-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bai mau tham khao - cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn
Bai mau tham khao - cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Cơ sở dữ liệu (ssdl03) 6 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Bai mau tham khao - cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn
Bai mau tham khao - cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn hóa Việt Nam cơ sở văn và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Cơ sở dữ liệu (ssdl03) 6 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường đại học hoa sen --- * --- BÁO CÁO MÔN HỌC ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ LẬP CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP CHO 4 NĂM ĐẠI HỌC Môn học
: Phương pháp học đại học Lớp MH : DC115DV01_1152 Sinh viên thực hiện
: Trịnh Thanh Mi (MSSV: 2192793)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Đông Hoài
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021 TRÍCH YẾU
Khi bước lên bậc Đại học, chắc chắn ai cũng có những mong muốn riêng
cho bản thân sau 4 năm Đại học. Để đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đó
chúng ta cần xây dựng & hoạch định chiến lược cho 4 năm Đại học. Vì vậy hôm nay
tôi muốn gửi đến các bạn phương pháp xây dựng & hoạch định chiến lược của tôi
thông qua bài báo cáo này. Đây là những bài học & kinh nghiệm của bản thân tôi tự
rút ra được sau một thời gian học ở Đại học Hoa Sen. Tôi đã trải nghiệm môi trường
học tập ở Đại học Hoa Sen được 2 năm, một thời gian đủ dài để tôi có thể đúc kết
được những kinh nghiệm, bài học cũng như biết trau dồi những kỹ năng cần thiết
cho 2 năm học trong quá khứ, 2 năm học cho tương lai & công việc sau này. Tôi viết
bài tiểu luận này để gửi các bạn những phương pháp để xây dựng chiến lược học tập
hiệu quả nhất mà tôi đã áp dụng. Tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong con
đường học tập & tương lai sau này. 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các bước xây dựng chiến lược 4 năm Đại học............................................... 7
Hình 2: Phương pháp hạ stress......................................................................................8
Hình 3: Các bước thực hiện chiến lược ở Đại học....................................................... 9
Hình 4: Kế hoạch học tập cụ thể cho năm 1 + 2.........................................................11
Hình 5: Kế hoạch học tập cụ thể cho năm 3 + 4.........................................................11
Hình 6: kế hoạch cho những hoạt động khác............................................................. 12
Hình 7: Phân bổ thời gian cho 4 năm......................................................................... 13
Hình 8: Các tips nâng cao hiệu suất............................................................................14 3 MỤC LỤC
TRÍCH YẾU..................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ 3
MỤC LỤC..................................................................................................................... 4
NỘI DUNG................................................................................................................... 5 Phần 1:
Xây dựng chiến lược học tập cho ở Đại học............................................... 5 1.
Thiết lập mục tiêu muốn đạt được sau 4 năm Đại học................................... 5 2.
Xác định phong cách học tập ở Đại học......................................................... 5 3.
Xác định phương pháp học tập ở Đại học.......................................................7 4.
Chuẩn bị và thực hiện chiến lược ở Đại học...................................................7 Phần 2:
Hoạch định chiến lược học tập ở Đại học................................................... 9 1.
Xác định mục tiêu cho từng năm ở Đại học..................................................10 2.
Lên kế hoạch học tập cho từng năm ở Đại học.............................................10 3.
Phân bổ nguồn lực cho từng năm ở Đại học.................................................12 4.
Trau dồi các kỹ năng cần thiết ở Đại học......................................................14 5.
Đánh giá kế hoạch cho từng năm ở Đại học................................................. 16 Phần 3:
Kết luận...................................................................................................... 17 1.
Ưu điểm xây dựng và hoạch định chiến lược cho 4 năm bậc Đại học.........17 2.
