Bài kiểm tra giữa kỳ Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân nước ta được đảm bảo thực hiện bằng luật. Tình hình báo chí nước ta ngày càng có nhiều phóng viên nhập vai để thực hiện các bài phóng sự, điều tra? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn học: Pháp luật và đạo đức nghề báo ĐỀ:
Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân nước ta được đảm bảo thực hiện bằng luật.
Anh/ chị hãy dẫn các quy định của pháp luật hiện hành để chứng minh và bình luận về nhận định trên.
Liên hệ thực tế về việc thể hiện các quyền này qua sản phẩm báo chí của các cơ quan
báo chí hiện nay. Anh/ chị dẫn chứng một số trường hợp (được, chưa được) để chứng
minh cho lập luận của mình.
Câu 2: “Thông tin trung thực...” là nghĩa vụ hàng đầu của người làm báo được quy
định tại Khoản 3, Điều 25 Luật Báo chí (2016). Để có thông tin trung thực, người làm
báo phải “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm...” được minh định tại Điều 3
trong “10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo” do Hội Nhà Báo Việt Nam
ban hành (2017). “Nhà báo chỉ dùng phương pháp chính đáng để lấy tin, chụp ảnh
hoặc lấy tư liệu” là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo trong việc lấy tin,
đưa tin và bình luận..., cũng được nêu rõ trong Tuyên ngôn các quy tắc nhà báo của
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ).
Từ đó, anh/ chị có nhận xét gì trước tình hình báo chí nước ta ngày càng có nhiều
phóng viên nhập vai để thực hiện các bài phóng sự, điều tra?
Liên hệ thực tế, nêu 2 tác phẩm báo chí mà tác giả phải nhập vai để thực hiện đã đăng
trên các báo gần đây làm ví dụ để phân tích, bình luận. Đặt trường hợp được giao thực
hiện 2 đề tài đó, anh/ chị sẽ tiến hành bằng cách nào? (5 điẻm) BÀI LÀM Câu 1:
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân nước ta được quy định tại Điều 25
Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016): Hi-n pháp n.m 2016:
Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Các quyền hiến định đó được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
Luật Báo chí 2016
Chương II QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN
Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân
1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.
2. Cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Phản hồi thông tin trên báo chí.
4. Tiếp cận thông tin báo chí.
5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in.
Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức
của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân
phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời
và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 quy định về Chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của báo chí:
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết
yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
Luật tiếp cận thông tin 2016
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng
trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết
vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích
quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực
biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực
hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin 1. Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
Điều 10. Cách thức ti-p cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Có thể khẳng định, xét về mặt pháp lý, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
được nhà nước quy định đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo thực hiện để công
dân phát huy đúng vai trò của mình. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về tự
do báo chí, tự do ngôn luận như sau:
Thứ nhất, công dân có quyền “sáng tạo tác phẩm báo chí.” Quyền sáng tạo là
quyền cơ bản của công dân, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển
toàn diện. Thực tế, các tờ báo hiện hành khuyến khích và tôn trọng điều này, thể hiện
ở các chuyên mục dành riêng cho độc giả. Người Lao Động có Tôi lên tiếng, Tiền
Phong có Bạn đọc, Sài Gòn tiếp thị có Bạn đọc cùng làm báo, Thanh niên có Tôi
viết… Giải Báo chí Quốc gia hàng năm cũng nhận về số lượng lớn tác phẩm của cộng
tác viên. Thậm chí, lực lượng “những nhà báo không chuyên” với sự nhanh nhạy và
góc nhìn đa chiều đã tạo ra xu thế mới - “báo chí công dân”. Các tờ báo cũng có
những tôn vinh, tri ân dành cho nhà báo không chuyên, qua các giải thưởng “Mỗi bạn
đọc - Một nhà báo” của Dân Trí T
, “Bạn đọc làm báo” của uổi Trẻ.
