Bài kiểm tra giữa kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hãy chọn một giá trị trong các giá trị sau thuộc về tư tưởng, đạo đức, phong cách, bản lĩnh Hồ Chí Minh mà anh/ chị cho là thiết thực nhất và có thể vận dụng vào  quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của chính bản thân. Lý giải vì sao anh/ chị  chọn giá trị đó và nêu rõ phương hướng vận dụng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài kiểm tra giữa kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hãy chọn một giá trị trong các giá trị sau thuộc về tư tưởng, đạo đức, phong cách, bản lĩnh Hồ Chí Minh mà anh/ chị cho là thiết thực nhất và có thể vận dụng vào  quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của chính bản thân. Lý giải vì sao anh/ chị  chọn giá trị đó và nêu rõ phương hướng vận dụng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

151 76 lượt tải Tải xuống
Sinh viên: Nguyễn Thanh Huệ Chi
MSV: 2156150005
Lớp tín chỉ: TH01001_K41.8
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Hãy chọn một giá trị trong các giá trị sau thuộc về tư tưởng, đạo đức, phong cách,
bản lĩnh Hồ Chí Minh mà anh/ chị cho là thiết thực nhất và thể vận dụng vào quá trình
học tập, rèn luyện tu dưỡng của chính bản thân. Lý giải vì sao anh/ chị chọn giá trị đó
và nêu rõ phương hướng vận dụng.
Lựa chọn: Phong cách ứng xử thấu tình đạt lý
Bài làm
Văn hóa tổng thể sống động các giá trị ng tạo, hình thành nên hệ thống giá trị; phản
ánh trình độ phát triển của con người và xã hội loài người trong quá trình vận động và phát
triển. Văn hóa ng xử biểu hiện giá trị nhân văn; phản ánh “trình độ người” trong
quan hệ cộng đồng xã hội.
Có thể nói: Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp; tư tưởng và phương pháp; trí tuệ và đạo
đức... tất cả đều hòa quyện hun đúc tạo nên một giá trị văn hóa ứng xử độc đáo của
Người – Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh là những đặc trưng
giá trị (chân, thiện, mỹ), mang đậm dấu ấn cá nhân, được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng hết sức đa dạng, phong phú của Người. Trong đó, phong cách ứng xử thấu
tình đạt Hồ Chí Minh một mẫu mực của phép đối nhân, xử thế; một nhân cách lớn,
một tâm hồn lớn của lẽ phải, tình thương và bao dung rộng lớn
Khi nói đến phong cách ứng xử của Bác thể thâu tóm vào hai chữ . Bác ứng xử tự văn hóa
nhiên, bình dị, gần gũi khiến bất cứ ai được gặp Người đều không cảm thấy sự cách biệt
giữa lãnh tụ quần chúng. Bác giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, tùy theo đối
tượng và địa bàn mà Người cách ứng xử phù hợp. Ở Bác, chính trị và văn hóa hòa quyện
với nhau, văn hóa mang tính chính trị và chính trị có tính văn hóa. Đối với từng hoàn cảnh
cụ thể, Bác đều có cách ứng xử văn hóa thấu tình đạt lý riêng
Thứ nhất, Bác ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm. m 1958, Bác đến thăm Ấn Độ lần
thứ hai, hàng vạn người dự cuộc mít tinh tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi. Phía Ấn
Độ đặt sẵn một ghế trên bục danh dự cho Bác ngồi, trông như một cái ngai vàng rất lớn,
trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi
người khác. Thủ tướng J. Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối.
Thấy vậy, Thủ ớng Neru nói: “Ngài vị khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi
lên chiếc ghế này chính niềm vinh dự của chúng tôi”. Cả một biển người dự mít tinh
quảng trường đứng cả lên chứng kiến hai vị lãnh tụ của hai nước nhường nhau, chẳng ai
chịu ngồi lên chiếc ghế lớn y. Cuối cùng, Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển
chiếc ghế y đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Nhân dân vô cùng cảm kích, vỗ
tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Thứ hai, Bác có biệt tài ứng xử linh hoạt, biến hóa “dĩ bất biến ứng vạn biến” Năm 1946, .
trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của
Đô đốc D’ Argenlieu xin gặp Người trong cảng, mục đích của chúng là diễu võ dương oai
để uy hiếp tinh thần Người. Trong bộ quần áo giản dị, Người ngồi giữa một bên là Đô đốc
hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn Đông với những bộ quân phục
sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. D’ Argenlieu mời Người giọng mỉa mai
bóng gió: “Thưa Chủ tịch, ngài đang bị đóng khung lại giữa lục quân và hải quân đó”. Ông
ta cố nói theo kiểu nhát gừng, từng tiếng một và nhấn mạnh chỗ “đang bị đóng khung lại”.
