Bài luận hết môn Luật hiến pháp - trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Quyền bào chữa được quy định trong Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 2013 a, Khái niệm, phân loại và các đặt trưng cơ bản của quyền con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
9 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài luận hết môn Luật hiến pháp - trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Quyền bào chữa được quy định trong Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 2013 a, Khái niệm, phân loại và các đặt trưng cơ bản của quyền con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

22 11 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 49519085
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
------------
BÀI LUẬN HẾT MÔN
LUẬT HIẾN PHÁP
TIÊU ĐỀ BÀI LUẬN:
Chủ đề bài luận: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào
SINH VIÊN: Phan Thảo Vân
LỚP: 4202
MSSV: 420242
Chủ đề số:
9
lOMoARcPSD| 49519085
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1.Quyền bào chữa được quy định trong Hiến pháp 2013 2.Những biện pháp
của Tòa án nhân dân để đáp ứng quyền bào chữa của người dân 3.Các biện
pháp quy định trong pháp luật hiện nay nhằm đáp ứng quyền bào chữa của
người dân III. KẾT LUẬN
lOMoARcPSD| 49519085
MỞ ĐẦU
Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được quốc hội
thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2014. Trên cơ sở kế thừa những giá trị đã được thực tiễn kiểm nghiệm của
các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Hiến
pháp 2013 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, phù hợp tình hình
mới. Hầu hết các chế định trong Hiến pháp 2013 đều được sửa đổi, trong đó chế
định về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được sửa
đổi và bổ sung. Chế định này đã được bổ sung nhiều điều mới hơn đặc biệt là về
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa so với chính nó ở Hiến pháp 1992.
NỘI DUNG
Chương II của Hiến pháp 2013 quy định về Quyền con người, Quyền
nghĩa vụ cơ bản của công dân, với điều 31, Hiến pháp 2013 đã đưa ra một
nguyên tắc để đảm bảo quyền bào chữa của công dân, so với những bản Hiến
pháp trước đây không có quy định cụ thể. Tuy nhiên trong chương VIII của
Hiến pháp 2013 về Tòa an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, với điều 103,
Hiến pháp 2013 đã nếu ngắn gọn và quy định rõ ràng hơn về nghĩa vụ của
Tòa án nhân dân để đảm bảo quyền bảo chữa của công dân so với những bản
Hiến pháp trước. Hiến pháp 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa, về
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự.
1. Quyền bào chữa được quy định trong Hiến pháp 2013
1.1. Quyền bào chữa được quy định trong Chương II về Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm
2013 a, Khái niệm, phân loại và các đặt trưng cơ bản của
quyền con người
- Quyền con người (Human rights) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc
quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó,
sinh ra từ bản chất con người chú không phải được tạo ra bởi pháp luật
hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do
và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất
chính phủ nào cũng cần bảo vệ nó.
- Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền
tự nhiên ( natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các
lOMoARcPSD| 49519085
quyền pháp lí (legal rights). Theo đó “quyền con người được hiểu là
những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và sự tư do của con người”.
- Các quyền con người được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố
trong nhiều văn kiện pháp lí quốc tế mà đặc biệt là trong ba văn kiện quan
trọng nhất được coi là Bộ luật quốc tế về quyền con người. Xem xét ba
văn kiện trên, chúng ta có thể phân chia quyền con người thành 2 nhóm:
+ Các quyền dân sự, chính trị. Trong đó quy định nhân dân có Quyền được
các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để
chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến
pháp hay pháp luật quy định ( Điều 9 UDHR, Điều 14 ICCPR) + Các
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quyền con người có đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể
chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn
nhau.
b, Khái niệm, phân loại, các đặc trưng của quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được
xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của
công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân.
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành
ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
c, Khái niệm quyền bào chữa
- Một trong những hình thức đầu tiên và cơ bản nhất để đảm bảo thực hiện
quyền con người, đó chính là ghi nhận công dân có quyền tự bảo vệ mình
trước bất kỳ sự xâm phạm nào. Trong quan hệ pháp luật hình sự, mối quan
hệ giữa một bên là người bị tình nghi phạm tội hay người bị buộc tội và
một bên là đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa vụ chứng
minh hành vi phạm tội của người bị tình nghi là có hành vi phạm tội.