Thứ hai, công dân có quyền cung cấp thông tin cho báo chí. Các loại hình báo
chí cũng chú trọng về hình thức tác phẩm, bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến
hoạt động tương tác để bạn đọc dễ dàng thực hiện việc kết nối và cung cấp thông tin
cho toà soạn, như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng; vị trí mục bình
chọn, mục thăm dò ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến. Tháng
5/2019, vụ thi thể trong thùng bêtông được phát hiện tại một ngôi nhà cho thuê tại ấp
5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được bạn đọc Đ.V.T báo tin, hỗ
trợ cho Tuổi Trẻ, ngay khi công an chưa thể cung cấp thông tin chính thức cho báo chí.
Nhờ sự hỗ trợ của bạn đọc, các tin bài về vụ "thi thể trong bêtông" luôn đạt lượng xem
nhiều trên tuoitre.vn và cả báo giấy Tuổi Trẻ. Cũng trong năm 2016, Tuổi Trẻ đã đưa
tin xe của đoàn khách du lịch Việt Nam bị nổ bom khủng bố ở Ai Cập đầu tiên, cũng
nhờ thông tin từ người thân nạn nhân. Loạt bài điều tra “Đường đi cát Việt ra nước
ngoài” trên Tuổi Trẻ trong tháng 3/2017 đã tạo luồng dư luận quan tâm đến việc chấn
chỉnh xuất khẩu cát để chấm dứt tình trạng trốn thuế. Loạt bài này được tiếp sức bởi
ông V. - một bạn đọc làm trong ngành hải quan.
Thứ ba, công dân có quyền “phản hồi thông tin trên báo chí”. Dan Gillmor,
người xuất bản cuốn sách năm 2003 với tiêu đề “Chúng tôi là truyền thông: Báo chí
của nhân dân và vì nhân dân” có nhận định: “Tin tức không còn là bài giảng mà là một
cuộc đối thoại”. Báo chí cần chú ý tính tính hai chiều một cách đầy đủ: chiều từ phía
Đảng và Nhà nước, cơ quan báo chí, và chiều từ nhân dân cũng phải được thể hiện
một cách trung thực, cả ý kiến đồng thuận, những yêu cầu thông tin thêm, thông tin
mới, các khía cạnh liên quan, và không loại trừ ý kiến trái chiều. Như 2016, VTV với
phóng sự “cây chổi quét rau” đã bị người trồng rau ở Thanh Hóa phản ứng vì cố tình
dàn dựng, làm tổn hại hoạt động sản xuất, kinh doanh và uy tín của Vĩnh Thành.
Trước sự việc đó, VTV đã cải chính thông tin, nhóm phóng viên bị kỷ luật.
Thứ tư, công dân có quyền “tiếp cận thông tin báo chí”. Quyền tiếp cận thông
tin không chỉ là một quyền thụ động (do cơ quan nhà nước công khai thông tin) mà
còn là một quyền chủ ,
động quyền của người dân được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức
nhà nước đáp ứng thông tin. Điều này được cụ thể trong Điều 3, Điều 8, Điều 10 của
Luật tiếp cận thông tin 2016. Công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin mà không
gặp bất kì hạn chế, cấm đoán nào.
Thứ n.m, công dân có quyền “liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm
báo chí”. Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên
kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật. Trừ chính trị, mọi lĩnh vực
khác đều có thể liên kết với cơ quan báo chí, từ khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa,
thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội; với đa dạng các hình thức: báo in, báo
điện tử, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế. Có
thể kể đến Ơn giời cậu đây rồi! là một chương trình hài kịch tình huống được thực
hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam và Đông
Tây Promotion. Người bí ẩn sản xuất bởi Đông Tây Promotion và phát sóng trên
HTV7 – Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Giọng ải giọng ai, sản phẩm liên
kết giữa đài truyền hình HTV và công ty giải trí Điền Quân.
Thứ sáu, công dân có quyền “in, phát hành báo in”. Cơ sở in có giấy phép
in báo, tạp chí theo quy định của pháp luật về xuất bản có trách nhiệm thực hiện hợp
đồng đã ký kết với cơ quan báo chí, đảm bảo thời gian phát hành báo chí.