Khó khăn của việc xây dựng và hoạch định chiến lược cho 4 năm bậc Đại học 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19 4 NỘI DUNG Phần 1:
Xây dựng chiến lược học tập cho ở Đại học
1. Thiết lập mục tiêu muốn đạt được sau 4 năm Đại học
Thời sinh viên là thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vì nó là bước
ngoặt quyết định cuộc đời tôi mai sau. Đó là thời gian tôi không chỉ học lý
thuyết như thời trung học mà nó có thể giúp tôi tạo nhiều mối quan hệ, trau
dồi các kỹ năng cần thiết cho tương lai và giúp ích cho công việc sau này. Để
tận dụng 4 năm Đại học thật hiệu quả, tôi cần có mục tiêu sau 4 năm:
- Đạt GPA 3.4 loại giỏi.
- Kỹ năng mềm đạt mức 4/5. Kỹ năng thuyết trình.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người nghe. Kỹ năng làm việc nhóm.
- Đạt bằng tiếng Anh B1 và Toeic 650.
- Được vào làm tại một ngân hàng(ACB/TPB/SCB) ở trung tâm thành phố.
- Có nhiều mối quan hệ bạn bè, giảng viên: tôi muốn có cả bạn ngành
khác để cùng nhau trao đổi nhiều điều hay trong cuộc sống & học tập.
2. Xác định phong cách học tập ở Đại học
Sau khi đã làm bài trắc nghiệm về phong cách học tập cũng như quan
sát và thử nghiệm nhiều cách học thì tôi nhận ra mình ở nhóm người đa giác
quan vì nó giúp tôi linh hoạt trong tất cả các môn ở trường. Tôi đã thiết kế
cho bản thân mình cách riêng để có thể học tốt những môn ở trường như sau:
- Đối với những môn đại cương nhiều lý thuyết: tôi sẽ áp dụng phương
pháp highlight những từ khóa, ý chính quan trọng bằng bút dạ màu vàng, 5
còn những lưu ý thêm thì tôi sẽ tô màu hồng vì 2 màu đó làm tôi nhớ lâu nhất.
- Đối với những môn đại cương nhiều bài toán: tôi sẽ tự viết bằng tay để
lưu giữ hình ảnh lâu nhất. Tôi sẽ dùng phương pháp ghi chú vào tập,
khoa học đã chứng minh việc ghi tay những kiến thức học được sẽ tiếp
thu một cách rất nhanh mà khi tôi áp dụng tôi thấy điều đó là hoàn toàn
đúng. Bên cạnh đó tôi sẽ luyện tập bài toán nhiều lần để giúp não và mắt quen với dạng bài.
- Đối với những môn chuyên ngành: Tôi thực hiện việc ghi âm lại toàn bộ
nội dung diễn ra trên lớp học, nếu trong quá trình giảng viên giảng bài
hay thảo luận nhóm mà có vấn đề chưa rõ, tôi sẽ lấy đoạn ghi âm ra
nghe lại, việc nghe lại lần 2 phần nào giúp tôi thấm nhuần và nhớ lâu
hơn nội dung bài giảng. Tôi sử dụng mindmap để tóm tắt nội dung bài
học theo từng buổi để tôi có thể hệ thống bài tốt nhất cho những bài
kiểm tra. Tôi luôn giải rất kỹ bài tập của giảng viên bằng hình thức viết
tay để ghi nhớ rõ bài học.
- Đối với giáo dục thể chất: Tôi chú ý thật kỹ những động tác mà giảng
viên đã thực hiện trước đó và thực hiện lặp lại từ 5 đến 10 lần, điều đó
giúp tôi ghi nhớ các động tác rất nhanh và nhớ lâu hơn.
- Và tôi sử dụng google drive để hỗ trợ việc lưu giữ tài liệu, như vậy sẽ
không bị lạc tài liệu mất nếu máy tính có bị vi rút. Bên cạnh đó tôi còn
sử dụng nhiều ứng dụng tích hợp ở google để hỗ trợ cho việc học tập.
Tôi xin bật mí hai ứng dụng mà tôi đã tích hợp:
Seek Subtitle to Youtube: đây là ứng dụng giúp bạn dịch tiếng
Anh khi coi video nước ngoài.