Trong mối quan hệ này, “Người bị buộc tội là phạm một tội hình sự có
quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh
theo pháp luật”(1). Để chống lại xu hướng áp đặt của các cơ quan tiến
hành tố tụng, pháp luật đã dành cho người bị buộc tội quyền tự bảo vệ
mình, chứng minh mình vô tội trước các cáo buộc của các cơ quan tiến
hành tố tụng, đó chính là quyền bào chữa. Quyền này đã được chính thức
ghi nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp quốc: “bị cáo về
một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng
phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết
cho quyền biện hộ”
- Quyền bào chữa - một quyền lợi đặc thù, quyền cơ bản của công dân, của
những bị can, bị cáo được coi là một nguyên tắc hiến định, ghi nhận tại
lOMoARcPSD| 49519085
các Điều 31, Điều 103 Hiến pháp 2103. Điều này chứng tỏ bản chất tốt
đẹp và dân chủ của pháp luật Việt Nam, bởi lẽ tất cả những người bị bắt,
bị tạm giữ, bị điều tra, truy tố và xét xử đều có quyền tự bào chữa, nhờ
luật sư hoặc người khác bào chữa.
d, Quy định về quyền Bào chữa của con người
- Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã thay thế thuật ngữ
“mọi công dân” bằng thuật ngữ “mọi người” trong nhiều điều luật quy
định về quyền của cá nhân. Trong đó có quy định về quyền bào chữa của
con người.
- Hiến pháp 2013 đã mở rộng hơn quyền được sử dụng sự trợ giúp pháp lý
của công dân. Các quyền con người về dân sự, chính trị theo Hiến pháp
năm 2013 có quy định cụ thể: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa (Khoản 4 Điều 31). Như vậy, theo quy định y thì không
chỉ bị cáo mới có quyền bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà
ngay từ khi một người bị bắt, đã phát sinh quyền tự bào chữa, hoặc nhờ
luật sư bào chữa đối với họ, được đảm bảo bởi đạo luật có giá trị pháp lý
cao nhất là Hiến pháp. Đây là một nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm
cho người bị buộc tội có quyền được tự mình bào chữa hoặc nhờ người
khác bào chữa.
- Quyền con người về dân sự, chính trị quy định về quyền bào chữa trong
Hiến pháp năm 2013 tương ứng với các quyền con người được quy định
trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.
1.2. Quyền bào chữa được quy định trong chương VIII về Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp năm 2013
- Trong chương VIII của Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân đồng thời cũng đưa
ra nêu ra được các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân.
- Trong đó quyền bào chữa và các nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa
được quy định cụ thể tại một trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân. Đó là nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm
và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
- Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp
năm 2013 và các Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992,
2002, 2014.
- Điểm mới của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm
2014 là đã quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm và bổ sung quyền
bào chữa của bị can, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong các vụ án hình sự và
đương sự trong các vụ án khác. Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy
định: “Người bị buộc tội coi là không có tội cho đến khi được chứng minh
theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp
lOMoARcPSD| 49519085
luật”. Người bị bắt, bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày
lời khai, ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính
mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội. Như vậy, việc chứng minh
tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quyền tồ tụng hình
sự, trong đó có tòa án nhân dân.
- Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa”. Để thực hiện quyền bào chữa của mình,
bị can, bị cáo, đương sự có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ luật sư, người
đại diện hợp pháp bào chữa. Trong trường hợp cần thiết, mặc dù bị cáo
không yêu cầu nhưng tòa án vẫn phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào
chữa cho bị cáo. Đó là các trường hợp: + Bị cáo có khuyết tật về thể chất
và tinh thần
+ Bị cáo phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình
+ Bị cáo là vị thành niên phạm tội
- Bằng chứng cứ, lập luận, bị can, bị cáo chứng minh mình không phạm tội
hoặc có tội nhưng mức hình phạt phải nhẹ hơn (đối với các vụ án hình
sự). Trong các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế,
lao động và giải quyết các việc khác do pháp luật quy định, bằng chứng
cứ, lập luận, các đương sự có thể khẳng định được quyền và nghĩa vụ của
mình trước phiên tòa.