Có thể thấy, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật
nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của
công dân, cùng với sự nghiêm túc thi hành pháp luật của các cơ quan báo chí. Bên
cạnh đó, không thể phủ nhận những mặt trái. Báo chí chính là “diễn đàn”, không gian
để thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, trên các diễn đàn báo chí, sự xuất hiện
của người dân còn thưa thớt. Hầu hết các cơ quan báo chí đều có các chuyên mục như
“Chính sách mới, quyết định mới”, “Văn bản pháp luật”,... nhưng sự đóng góp, thảo
luận của bạn đọc lại ít được phản hồi, mở rộng, và giải quyết. Lượng tương tác của
độc giả trên các trang báo cũng chưa cao so với các trang mạng xã hội khác. Có những
trang báo, mục bạn đọc còn do phóng viên, chuyên gia viết. Có thể thấy thực trạng
này trên các tờ báo sinh viên. Số lượng báo chí sinh viên Việt Nam là không nhỏ,
nhưng sinh viên lại thường thông qua các trang mạng xã hội để bày tỏ quan điểm. Câu 2:
Nellie Bly với phóng sự “10 ngày trong nhà thương điên” - được bà thai nghén
trong 10 ngày hoá thân thành bệnh nhân tại trại tâm thần Lunatic Asylum, đã ghi danh
nữ phóng viên trẻ vào lịch sử báo chí. Nhà báo Hoàng Khương với cách thức tác
nghiệp tương tự nhưng phải ngồi tù vì tội đưa hối lộ. Vậy có nên hay không, việc nhà
báo che giấu thân phận và nhập vai để bí mật thu nhập thông tin? Và làm thế nào để
nhà báo có thể bảo vệ sự trung thực, phản ánh đúng sự thật, và vẫn giữ được “mắt
sáng, lòng trong, bút sắt”?
Nếu tin thu hút người đọc bởi độ nóng, nhanh của thông tin, sự kiện mới, thì
điều tra hấp dẫn người đọc bởi sự thật của vấn đề được tìm ra và tính ly kỳ của quá
trình tác nghiệp biểu lộ qua tác phẩm. Trung tâm Báo chí Điều tra (CIR- Mỹ) miêu tả:
“Báo chí điều tra là theo đuổi các câu chuyện bị che giấu về những cá nhân và những
tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng. Đây là những câu chuyện khó khăn:
khó để ráp nối và khó nói ra.” Chính bởi sự khó nói ra của những “sự kiện được che
giấu” trong điều tra làm nên sức hút của thể loại này, nhưng cũng là thách thức đối với
phóng viên khi yêu cầu cao về kỹ thuật, trình độ tác nghiệp để khai thác.
Trước tiên, phải khẳng định rằng, mọi công dân đều có “quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình.” (Điều 21, Luật Báo chí
(2016)). Vậy, nhân vật có quyền từ chối hoặc cung cấp thông tin cho báo chí. Họ cũng
có quyền biết anh là ai, nghề nghiệp gì, và mục đích tiếp cận để có sự đồng ý. Khi tác
nghiệp, chính danh lấy thông tin trong mọi trường hợp là bản chất và nguyên tắc nghề
báo. Nhà báo cần minh bạch để công chúng đánh giá tính xác thực của thông tin, cũng
như chia sẻ trách nhiệm với nguồn tin. Việc đảm bảo nguyên tắc này dễ dàng ở những
bài viết tích cực, hoặc ít nhất không ảnh hưởng đến quyền lợi nhân vật như thông tin
từ người nổi tiếng, người có địa vị, người dân bình thường… Nhưng thực tế, với
những câu chuyện “bất thường”, hành vi tiêu cực, nhà báo cần ứng biến khéo léo để có được thông tin.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chiêm nghiệm qua quá trình hoạt động báo chí:
“Nhập vai là không thể thiếu trong điều tra”. Bởi nếu phóng viên chỉ trông cậy vào sự
chủ động của nguồn tin, hay sự cung cấp thông tin cơ quan chức năng, mọi sự kiện
đều có thể trở nên nguội lạnh. Phóng viên càng không thể công khai yêu cầu đối tượng
cung cấp những sự thật mà người ta muốn giấu, nhất là những sự thật xấu xí. Buôn
lậu, trộm cắp, hành hung, phá rừng, tham ô, thực phẩm bẩn, hàng giả,... Để có thể
vạch trần sự thật trong trường hợp này, nhà báo che giấu thân phận của mình, hóa
thân, nhập vai, trở thành nhân vật đồng hành cùng câu chuyện dưới nhiều dạng thức:
Hoá trang, cải trang để quan sát, ghi nhận sự kiện, vào vai một nhân vật khác để tham
gia sự kiện. Chẳng hạn, để có thông tin một vụ móc túi, nhà báo có thể hoá thân thành
người bán hàng rong, phụ xe, hành khách… và và đồng thời giấu đi thân phận thật.
