-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài kiểm tra số 1 học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Bài kiểm tra số 1 học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Bài kiểm tra số 1 học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Bài kiểm tra số 1 học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
BÀI KIẾM TRA SỐ 1 HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN I. Phần trắc nghiệm
1. Khái niệm nào dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát
triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy? a) Biện chứng b) Mối liên hệ c) Vận động d) Duy vật
2. Nguyên tắc nào được rút ra từ việc tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết
học Mác-Lênin là: a) Nguyên tắc đấu tranh. b) Nguyên tắc toàn diện. c) Nguyên tắc khách quan. d) Bao gồm ba đáp án trên
3. Quan điểm nào dưới đây là quan điểm siêu hình về sự phát triển? a)
Sự phát triển do thượng đế tạo nên.
b) Sự phát triển đi từ thấp đến cao, tư đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn c)
Sự phát triển đi theo đường thẳng tắp họăc chỉ là sự lặp lại tuần hoàn. d) Bao gồm a và c.
4. Nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm của triết học Mác-Lênin? a)
Là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Là một quá trình vận động biến đổi
từ chất cũ sang chất mới. Là kết quả của một quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên
trong các sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực khách quan. b)
Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục trơn tru, không có những bước quanh co
co phức tạp không có mâu thuẫn c)
Do sự tác động của những thế lực siêu tự nhiên thần bí tôn giáo hoặc của ý thức nói chung. d)
Bao gồm cả ba quan điểm trên.
5. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng nhất trong việc tìm hiểu nguyên lý về sự
phát triển của triết học Mác-Lênin là: a)
Nguyên tắc nghiên cứu có trọng tâm. b) Quan điểm toàn diện. c) Quan điểm phát triển. d) Nguyên tắc khách quan.
6. Điền vào chổ trống (……) cụm từ thích hợp: “Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ
những mặt những thuộc tính chung không những có …… nhất định, mà còn được lặp đi
lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác” a) Tên gọi b) Chức năng.
c) Ở một kết cấu vật chất d) Hình thức.
7. Vì sao cái riêng lại phong phú, đa dạng hơn cái chung? a)
Vì cái riêng tồn tại nhiều vẻ b)
Vì cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác. c)
Vì trong cái riêng ngoài cái chung ra nó còn tồn tại cái đơn nhất. d)
Vì do quan niệm đa dạng của con người.
8. Điền vào chổ trống (……) cụm từ thích hợp: “Tất nhiên là cái do những …bên trong của
kết cấu vật chất nhất định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế này
chứ không thể như thế khác được” a) Yếu tố cơ bản. b) Nhân tố cơ bản. c) Nguyên nhân cơ bản. d) Điều kiện cơ bản.
9. Định nghĩa phạm trù nội dung theo quan điểm của triết học Mác-Lênin?
a) Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
b) Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật.
c) Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có, là sự thống
nhất hữu cơ của các thuộc tính là cho sự vất là nó chứ không phải là cái khác.
d) Nội dung là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
10. Phạm trù nào dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật? a) Thống nhất b) Bản chất. c) Nội dung. d) Chất.
11. Theo triết học Mác-Lênin phạm trù nào dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới
khi có các điều kiện tương ứng? a) Cơ hội b) Khả năng c) Tiềm năng d) Tưởng tượng.
12. Quy luật nào vạch ra phương thức của sự vận động, phát triển?
a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b) Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
c) Quy luật phủ định của phủ định
d) Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
13. Phạm trù “chất” theo quan điểm của triết học Mác-Lênin: a)
Chất là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo thành nên sự vật.. b)
Chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định
bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật. c)
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác. d)
Chất là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố tạo thành sự vật.
14. Điền vào chỗ trống cụm từ sao cho phù hợp: “Lượng là một phạm trù triết học dùng để
chỉ……vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật ” a) Thuộc tính. b) Tính qui định khách quan. c) Mối quan hệ. d) Tên gọi.
15. Phạm trù nào của triết học Mác-Lênin dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật? a) Độ. b) Điểm nút. c) Đứng im. d) Phát triển.