2. Những biện pháp của Tòa án nhân dân để đáp ứng quyền bào chữa
của người dân
- Để giúp bị can, bị cáo các đương sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của họ, ngày 18/12/1987, Hội đồng nhà nước đã ban hành pháp lệnh tổ chức
Luật sự. Ngày 21/02/1998, Hội đồng bộ trưởng (nay Chính phủ) ban hành
Quy chế đoàn Luật sư. Ngày 25/7/2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh luật thay thế pháp lệnh luật năm 1987. Ngày
26/6/2006, Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 9 đã thông qua Luật luật sư; Luật
luật đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Theo Luật luật sư, các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thành lập các đoàn luật sư để giúp bị can,
bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Nguyên tắc khi thực hiện quyền bào chữa cho người bị buộc tội là cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trách nhiệm giải thích đầy đủ các
quy định về quyền bào chữa. Để thực hiện tốt điều này, trong các giai đoạn
tố tụng phải lập biên bản về việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị
buộc tội, trong đó quyền bào chữa, người bị buộc tội phải xác nhận
đã được giải thích các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Các biên bản này phải được lưu tại hvụ án như một quy định bắt buộc.
- Để đảm bảo tốt nhất cho yêu cầu lựa chọn người bào chữa, các Đoàn luậtsư,
Trung tâm trợ giúp pháp cần danh sách các luật trợ giúp viên
pháp lý (ghi rõ địa chỉ liên hệ, điện thoại, khái quát về năng lực...) gửi đến
các cơ sở tạm giữ, tạm giam, được niêm yết công khai.
- Để đảm bảo tốt nhất cho quyền bào chữa, các nhà tạm giữ, trại tạm giam
cần phòng riêng cho việc tiếp xúc giữa người bị bắt, người btạm giữ,
tạm giam với người bào chữa.
lOMoARcPSD| 49519085
3.Các biện pháp quy định trong pháp luật hiện nay nhằm đáp ứng quyền
bào chữa của người dân
- Các biện pháp quy định trong pháp luật hiện nay đã tương đối đầy đủ đề
đáp ứng quyền bào chữa của người dân. Thực hiện cải cách tư pháp
Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản luật ra đời nhằm tạo cơ chế pháp
bảo đảm thực hiện quyền bào chữa như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Luật sư, Luật
Trợ giúp pháp lý... và nhiều văn bản dưới luật khác.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về cơ bản đã đáp ứng được những đòi hỏi
của các quy định quốc tế về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình
sự, bao gồm quyền được bào chữa, quyền được xét xử công bằng. Tuy
nhiên, các quy định này còn có những hạn chế, bất cập, đó là:
+ Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị buộc tội có
quyền nhờ người bào chữa
,nhưng ngay cả khi người bị buộc tội được giải thích
đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền bào chữa, họ vẫn khó tiếp cận được
với người bào chữa, bởi họ đang bị tạm giữ, tạm giam. Mặt khác, người bị buộc
tội không có người thân thích hoặc có người thân thích nhưng không đủ điều
kiện về năng lực dân sự thì cũng khó có thể liên hệ người bào chữa thay cho
người bị buộc tội.
+ Việc thay thế thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thành thủ tục đăng ký bào
chữa làm cho thủ tục tham gia tố tụng của người bào chữa được rút ngắn hơn.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đều
không quy định khoảng thời gian đủ để chuẩn bị cho công tác bào chữa. Vấn đề
này thường gặp trong giai đoạn xét xử, khi mà sau khi có quyết định xét xử
(thậm chí đến ngày xử) luật sư mới gửi các thủ tục tham gia tố tụng đến tòa án.
Những trường hợp này là quá ngắn để luật sư đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ,
tiếp xúc với người bị buộc tội nhằm đảm bảo cho việc bào chữa tại tòa. Những
quy định của Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2005 chỉ được hoãn phiên
tòa khi: Vắng mặt người bào chữa lần thứ nhất mà không có lý do chính đáng
nên yêu cầu của người bào chữa hoãn phiên tòa để có thời gian nghiên cứu hồ sơ
và tiếp xúc với bị can, bị cáo nhiều khi không được chấp nhận. Nên thực tế rất
nhiều luật sư đã ”cố tình” vắng mặt lần thứ nhất để hoãn phiên tòa để đảm bảo
đủ thời gian tiếp xúc với hồ sơ và bị can, bị cáo.