Swift Read: đây là ứng dụng giúp tôi đọc được 500 chữ trong
một phút và giúp bạn có thể hiểu lên đến 90% nội dung. 6
Đó là phong cách học tập đa giác quan của tôi, nó giúp tôi phát triển
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hoàn thiện nhất vì những giác quan
thế mạnh luôn được phát triển và duy trì, còn các giác quan yếu hơn vẫn luôn
được cải thiện từng ngày. Những điều đó giúp tôi học tốt ở tất cả các môn.
3. Xác định phương pháp học tập ở Đại học
Ở bước này tôi sẽ lập ra trình tự thực hiện chiến lược học tập ở 4 năm Đại học:
Hình 1: Các bước xây dựng chiến lược 4 năm Đại học
4. Chuẩn bị và thực hiện chiến lược ở Đại học
Chuẩn bị cho chiến lược ở Đại học:
- Tinh thần sẵn sàng học tập.
- Sổ tay ghi chép cho những lưu ý của giảng viên cho mỗi môn. - Ứng dụng vẽ mindmap.
- Web hỗ trợ làm hiệu ứng thuyết trình Canva.
- Xem trước đề cương để theo dõi được tiến trình của từng môn. 7 - Vở để làm bài tập.
- Và 1 số dụng cụ học tập cơ bản.
- Ngoài ra để đối phó được tình hình dịch học online: tôi đã chuẩn bị
laptop, tai nghe bluetooths, không gian học yên tĩnh.
- Lên danh sách những rủi ro gặp phải:
Khi tôi trải qua gần 2 năm học thì tôi thấy 1 số rủi ro như sau: Đăng ký môn bị hủy.
Đăng ký không được do web quá tải.
Đăng ký không được do 2 ca học ở cách xa nhau không thể
đảm bảo đúng giờ học.
Đó là những rủi ro tôi gặp phải khi đăng ký môn học và đó cũng là lý
do chính làm cho kế hoạch học tập của tôi luôn bị thay đổi. Để phòng điều
đó tôi luôn chuẩn bị 2 kế hoạch học tập để dự phòng cho nhau.
- Chuẩn bị phương pháp hạ stress của riêng tôi:
Hình 2: Phương pháp hạ stress
- Quan sát: bước quan sát giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn ở mọi sự việc.
Điều đó giúp tôi có cái nhìn tích cực hơn & bình tĩnh hơn.
- Bỏ qua chuyện lặt vặt: giữ trong lòng những chuyện nhỏ nhặt sẽ là chúng ta
trở nên nhỏ nhen, khó chịu. Nếu tình trạng đó diễn ra lâu ngày thì chúng ta sẽ
mất khả năng tập trung vào những chuyện quan trọng hơn, nó sẽ khiến chúng
ta bỏ lỡ nhiều cơ hội hoặc tệ hơn dễ đánh mất bạn bè. 8
- Không được trốn tránh: Trốn tránh vừa không giải quyết được chuyện vừa
khiến nó kéo dài và dẫn đến mất thời gian của chúng ta. Dù bất cứ chuyện gì
chúng ta cũng nên đối mặt & giải quyết một cách bình tĩnh, triệt để nhất.
- Bĩnh tĩnh đối mặt: đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc giải quyết tình
huống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bình tĩnh sẽ giúp chúng ta có cách
giải quyết tốt nhất: hạn chế được mâu thuẫn & xung đột. Cách giữ bình tĩnh
hiệu quả nhất của tôi là tạm thời rời khỏi cuộc tranh luận & uống một ly nước.
Nước sẽ giúp cơ mặt của bạn dãn ra & bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
- Ngủ đủ giấc: theo nghiên cứu khoa học, giấc ngủ rất quan trọng vì nếu bạn
thiếu ngủ bạn sẽ dễ cáu gắt, mất bình tĩnh, mất tập trung. Điều này sẽ khiến
mọi người dần dần rời xa bạn. Lúc đó bạn sẽ càng thấy bế tắc & vô vọng.
Bạn sẽ mất hết động lực cố gắng trong cuộc sống.