Cả bọn sĩ quan Pháp cùng cười ồ khoái chí cái tài “chơi chữ” của chỉ huy. Bác thản nhiên
cười, trả lời: “Nhưng như ngài biết đó, thưa Đô đốc, chính bức họa mới làm cho khung có
chút giá trị”. Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Người, cả hai không dám
nói xách mé nữa tỏ ra rất lịch lãm và kính phục Người. Đây là bản lĩnh Hồ Chí Minh,
cũng chính là phong cách ứng xử đầy trí tuệ của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
Thứ ba, Bác luôn ứng xử chân tình, nồng hậu có lý, có tình. Trong những ngày giá lạnh ở
Chiến khu việt Bắc m 1954, Bác thường làm việc rất khuya. Một lần, nghe tiếng ai đó
thụt chân ngã xuống một cái hố tránh máy bay trong đêm. Người chiến sĩ gác đêm ấy đang
loay hoay tìm cách để lên khỏi hố, bỗng nghe có tiếng bước chân đi về phía mình rồi giọng
nói ấm áp lo lắng đầy quan tâm của Bác: Chú nào ngã đấy? Người chiến chưa kịp trả -
lời Bác, thì Bác đã luồn hai tay vào nách người chiến (Bác vội, không kịp khoác áo
bông), vừa kéo, Bác vừa hỏi, chú ngã có đau không, Bác nắn chân, nắn tay cho anh chiến
sĩ rồi bảo anh ngồi xuống bóp chân cho đđau. Bác căn dặn người chiến sĩ: “Bất cứ làm
việc gì chú cũng phải cẩn thận”.
Bác từng nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được
độc lập”, vì vậy không chỉ đấu tranh để thực hiện khát vọng ấy, mà khi thời cơ giành chính
quyền đến, Người nhấn mạnh quyết tâm: “Dù hy sinh tới đâu, phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Sau này, trước âm mưu chia
cắt đất nước của kẻ thù, Bác vẫn khẳng định: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là
một "sông thể cạn, núi thể mòn, song chân đó vẫn không bao giờ thay đổi”.
Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân là mục đích cũng
là “ham muốn tột bậc”, khát vọng lớn lao cụ Hồ và cả dân tộc Việt Nam phấn đấu.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi ném bom ra miền Bắc và Hà Nội nhằm “đưa miền Bắc
trở về thời kỳ đồ đá”, Bác khẳng định rõ quyết tâm của cả dân tộc ta: “Giônxơn
phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa… Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”...
Điều chú ý sâu sắc từ tưởng thực tiễn sống động Hồ CMinh chính chỗ: Văn
hóa ứng xử, trước hết là văn hóa tự ứng xử, trau dồi học vấn để từng bước đạt tới sự trưởng
thành văn hóa hun đúc thành phong cách, rèn luyện đạo đức, tạo dựng nhân c ách.
Những nội dung giáo dục ấy phải thấm sâu vào tình cảm con người, tăng cường được năng
lực trí tuệ và tự giác trở thành nhu cầu và lối sống. Như vậy giáo dục trở thành tự giáo dục,
bởi thế biết hướng thiện và phục thiện một khởi nguồn quan trọng để mỗi con người tự
hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Thật đáng buồn khi so sánh với thực trạng văn hoá ứng xử giới trẻ hiện nay được thể hiện
rõ qua những sự việc hàng ngày trên mạng hội. Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên được
hành vi phản cảm của bạn trẻ trong rạp chiếu phim khiến cho dư luận hoang mang vì cách
bày tỏ tình cảm nơi đông người của bạn trẻ. Hay sự việc thể hiện tình cảm yêu đương quá
trớn tại quán trà sữa tại Thái Nguyên.
Hay như hoạt động tại các thành phố lớn, các bạn trẻ hồn nhiên dẫm đạp cướp hoa tại
phố đi bộ…hiện tại đang tâm điểm của luận thể hiện được văn hóa ứng xử của
giới trẻ ở nơi công cộng hiện nay. Không chỉ vậy, một sự việc được thể hiện quan điểm tại
Mạng Xã hội đã thể hiện rõ, những lời bình phẩm, phê phán gay gắt của người sử dụng.