+ Trong các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp
pháp lý không nhiều và thủ tục trợ giúp pháp lý còn phức tạp. Theo Điều 10 Luật
Trợ giúp pháp lý, đối tượng trợ giúp pháp bao gồm: người nghèo; người
công với cách mạng; người già đơn, người tàn tật trẻ em không nơi nương
tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người
các đối tượng khác được trợ giúp pháp theo quy định tại điều ước quốc tế
Việt Nam thành viên
(8)
. Trong khi đó, đđược trợ giúp pháp lý, người dân
phải nộp nhiều giấy tờ thủ tục tố tụng vốn chỉ được gửi cho bị can, bị cáo người
được trợ giúp pháp còn phải các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng
được hưởng trợ giúp pháp
(9)
. Mặt khác, người btạm gisẽ khó thể tìm được
người bào chữa thông qua trợ giúp pháp ngay tkhi bắt đầu hỏi cung (ở giai
lOMoARcPSD| 49519085
đoạn điều tra) phải thực hiện một số thủ tục hành chính để thể được những
giấy tờ nêu trên. Hơn nữa, các văn bản tố tụng nêu trên thường chỉ giao cho người
bị tạm giữ, tạm giam mà không giao cho gia đình họ nên rất khó cho gia đình và
bản thân người bị buộc tội thể tiếp cận được trợ giúp viên pháp lý. Mặt khác,
các chủ thể tiến hành tố tụng thường không chú trọng việc giải thích pháp luật về
trợ giúp pháp lý, cũng như không yêu cầu trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.
+ Pháp luật Việt Nam quy định người bị buộc tội thể tự mình bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa, nhưng trên thực tế, phần lớn người phạm tội thiếu hiểu
biết về pháp luật. Do đó, người bị buộc tội khó có khả năng thực hiện việc tự bào
chữa tại phiên tòa. Đặc biệt, đối với người bị tạm giữ, tạm giam không
người thân thích thì rất khó tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến hoạt động tố tụng hình sự và trách nhiệm hình sự đối với chính bản thân họ.
KẾT LUẬN
Trong thực tế, hiện nay quyền bào chữa của công dân đang được pháp luật bảo
đảm thông qua hai cách là: bị can, bị cáo, đương sự tự bỏ tiền ra mời luật sư bào
chữa, bảo vệ quyền, lợi ích cho mình; hoặc Nhà nước thông qua các cơ quan
tiến hành tố tụng mời và bỏ tiền ra thanh toán chi phí cho luật sư tham gia bào
chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị truy tố có khung hình
phạt cao nhất đến mức tử hình hoặc bị can, bị cáo là người có nhược điểm về thể
chất, tinh thần. Hoặc Nhà nước thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn
phí để thanh toán tiền cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ trong một số nhóm
đối tượng nhất định.
Tuy nhiên trên thực tế, một tình hình chung là các cơ quan tố tụng, đặc biệt là
các chủ thể tiến hành tố tụng ở giai đoạn điều tra thường có tâm lý “ngại” sự
xuất hiện của người bào chữa, nhất là luật sư. Mặt khác, bản thân người bị bắt,
tạm giữ, bị can, bị cáo cũng chưa nhận thức được đầy đủ quyền bào chữa mà
pháp luật đã qui định cho họ. Trong khi đó một số người bào chữa thuộc trường
hợp chỉ định theo có tâm lý bào chữa qua loa cho xong, chưa thực sự đầu tư thời
gian, công sức và chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được bào chữa. Vì những nguyên nhân trên dẫn đến việc đảm bảo quyền bào
chữa cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình thực thi nhiều khi
còn mang tính hình thức, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mà Hiến pháp đặt ra.