Điển hình như nhà báo Hoàng Thiên Nga trong quá trình triển khai bài điều tra chống
tham nhũng đã trực tiếp làm việc với các cơ quan trung ương để có sự hậu thuẫn, ủng
hộ và thúc đẩy cơ quan Nhà nước; nhà báo Nguyễn Hoài Nam của Báo Pháp luật TP
Hồ Chí Minh đã tổ chức bí mật ghi âm, ghi hình để có được thông tin trong vụ “quỹ
đen” của Cục đường thủy; một số nhà báo tranh thủ sự lan tỏa của mạng xã hội như
nhà báo Bùi Lan Anh, kênh VTC14 đã xác minh bằng cách lặn xuống đáy biển cùng
ngư dân quay lại cảnh đường ống xả thải ra môi trường của Formosa, sau đó các nhà
báo khác đã đồng thời kết nối các bài viết trên mạng xã hội, lan tỏa các tác phẩm báo chí điều tra…
Tuy nhiên, nhà báo tuyệt đối không được phép tác động đến hiện thực khách
quan, cho dù anh đứng bên ngoài hay trong lòng sự kiện, nhất là hành vi “gài bẫy” để
đẩy đối tượng “vào tròng”. Nếu thực hiện hành vi này, mọi sự nỗ lực bảo vệ sự thật
đều thay đổi bản chất sự thật, biến vụ việc trở nên chủ quan. Điều này là trái pháp luật
và đạo đức nghề, bởi phóng viên đang có hành vi tác động, thúc đẩy, tạo điều kiện để
các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2011, nhà báo Hoàng Khương (Tuổi
Trẻ) với với cách thức tác nghiệp trên đã chịu xử lý về mặt hình sự, bị công an TP
HCM truy tố về tội “đưa hối lộ”, bị kết án 14 năm tù. Phóng viên Nguyễn Hoài Nam
(Thanh Niên) cũng vấp phải “tai nạn nghề nghiệp” tương tự khi thực hiện bài điều tra
“Nạn bảo kê đường của cảnh sát cơ động – trật tự”, phải chịu kiểm điểm trước toà soạn báo Thanh Niên.
Suốt quá trình nhà báo nhập vai, sự kiện phải đảm bảo được diễn ra như nó vốn
là. Giấu đi thân phận nhà báo để hoá thân vào một nhân vật nào đó không còn mục
đích nào khác ngoài rút ngắn cự ly với hiện thực khách quan, từ đó có góc nhìn thuận
lợi nhất, chính xác nhất, khách quan nhất.