Các chuyên gia nhận định, văn hóa ứng xử của thanh niên hiện nay đang phần xuống
cấp được xem minh chứng về chất lượng công tác giáo dục đạo đức, thể hiện về nếp
sống, lối sống của của giới trẻ chưa được chú trọng đầy đủ ở gia đình và nhà trường. Trong
cách ứng xử của giới trẻ có sự lệch chuẩn là mối lo lớn với xã hội hiện nay.
Tình hình đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã hội và giáo dục tu dưỡng đạo đức
văn hoá ứng xử cho giới trẻ các thanh thiếu niên, học sinh- , sinh viên. Vào lúc này,
thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, noi theo tấm gương sáng đạo đức
Hồ Chí Minh trở nên vô cùng cấp thiết, bức xúc. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải
siết chặt hơn trong giáo dục đạo đức văn hoá ứng xử cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên. Việc thực hành đạo đức cách mạng theo gương sáng đạo đức Hồ
Chí Minh như vậy sẽ bao quát toàn diện các đối tượng hội, từ trong Đảng, trong Nhà
nước tới các cộng đồng dân cư,đặc biệt là với thế hệ trẻ đang có hiện tượng xuống cấp về
văn hoá ứng xử hiện nay. Nói đi đôi với làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất nhận
thức với hành động hướng tới cơ sở, tới dân chúng là mục đích và thước đo tính trung thực
đạo đức mà chúng ta cần đạt tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
tưởng, đạo đức, phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung phong cách ng xử
thấu tình đạt lý của Bác nói riêng là giá trị vĩ đại, vẫn còn sống mãi, kim chỉ nam cho mọi
hoạt động, cống hiến của thế hệ trẻ, tấm gương dẫn dắt đoàn viên, thanh niên noi theo,
rèn luyện, phấn đấu đi tới mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tới sự tốt
đẹp của cuộc sống, sự hoàn thiện của nhân cách, văn hóa làm người.
“Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Học tập làm theo văn hóa ng xử thấu tình đạt
của Hồ Chí Minh không thể chỉ trong thời gian ngắn, mà phải xem đây là quá trình lâu dài,
thường xuyên, phải sự cố gắng bền bỉ, dẻo dai của đoàn viên, thanh niên trẻ. như
vậy, việc học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mới đạt được kết quả
thực chất, góp phần hoàn thiện phong cách của đoàn viên, phấn đấu mục tiêu xây dựng
thương hiệu “Tâm trong hoài bão lớn”- - trí sáng .
| 1/5

Preview text:

Sinh viên: Nguyễn Thanh Huệ Chi MSV: 2156150005
Lớp tín chỉ: TH01001_K41.8
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Hãy chọn một giá trị trong các giá trị sau thuộc về tư tưởng, đạo đức, phong cách,
bản lĩnh Hồ Chí Minh mà anh/ chị cho là thiết thực nhất và có thể vận dụng vào quá trình
học tập, rèn luyện và tu dưỡng của chính bản thân. Lý giải vì sao anh/ chị chọn giá trị đó
và nêu rõ phương hướng vận dụng.
Lựa chọn: Phong cách ứng xử thấu tình đạt lý Bài làm
Văn hóa là tổng thể sống động các giá trị sáng tạo, hình thành nên hệ thống giá trị; phản
ánh trình độ phát triển của con người và xã hội loài người trong quá trình vận động và phát
triển. Văn hóa ứng xử là biểu hiện giá trị nhân văn; là phản ánh “trình độ người” trong
quan hệ cộng đồng xã hội.