Việc tăng cường trách nhiệm hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng cũng như tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động
điều tra, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đòi hỏi trách nhiệm rất lớn
của toàn bộ hệ thống chính trị, của Đảng và Nhà nước ta trong việc ban hành,
hoàn thiện các cơ chế bảo đảm thực thi quyền bào chữa của công dân, đảm bảo
thực thi quyền bào chữa trên của công dân trong suốt quá trình tố tụng của vụ án
nhằm tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh
lOMoARcPSD| 49519085
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
2. Hiến pháp năm 2013.
3. Bài báo “Quyền bào chữa của công dân” – Báo Công an nhân dân
4. Bài báo “Đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của Hiến pháp 2013 và
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015” – Báo Lý luận chính trị
5. Bộ luật tố tụng hình sự 2015
| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 49519085
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC ------------ Chủ đề số: 9 BÀI LUẬN HẾT MÔN LUẬT HIẾN PHÁP TIÊU ĐỀ BÀI LUẬN:
Chủ đề bài luận: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa trong Hiến pháp năm 2013 SINH VIÊN: Phan Thảo Vân LỚP: 4202 MSSV: 420242 lOMoAR cPSD| 49519085 MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG
1.Quyền bào chữa được quy định trong Hiến pháp 2013 2.Những biện pháp
của Tòa án nhân dân để đáp ứng quyền bào chữa của người dân 3.Các biện
pháp quy định trong pháp luật hiện nay nhằm đáp ứng quyền bào chữa của
người dân III. KẾT LUẬN
lOMoAR cPSD| 49519085 MỞ ĐẦU
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được quốc hội
thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2014. Trên cơ sở kế thừa những giá trị đã được thực tiễn kiểm nghiệm của
các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Hiến
pháp 2013 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, phù hợp tình hình
mới. Hầu hết các chế định trong Hiến pháp 2013 đều được sửa đổi, trong đó chế
định về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được sửa
đổi và bổ sung. Chế định này đã được bổ sung nhiều điều mới hơn đặc biệt là về
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa so với chính nó ở Hiến pháp 1992. NỘI DUNG
Chương II của Hiến pháp 2013 quy định về Quyền con người, Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, với điều 31, Hiến pháp 2013 đã đưa ra một
nguyên tắc để đảm bảo quyền bào chữa của công dân, so với những bản Hiến
pháp trước đây không có quy định cụ thể. Tuy nhiên trong chương VIII của
Hiến pháp 2013 về Tòa an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, với điều 103,
Hiến pháp 2013 đã nếu ngắn gọn và quy định rõ ràng hơn về nghĩa vụ của
Tòa án nhân dân để đảm bảo quyền bảo chữa của công dân so với những bản
Hiến pháp trước. Hiến pháp 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa, về
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
1. Quyền bào chữa được quy định trong Hiến pháp 2013
1.1. Quyền bào chữa được quy định trong Chương II về Quyền con

người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm
2013 a, Khái niệm, phân loại và các đặt trưng cơ bản của quyền con người
- Quyền con người (Human rights) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc
quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó,
sinh ra từ bản chất con người chú không phải được tạo ra bởi pháp luật
hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do
và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì
chính phủ nào cũng cần bảo vệ nó.
- Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền
tự nhiên ( natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các lOMoAR cPSD| 49519085
quyền pháp lí (legal rights). Theo đó “quyền con người được hiểu là
những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và sự tư do của con người”.

- Các quyền con người được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố
trong nhiều văn kiện pháp lí quốc tế mà đặc biệt là trong ba văn kiện quan
trọng nhất được coi là Bộ luật quốc tế về quyền con người. Xem xét ba
văn kiện trên, chúng ta có thể phân chia quyền con người thành 2 nhóm:
+ Các quyền dân sự, chính trị. Trong đó quy định nhân dân có Quyền được
các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để
chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến
pháp hay pháp luật quy định ( Điều 9 UDHR, Điều 14 ICCPR) + Các
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quyền con người có đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể
chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
b, Khái niệm, phân loại, các đặc trưng của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được
xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của
công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân.
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành
ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
c, Khái niệm quyền bào chữa
- Một trong những hình thức đầu tiên và cơ bản nhất để đảm bảo thực hiện
quyền con người, đó chính là ghi nhận công dân có quyền tự bảo vệ mình
trước bất kỳ sự xâm phạm nào. Trong quan hệ pháp luật hình sự, mối quan
hệ giữa một bên là người bị tình nghi phạm tội hay người bị buộc tội và
một bên là đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa vụ chứng
minh hành vi phạm tội của người bị tình nghi là có hành vi phạm tội.