Để đánh giá 2 mặt của vấn đề nhập vai trong tác nghiệp báo chí, ta phân tích
các ví dụ liên quan. Đầu tiên, phóng sự điều tra vụ bạo hành trẻ em tại trường mầm
non Mầm xanh được báo Tuổi Trẻ thực hiện ngày 27/11/2017 - “Kinh hoàng vụ bạo
hành trẻ em mầm non”. Khi biết thông tin trường mầm non Mầm xanh thường xuyên
bạo hành trẻ em, phòng Truyền hình của báo Tuổi trẻ đã tổ chức cuộc họp với các
phóng viên và biên tập để bàn về hướng triển khai đề tài. Phóng viên đã nhập vai bảo
mẫu để thâm nhập. Anh Đặng Anh Tuấn, Trưởng Ban Truyền hình báo Tuổi trẻ chia
sẻ: “Trong quá trình một tháng thâm nhập với 11 camera ghi hình, phóng viên đã ghi
lại được rất nhiều hình ảnh.” Phóng sự đã ghi lại các hình ảnh như bảo mẫu đánh, đập
bằng nhiều vật dụng (dép, tay, chai nước, dao…) Trong trường hợp này, nhóm phóng
viên đã có những vi phạm nghiêm trọng, trước hết là đạo đức của một công dân, sau là
của một nhà báo. Tại khoản 1 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 quy định nghiêm cấm
không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại
hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền. Điều 51 của luật này cũng nêu rõ các cơ quan, tổ chức, cơ sở
giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm
hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
đến cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, tại Điều 105 Luật Trẻ em cũng quy định tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này,
nhóm phóng viên đã tố giác ngay sau khi thu thập đủ bằng chứng, vẫn đảm bảo về mặt
pháp luật. Tuy nhiên, để lại lỗ hổng rất lớn về mặt đạo đức. Suốt một tháng chứng
kiến sự việc, nhà báo không có hành động can ngăn đủ mạnh mẽ để sớm ngăn chặn
hành vi bạo hành của bảo mẫu, để các em chịu bạo hành về thể xác và tâm lý trong một thời gian dài.
Trong trường hợp này, tôi sẽ liên kết với cơ quan chức năng trước, đầu tiên là
để có được sự hỗ trợ khi tác nghiệp, sau là ngăn chặn kịp thời hành hơn vi bạo hành,
giảm đến tối đa thời gian xử lý của cơ quan chức năng kể từ khi sự vụ được phát giác.
Để sự thật đưa đưa ra ánh sáng, vẫn bằng phương thức nhập vai, tôi sẽ cố gắng hạn
chế nhất khả năng tổn thương của trẻ tại trường Mầm non xanh, và dừng ngay hành
động ghi hình khi đã có đủ bằng chứng.
Thứ hai là phóng sự điều tra Lật tẩy những chiêu trò phá xe lành thành xe
“què” của VOV TV được thực hiện 31 thg 3, 2021. Phóng viên đã vào vai người tham
gia giao thông bị xì lốp xe máy để sửa xe ở các tiệm trên Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn
huyện Bình Chánh, TP HCM. Sau khi tiếp cận được đối tượng, với cách thức bí mật
ghi âm, ghi hình, phóng viên đã lật tẩy hành vi mờ ám của những thợ sửa xe - rạch lốp
xe. Sự vụ có vẻ đơn giản nhưng được lên kế hoạch và đầu tư tỉ mỉ từ nhóm phóng
viên: làm thế nào để vào vai cho đạt, làm thế nào để không bị nghi ngờ, đặt máy quay
ở vị trí nào, ghi âm ra sao. Nhóm phóng viên đã tuân thủ nguyên tắc nhập vai báo chí
là chỉ quan sát, không tác động đến sự kiện, không thúc đẩy hành vi phạm pháp của
đối tượng. Vậy, đây có thể coi là tác phẩm báo chí điều tra bằng phương thức nhập vai
chuẩn mực. Nếu vào tình huống này, tôi cũng có cách tác nghiệp tương tự.
Hoạt động báo chí luôn phải đặt giá trị đạo đức lên đầu, song song với đáp ứng
yêu cầu thượng tôn pháp luật. Người làm báo cần có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc
và trách nhiệm khi tiếp cận thông tin. Ranh giới giữa đạo đức và vô đạo đức, đúng và
sai về mặt luật pháp rất mong manh. Quyết định công khai, và tiếp cận sự thật ra sao
là quyết định của mỗi nhà báo.