- Thay đổi cách nhìn: trước khi vào Đại học, tôi thường hay nhìn mọi thứ theo
hướng tiêu cực. Điều này rất tai hại vì nó sẽ dẫn dắt bạn tới những bế tắc
chồng chất & không thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Những từ khi tôi
nhìn mọi thứ theo hướng lạc quan hơn thì khi đó tôi thấy dễ chịu hơn, dễ
dàng chấp nhận mọi thứ & đưa ra các hướng giải quyết tốt nhất. Bên cạnh đó
tôi còn đặt mình vào vị trí của người khác để có góc nhìn đa chiều & khách
quan hơn cho mọi vấn đề.
- Tập thể dục: vận động cơ thể sẽ giúp cho tôi có một sức khỏe tốt, tránh thụ
động, lười biếng, dễ chán nản trong công việc. Việc tập thể dục cung cấp cho
chúng ta có một năng lượng bền bỉ cho hoạt động học tập & làm việc cả ngày.
Thực hiện chiến lược ở Đại học
Hình 3: Các bước thực hiện chiến lược ở Đại học Phần 2:
Hoạch định chiến lược học tập ở Đại học 9
1. Xác định mục tiêu cho từng năm ở Đại học
Đây là bước đầu tiên cho việc hoạch định chiến lược cụ thể cho từng năm: -
Năm 1: Học kỹ năng mềm bổ trợ cho 4 năm học và kết bạn tạo mối quan hệ rộng rãi. -
Năm 2: Tiếp theo tôi cần cải thiện trình độ tiếng Anh của bản thân để
chuẩn bị bước vào năm 3 học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tôi sẽ
chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thực tập nhận thức. -
Năm 3: Tôi sẽ tập trung hết tâm huyết vào chuyên ngành mà mình theo đuổi. -
Năm 4: Đây là năm định mệnh đối với tất cả sinh viên không riêng
tôi. Tôi sẽ dành thời gian tạo CV thật tốt, chọn một doanh nghiệp
mong muốn để thực tập tốt nghiệp. Tôi sẽ thể hiện bản thân thật tốt
sau khi đã trau dồi kỹ năng cần thiết sau 3 năm trước để tạo ấn tượng
với nhà tuyển dụng. Đó là bước ngoặt lớn của đời tôi.
2. Lên kế hoạch học tập cho từng năm ở Đại học 10
Hình 4: Kế hoạch học tập cụ thể cho năm 1 + 2
Hình 5: Kế hoạch học tập cụ thể cho năm 3 + 4 11
Ngoài ra, tôi còn lập kế hoạch cho những hoạt động khác:
Hình 6: kế hoạch cho những hoạt động khác
3. Phân bổ nguồn lực cho từng năm ở Đại học
Nguồn lực dành cho chiến lược học tập cho 4 năm:
Nhóm 1: Công việc nhu cầu cá nhân: vệ sinh, ăn uống, ngủ,...
Nhóm 2: Công việc sở thích cá nhân: giải trí, đi chơi, đọc sách, hoạt động ở trường,...
Nhóm 3: Công việc học tập. 12
Hình 7: Phân bổ thời gian cho 4 năm 13
Hình 8: Các tips nâng cao hiệu suất
4. Trau dồi các kỹ năng cần thiết ở Đại học
Kỹ năng làm việc nhóm:
Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu vì làm việc nhóm theo tôi
suốt 4 năm Đại học và tương lai. Để trau dồi tốt kỹ năng này, tôi xin chia
sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân:
- Tôi luôn quan sát ở các lớp học & nhắm đến đối tượng phù hợp cách học của bản thân.
- Tôi chủ động làm quen với bạn đó & hẹn học ở những môn tiếp theo.
- Mặt khác nếu bạn đó đã có nhóm học cùng rồi thì khi vào lớp
mới tôi sẽ quan sát tiếp xem có ai quen mà mình đã nhắm tới
không nếu không có nữa tôi sẽ chọn lập nhóm với mấy bạn ngồi bàn đầu. 14
- Khuyến cáo phải đi học buổi 1 vì nó rất quan trọng cho việc
thành lập nhóm, luôn chủ động để dễ dàng xin vào nhóm tốt.