Trong mối quan hệ này, “Người bị buộc tội là phạm một tội hình sự có
quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh
theo pháp luật”(1). Để chống lại xu hướng áp đặt của các cơ quan tiến
hành tố tụng, pháp luật đã dành cho người bị buộc tội quyền tự bảo vệ
mình, chứng minh mình vô tội trước các cáo buộc của các cơ quan tiến
hành tố tụng, đó chính là quyền bào chữa. Quyền này đã được chính thức
ghi nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp quốc: “bị cáo về
một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng
phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ”
- Quyền bào chữa - một quyền lợi đặc thù, quyền cơ bản của công dân, của
những bị can, bị cáo được coi là một nguyên tắc hiến định, ghi nhận tại lOMoAR cPSD| 49519085
các Điều 31, Điều 103 Hiến pháp 2103. Điều này chứng tỏ bản chất tốt
đẹp và dân chủ của pháp luật Việt Nam, bởi lẽ tất cả những người bị bắt,
bị tạm giữ, bị điều tra, truy tố và xét xử đều có quyền tự bào chữa, nhờ
luật sư hoặc người khác bào chữa.
d, Quy định về quyền Bào chữa của con người
- Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã thay thế thuật ngữ
“mọi công dân” bằng thuật ngữ “mọi người” trong nhiều điều luật quy
định về quyền của cá nhân. Trong đó có quy định về quyền bào chữa của con người.
- Hiến pháp 2013 đã mở rộng hơn quyền được sử dụng sự trợ giúp pháp lý
của công dân. Các quyền con người về dân sự, chính trị theo Hiến pháp
năm 2013 có quy định cụ thể: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa (Khoản 4 Điều 31). Như vậy, theo quy định này thì không
chỉ bị cáo mới có quyền bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà
ngay từ khi một người bị bắt, đã phát sinh quyền tự bào chữa, hoặc nhờ
luật sư bào chữa đối với họ, được đảm bảo bởi đạo luật có giá trị pháp lý
cao nhất là Hiến pháp. Đây là một nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm
cho người bị buộc tội có quyền được tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
- Quyền con người về dân sự, chính trị quy định về quyền bào chữa trong
Hiến pháp năm 2013 tương ứng với các quyền con người được quy định
trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.
1.2. Quyền bào chữa được quy định trong chương VIII về Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp năm 2013
- Trong chương VIII của Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân đồng thời cũng đưa
ra nêu ra được các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân.
- Trong đó quyền bào chữa và các nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa
được quy định cụ thể tại một trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân. Đó là nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm
và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
- Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp
năm 2013 và các Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014.
- Điểm mới của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm
2014 là đã quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm và bổ sung quyền
bào chữa của bị can, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong các vụ án hình sự và
đương sự trong các vụ án khác. Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy
định: “Người bị buộc tội coi là không có tội cho đến khi được chứng minh
theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp
lOMoAR cPSD| 49519085
luật”. Người bị bắt, bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày
lời khai, ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính
mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội. Như vậy, việc chứng minh
tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quyền tồ tụng hình
sự, trong đó có tòa án nhân dân.
- Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa”
. Để thực hiện quyền bào chữa của mình,
bị can, bị cáo, đương sự có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ luật sư, người
đại diện hợp pháp bào chữa. Trong trường hợp cần thiết, mặc dù bị cáo
không yêu cầu nhưng tòa án vẫn phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào
chữa cho bị cáo. Đó là các trường hợp: + Bị cáo có khuyết tật về thể chất và tinh thần
+ Bị cáo phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình
+ Bị cáo là vị thành niên phạm tội
- Bằng chứng cứ, lập luận, bị can, bị cáo chứng minh mình không phạm tội
hoặc có tội nhưng mức hình phạt phải nhẹ hơn (đối với các vụ án hình
sự). Trong các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế,
lao động và giải quyết các việc khác do pháp luật quy định, bằng chứng
cứ, lập luận, các đương sự có thể khẳng định được quyền và nghĩa vụ của mình trước phiên tòa.
