tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận
động. Các mặt khác nhau của khả năng vận động được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.
+ Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng lẻ,
mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau.
+ Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khéo léo. 1) Sức mạnh
- Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp
- Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh: cần phải có số lượng lớn cơ tham gia co
một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía, tăng cường sự phối
hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng 2) Sức nhanh
- Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất
- Cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và tốc độ lan tỏa
hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng cường tính đồng
bộ trong hoạt động của các cơ khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ 3) Sức bền
- Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả năng chống
đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài
- Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển của tim
mạch và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả
năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng có và không
có oxi; đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết 4) Khéo léo
- Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy,mức độ phát
triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý thông
tin và hình thành các chương trình hành động
Câu 11: Đưa ra 1 lượng vận động bên ngoài. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến
việc tăng lượng của vận động đó
1. Lượng vận động bên ngoài:
- Là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập thể lực. Có thể xác định
bằng những thông số vận động theo các hệ số đo lường như thời gian, độ dài, trọng lượng, LVĐ bên ngoài.
- LVĐ bên ngoài bao gồm 3 thành phần cơ bản là: khối lượng, cường độ vận động, quãng nghỉ
+ Khối lượng vận động: là độ kéo dài thời gian của động tác như tổng cự ly chạy,
tổng trọng lượng gánh vác, tổng số lần lặp lại,... và được đo bằng đơn vị: km, kg, tấn tạ,...
+ Cường độ: là mức căng thẳng chức năng do bài tập gây ra trong một khoảng thời
gian tác động cụ thể nào đó, có đơn vị là: mục đích/giây, giây, ...
+ Quãng nghỉ là thời gian nghỉ ngơi giữa các lần tập, bài tập, chu kì huấn luyện, nó
là thành tố cơ bản của PP tập luyện TDTT bởi vì cùng LVDD nhưng chỉ cần thay
đổi quãng nghỉ thì hiệu quả tác động của LVDD cũng thay đổi
Ví dụ: Bài tập chạy 5 lần x 60m với 100% sức, quãng nghỉ 3-5p. Vậy bài tập trên
có khối lượng là 5 lần x 60m, cường độ chạy là 100% sức, quãng nghỉ là 4 phút
2. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng lượng của vận động:
Có nhiều phương pháp tăng khối lượng: gia tăng khối lượng vận động, gia tăng
tần suất hoặc gia tăng cả hai.
Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ: Các chỉ số tối đa của khối lượng và
cường độ có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. LVĐ có cường độ tối đa chỉ có thể kéo
dài được 1 số giây, ngược lại LVĐ có khối lượng tối đa chỉ có thể thực hiện được
vs cường độ thấp vì vậy cường độ bài tập càng cao thì khối lượng càng nhỏ và ngược lại.
Tần suất huấn luyện có thể được xem là 1 mối liên hệ được biểu thị bằng đơn
vị thời gian giữa quá trình vận động và phục hồi. Thời gian vận động càng lớn thì
thời gian hồi phục xen kẽ càng ngắn. Phương pháp phổ biến để gia tăng tần suất
huấn luyện và thúc đấy khả năng hồi phục là xây dựng các chương trình đa dạng
về công vận động (khối lượng + cường độ) trong 1 giai đoạn huấn luyện ngắn.
Câu 12: Áp dụng pp tập luyện vòng tròn nhằm giáo dục tố chất sức bền trong
thực tiễn luyện tập TDTT? VD?
- PP tập luyện vòng tròn:
+ Các bài tập được thực hiện theo từng trạm kế tiếp nhau, được bố trí theo dạng vòng tròn.
+ Tại mỗi trạm thực hiện một loạt các động tác hoặc những hành động nhất định.
+ Số lần lặp lại ở mỗi trạm tùy theo đặc điểm của người tập, thông thường được
thực hiện 1/3 đến 2/3 số lần lặp lại tối đa.
+ Nhằm giáo dục các tố chất thể lực, thường sử dụng những bài tập có kĩ thuật đơn
giản và người tập đã nắm vững các kĩ thuật động tác trước đó => phát huy được
khả năng vận động thể lực và cảm xúc tích cực.
- Nhằm gd tố chất sức bền trong thực tiễn luyện tập, pp vòng tròn có 2 loại:
+ PP tập kéo dài liên tục (chủ yếu được sử dụng để phát triển sức bền chung).
+ PP giãn cách với quãng nghỉ ngắn (được sử dụng chủ yếu để phát triển sức bền
tốc độ và sức mạnh bền).
+ Sức bền là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả
năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài Ví dụ: nghỉ 30s
nghỉ 15s co tay xà đơn (30s). nhảy dây (60s)
tập 3 set, mỗi set nghỉ 45s
ke cơ bụng (30s) squat (60s) nghỉ 15s. nghỉ 30s
Câu 13: Nguyên tắc tăng tiến trong thực tiễn? vd?
- Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và LVĐ.
+ Trong quá trình GDTC không ngừng tăng số lượng và chất lượng kỹ năng kỹ xảo:
+ Tăng LVĐ là tăng vốn KNKX. Mức độ biến đổi thích nghi trong cơ thể dưới sự
tác động của bài tập thể chất trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với cường độ và khối lượng.
+ Vậy LVĐ lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hồi phục vượt
mức ngày càng cao, cho nên LVĐ là nguyên nhân của sự phát triển.
- Tăng LVĐ phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Yêu cầu nêu trong nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống, đảm bảo tính kế
thừa của bài tập đó, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức khoẻ.
+ Đảm bảo luôn phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.