Có thể nói: Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp; tư tưởng và phương pháp; trí tuệ và đạo
đức... tất cả đều hòa quyện và hun đúc tạo nên một giá trị văn hóa ứng xử độc đáo của
Người – Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh là những đặc trưng
giá trị (chân, thiện, mỹ), mang đậm dấu ấn cá nhân, được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng hết sức đa dạng, phong phú của Người. Trong đó, phong cách ứng xử thấu
tình đạt lý Hồ Chí Minh là một mẫu mực của phép đối nhân, xử thế; một nhân cách lớn,
một tâm hồn lớn của lẽ phải, tình thương và bao dung rộng lớn
Khi nói đến phong cách ứng xử của Bác thể thâu tóm vào hai chữ văn hóa. Bác ứng xử tự
nhiên, bình dị, gần gũi khiến bất cứ ai được gặp Người đều không cảm thấy sự cách biệt
giữa lãnh tụ và quần chúng. Bác giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, tùy theo đối
tượng và địa bàn mà Người có cách ứng xử phù hợp. Ở Bác, chính trị và văn hóa hòa quyện
với nhau, văn hóa mang tính chính trị và chính trị có tính văn hóa. Đối với từng hoàn cảnh
cụ thể, Bác đều có cách ứng xử văn hóa thấu tình đạt lý riêng
Thứ nhất, Bác ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm. Năm 1958, Bác đến thăm Ấn Độ lần
thứ hai, hàng vạn người dự cuộc mít tinh tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi. Phía Ấn
Độ đặt sẵn một ghế trên bục danh dự cho Bác ngồi, trông như một cái ngai vàng rất lớn,
trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi
người khác. Thủ tướng J. Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối.
Thấy vậy, Thủ tướng Neru nói: “Ngài là vị khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi
lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi”. Cả một biển người dự mít tinh ở
quảng trường đứng cả lên chứng kiến hai vị lãnh tụ của hai nước nhường nhau, chẳng ai
chịu ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Cuối cùng, Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển
chiếc ghế ấy đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Nhân dân vô cùng cảm kích, vỗ
tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Thứ hai, Bác có biệt tài ứng xử linh hoạt, biến hóa “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Năm 1946,
trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của
Đô đốc D’ Argenlieu xin gặp Người trong cảng, mục đích của chúng là diễu võ dương oai
để uy hiếp tinh thần Người. Trong bộ quần áo giản dị, Người ngồi giữa một bên là Đô đốc
hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn Đông với những bộ quân phục
sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. D’ Argenlieu mời Người giọng mỉa mai
bóng gió: “Thưa Chủ tịch, ngài đang bị đóng khung lại giữa lục quân và hải quân đó”. Ông
ta cố nói theo kiểu nhát gừng, từng tiếng một và nhấn mạnh chỗ “đang bị đóng khung lại”.
Cả bọn sĩ quan Pháp cùng cười ồ khoái chí vì cái tài “chơi chữ” của chỉ huy. Bác thản nhiên
cười, trả lời: “Nhưng như ngài biết đó, thưa Đô đốc, chính bức họa mới làm cho khung có
chút giá trị”. Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Người, cả hai không dám
nói xách mé nữa mà tỏ ra rất lịch lãm và kính phục Người. Đây là bản lĩnh Hồ Chí Minh,
cũng chính là phong cách ứng xử đầy trí tuệ của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thứ ba, Bác luôn ứng xử chân tình, nồng hậu có lý, có tình. Trong những ngày giá lạnh ở
Chiến khu việt Bắc năm 1954, Bác thường làm việc rất khuya. Một lần, nghe tiếng ai đó
thụt chân ngã xuống một cái hố tránh máy bay trong đêm. Người chiến sĩ gác đêm ấy đang
loay hoay tìm cách để lên khỏi hố, bỗng nghe có tiếng bước chân đi về phía mình rồi giọng
nói ấm áp lo lắng đầy quan tâm của Bác: - Chú nào ngã đấy? Người chiến sĩ chưa kịp trả
lời Bác, thì Bác đã luồn hai tay vào nách người chiến sĩ (Bác vội, không kịp khoác áo
bông), vừa kéo, Bác vừa hỏi, chú ngã có đau không, Bác nắn chân, nắn tay cho anh chiến
sĩ rồi bảo anh ngồi xuống bóp chân cho đỡ đau. Bác căn dặn người chiến sĩ: “Bất cứ làm
việc gì chú cũng phải cẩn thận”.
Bác từng nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được
độc lập”, vì vậy không chỉ đấu tranh để thực hiện khát vọng ấy, mà khi thời cơ giành chính
quyền đến, Người nhấn mạnh quyết tâm: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Sau này, trước âm mưu chia
cắt đất nước của kẻ thù, Bác vẫn khẳng định: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là
một và "sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó vẫn không bao giờ thay đổi”.
Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân là mục đích và cũng
là “ham muốn tột bậc”, là khát vọng lớn lao mà cụ Hồ và cả dân tộc Việt Nam phấn đấu.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi ném bom ra miền Bắc và Hà Nội nhằm “đưa miền Bắc
trở về thời kỳ đồ đá”, Bác khẳng định rõ quyết tâm của cả dân tộc ta: “Giônxơn và bè lũ
phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa… Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”...
Điều chú ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh chính là ở chỗ: Văn
hóa ứng xử, trước hết là văn hóa tự ứng xử, trau dồi học vấn để từng bước đạt tới sự trưởng
thành văn hóa và hun đúc thành phong cách, rèn luyện đạo đức, tạo dựng nhân cách.
Những nội dung giáo dục ấy phải thấm sâu vào tình cảm con người, tăng cường được năng
lực trí tuệ và tự giác trở thành nhu cầu và lối sống. Như vậy giáo dục trở thành tự giáo dục,
bởi thế biết hướng thiện và phục thiện là một khởi nguồn quan trọng để mỗi con người tự
hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Thật đáng buồn khi so sánh với thực trạng văn hoá ứng xử giới trẻ hiện nay được thể hiện
rõ qua những sự việc hàng ngày trên mạng xã hội. Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên được
hành vi phản cảm của bạn trẻ trong rạp chiếu phim khiến cho dư luận hoang mang vì cách
bày tỏ tình cảm nơi đông người của bạn trẻ. Hay sự việc thể hiện tình cảm yêu đương quá
trớn tại quán trà sữa tại Thái Nguyên.
Hay như hoạt động tại các thành phố lớn, các bạn trẻ hồn nhiên dẫm đạp và cướp hoa tại
phố đi bộ…hiện tại đang là tâm điểm của dư luận và thể hiện được văn hóa ứng xử của
giới trẻ ở nơi công cộng hiện nay. Không chỉ vậy, một sự việc được thể hiện quan điểm tại
Mạng Xã hội đã thể hiện rõ, những lời bình phẩm, phê phán gay gắt của người sử dụng.
Các chuyên gia nhận định, văn hóa ứng xử của thanh niên hiện nay đang có phần xuống
cấp được xem là minh chứng về chất lượng công tác giáo dục đạo đức, thể hiện về nếp
sống, lối sống của của giới trẻ chưa được chú trọng đầy đủ ở gia đình và nhà trường. Trong
cách ứng xử của giới trẻ có sự lệch chuẩn là mối lo lớn với xã hội hiện nay.
Tình hình đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã hội và giáo dục tu dưỡng đạo đức
và văn hoá ứng xử cho giới trẻ - các thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Vào lúc này,
thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, noi theo tấm gương sáng đạo đức
Hồ Chí Minh trở nên vô cùng cấp thiết, bức xúc. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải
siết chặt hơn trong giáo dục đạo đức và văn hoá ứng xử cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên. Việc thực hành đạo đức cách mạng theo gương sáng đạo đức Hồ
Chí Minh như vậy sẽ bao quát toàn diện các đối tượng xã hội, từ trong Đảng, trong Nhà
nước tới các cộng đồng dân cư,đặc biệt là với thế hệ trẻ đang có hiện tượng xuống cấp về
văn hoá ứng xử hiện nay. Nói đi đôi với làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất nhận
thức với hành động hướng tới cơ sở, tới dân chúng là mục đích và thước đo tính trung thực
đạo đức mà chúng ta cần đạt tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử
thấu tình đạt lý của Bác nói riêng là giá trị vĩ đại, vẫn còn sống mãi, kim chỉ nam cho mọi
hoạt động, cống hiến của thế hệ trẻ, là tấm gương dẫn dắt đoàn viên, thanh niên noi theo,
rèn luyện, phấn đấu đi tới mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tới sự tốt
đẹp của cuộc sống, sự hoàn thiện của nhân cách, văn hóa làm người.
“Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Học tập và làm theo văn hóa ứng xử thấu tình đạt lý
của Hồ Chí Minh không thể chỉ trong thời gian ngắn, mà phải xem đây là quá trình lâu dài,
thường xuyên, phải có sự cố gắng bền bỉ, dẻo dai của đoàn viên, thanh niên trẻ. Có như
vậy, việc học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mới đạt được kết quả
thực chất, góp phần hoàn thiện phong cách của đoàn viên, phấn đấu mục tiêu xây dựng
thương hiệu “Tâm trong- trí sán - g hoài bão lớn”.