16. Phạm trù “bước nhảy” theo quan điểm của triết học Mác-Lênin? a)
Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. b)
Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật trước đó gây nên. c)
Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về lượng của sự vật. d)
Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật gây nên
17. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu quy luật lượng - chất: a)
Ta phải từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. b)
Bằng hoạt động có ý thức nắm bắt được quy luật khách quan mà ta có thể rút ngắn
quá trình tích tụ về lượng để đạt kết qua mong muốn; vận dụng linh hoạt các hình thức
bước nhảy trong các tình huống lịch sử cụ thể. c)
Muốn duy trì một trạng thái hiện thực nào đó ta cần nắm bắt được giới hạn của độ,
không để sự thay đổi của lượng vượt quá ngưỡng của độ. d)
Bao gồm cả ba đáp án trên.
18. Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập theo quan niệm của triết học Mác-Lênin? a)
Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của
mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
b) Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập. c)
Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các sự vật, sự tồn tại của sự
vật này phải dựa sự tồn tại của sự vật khác.
d) Là sự tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải tương
ứng với sự tồn tại của mặt kia.
19. Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập theo quan điểm của triết học Mác-Lênin? a)
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn
nhau giữa các mặt đối lập. b)
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động giữa các mặt đó. c)
Đấu tranh là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt
của các sự vật hiện tượng. d)
Đấu tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng.
20. Quy luật nào vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển?
a) Quy luật phủ định của phủ định;
b) Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
c) Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
d) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
21. Phủ định biện chứng là?
a) Sự thay thế cái cũ bằng cái mới
b) Phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã, nó không tạo điều kiện cho sự phát triển
c) Sự phủ định có kế thừa và tạo điều kiện cho phát triển
d) Tất cả các câu đều sai
22. Để phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước hiện nay,
những thành tựu nào của chủ nghĩa tư bản mà ta cần phải kế thừa? a)
Phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất. b)
Phương pháp áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. c)
Phương pháp quản lý xã hội bằng luật pháp. d) Bao gồm ba đáp án trên
23. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, thực tiễn là gì? a)
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. b)
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có ý thức của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. c)
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ý thức của con người nhằm cải
biến tự nhiên và xã hội. d)
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, mang tính lịch sử -xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
24. Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin thì nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức nào? a)
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. b)
Kinh nghiệm, tình cảm, lý tính. c)
Cảm giác, tri giác, biểu tượng. d)
Cảm giác, tình cảm, tri giác.
25. Quan niệm của triết học Mác- Lênin về hình thức tư duy phán đoán?
a) Phán đoán là một hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định
hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng
b) Phán đoán là cách thức dùng để dự đoán ra một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng
nhận thức mà các cơ quan cảm giác khộng thể biết được
c) Phán đoán là biện pháp đặc biệt để khẳng định hoặc phủ định những đặc điểm, những thuộc
tính nào đó của đối tượng d) Cả ba đáp án trên
26. Mệnh đề nào dưới đây là một phán đoán? a)
Loài người sẽ tìm ra được cách duy trì sự sống ngoài vũ trụ. b)
Sẽ có sự sống ngoài trái đất. c)
Loài người sẽ tìm được sự sống ngoài vũ trụ. d)
Trái đất là một hành tinh duy nhất trong thái dương hệ có sự sống.
27. Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin, hình thức tư duy suy luận là gì? a)
Là những lập luận được suy ra từ sự quan sát thực tế. b)
Là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán mới. c)
Là những suy đoán dựa trên một hiện tượng nào đó. d)
Cả ba đáp án trên đều đúng.
28. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tính cụ thể của chân lý là gì? a)
Sự đúng đắn của chân lý là cụ thể b)
Sự phản ánh chân thực về một đối tượng hiện thực khách quan cụ thể. c)
Là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất
định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. d) Cả ba đều đúng II. Phần tự luận
1. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong việc giải quyết một
vấn đề trong thực tiễn hiên nay như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tai nạn
giao thông, tắc đường, khủng hoảng truyền thông,…. ở Việt Nam hiện nay.
2. Làm rõ cơ sở lý luận, yêu cầu của nguyên tắc khách quan và phát huy tính
năng động chủ quan. Lấy ví dụ minh họa.