- Kinh nghiệm của tôi không nên lập nhóm với mấy bạn nghỉ
nhiều, hay đi trễ & nghỉ buổi 1.
- Tôi không chỉ làm quen với bạn cùng ngành mà còn ở ngành
khác vì chúng tôi có thể chung được ở một số môn.
- Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra khi làm nhóm, tôi
luôn hỏi xem lý do của họ & chủ động hỗ trợ thành viên. Hạn chế
không để những mâu thuẫn xảy ra.
- Tôi thường làm nhóm trưởng nên tôi luôn trên tinh thần dân
chủ & tôn trọng nhau, không chèn ép người lạ hay nhân nhượng người quen.
- Hơn hết phải luôn theo dõi sát sao những bài báo cáo nhóm.
- Đặc biệt nhất là luôn trung thực & uy tín đối với mọi người thì
mọi người mới hết lòng với bạn.
- Tôi luôn lắng nghe & thấu hiểu hơn là hấp tấp phán xét liền.
Kỹ năng làm việc thuyết trình:
Đây là kỹ năng quan trọng tiếp theo mà tôi muốn nhấn mạnh vì để
cho ra bài thuyết trình tốt cần:
- Tôi không bao giờ trì hoãn, có đề tài là chuẩn bị làm ngay. Tôi
cực khó chịu khi bài bị dồn nhiều rất áp lực và hoảng loạn.
- Tìm hiểu ở nhiều nguồn về nội dung mà mình thuyết trình.
- Chỉ nên nói ý chính tránh lan man và đặc biệt phải hiểu rõ những gì mình nói.
- Đặc biệt không bao giờ được học thuộc vì lỡ quên bạn sẽ hoảng
loạn, bạn nên hiểu vấn đề đó và nói lại theo cách hiểu. 15
- Chuẩn bị một bài powerpoint thu hút người xem: rõ ràng, hợp lý,
nhiều hình ít chữ là nguyên tắc vàng, kết hợp cử chỉ tay cho phù
hợp sẽ làm bạn bớt run & thu hút người nghe.
- Bạn nên luyện tập tự nói một mình & đặt thời gian để đảm bảo
khi thuyết trình thật không bị cháy bài powerpoint.
Kỹ năng luyện trí nhớ: -
Tôi thường hay viết mọi thứ ra tập để ghi nhớ lâu hơn. -
Vẽ mindmap hỗ trợ cho việc hệ thống kiến thức cuối học kỳ. -
Đặc biệt tôi sẽ đọc đi đọc lại bài, đọc phát ra tiếng giúp tôi nhớ lâu hơn.
5. Đánh giá kế hoạch cho từng năm ở Đại học
Hầu hết những kế hoạch và mục tiêu mà tôi đã đề ra, bất cứ ai cũng
có thể thực hiện và làm theo trong ngắn hạn, nhưng để có thể duy trì suốt
quá trình 4 năm đại học thì lại khó khăn hơn rất nhiều. Trong thời đại với sự
phát triển vượt bậc của dịch vụ vui chơi giải trí, thành phần dễ bị cám dỗ
nhất có lẽ chính là những bạn sinh viên còn trẻ tuổi, còn ham chơi. Những
cám dỗ đó đôi khi vô tình khiến chúng ta quên đi mất mục tiêu mình đã để
ra cho việc học tập suốt 4 năm đại học.