2. Những biện pháp của Tòa án nhân dân để đáp ứng quyền bào chữa của người dân
- Để giúp bị can, bị cáo và các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ, ngày 18/12/1987, Hội đồng nhà nước đã ban hành pháp lệnh tổ chức
Luật sự. Ngày 21/02/1998, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
Quy chế đoàn Luật sư. Ngày 25/7/2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh luật sư thay thế pháp lệnh luật sư năm 1987. Ngày
26/6/2006, Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 9 đã thông qua Luật luật sư; Luật
luật sư đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Theo Luật luật sư, ở các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thành lập các đoàn luật sư để giúp bị can,
bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Nguyên tắc khi thực hiện quyền bào chữa cho người bị buộc tội là cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có trách nhiệm giải thích đầy đủ các
quy định về quyền bào chữa. Để thực hiện tốt điều này, trong các giai đoạn
tố tụng phải lập biên bản về việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị
buộc tội, trong đó có quyền bào chữa, người bị buộc tội phải ký xác nhận
là đã được giải thích các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Các biên bản này phải được lưu tại hồ sơ vụ án như một quy định bắt buộc.
- Để đảm bảo tốt nhất cho yêu cầu lựa chọn người bào chữa, các Đoàn luậtsư,
Trung tâm trợ giúp pháp lý cần có danh sách các luật sư và trợ giúp viên
pháp lý (ghi rõ địa chỉ liên hệ, điện thoại, khái quát về năng lực...) gửi đến
các cơ sở tạm giữ, tạm giam, được niêm yết công khai.
- Để đảm bảo tốt nhất cho quyền bào chữa, các nhà tạm giữ, trại tạm giam
cần có phòng riêng cho việc tiếp xúc giữa người bị bắt, người bị tạm giữ,
tạm giam với người bào chữa. lOMoAR cPSD| 49519085
3.Các biện pháp quy định trong pháp luật hiện nay nhằm đáp ứng quyền
bào chữa của người dân
- Các biện pháp quy định trong pháp luật hiện nay đã tương đối đầy đủ đề
đáp ứng quyền bào chữa của người dân. Thực hiện cải cách tư pháp và
Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản luật ra đời nhằm tạo cơ chế pháp lý
bảo đảm thực hiện quyền bào chữa như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Luật sư, Luật
Trợ giúp pháp lý... và nhiều văn bản dưới luật khác.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về cơ bản đã đáp ứng được những đòi hỏi
của các quy định quốc tế về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình
sự, bao gồm quyền được bào chữa, quyền được xét xử công bằng. Tuy
nhiên, các quy định này còn có những hạn chế, bất cập, đó là:
+ Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị buộc tội có
quyền nhờ người bào chữa ,nhưng ngay cả khi người bị buộc tội được giải thích
đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền bào chữa, họ vẫn khó tiếp cận được
với người bào chữa, bởi họ đang bị tạm giữ, tạm giam. Mặt khác, người bị buộc
tội không có người thân thích hoặc có người thân thích nhưng không đủ điều
kiện về năng lực dân sự thì cũng khó có thể liên hệ người bào chữa thay cho người bị buộc tội.
+ Việc thay thế thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thành thủ tục đăng ký bào
chữa làm cho thủ tục tham gia tố tụng của người bào chữa được rút ngắn hơn.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đều
không quy định khoảng thời gian đủ để chuẩn bị cho công tác bào chữa. Vấn đề
này thường gặp trong giai đoạn xét xử, khi mà sau khi có quyết định xét xử
(thậm chí đến ngày xử) luật sư mới gửi các thủ tục tham gia tố tụng đến tòa án.
Những trường hợp này là quá ngắn để luật sư đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ,
tiếp xúc với người bị buộc tội nhằm đảm bảo cho việc bào chữa tại tòa. Những
quy định của Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2005 chỉ được hoãn phiên
tòa khi: Vắng mặt người bào chữa lần thứ nhất mà không có lý do chính đáng
nên yêu cầu của người bào chữa hoãn phiên tòa để có thời gian nghiên cứu hồ sơ
và tiếp xúc với bị can, bị cáo nhiều khi không được chấp nhận. Nên thực tế rất
nhiều luật sư đã ”cố tình” vắng mặt lần thứ nhất để hoãn phiên tòa để đảm bảo
đủ thời gian tiếp xúc với hồ sơ và bị can, bị cáo.
+ Trong các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp
pháp lý không nhiều và thủ tục trợ giúp pháp lý còn phức tạp. Theo Điều 10 Luật
Trợ giúp pháp lý, đối tượng trợ giúp pháp lý bao gồm: người nghèo; người có
công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương
tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn vànạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người
và các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên(8)
. Trong khi đó, để được trợ giúp pháp lý, người dân
phải nộp nhiều giấy tờ thủ tục tố tụng vốn chỉ được gửi cho bị can, bị cáo và người
được trợ giúp pháp lý còn phải có các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng
được hưởng trợ giúp pháp lý(9). Mặt khác, người bị tạm giữ sẽ khó có thể tìm được
người bào chữa thông qua trợ giúp pháp lý ngay từ khi bắt đầu hỏi cung (ở giai lOMoAR cPSD| 49519085
đoạn điều tra) vì phải thực hiện một số thủ tục hành chính để có thể có được những
giấy tờ nêu trên. Hơn nữa, các văn bản tố tụng nêu trên thường chỉ giao cho người
bị tạm giữ, tạm giam mà không giao cho gia đình họ nên rất khó cho gia đình và
bản thân người bị buộc tội có thể tiếp cận được trợ giúp viên pháp lý. Mặt khác,
các chủ thể tiến hành tố tụng thường không chú trọng việc giải thích pháp luật về
trợ giúp pháp lý, cũng như không yêu cầu trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.
+ Pháp luật Việt Nam quy định người bị buộc tội có thể tự mình bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa, nhưng trên thực tế, phần lớn người phạm tội thiếu hiểu
biết về pháp luật. Do đó, người bị buộc tội khó có khả năng thực hiện việc tự bào
chữa tại phiên tòa. Đặc biệt, đối với người bị tạm giữ, tạm giam mà không có
người thân thích thì rất khó tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến hoạt động tố tụng hình sự và trách nhiệm hình sự đối với chính bản thân họ. KẾT LUẬN
Trong thực tế, hiện nay quyền bào chữa của công dân đang được pháp luật bảo
đảm thông qua hai cách là: bị can, bị cáo, đương sự tự bỏ tiền ra mời luật sư bào
chữa, bảo vệ quyền, lợi ích cho mình; hoặc Nhà nước thông qua các cơ quan
tiến hành tố tụng mời và bỏ tiền ra thanh toán chi phí cho luật sư tham gia bào
chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị truy tố có khung hình
phạt cao nhất đến mức tử hình hoặc bị can, bị cáo là người có nhược điểm về thể
chất, tinh thần. Hoặc Nhà nước thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn
phí để thanh toán tiền cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ trong một số nhóm
đối tượng nhất định.
Tuy nhiên trên thực tế, một tình hình chung là các cơ quan tố tụng, đặc biệt là
các chủ thể tiến hành tố tụng ở giai đoạn điều tra thường có tâm lý “ngại” sự
xuất hiện của người bào chữa, nhất là luật sư. Mặt khác, bản thân người bị bắt,
tạm giữ, bị can, bị cáo cũng chưa nhận thức được đầy đủ quyền bào chữa mà
pháp luật đã qui định cho họ. Trong khi đó một số người bào chữa thuộc trường
hợp chỉ định theo có tâm lý bào chữa qua loa cho xong, chưa thực sự đầu tư thời
gian, công sức và chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được bào chữa. Vì những nguyên nhân trên dẫn đến việc đảm bảo quyền bào
chữa cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình thực thi nhiều khi
còn mang tính hình thức, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mà Hiến pháp đặt ra.
Việc tăng cường trách nhiệm hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng cũng như tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động
điều tra, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đòi hỏi trách nhiệm rất lớn
của toàn bộ hệ thống chính trị, của Đảng và Nhà nước ta trong việc ban hành,
hoàn thiện các cơ chế bảo đảm thực thi quyền bào chữa của công dân, đảm bảo
thực thi quyền bào chữa trên của công dân trong suốt quá trình tố tụng của vụ án
nhằm tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh lOMoAR cPSD| 49519085
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam 2. Hiến pháp năm 2013.
3. Bài báo “Quyền bào chữa của công dân” – Báo Công an nhân dân
4. Bài báo “Đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của Hiến pháp 2013 và
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015” – Báo Lý luận chính trị
5. Bộ luật tố tụng hình sự 2015