Đối với mọi việc xảy ra trong cuộc sống, nếu chúng ta để bản thân
rơi vào tình trạng mất phương hướng thì sẽ khó có khả năng đạt thành công
trong mọi công việc. Việc lập kế hoạch và xác định mục tiêu giúp rõ cho tôi
có định hướng, có đường hướng cụ thể để noi theo. Tuy nhiên hơn hết cả
với những kế hoạch đã đề ra là tình thần vững tin, biết suy nghĩ đến tương
lai, tránh mọi cám dỗ trong cuộc sống để việc học tập đạt được như ý muốn và mục tiêu đã đề ra. 16 Phần 3: Kết luận
1. Ưu điểm xây dựng và hoạch định chiến lược cho 4 năm bậc Đại học
Việc lập chiến lược cho 4 năm Đại học là việc làm cần thiết cho tất
cả các sinh viên trước khi bước vào năm học đầu tiên. Việc lập chiến lược
cho 4 năm Đại học mang lại cho sinh viên những lợi thế sau: -
Quản lý thời gian hiệu quả & hợp lý. -
Xác định mục tiêu và chiến lược học tập cụ thể & hiệu quả cho từng năm. -
Chủ động trong những tình huống thay đổi bất ngờ và không bị rơi
vào trạng thái bị động trong việc học tập. -
Đảm bảo mục tiêu ra trường sớm sẽ thực hiện được. -
Có thời gian tạo mối quan hệ & tham gia các hoạt động của trường.
Đó là cơ hội tôi có thể trau dồi kiến thức thực tế & kỹ năng giao tiếp. -
Tăng hiệu suất học tập.
Những lợi thế đó đã giúp tôi luôn có động lực để phấn đấu vì mục
tiêu đã đề. Điều đó giúp tôi luôn giữ được bình tĩnh xử lý những tình huống
bất ngờ. Tôi sẽ ứng dụng cách xây dựng & hoạch định chiến lược vào công
việc tương lai để tăng năng suất làm việc cũng như là quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất.
2. Khó khăn của việc xây dựng và hoạch định chiến lược cho 4 năm bậc Đại học
Bên cạnh những lợi thế cho việc xây dựng và hoạch định chiến lược
cho 4 năm bậc Đại học thì vẫn còn những khó khăn trong quá trình lập kế hoạch học tập như sau: - Gò bó về thời gian. -
Kế hoạch có thể bị trì hoãn do những tình huống bất khả kháng: dịch,
môn không được mở ở học kỳ đã dự tính,... 17 -
Dễ bị cám dỗ xung quanh dẫn đến việc sao lãng làm trì hoãn kế hoạch học tập.
Đó là những khó khăn trong việc xây dựng và hoạch định chiến
lược cho 4 năm bậc Đại học. Để đảm bảo thực hiện được chiến lược theo
đúng thời gian đã đề ra, tôi đã đưa ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn đó: -
Luôn phải chuẩn bị kế hoạch học tập dự phòng để kịp thời ứng phó
với những tình huống bất ngờ.
- Để chống lại những cám dỗ ngoài xã hội, tôi sẽ đặt nguyên tắc và kỷ
luật cho bản thân, tự cam kết với bản thân sẽ thực hiện đúng nguyên tắc đã tự đặt ra.
Kết luận: Qua bài phân tích trên các bạn đã hiểu rõ được phần nào tầm
quan trọng của việc xây dựng và hoạch định chiến lược cho 4 năm bậc Đại học. Tôi
sẽ luôn cố gắng thực hiện mục tiêu đã đề sau 4 năm Đại học. Tôi muốn lan tỏa điều
này tới tất cả mọi người, tôi mong bài phân tích này giúp mọi người có hướng đi cho
4 năm Đại học của mình. Mong tất cả chúng ta đều sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình bài giảng môn Phương pháp học Đại học - Trang tham khảo:
https://mlearning.hoasen.edu.vn/course/view.php?id=8481
P.Mai, “ Em hay lập kế hoạch học tập & làm việc cho bản thân trong 4 năm
học Đại học” – Trang tham khảo: https://tapvohocsinh.com/em-hay-lap-ke-
hoach-hoc-tap-va-lam-viec-cho-ban-than-trong-4-nam-hoc-dai-hoc.html
H.Linh, “ Cách lập bảng kế hoạch cá nhân của sinh viên” - Trang tham khảo:
https://timviec365.vn/blog/bang-ke-hoach-ca-nhan-cua-sinh-vien- new13643.html
J.Landsberger, “Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập” - Trang tham khảo:
https://www.academia.edu/7750008/C%E1%BA%A9m_nang_v%C3%A0_c
hi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c_h%E1%BB%8Dc_t%E1%B A%ADp 19